MỘT V̀ SAO VỪA KHUẤT

Huỳnh Kim Quang

 

Trong cơi nhân gian mịt mù tăm tối v́ vô minh và phiền năo, sự xuất hiện của một bậc chân tu đạo hạnh để d́u dắt con người trên đường t́m về giác ngộ và giải thoát, quả thật không khác ǵ một v́ sao sáng trên bầu trời làm định hướng cho lữ hành trong đêm tối. Trong ư nghĩa này, Cố Trưởng Lăo Ḥa Thượng Thích Trí Chơn là một v́ tinh tú sáng rực.

Từ khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nơi Pháp Hội Linh Sơn khai thị con đường lớn Nhất Thừa, và mở bày bí mật ngàn đời mà phàm phu chúng sinh không làm sao biết được, rằng trong mười phương thế giới có hằng hà sa số chư Bồ Tát thị hiện bằng cách từ dưới đất vọt lên (tùng địa dơng xuất) để làm Phật sự, trải qua trên hai ngàn rưỡi năm, hàng bồ tát vô danh như vậy đă có mặt khắp mọi nơi bằng cách này hay cách khác xiển dương giáo pháp chuyển mê khai ngộ.

Những bồ tát tùng địa dơng xuất đó là những người không cầu danh, không phô trương sắc tướng. Họ như những v́ tinh tú lặng lẽ có mặt trong không gian vô biên, rồi cũng âm thầm mất hút trong cơi tịch lặng không cùng. Họ đến và đi như sự xuất hiện của hoa đốm trong không trung. Họ làm vô số việc lành mà thật ra là không làm ǵ cả, v́ họ lúc nào cũng an trú trong cảnh giới vô sở trụ xứ. Những việc thiện mà họ làm không danh, không tướng đó đều là Phật sự. Chẳng phải thế sao? Trong Luận Đại Trí Độ, Bồ Tát Long Thọ nói rằng tất cả mọi việc thiện trên đời này đều bắt nguồn từ Phật tánh, từ bồ đề tâm, v́ Phật tánh là cội nguồn của điều thiện, dù là điều thiện ấy được thực hành bởi bất cứ ai, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Không nơi nào khác ngoài Phật tánh có thể xuất sanh ra điều thiện, chỉ v́ chúng sinh bị trói buộc trong ngă chấp, pháp chấp tầm thường nên dính mắc vào phân biệt việc thiện của người này, của tổ chức nọ, của tôn giáo kia, v.v… mà không trực nhận ra được bản thể tối hậu của thiện pháp là Phật tánh đó thôi.

Bồ tát tùng địa dơng xuất vô danh, vô tướng, cho nên những việc làm của họ đều là việc thiện cũng vô danh, vô tướng, nhưng bao trùm khắp mười phương pháp giới, không bỏ sót một hạt bụi, một mảnh vi trần nào. Khi khai phát con đường bồ tát, Phật Giáo đă mở ra đến tận cùng biên tế thời gian và không gian cho sự nghiệp giác ngộ và giải thoát chúng sinh. Thế mới thấy ư nghĩa cực kỳ thâm áo của câu nói trong nhà Thiền rằng, “Bồ tát thị hiện đa phương.” Đa phương là nhiều dạng thức, nhiều phương tiện, nhiều h́nh thái, nhiều giai kỳ, nhiều quốc độ, là bao phủ lên tất cả mọi hành hoạt thực hiện các thiện pháp. Đa phương cho nên, mới có h́nh ảnh một Văn Thù Sư Lợi, một Di Lặc, v.v… với oai nghiêm phạm hạnh của bậc xuất gia. Đa phương cho nên, mới có một Duy Ma Cật, một Thắng Man, một A Dục, một Tuệ Trung Thượng Sĩ, v.v… với biểu tướng cư sĩ tại gia mà đạo lực xuất trần.

Ôi, vi diệu thay! Ở trên thế gian này, từ cổ chí kim, có nơi nào có thể dung chứa được diệu nghĩa và h́nh ảnh siêu việt như vậy chăng, ngoài Phật Pháp?

Nói đến công hạnh “đa phương thị hiện” của một Bồ tát trong thời đại ngày nay, mà đặc biệt tại Hoa Kỳ, người ta không khỏi nghĩ đến h́nh ảnh một vị Tăng có vóc dáng gầy g̣, nhỏ thó mà sức chịu đựng dẻo dai phi thường, đi xe buưt từ tiểu bang này sang tiểu bang khác, từ vùng hẻo lánh này đến vùng xa xôi nọ, để đem giáo pháp Đức Phật truyền bá khắp nơi. Đó là h́nh ảnh Cố Trưởng Lăo Ḥa Thượng Thích Trí Chơn.

B́nh sinh, Cố Trưởng Lăo Ḥa Thượng Thích Trí Chơn sống một đời b́nh dị, lặng lẽ, an nhẫn, cặm cụi trong công việc sáng tác, dịch thuật, kiến lập đạo tràng và tiếp Tăng độ chúng khắp nơi. Ngài là vị tăng sĩ duy nhất làm được điều mà ít ai làm được, đó là âm thầm, lặng lẽ suốt hơn 6 tháng mỗi năm và trải qua bao nhiêu năm như thế đi đến 15 tiểu bang ở Hoa Kỳ để hướng dẫn Phật tử tu học và tổ chức các khóa lễ vào những dịp lễ lớn như Tết, Phật Đản, Vu Lan. Điều đặc biệt là để tiết kiệm th́ giờ và tiền bạc của thập phương thiện tín, Ngài lấy vé máy bay từ California đến một tiểu bang nào đó, rồi từ đây Ngài mua vé xe buưt đi từ nơi này sang nơi khác để hoằng pháp. Trong thời gian trên máy bay, trên xe buưt và tại các nơi dừng chân, Ngài tranh thủ từng giờ, từng phút sáng tác, dịch thuật kinh điển và liên lạc hướng dẫn việc tổ chức các khóa tu học và lễ lộc trước khi đến. Nghe qua th́ tưởng chừng đây là việc dễ làm, nhưng khi đi vào thực hành mới thấy là công việc vô cùng khó nhọc đ̣i hỏi sự hy sinh, ḷng từ bi, lư tưởng phụng sự, và tinh thần khiêm nhẫn. Chẳng hạn, chỉ nói đến việc ăn uống và chờ đợi xe buưt không thôi đă là một khó nhọc mà ít ai có thể kiên tŕ và hoan hỷ làm được trong nhiều năm trời. Đi máy bay và xe buưt, v́ Ngài ăn chay nên việc ăn uống rất hạn chế. Ḥa Thượng Nguyên Siêu đă từng đi theo Ngài kể rằng Ngài chỉ ăn mấy gói chip và uống nước lạnh trên những chuyến xe buưt để trừ cơm. Hơn nữa, xe buưt không phải lúc nào cũng có, đặc biệt là xe buưt xuyên bang th́ phải theo lịch tŕnh chạy của nó, nên bắt buộc người đi phải chờ đợi cho có chuyến mới đi được. C̣n nữa, khi đến nơi, tại những miền xa xôi hẻo lánh của những tiểu bang ít người Việt sinh sống, th́ phải đợi cho Phật tử sắp xếp được th́ giờ rồi mới đi đón. Nếu chuyến Phật sự vào mùa đông tuyết rơi, mưa đổ, lạnh buốt xương th́ c̣n khổ cực đến ngần nào! Ấy thế mà Ngài đă nỗ lực và tận tụy kiến lập trên 30 đạo tràng, có nơi ngày nay trở thành những ngôi chùa, những tự viện khang trang to lớn. Bất kể là Phật tử đông hay ít, có khi vài ba người, hễ nơi nào có nhu cầu, Ngài đều thân lâm đến để hướng dẫn việc tu học. Điểm đáng kính phục là dù khai sơn nhiều ngôi chùa như vậy, nhưng Ngài không nhận lănh chức vụ trụ tŕ cho nơi nào, mà chỉ nhận là lănh đạo tinh thần, và hoan hỷ việc thỉnh mời chư Tăng có khả năng, có đạo hạnh, có duyên với quần chúng Phật tử về lo Phật sự.

Hết mùa Phật sự ở các tiểu bang xa, những ngày c̣n lại trong năm, Ngài về an trú trong một căn pḥng nhỏ ở Phật Học Viện Quốc Tế, do Cố Ḥa Thượng Thích Đức Niệm khai sơn, tại thành phố North Hills, Nam California, Hoa Kỳ. Tại đây, Ngài sống ẩn dật và miệt mài trong việc sáng tác, phiên dịch giáo pháp để làm lợi lạc cho tha nhân. Những năm gần đây, do tuổi cao, sức yếu, Ngài không thể đi hoằng hóa các tiểu bang xa như trước nữa, nên chuyển giao nhiệm vụ này cho một số quư Thầy như Ḥa Thượng Thích Nguyên Siêu hay quư Thầy trong môn phái Linh Mụ.

Người viết bài này, từ khi c̣n ở Việt Nam vào thập niên 1970 đă nghe quư Thầy và bằng hữu nhắc đến Thầy Trí Chơn, đệ tử của Ôn Linh Mụ, tức Cố Đại Lăo Ḥa Thượng Thích Đôn Hậu, Đệ Tam Tăng Thống GHPGVNTN. Nhưng măi đến đầu thập niên 1990 mới có cơ duyên để được gặp Ngài tại Phật Học Viện Quốc Tế và sau đó trong các sinh hoạt của Giáo Hội Hoa Kỳ. Ngài là người ít nói, đặc biệt trong các kỳ hội họp của Giáo Hội, nhưng trí tuệ th́ rất sáng suốt, mọi việc đều tinh tường, và lập trường th́ vững chăi.

Khi một số quư Thầy và anh em cư sĩ đứng ra thực hiện bộ “Văn Học Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại Sưu Khảo,” Ngài là người đầu tiên khuyến khích, chỉ vẽ, và gửi tài liệu đầy đủ. Trong một lần họp GHPGVNTNHK, bàn về việc làm sao duy tŕ tờ nguyệt san Chánh Pháp, Ḥa Thượng phát biểu rằng Giáo Hội chỉ có tờ Chánh Pháp là phương tiện truyền thông để quảng bá Phật Pháp và phổ biến tin tức Phật sự nếu không nỗ lực hy sinh và ủng hộ tài chánh th́ làm sao để duy tŕ. Ngài chính là vị Giáo Phẩm sốt sắng nhất trong việc cúng tiền cho quỹ ấn hành báo Chánh Pháp vào mỗi tháng. Trước khi viên tịch độ mười phút, Cố Trưởng Lăo Ḥa Thượng Thích Trí Chơn c̣n hỏi thăm báo Chánh Pháp.

Như dự tri thời chí, sáng Thứ Hai, ngày 14 tháng 3 năm 2011, Ngài nhờ Ḥa Thượng Nguyên Trí chở về Phật Học Viện Quốc Tế để lấy ít đồ đạc cần. Ḥa Thượng Nguyên Trí thưa là Ngài yếu lắm không nên đi xa. Nhưng Ngài trả lời rằng đây là lần cuối mà Ngài nhờ, nên Ḥa Thượng Nguyên Trí phải chở đi. Đến Phật Học Viện sau khi lấy đồ đạc xong, quư Thầy v́ thấy Ngài mệt quá nên thưa Ngài ở lại, Ngài nhất quyết đ̣i chở về lại Bát Nhă. Sau khi về lại Bát Nhă khoảng vài giờ là Ngài viên tịch.

Chiều ngày 14 tháng 3 năm 2011, anh Nguyễn Thanh Huy đến Chùa Bát Nhă thăm Ngài, sau đó gọi cho người viết nhắn là sức khỏe của Ngài yếu lắm rồi. Người viết suy nghĩ, nếu không đến đảnh lễ Ngài th́ e không c̣n cơ hội. Đến Chùa Bát Nhă khoảng 5:30 phút chiều, người viết vào đảnh lễ Ḥa Thượng Trú Tŕ Thích Nguyên Trí được Ḥa Thượng Nguyên Trí cho biết Ngài mệt lắm và có Thượng Tọa Thích Trí Thành từ Canada đang hầu chuyện trong pḥng Ngài. Ngồi chờ một lát, người viết gơ cửa pḥng Ngài, quư Thầy bên trong hỏi ra:

- Ai đó?

- Dạ con là Tâm Huy.

- Chờ vài phút.

Một vài phút sau, cửa pḥng mở. Người viết bước vào, nh́n quanh thấy có đông đảo quư Thầy trong môn phái Linh Mụ Hải Ngoại đứng hầu chung quanh Ngài. Thấy Ngài đang nằm trên giường, nh́n ra, người viết quỳ xuống đảnh lễ. Thầy Trí Thành bảo:

- Tâm Huy vào sát để nghe Ôn dạy. Ôn không nói được lớn đâu.

Bước lại gần Ngài, khom ḿnh xuống, chắp tay, người viết cảm xúc dâng trào. Ngài nói điều ǵ đó… Vẫn không nghe. Xích lại gần hơn và khom xuống thấp hơn nữa. Người viết nghe Ngài dạy:

- Đă có gửi văn thư thông báo cầu an cho quư Ḥa Thượng bị bệnh chưa?

- Dạ, bạch Ôn, Giáo Hội đă gửi văn thư thông báo và xin các tự viện cầu an cho quư Ngài vài ngày trước rồi.

- Nhớ nhắc Vĩnh Hảo đăng tin vào Chánh Pháp số tới nghe.

- Dạ.

Biết Ngài mệt lắm, không dám làm Ngài mệt thêm, người viết lui ra, đứng sau quư Thầy. Một bà cụ, không ai biết từ đâu, bước lại gần Ngài, chắp tay xá. Quư Thầy bảo bà cụ lại gần v́ Ôn không nói lớn được. Bà cụ ngần ngại chưa dám lại gần. Quư Thầy khuyên thêm bà cụ cứ lại gần và đảnh lễ Ôn, không sao. Bà cụ lại gần, rồi lấy từ trong túi áo ra một bao ĺ x́ màu đỏ, có lẽ từ hôm Tết c̣n. Hai tay bà cụ cầm bao ĺ x́ cung kính dâng lên cúng dường Ngài. Nhưng Ngài giơ tay ra dấu không lấy được. Thầy Trí Thành bước tới nhận thay cho Ngài, rồi bảo bà cụ xá và lui ra.

Căn pḥng yên lặng. Ngài nằm trên giường, tấm mền đắp lên tới ngực. Mắt vẫn mở và sáng. Quư Thầy đứng yên tịnh, nh́n Ngài. Vị nào cũng trầm mặc và có lễ đang nhất tâm cầu nguyện. Thầy Trí Thành nói khẽ với người viết:

- Thôi, ḿnh ra ngoài một lát hỉ!

Bước theo Thầy Trí Thành ra khỏi pḥng. Người viết hỏi nhỏ:

- Thượng Tọa đến hồi nào?

- Chỉ hơn một tiếng.

- Thượng Tọa từ Canada qua thẳng đây?

- Không phải, từ Bắc Cali xuống.

- Con pha trà hầu Thượng Tọa?

- Ừ, được, ḿnh pha trà uống một tí, cho ấm.

Người viết lấy b́nh trà đi xuống nhà trù súc, đem lên, lục hộc tủ lấy gói trà.

Đang mở bịch để lấy trà bỏ vào b́nh, người viết nghe có tiếng một vị Thầy thưa với Ḥa Thượng Nguyên Trí:

- Bạch Ḥa Thượng, Ôn con không xong rồi!

Ḥa Thượng Nguyên Trí bỏ đũa xuống, đi nhanh vào pḥng của Cố Trưởng Lăo Ḥa Thượng Thích Trí Chơn. Người viết bỏ gói trà và b́nh trà chạy ra ngoài sân kiếm Thầy Trí Thành, nhưng không thấy, suy nghĩ chắc Thầy vào pḥng Ngài rồi, chạy vội vào.

Quư Thầy đă có mặt chung quanh Ngài. Ai nấy đều chắp tay thành kính niệm Phật: Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật….

Người viết cũng đứng ngay chỗ cửa bước vào và niệm Phật. Nh́n kỹ lại, người viết thấy Ḥa Thượng Nguyên Trí và Thượng Tọa Trí Thành đứng sát bên giường Ngài, niệm Phật.

Cố Trưởng Lăo Ḥa Thượng Thích Trí Chơn nằm yên. Vài phút sau, tay phải Ngài đưa lên như ra dấu chào, giống h́nh ảnh lúc sinh tiền Ngài hay vẫy tay chào. Thầy Trí Thành đỡ tay Ngài, từ từ thả xuống, xuôi theo thân người. Ngài nằm yên bất động, b́nh an, như đi vào giấc ngủ, đi vào cơi thiền định tịch diệt vô ngôn. Ḥa Thượng Nguyên Trí rờ lên trán, rờ xuống ngực Ngài. Rồi nh́n quư Thầy nói trong xúc động:

- Ngài đi rồi…

Lúc đó là 6 giờ chiều ngày 14 tháng 3 năm 2011. Quư Thầy tiếp tục niệm Phật. Vài vị, sắp đặt lại bàn thờ Phật ngay trong pḥng của Ngài.

Người viết ra sân Chùa Bát Nhă và gọi điện thoại báo tin Ngài viên tịch cho một số Thầy và bằng hữu quen biết. Trở vô lại, trước pḥng Ngài, một số Phật tử, trong đó có một cô người Mễ làm công quả cho Chùa mấy tháng nay, ngồi niệm Phật cùng với chư Tăng Ni. Người viết nh́n vào pḥng, Ngài vẫn nằm bất động trên giường, an nhiên tự tại. Người viết chắp tay thành kính đảnh lễ 3 lạy để cung tiễn Ngài vào cơi Niết Bàn.

Ngoài sân Chùa Bát Nhă, bầu trời đă nhá nhem tối. Đêm nay, trên không gian mênh mông kia một v́ sao vừa khuất…

 

Hậu học Tâm Huy H. Kim Quang 

 

 

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 06/07/11