TRIẾT GIA PHẠM CÔNG THIỆN
Ra đi giữa cuộc Vô Thường
Nguyên Siêu
Thầy Phạm Công Thiện - một Triết gia; một nhà giáo dục; một nhà văn hóa; một thi sĩ Phật tử thuần thành quy y Tam Bảo với ôn Già Lam, pháp danh Nguyên Tánh tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, đầu thập niên 60.
Giờ đây Thầy đă xả bỏ báo thân, nhưng chưa từng một lần xả bỏ, như lời Thầy nói. Thầy đến trong cuộc đời này như “Hố Thẳm Tư Tưởng” và hôm nay Thầy ra đi như “Im Lặng Hố Thẳm”. Tất cả đều là “Hố Thẳm” của vô ngôn, không đi và không đến. Đến và đi với Thầy chỉ là một ngôn ngữ của “Hố Thẳm”, một thứ ngôn ngữ của “Im Lặng”, của “hoang vu trên mặt đất”. Hiện thân của Thầy trong cuộc đời này như sự hiện thân của đất trời man nhiên, sương mù, khói đá, biển xanh và đỉnh cao.
Bảy mươi mốt năm ở với đời, Thầy đi bằng đôi chân của một Triết gia, “thần đồng của thời đại”; một thi sĩ “Đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất”; một nhà giáo dục đă dẫn tuổi trẻ đi vào tư tưởng mông lung huyền nhiệm và một nhà văn học có sức thu hút đến từng trái tim của thế hệ đôi mươi của nhiều thập niên về trước. Trong cuộc đời nhiều cảnh trạng vô thường, Thầy đă lên thác xuống ghềnh bằng bút tích dị thường để ghi lại những mảnh đời tan rồi hợp, thành rồi vỡ đầy ắp trong những tác phẩm phi thường lưu lại cho hậu thế.
Trong tầm cỡ lỗi lạc của một Triết gia được chuyên chở qua hai nền Triết học Đông Tây, Thầy đă đột nhập và phá tung cánh cửa ngôn ngữ của loài người trên mặt đất.
Nếu chịu khó đi lần vào những tác phẩm của Thầy th́ sẽ thấy ngay một Triết gia, một thi sĩ, một nhà văn hóa lớn đang tĩnh tọa trên đỉnh núi cao của thế kỷ, và ở nơi đó con người măi đắm ḿnh trong núi rừng của ngôn ngữ Triết học, thi ca mà Thầy đă phô diễn tài t́nh, lịch nghiệm.
Sau đôi mươi năm làm thân kẻ sĩ giữa cuộc vô thường, Thầy đă quẳng gánh bụi hồng để bước chân vào thế giới Diệu thường của Phật pháp và từ đó, Thầy đă hóa thân theo hạnh Bồ Tát. Ngôn ngữ Bồ Tát của Thầy đă dệt thành lời để ca tụng con đường Bồ Tát Đạo, Bồ Tát Hạnh và Bồ Tát Nguyện. Thầy mang cả trái tim của người Tăng sĩ để phụng hiến cho đời. Thầy đă sống và sống một cách thành thiết an nhiên, tự tại trong nền văn hóa giác ngộ của Phật giáo Việt Nam. Thầy được un đúc, trưởng thành trong nền văn hóa giác ngộ đó để rồi hiện thân như một Lạt Ma Tây Tạng, tŕ chú, bắt ấn với đời sống tâm linh cao vời vượt thoát. Nơi đây, Thầy đă để ḷng thương yêu đến cả loài vật, cỏ cây, sỏi đá, Thầy đă nói những lời hy hiến cả đời ḿnh để phụng sự cho chúng sinh, và chỉ có lư tưởng phụng sự cho chúng sinh mới là lư tưởng siêu tuyệt. Lư tưởng của Bố Tát. Thầy đang làm hạnh Bồ Tát.
Một buổi sớm mai, tách café vừa cạn, điếu thuốc cũng vừa tàn, Thầy lại hóa thân vào cuộc vô thường, huyễn ảo, nhiều mộng mị. Thầy đi, đi từ thế giới phương Đông qua thế giới phương Tây và đi khắp mọi nơi trên mặt đất. Từ những dấu chân đi ấy, Thầy đă lưu lại nhiều vô kể những tư tưởng cao siêu cả đời lẫn đạo, cả Tăng lẫn tục, cả hữu ngôn lẫn vô ngôn. Thầy đă gơ cửa từng vị triết gia, tư tưởng thời ấy. Triết gia của phương Đông, tư tưởng của phương Tây như là những người bạn chí thân, tri kỷ. Thầy đọc, Thầy viết những tư tưởng của loài người như đọc và viết những tư tưởng của chính Thầy, v́ đó mà Thầy được tôn xưng là Triết gia, thần đồng hay nhà văn hóa lớn của thế kỷ. Nhưng, có lẽ v́ Triết gia thần đồng hay nhà thơ nhiều mộng mơ mà Thầy đă dẫm nát cả thế giới tục đế, như “những bước chân nhẹ nhàng trở về sự im lặng” và thực sự Thầy đă im lặng ra đi như chưa một lần ra đi nào cả. Thầy chỉ đau nhẹ, tự ḿnh điều ḥa hơi thở, bắt ấn tam muội đi vào thiền định.
Nơi đây, những ǵ đă có với Thầy một thời sinh tiền như là một kỷ niệm chỉ có thể cảm nhận mà không thể nói ra như một thứ ngôn ngữ phiêu bồng.
Giữa cuộc đời vô thường hay diệu thường, giữa cảnh giới tục đế hay chân đế, giữa bậc Thánh giả hay phàm phu, Thầy là tất cả như bông hoa cỏ nội mây ngàn, núi cao biển rộng hàm tàng đại thể như nhiên.
Nguyên Siêu
Xuân Tân Măo