BÓNG THỜI GIAN

 

 

HT. Thích Tín Nghĩa

 

 

 

Đang công tác Giám đốc khai thác gỗ và xưởng cưa Lục Ḥa của Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất Thừa Thiên - Huế, tọa lạc trên một ngọn đồi đối diện với Điện Ḥn Chén  êm xuôi mát mái được sáu tháng; một buổi mai đẹp trời cùng với nhân viên trong xưởng cưa đang chuẩn bị phân phối gỗ cho các chủ nhân đặt hàng; tôi loay hoay đi kiểm soát máy và nhân viên đang xẻ gỗ. Vừa đến một cái máy dung để mài lưỡi cưa đang hoạt động, vô ư, vạt áo nhật b́nh quấn vào máy và vật ngă tôi xuống làm găy ĺa cánh tay trái làm hai đoạn.

Bất tỉnh nhân  sự, nhân viên chạy đến tắt máy và tháo gỡ tay tôi ra khỏi máy. Máu chảy lai láng th́ may Thiếu tá Hoàng Phúc Hiệt (cũng là anh rể của tôi, hiện là HO sống tại Seattle, WA.), Quận trưởng quận Nam Ḥa đi họp dưới tỉnh đường vừa về lại nhiệm sở. Xe chạy ngang qua xưởng cưa, nghe tiếng la ơi ới, ông liền dừng xe lại, thấy vậy lật đật đưa tôi về gấp pḥng cấp cứu bệnh viện Trung ương Huế để chữa trị. Có điều đáng nhớ, không biết động lực nào, khi anh Hiệt ẵm tôi ra xe, áo quần lấm máu, thế mà nh́n dưới đất có miếng thịt, anh liền nhặt và bỏ vội vào túi áo lính trận. Xuống tận bệnh viện, anh giao tôi cho bác sĩ và nhân viên trực xong, cũng không quên tḥ tay vào túi áo móc miếng thịt đưa cho Bác sĩ, cả pḥng đều cười rân và cũng nhờ thế mà tay tôi khỏi bị khuyết. Bác sĩ Đài chữa trị cho tôi. Thấy tay tôi găy làm ba khúc, máu cứ chảy ra nhiều. Ông đề nghị cưa cho mau lành.

Cũng may lúc ấy, Sư phụ tôi là Đại lăo Ḥa thượng Thích Mật Hiển, Ôn Linh Quang, Đại lăo Ḥa thượng Thích Mật Nguyện, đương kim Chánh đại diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Thừa Thiên - Huế, Ôn Từ Đàm, Đại lăo Ḥa thượng Thích Thiện Siêu, Phó đại diện cùng một số lớn chư Tôn đức trong Giáo Hội đến tận pḥng hồi sức của bệnh viện để thăm. Ôn Từ Đàm nghe bác sĩ đề nghị cưa tay tôi, Ôn bảo:

“Học rồi, làm bác sĩ mà chữa lành mới là khó. C̣n đem cưa cụt đi cho mau lành, th́ y tá hay tui làm cũng được.”

Bác sĩ và nhân viên nghe Ḥa thượng nói vậy, nên đ́nh hoăn chuyện cưa cụt cánh tay của tôi. Nhờ vậy, mà tôi không bị mất cánh tay.

Có điều, tôi măi canh cánh bên ḷng là: Khi Sư phụ tôi, Ôn Bảo Quốc (Ḥa thượng Chánh Đại Diện Thích Thanh Trí), Ôn Từ Đàm về với Phật, tôi không có phước báo được ở bên cạnh trong giây phút cuối cùng. Kể từ ngày bước chân xuống thuyền t́m đường vượt biên ở cửa Thuận An, Huế cho đến khi viết bài này để nhớ ân đức quư Ôn và nhất là Ḥa thượng Hạnh Đạo thân thương đă một thời chung sống bên nhau ở chùa Từ Tâm, trong Trung tâm Y tế Toàn Khoa Đà Nẵng, th́ tôi vẫn chưa được nh́n thấy quê hương.

Tôi ở đây được bốn hôm th́ nhà thương chuyển vào chữa trị tại Trung tâm Y tế Toàn khoa Đà Nẵng và bác sĩ Phùng Văn Hạnh trực tiếp lo liệu. Hiện bác sĩ Hạnh và gia đ́nh vượt biên, định cư ở Montréal, Canada. Khi Bác sĩ qua thăm thân nhân ở Dallas, có ghé Tổ Đ́nh Từ Đàm Hải Ngoại thăm tôi và hàn huyên cũng lâu. Bác sĩ cũng có nhắc đến cánh tay của tôi và hỏi thăm mỗi khi trời lạnh hay thay đổi khí hậu có bị đau nhức nhiều không. Tôi cũng không quên cám ơn bác sĩ lần mổ cuối cùng, tôi phải mua hai thỏi bạch kim để đưa vào giữa hai ống xương. Mua không có, bác sĩ đă hoan hỷ nhường lại hai thỏi bạch kim với giá tương đối nhẹ nhàng. Hiện tại trong tay tôi vẫn c̣n hai thỏi bạch kim ấy. Mỗi lần đi ngang qua cổng kiểm soát vào trong máy bay, có lúc cũng trở ngại và nhân viên xem xét khá kỹ, nhưng không sao.

Cũng v́ bị găy tay bởi tai nạn nghề nghiệp, nên Giáo Hội Thừa Thiên đă đưa tôi vào chữa trị tại Trung tâm Y tế Toàn khoa Đà Nẵng. Và, từ đó tôi được biết Ḥa thượng Thích Hạnh Đạo và được Thầy cho lưu trú tại chùa, chỉ trừ những lúc tái khám. Sau khi lành bệnh, tôi về Huế thăm và xin sư phụ tôi cho phép được cọng trú với chúng lư chùa Từ Tâm ở trong Trung tâm mà Thầy Hạnh Đạo đương kim Trú tŕ. Tôi được Thầy tin tưởng giao cho hướng dẫn các chú Điệu bằng cách ḍ hai thời công phu và luật trường hang cho mấu điệu Phú, Địa, Mản, ... (tức là bốn cuốn luật tiểu căn bản của hàng xuất gia);  đồng thời cũng hướng dẫn học nghi lễ và tán tụng theo xứ Huế cho quư chú Thôn, Khá, Phát, v.v… (trong đó cũng có Tân Ḥa thượng Thích Bổn Đạt, đương kim Chủ Tịch Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất Hải Ngoại – Canada). Chính Thầy đă giới thiệu tôi qua dạy học trường Bồ Đề. Nhờ vậy mà tôi đă thân quen với các vị Hiệu trưởng Thích Minh Tuấn, Giám học Thích Minh Đàm cùng chư tôn túc Thích Viên Minh, Thích Tâm Ḥa và Thích Đức Tịnh. Nay th́ có vị c̣n, có vị đă khuất bóng. Tôi cũng được Thầy Hạnh Đạo đưa vào ban Giảng sư của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Thị xă Đà Nẵng. Tôi đă từng vào giảng trong Trung Tâm Cải Huấn Đà Nẵng, ở ngay đường Đào Duy Từ vào các dịp lễ Phật Đản hay Vu Lan. Mỗi lần đi giảng ở các Khuôn giáo hội ở quận Ba, người tự tay lái xe đưa đón tôi là Trung tá Tôn Thất Tương, Quân trấn phó của Thị xă. Và, cũng nhờ Trung tá Tương, nên những lúc đi, về khỏi gặp khó khăn qua những vùng không mấy sáng sủa, bởi những Địa phương quân hay Nghĩa quân thi hành công tác giữ ǵn an ninh.

Mùa hè đỏ lửa 1972 (năm Nhâm Tư), hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên nằm trong lửa đạn, chính Ḥa thượng Hạnh Đạo và tôi đă ra tận các vùng Ḥa Khánh để ủy lạo và giúp đỡ đồng bào đi lánh nạn;  không những thế, c̣n t́m phương tiện đưa họ đến những nơi tương đối an ninh và đầy đủ tiện nghi hơn. Đặc biệt là trường Bồ đề Chợ Mới và chung quanh phi trường Đà Nẵng.

Năm 1973, khi Ḥa đàm Ba Lê có những quy ước trao đổi tù binh th́ cũng chính Ḥa thượng Hạnh Đạo và tôi ra tận bên này sông Thạch Hăn để tiếp đón anh em sĩ quan Quân lực Việt Nam Nam Cộng Ḥa được trao trả.

Thế rồi, tháng Tư năm 1975, tôi đang tại vị Trú tŕ chùa Báo Ân thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I, th́ phải trở về Tổ Đ́nh Trúc Lâm, bênh cạnh sư phụ một thời gian rồi vượt biên t́m tự do, v́ chùa bị chiếm giữ. Ḥa thượng Hạnh Đạo vào nam và bị đưa đi vào trại cải tạo gần bảy năm. Khi hay tin ngài qua Mỹ theo diện HO và cọng trú với đại chúng chùa Việt Nam (Los Angeles), tôi tức tốc bay qua thăm và hàn huyên sau một thời gian sau gần hơn 15 năm xa cách. Và cũng từ đó, tôi cùng Ḥa thượng cùng chung lo Phật sự dưới nhiều góc độ khác nhau, khi th́ Ngày Về Nguồn từ Trung tâm Phật giáo Pháp Vân, Canada, khi th́ chung lo xây dựng niềm tin cho hàng con Phật cả hai giới xuất gia lẫn tại gia, bằng cách thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ, sau khi bị Giáo chỉ số 9 loại bỏ hằng loạt các hàng Giáo phẩm cao cấp cùng những đơn vị Gia đ́nh Phật tử trung kiên các cấp, cũng như kỷ niệm Ngày Về Nguồn lần thứ hai được trang trọng tổ chức tại chùa Bát Nhă, Santa Ana.

 

Description: C:\Users\TinNghia\Desktop\hanhdao.jpg

 

Điều làm cho chính bản thân tôi rất cảm kích và thán phục, khi Ban Vận Động Thành Lập Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Tại Hoa Kỳ họp tại chùa Bát Nhă vào ngày 21 tháng 01 năm 2008, đă úy thác chúng tôi làm Trưởng ban tổ chức và họp tại Tổ Đ́nh Từ Đàm Hải Ngoại;  chính Ḥa thượng Hạnh Đạo trực tiếp gọi điện thoại qua và nói với tôi rằng:

“Ḥa thượng Tín Nghĩa ơi!  Buổi họp vừa rồi đề nghị thầy là trưởng ban và họp tại Từ Đàm, chính tôi cũng thích và muốn qua để biết cảnh chùa Từ Đàm luôn. Tuy nhiên, Thầy hay tôi và cả hàng con Phật có tâm đạo nhiệt thành đều lo cho Phật pháp, cho sự tồn vong của Giáo hội và làm niềm tin cho hàng Tăng Ni Phật tử. Theo tôi, thầy nên đưa buổi họp đặc biệt ấy về vùng quận Cam, nơi có đông người Việt và có hệ thống truyền thanh, truyền h́nh dễ đăng tải tin tức th́ hay hơn.”

Tôi thấy Thầy nói có lư, liền tán thành và thưa tiếp:

“Nhưng phải họp ở Phổ Đà và Ḥa thượng đứng ra cáng đáng.”

Ḥa thượng bảo:

“Tui hoan hỷ, không trở ngại, miễn thầy tùy duyên.”

Vừa gác điện thoại xuống th́ Ḥa thượng Nguyên Siêu và Ḥa thượng Nguyên Trí cùng gọi qua và hai thầy cũng cùng một ư nguyện như Ḥa thượng Hạnh Đạo vậy. Hai thầy vừa cười vừa nói:

“Chiều hôm qua, chúng tôi họp tại Phổ Đà, Ḥa thượng Hạnh Đạo và chư Tôn đức đồng thanh muốn Ḥa thượng đưa những ngày họp về chùa Phổ Đà, Ḥa thượng Viện chủ hoan hỷ và cổ vơ nữa.”

Tôi trả lời:

“Tôi vừa thuận duyên với Ḥa thượng Hạnh Đạo rồi. Quư thầy yên tâm.”

Cả ba đều cười x̣a trong điện thoại.

V́ đại sự chung, tôi mua vé bay qua chùa Bát Nhă và cùng họp tại Phổ Đà hai ngày, hai ngày cuối dời qua chùa Bảo Quang của Ḥa thượng Quảng Thanh. Từ đó, ba thầy Hạnh Đạo, Nguyên Trí và Quảng Thanh đều chịu chung một số phận nào là “tiệm nhang,” nào là “Cộng sản,” v.v...;  nhưng nặng nề nhất là chùa Bát Nhă và Ḥa thượng Nguyên Trí. Suốt một năm trời, cứ đến cuối tuần sinh hoạt của chùa  hay khi có chư Tăng tề tựu về chung lo Phật sự, kể cả Đại lễ Cung nghinh Phật Ngọc cho Ḥa b́nh Thế giới, th́ năm ba người nam có nữ có, mang vài lá cờ Việt Nam Cộng Ḥa và vài tấm biển đến trước chùa dùng danh từ khiếm nhă, rồi hoan hô, đả đảo, v.v…

Ḥa thượng Hạnh Đạo là Trung tá Tuyên Úy Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, phải vào lao tù Cộng sản gần bảy năm, đi diện HO, đứng ra lập đàn cầu siêu độ cho tất cả Quân Nhân Cán Chính các cấp và đồng bào tử nạn trên đường vượt biên, vượt biển t́m tự do, thế nhưng, lớp người quá khích mang một vài lá cờ Quốc gia đứng bên lề đường của chùa đả đảo hàng loạt vào một số lớn cờ Quốc gia và cờ Phật giáo đang tung bay phấp phới để chiêu hồn tử sĩ ở trong khuôn viên chùa Phổ Đà và đàn tràng. Ḥa thượng vẫn vui và cùng với cựu Trung tướng Quảng Uy Tôn Thất Đính chịu chung số phận là Cộng sản. Thật là oái oăm và tội nghiệp cho Ḥa thượng.

Ḥa thượng Thượng Thủ Thích Tâm Châu mới bước xuống xe, cũng nhận một câu:

“Đả đảo Cộng Sản.”

Và cứ thế, hằng năm khi có nơi nào mà chư Tăng câu hội chung lo Phật sự như Ngày Về Nguồn, ngày thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ, ngày Đại lễ Phật đản chung hằng năm, ngày chư Tăng An cư Kết hạ, ngày Tự tứ đều có tự thân của Ḥa thượng tham dự một cách tích cực.

Những ngày cuối đời của Ḥa thượng, tôi thường hay đến thăm, nhất là lúc đau yếu nhiều, Ḥa thượng không ra ngoài được. Tuy thế, chúng tôi và Ḥa thượng chụp một cái ảnh lưu niệm cuối cùng lúc ngài mang trọng bệnh.

 

Description: E:\Desktop_may Thay\TatCaAnh\AncuPHVQT\AnCuKetHa_PHVQuocTe\ancu (11).jpg

 

Mùa An cư Kết hạ tại Phật Học Viện, Tân măo 2011, chúng tôi gồm Ḥa thượng Thích Nguyên An, Ḥa thượng Thích Nguyên Trí, Ḥa thượng Thích Thái Siêu, Ḥa thượng Thích Nguyên Siêu, Ḥa thượng Thích Thông Hải, Thượng tọa Thích Nhật Huệ, và tôi Thích Tín Nghĩa đă đến tận Phổ Đà, ngồi bên giường tâm sự, hỏi han và cúng dường quà an cư;  đồng thời, Ḥa thượng đă vui vẻ đưa cao tay bật đèn cho sáng để nh́n rơ chúng tôi. Ḥa thượng cũng cho biết thêm là ngài nói không được to tiếng như xưa, đưa tay chỉ vào cổ họng và lỗ tai. Phái đoàn đều chấp tai th́ thầm niệm Phật. Sau đó, tất cả tiếp tục đến Bát Nhă vấn an và cúng dường lăo Ḥa thượng Thích Nguyên Lai cũng đang tại bệnh.

Khi chúng tôi ra về, ngài Nguyên Lai c̣n bảo thị giả đẩy xe lăn để tiễn đưa phái đoàn trong ngấn lệ buồn vui. Anh em chúng tôi vô cùng cảm kích.

Bản thân chúng tôi, sống chung với Ḥa thượng Thích Hạnh Đạo từ năm 1971, rồi xa nhau, rồi hội tụ lại khi ngài qua định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO;  ngoài những năm tháng xa cách, hai chúng tôi đều có nhau trong tất cả những Phật sự tại Thị xă Đà nẵng hay tại Hoa Kỳ.

Theo chúng tôi, Ḥa thượng Hạnh Đạo đă hy hiến đời ḿnh cho Đạo Pháp và Dân tộc một cách trọn vẹn. Ngài không từ nan bất cứ một việc ǵ mà Giáo Hội giao phó khi đang tại nhiệm. Thí dụ điển h́nh vào hạ tuần tháng 3 năm 1973, tại Cô kư Nhi viện Diệu Định ở gần Phật học viện Phổ Đà, đường Phan Châu Trinh xảy ra một vài chuyện cần sự giải quyết của Giáo Hội;  gần ba giờ sáng, với tư cách Phó đại diện Nội vụ, ngài bảo tôi cùng lái xe lên tận nơi để giải quyết.

Ḥa thượng thường bảo:

“Giáo Hội tin tưởng ḿnh, Phật tử cũng tin tưởng vào ḿnh, cớ sao ḿnh không cố gắng làm tṛn trọng trách. Hơn nữa chúng ta là hàng xuất gia với lư tưởng thượng cầu hạ hóa, không phụ chí nguyện xuất gia lúc phát tâm, th́ chúng ta không có quyền xa lánh những công tác dù khó, dù dễ.”

 

Kính Giác linh Ḥa thượng,

Ngày chúng ta sống bên nhau dưới mái chùa Từ Tâm, Đà Nẵng, tháng Tư năm bảy lăm tưởng chừng như không c̣n gặp lại nhau;  thế rồi, nhơn duyên hội ngộ, quả đất xoay tṛn, Ngài và tôi lại chung lưng đấu cật thêm một lần nữa để thừa hành Phật sự ở xứ người khi mưa, khi nắng, khi buồn, khi vui mà không từ nan ǵ cả. Lúc nào chúng ta cũng đem tâm Hỷ và tâm Xả ra để hành xử và vâng lời Phật dạy: “Oan ức không cần biện bạch, xem công danh phú quư như đôi dép bỏ.”

Giờ th́ Ngài đă giũ áo vân tŕnh và đi xa măi. Hy vọng Ngài đến cảnh lạc bang một thời gian cùng với Thánh chúng, cận kề bên đức Từ phụ Di Đà;  rồi Ngài cũng sẽ phải phân thân về chốn Ta bà, từ bi tiếp độ hằng hà chúng sanh.

Tín Nghĩa viết lên đây đôi lời cảm niệm gọi là tri ân Ngài trong suốt thời gian cọng trú của hai thời gian và không gian tuy khác, nhưng mối đạo t́nh thâm hậu mà ngài dành riêng cho Tín Nghĩa không bao giờ phai nhạt. Và cũng xin sám hối cùng Ngài, trong những ngày tang lễ, v́ ngài xả báo thân trong mùa Vu Lan nên thời gian quá eo hẹp, Tín Nghĩa đă không trọn vẹn cùng ngài trong giây phút cuối, xem như hữu thủy vô chung. Xin thành tâm sám hối.

 

Tổ Đ́nh Từ Đàm Hải Ngoại Trọng thu  -  Aug. 10, 2011

Cố tri Thích Tín Nghĩa

Kính bút

 

 

 

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 01/08/12