XUÂN VỀ TRÊN BĂI CỎ THU
Hoàng Mai Đạt
Xuân vừa về trên băi cỏ non
Gió xuân đưa lá vàng xuôi nguồn
Hoa cười cùng tia nắng vàng son
Lũ ong lên đường cánh tung tṛn.
Không biết mấy ông, mấy bà nhà văn khác th́ sao, riêng tôi, mỗi lần nghe bài “Hoa Xuân” của nhạc sĩ Phạm Duy, tôi cảm thấy rợn người, ớn lạnh xương sống, tóc tai rối bời. Tóc rối là v́ bị bàn tay găi, vuốt, thậm chí c̣n bị bứt vài cọng trong suốt mấy tiếng đồng hồ “động năo.” Tôi không nghe “cỏ non” với “hoa cười” nô nức trong mấy ngày Tết, mà nghe văng vẳng từ mùa hè lận, nghe ở trong đầu. Cứ đến mùa thu, hay viết cho văn vẻ hơn ố mỗi độ thu về, lá vàng rơi xào xạc, nghe đâu đây tiếng nai vàng ngơ ngác, chúng tôi thường nghe mấy chủ báo, chủ bút nhắc nhở một cách lịch sự, ân cần “Nhớ cho một bài xuân, nhé,” hoặc thúc dục, khẩn trương hơn, “Ê! Bài xuân đâu sao chưa thấy?”
Họ làm báo xuân sớm lắm. Thu mới về, lá vàng chưa rụng cái nào, cuống c̣n dính cứng đơ, chim di chưa bay t́m phương trời ấm, vậy mà lũ thợ viết chúng tôi phải ngồi trăn trở trên ghế, nặn đến móp óc, nghĩ ngợi lung tung để viết bài Tết, tưởng tượng cảnh mùa xuân, hoa cúc hoa mai nở rộ, ông nội tỉa chậu thủy tiên, bà ngoại đun nồi bánh chưng, cha mẹ ĺ x́ các con, chim én lượn bay đầy trời. Tôi viết bài này vào giữa tháng 11 dương lịch, măi đến tháng Hai năm sau mới đến Tết âm lịch.
Hầu như năm nào tôi cũng được nghe dăm ba chủ báo nhắc “Nhớ cho một bài xuân.” Mỗi lần như thế tôi liền “lên đường cánh tung tṛn” mà vẫn không sao viết kịp một bài xuân trước thời hạn. Ḷng khó tưởng tượng những rộn ràng, hứng khởi trong không khí ấm áp của mùa xuân khi mà hơi lạnh se se của mùa thu chỉ vừa mới đến. Cũng có khi tôi thử nghiệm, bắt đầu “sáng tác” bài xuân trong mùa hè nóng chảy mồ hôi, vừa mặc quần đùi, áo thun vừa mơ tưởng trời xuân lành lạnh, hy vọng viết kịp trước cuối năm để có bài nộp cho chủ báo.
Tính viết sớm như vậy mà viết cũng không nổi, không hiểu tại sao. Tôi từng có ư định dành hết một mùa hè để viết mấy chục bài xuân cất để dành. Đến cuối năm ai hỏi th́ ḿnh “cho” liền một bài. Kể cũng lạ. Mấy chủ báo thường nói “Nhớ cho một bài xuân,” không nói “Nhớ bán một bài xuân.” Hèn ǵ đám người viết chúng tôi chỉ viết lấy tiếng, ít khi được trả tiền. Bữa nào chắc phải làm thống kê, xem nhà văn nào “cho” nhiều bài xuân nhất trong lịch sử văn chương Việt Nam.
Tôi cũng nghiệm thấy cách hay nhất cho ai mới bước vào nghiệp viết, muốn mau thấy tên ḿnh in trên trang báo, là ráng tập viết bài xuân. Loại bài này dễ có báo tiêu thụ, như người Việt ḿnh ở đâu cũng t́m đến một tiệm phở hoặc quán bánh ḿ, ngon dở ǵ cũng ăn hết ráo. Năm nào người ta cũng in, mua, đọc báo xuân, cho dù sống ở những địa phương có ít người Việt. Mấy nhật báo, tuần báo nổi tiếng, nguyệt san văn chương ra báo xuân đă đành, các hội đoàn cũng réo gọi hội viên gom bài in tập san xuân. Nhiều hội chỉ có một sinh hoạt văn hóa duy nhất trong năm là ra báo Tết. Viết bài xuân, sáng tác thơ xuân chắc chắn sẽ có báo đăng. Nếu bị báo văn học làm ngơ, báo lá cải không đăng, bạn cũng c̣n mấy hội ái hữu để gởi bài, chưa kể vô số trang Internet, đừng lo.
Trong quá tŕnh “sáng tác,” tôi cố gắng lùng kiếm những ư tưởng, kỷ niệm liên quan đến xuân. Từng ư niệm đến rồi đi, rồi trở lại, xong lại đi, cứ vậy mà quay ṿng ở trong đầu tôi mấy ngày liền, khiến tôi bị kiệt sức mà viết vẫn chưa xong. Bị những ư tưởng quần thảo tơi bời cũng giống như bị nghe nhạc xuân quá độ. Người Việt ḿnh có mấy chục ca khúc xuân, ngang ngửa với người Mỹ viết nhạc Giáng Sinh. Cả tháng trước ngày Tết, ngay sau khi giấy gói quà Nô En vừa bị xé rách, nhạc xuân được trổi lên khắp khu phố Bolsa. Người ta mở nhạc xuân từ lúc siêu thị mới hé cửa cho đến lúc tiệm tắt đèn. C̣n đài phát thanh th́ khỏi nói, chạy nhạc xuân suốt ngày suốt đêm, bất kể máy radio tắt hay mở, thính giả ngủ hay thức, bơm một chuỗi dài liên khúc vào không khí Tết ở Bolsa.
Đón xuân này tôi nhớ xuân xưa / Một chiều xuân em đă hẹn ḥ / Mẹ ơi, hoa cúc hoa mai nở rồi / Mà con xuân này vẫn c̣n xa xôi / Anh cho em mùa xuân / Nụ hoa vàng mới nở / Chiều đông nào nhung nhớ / Xuân đă đến rồi reo rắc ngàn hồn hoa xuống đời, Xuân c̣n thắm tươi, anh c̣n mong chờ, ái ân kẻo tàn ngày mơ, Xuân đến hoa mơ hoa mận nở / Gái xuân giũ lụa trên sông Vân, Đón giao thừa một phiên gác đêm / Chào xuân đến súng xa vang rền, Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi / Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi...
Tôi lan man tự hỏi, không biết mấy nhạc sĩ sáng tác nhạc xuân lúc nào, có phải từng “nâng chén” say khướt giữa mùa hè nắng gay gắt hay không. Có khi kẹt quá tôi phải lấy bài cũ cho đăng lại sau khi thêm thắt vài câu mào đầu.
Năm nay tôi cố gắng viết bài mới, không xào lại bài cũ. Xào riết chữ nghĩa bị nhừ nát, hết c̣n quyến rũ với màu sắc xanh tươi. Chủ báo đề nghị viết về chủ đề “xuân và tuổi trẻ, or something like that.” Xuân đi với tuổi trẻ là đúng rồi, chủ đề này ăn chắc, thêm câu tiếng Anh vô là thấy ngay tuổi trẻ ở xứ Mỹ, thời đại ra phết. Chưa thấy ai in báo Tết với chủ đề “xuân và tuổi già,” “xuân với mấy cụ cao niên,” “xuân và t́nh già,” hay “xuân sắp xuống lỗ.” (Biết đâu có tờ báo văn học nào đó muốn kiểu cọ lạ đời, đưa ra chủ đề “xuân văng sanh cực lạc,” hoặc “xuân trong quan tài,” kêu gọi bà con lớn tuổi c̣ng lưng sáng tác.)
Xuân và tuổi trẻ. Trẻ và xuân. Hơn hai mươi năm trước tôi c̣n trẻ lắm, xuân t́nh phơi phới, không biết đi đâu sau khi tốt nghiệp đại học với cái bằng cấp tầm thường, liền lon ton lái xe từ Pennsylvania xuống California, t́m miền nắng ấm để phơi bày t́nh xuân hừng hực của ḿnh. Hồi đó mới có hai mươi sáu, hai mươi bảy tuổi. Vậy mà tôi tự xem ḿnh già dặn lắm, nguyện đem ḷng này dâng hiến cho lư tưởng phục vụ tha nhân, đóng góp vào nỗ lực xây dựng cộng đồng ở khu phố Bolsa.
Thời ấy nhật báo Người Việt chưa có nhiều nhân viên ăn lương như bây giờ. Nh́n lại, tôi quả thật c̣n ngây thơ như trai tơ mới lớn, tưởng báo này sẽ chẳng bao giờ khá về tài chánh, nên t́nh nguyện làm “phục vụ viên,” tập tành viết tin cộng đồng. Với năng lực của trai xuân dồi dào trong cơ thể, mỗi ngày tôi chỉ cần ngủ vài tiếng đồng hồ, làm việc ở xưởng, cuối tuần sách máy chụp h́nh đi săn tin cho nhật báo. Bolsa ngày ấy cũng lắm chuyện như bây giờ. Nào là biểu t́nh chống bán vé du lịch về Việt Nam, nào là văn nghệ đấu tranh cho quê hương, nào là đ̣i hỏi dựng và bảo vệ bảng chỉ hướng Little Saigon. Nghề cuối tuần này đôi khi khá nguy hiểm. Tôi suưt bị đánh hội đồng lúc bấm h́nh một vụ biểu t́nh chống chiếu phim từ Việt Nam v́ bị tưởng lầm thành phần thân cộng. Người ta tưởng tôi chụp h́nh đám đông làm tài liệu để gởi về cho mấy ông lănh tụ bên ấy chiêm ngưỡng.
Nhưng bù lại công việc chụp h́nh đôi lúc cũng đem đến cho tôi nhiều niềm vui thích. Đó là trong mấy ngày Tết, nhất là tại hội chợ xuân. Năm đó Người Việt là nhật báo duy nhất ở Bolsa, chưa có dàn phóng viên chuyên nghiệp, hăng hái đi săn tin để cạnh tranh với hai tờ khác như ngày nay.
Một ḿnh một chợ, tha hồ quậy, tôi chụp cảnh múa lân, diễn hành Tết lùng tùng xèng trên đường Bolsa, lễ quốc tổ hương khói thiêng liêng trên sân khấu, vơ sinh múa bài quyền, nữ sinh múa nón lá, doanh gia đốt pháo loạn xạ. Nhiều bức ảnh Tết do tôi chụp từng được đăng không hẳn v́ tôi là thợ giỏi, mà v́ nhật báo không có ai khác chịu đi ra ngoài săn tin. Bây giờ nh́n lại mấy tấm h́nh xưa mà thấy “quê” muốn chết, tự tiếc phải chi chụp được khá hơn.
Cũng có vài tấm h́nh mà tôi chưa thấy xấu hổ, cho dù chụp thiếu ánh sáng, góc cạnh chưa chỉnh: h́nh trẻ em trong mấy ngày Tết. Đối với tôi, đám thiếu nhi luôn dễ thương, hồn nhiên, rất dễ chụp h́nh. Chúng cười, chúng khóc, chúng giỡn, chúng ăn kẹo, chúng giành đồ chơi, chúng chạy, chúng la, hành động nào của các em dưới năm hoặc sáu tuổi đều ngộ nghĩnh, đáng yêu.
Tôi dễ bị thu hút bởi trẻ em, nhất là mỗi khi tâm bị bất an. Những lúc có chuyện phiền năo, chưa biết giải quyết ra sao, t́nh cờ lái xe ngang một vườn trẻ hoặc một lớp mẫu giáo, thế nào tôi cũng dừng xe, chăm chú quan sát các em nô đùa, chạy giỡn một hồi lâu. Chuyện phiền toái nào rồi cũng sẽ hết, một ngày rồi cũng sẽ trôi qua. Nếu dành hết một ngày để âu lo về chuyện rối rắm riêng tư, tôi có thể lăng phí một buổi b́nh minh mây trời rạng rỡ, một buổi trưa nắng hanh êm ả hoặc một buổi hoàng hôn với những cụm mây dịu vợi tím hồng. Mỗi khi thấy các em nô đùa ở một nơi nào đó, tôi tự nhắc ḿnh hăy hồn nhiên như trẻ thơ, sống trong giây phút này, tận hưởng một chút b́nh yên trong tâm hồn trước khi giờ chơi của cuộc đời đến hồi chấm dứt.
Có lẽ v́ thích trẻ thơ nên tôi không thấy chán chụp h́nh các em. Dọc theo lộ tŕnh diễn hành trên đường Bolsa hoặc trong hội chợ Tết, lần nào tôi cũng bấm được vài chục tấm ảnh các em bé Việt Nam. Mấy em gái trông như búp bê trong những tà áo dài màu hồng hoặc màu vàng tươi sáng; mấy em trai mặc áo dài xanh, đội khăn đóng đi đứng nghiêm chỉnh như người lớn. Mỗi khi nhận ra các em bộc lộ sự hồn nhiên, tạo ấn tượng khác thường, tôi liền bấm máy với hy vọng “bắt” được một h́nh ảnh chỉ xảy ra trong tích tắc. Có lần tôi thấy bốn, năm em trai mặc áo dài chạy rượt nhau như giặc ở hội chợ Tết. Các em một tay nắm ống quần cho khỏi vấp té, tay kia cầm khăn đóng để gơ vào đầu một em khác. Có lần thấy một đám bé gái mặc áo dài rất xinh đẹp, ngồi xổm quay quần tán dóc, môi cũng cong cớn không thua mấy bà ở trong chợ.
Như hầu hết những nhiếp ảnh viên tài tử, đeo máy lủng lẳng trên vai để “giựt le,” tôi thường “bắt hụt” thay v́ “bắt dính” mấy h́nh ảnh tươi chất sống đó, hoặc thấy ngay trước mắt nhưng “bắt” không kịp. Cũng có lần thấy một sự kiện độc đáo diễn ra ngay trong tầm nhắm mà lại không c̣n tâm trí để bấm máy v́ nó xảy ra cho con gái của tôi. Năm đó vợ chồng tôi đưa ba đứa con đi dự một hội chợ Tết được tổ chức ở băi đất phía sau một siêu thị nằm trên đường Bolsa, đối điện khu Phước Lộc Thọ. Lúc ấy người ta chưa xây chung cư hoặc đặt mấy chục tượng nhân như bây giờ.
Hôm đó cô bé bốn tuổi của chúng tôi được mặc áo dài như mẹ. Con bé vận áo dài hồng, đeo chuỗi hạt trắng, nổi bật trong gia đ́nh chúng tôi. Nó được chú ư hơn hết một phần v́ dễ thương như con búp bê, một phần v́ hơi lùn, cao chưa tới ba phần tư thước, bụng phưỡn ra tṛn ủm như cái trống trong chiếc áo dài, trông giống một bà cụ Bắc Kỳ. Buổi dạo xuân hôm đó diễn ra vui vẻ, êm thắm cho đến khi con bé được chơi tṛ đi xe lửa cùng với các em bé khác. Nó được xếp ngồi cùng toa một bé gái có vẻ nhỏ tuổi nhưng lớn xác hơn. Xe lửa chạy ḷng ṿng, thỉnh thoảng được rung chuông leng keng và kéo c̣i nghe rất vui tai. Các em bé ngồi trong ghế vẫy tay chào cha mẹ trong lúc người lớn đứng bên ngoài bấm máy ảnh chụp h́nh con lia lịa.
Tôi cũng bấm được vài tấm trước khi biến cố xảy ra. Con bé ngồi đối diện con gái tôi bỗng vói tay hăm hở sờ sẫm rồi muốn giựt chuỗi ngọc. Cô con gái nhỏ bé rụt rè nhút nhát của tôi một tay nắm ṿng chuỗi, một tay vịn thành xe lửa, ngồi yên chịu đựng. Được vài giây th́ nó bắt đầu mếu, muốn khóc. Đang quan sát con qua máy chụp h́nh, tôi nhận ra ngay t́nh trạng bất an của con. Có lẽ v́ bản năng làm cha, tôi ngưng chụp h́nh ngay tức khắc. Khi đoàn xe lửa chạy sát nơi tôi đứng, tôi thấy con gái cưng nước mắt rưng rưng, môi mếu máo sắp bật khóc thành tiếng trong lúc cha mẹ của con bé kia đă không can gián ǵ mà c̣n cười như hài ḷng với hành động ngang tàng của con họ, trông phát ghét. Nóng ruột quá, tôi liền la lớn cho ông Mỹ làm việc tại tṛ chơi xe lửa, yêu cầu ông hăy ngưng xe ngay. Chưa đợi ông ta cho phép, tôi mở cổng chạy đến toa xe của con. Vừa được tôi bế lên ngực, con bé ̣a lên khóc, chùi hết nước mắt, nước mũi và luôn cả nước dăi lên áo của cha.
Mười mấy năm trôi qua, con tôi nay đă lớn, hoàn toàn không nhớ biến cố đẫm lệ trên chuyến xe lửa đầu xuân năm ấy. H́nh ảnh chuỗi ngọc cũng phai mờ dần trong trí nhớ của tôi. Nếu c̣n một tấm ảnh th́ may ra tôi nhớ được những chi tiết khác đậm nét hơn. Giờ đây con tôi đang ở tuổi muốn lánh xa chúng tôi, chuộng sự riêng tư bên ngoài ánh mắt theo dơi của cha mẹ. Trong khi đó chúng tôi chưa muốn dứt ĺa với những kỷ niệm vui cũng như buồn, những ấn tượng về thời thơ ấu của con.
Thời thơ ấu đó cũng là thuở thanh xuân, tuổi trẻ của chúng tôi, nh́n lại từ lứa tuổi trung niên lúc này. Mùa xuân năm nay tôi sẽ rủ vợ đi xem diễn hành, múa lân, nghe đốt pháo, dự hội chợ Tết như mọi năm. Các con đă trưởng thành hay ít ra đều muốn độc lập, mỗi đứa có nhóm bạn riêng để rủ rê, vui chơi trong ba ngày Tết, thành thử chỉ c̣n hai vợ chồng để dắt tay, chia sẻ những ngày xuân sắp đến. Khác với mấy năm trước, mùa xuân năm nay tôi không chỉ ao ước một năm mới đầy b́nh an, thịnh vượng đến với mọi người, mà c̣n xem đây như là một mùa xuân cuối cùng của đời ḿnh. Tôi từng nghe một vị thày giảng về ngày cuối cùng, về giây phút lâm chung trong cuộc sống. Từ đó tôi chợt nghĩ mùa Tết năm nay cũng có thể là mùa xuân cuối cùng trong cuộc đời của tôi. Ư niệm ấy bỗng dấy lên trong tôi một niềm vui khôn tả.
Ngày trước, nếu biết ḿnh đang bị ung thư hoặc bị một chứng bệnh ngặt nghèo nào đó, chỉ c̣n vài tháng để sống, chắc chắn tôi sẽ buồn, sẽ khóc vật vă trên giường như con tôi từng nức nở trên vai bố. Tôi sẽ thấy tiếc cuộc sống, mong được tận hưởng hết những thú vui, cảnh lạ trên thế gian, muốn được ăn những món thật ngon, sống ở nơi thật mắc tiền, muốn du lịch những danh lam thắng cảnh mà tôi từng nghe nói. Bây giờ th́ khác.
Nếu biết ḿnh chỉ c̣n một mùa xuân để sống, chắc chắn tôi sẽ quên đi những chuyện phiền năo, khổ đau trong đời thường, quên những kẻ từng hăm hại, gây những vết thương nhức nhối trong ḷng ḿnh, quên chạy đua với thời gian để gom tiền bạc cất trong ngân hàng, quên những đêm thức đến sáng để viết một truyện ngắn tuyệt tác, mong bán được sách, đạt danh vọng trên đài văn chương. Quên hết! Một khi đă chết th́ mớ tiền tài, ḷng thù ghét, hay tên tuổi đăng trên báo không c̣n ư nghĩa ǵ hết.
Nếu biết đời ḿnh chỉ c̣n một mùa xuân, tôi sẽ cố gắng sống sao cho mùa xuân đó có ư nghĩa nhất trong tất cả những mùa xuân mà tôi từng có. Tôi sẽ thương yêu mọi người, mọi vật, biết rằng ngày mai không chắc ḿnh c̣n sống để nở một nụ cười với muôn loài, với bất cứ ai. Vừa tự khuyên ḿnh đừng giận ai, đừng thù ai, đừng hại ai, đừng nghĩ xấu người khác, ḷng tôi bỗng cảm thấy vui lạ kỳ, như ḿnh vừa tự tháo gỡ một mớ ḅng bong từng đè chĩu trong ḷng từ bấy lâu nay. Mới nghĩ đến thôi mà đă thấy vui, vậy nếu thực hiện được những điều đó trong mấy ngày Tết sắp đến th́ c̣n sung sướng nào bằng.
Vợ tôi từng trách tôi có tật nói gở. Thế nhưng khi nghe tôi giải thích “lần nắm tay dạo Tết năm nay không chừng là lần cuối cùng, vậy em hăy nắm tay anh thật chặt, truyền cho nhau hơi ấm từ trái tim, tỏa ánh mắt thương yêu đến mọi người,” nàng không c̣n thắc mắc rằng tại sao mấy bữa nay thấy tôi thường ngồi suy tư, có lúc mỉm cười nh́n vợ như đang vui với một ư nghĩ mới, không chừng một ư nghĩ bậy bạ, ở trong đầu.
Giờ chơi của cuộc đời sẽ có lúc phải chấm dứt, nên tôi muốn vô ưu như một em bé thơ ngây. Tết năm nay sẽ là một mùa Tết rạo rực, trẻ trung, hạnh phúc nhất mà tôi từng có v́ tôi vừa t́m lại tuổi trẻ hồn nhiên ở trong tôi. Nếu bạn không ngại đón nhận, xin chúc bạn cũng có một mùa xuân đầy ư nghĩa thương yêu như một mùa xuân cuối cùng của cuộc đời.
Lúc nhắc tôi viết bài cho báo Tết, chủ bút có dặn thêm một câu với nụ cười cầu tài, “Nhớ viết vui vui nha.” Tôi e rằng với khả năng “giúp vui” khiêm tốn của tôi, một bài xuân được viết vào giữa tháng 11 như thế này chỉ có thể “vui vui” đến mức đó mà thôi.