BA DỊCH PHẨM PHẬT GIÁO BẰNG ANH NGỮ MỚI CỦA CS. NGUYÊN GIÁC:
ĐÓNG GÓP GIÁ TRỊ VÀO CÔNG VIỆC HOẰNG PHÁP
Huỳnh Kim Quang
Đối với giới Phật học Việt Nam trong và ngoài nước mấy thập niên qua, cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải là khuôn mặt rất quen thuộc. Hàng chục bài viết, dịch phẩm, và tác phẩm về Thiền và Phật Pháp như cuốn “Vài Chú Giải Về Thiền Đốn Ngộ,” “Thiền Tập,” “Chú Giải Về P’howa,” v.v… của cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải đă được nhiều người ưu thích và tâm đắc.
Mấy năm gần đây, cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải đă quan tâm đặc biệt và nỗ lực dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh một số bài thơ, phú, pháp thoại của các thiền sư Việt Nam nhằm mục đích giới thiệu phần nào kho tàng pháp bảo của Phật Giáo Việt Nam cho thế hệ trẻ Việt Nam học và hiểu. Trong tháng 11 và 12 năm 2010, cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải đă ấn hành cùng lúc 3 dịch phẩm Anh ngữ: “Tran Nhan Tong, The King Who Founded A Zen School,” “The Wisdom Within, Teachings anh Poetry of the Vietnamese Zen Master Tue Trung Thuong Si,” và “Teachings From Ancient Vietnamese Zen Masters.”
Đây cũng có thể nói là đóng góp quư giá và hữu ích vào công cuộc bảo tồn và truyền bá tinh hoa của Phật Giáo Việt Nam cho các thế hệ con em người Việt trong và ngoài nước.
Chưa nói đến lợi lạc của những dịch phẩm này có thể có đối với người học Phật Tây Phương về lâu dài, chỉ nói riêng trong các cộng đồng người Việt tại hải ngoại đă là một đáp ứng đúng lúc nhu cầu giới thiệu Phật Pháp đến với các thế hệ trẻ Việt Nam. Thực tế trước mắt mà ai cũng thấy, đó là con em người Việt tại hải ngoại ngày càng ít thông thạo hơn đối với tiếng Việt, bởi v́ môi trường giáo dục, văn hóa và phát triển tất yếu của các cộng đồng di dân trên thế giới nói chung và tại Hoa Kỳ nói riêng. Điều chúng ta có thể thấy trước là chỉ vài ba chục năm nữa thôi, số lượng người Việt đọc và viết tiếng Việt thông thạo sẽ giảm một cách đáng kể so với hiện nay.Đứng trước một t́nh trạng như vậy, những người có quan tâm đến việc truyền bá Phật Pháp trong cộng đồng Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại phải làm ǵ?
Khi đặt vấn đề một cách nghiêm túc như thế, chúng ta mới thấy được giá trị đích thực của những dịch phẩm Anh ngữ mà cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải vừa phổ biến.
Ba dịch phẩm của cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải vừa được ấn hành tại miền Nam California, Hoa Kỳ vào dịp cuối năm 2010, đối với bạn đọc trên các trang mạng điện toán toàn cầu của Phật Giáo Việt Nam như www.thuvienhoasen.org , www.quangduc.com , v.v… th́ quả t́nh không phải là mới, bởi v́ 3 dịch phẩm này đă được đăng trên các trang web này từ vài năm nay. Nhưng đây là lần đầu tiên các dịch phẩm này được in thành sách và biếu tặng, không bán.
2 cuốn “Tran Nhan Tong, The King Who Founded A Zen School,” và “The Wisdom Within, Teachings and Poetry of the Vietnamese Zen Master Tue Trung Thuong Si,” được xuất bản bởi Thiện Tri Thức. Cuốn “Teachings from Ancient Vietnamese Zen Masters,” được Tu Viện Pháp Vương ở Thành Phố Escondido, Quận San Diego, California bảo trợ xuất bản. Cả 3 dịch phẩm đều in b́a màu, đơn giản, và mỗi cuốn dày khoảng 200 trang.
Cuốn “The Wisdom Within, Teachings and Poetry of the Vietnamese Zen Master Tue Trung Thuong Si (1230-1291),” nội dung bao gồm: tiểu sử của Thiền Sư Tuệ Trung Thượng Sĩ, 46 bài thơ, 11 bài đối cơ, và 13 công án. Phần tiếng Việt, cư sĩ Nguyên Giác trích từ các bản dịch của Thiền Sư Thích Thanh Từ, Giáo Sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát và cố học giả Trúc Thiên. Cư sĩ Nguyên Giác có thêm một số các ghi chú ở những trường hợp đặc biệt để giúp độc giả hiểu rơ hơn nội dung bản dịch. Viết về Tuệ Trung Thượng Sĩ, trong phần tiểu sử, cư sĩ Nguyên Giác nói rằng, “Tue Trung Thuong Sy (1230-1291) had several significant roles in thirteenth-century Vietnam: being a governor, he was one of the famous military generals who led resistance against three Mongolian invasions; being a layperson, he lived a life mixed with meditation, poetry and royal glory; and being a Zen master, he had a strong influence on the founder of the Truc Lam Zen School, which has become part of the Vietnamese culture. His religious name was Tue Trung, meaning The Wisdom Within. His title, given by King Tran Thanh Tong, was Thuong Sy, meaning The Superior Person.”
Đoạn tiếng Việt: “Tuệ Trung Thượng Sỹ (1230-1291) có nhiều vai tṛ quan trọng tại Việt Nam thế kư thứ mười ba: là một thống đốc, ngài là một trong các vị tướng nổi tiếng những người chỉ huy cuộc kháng chiến chống ba cuộc xâm lăng của Mông Cổ; là một cư sĩ, ngài sống một cuộc đời ḥa lẫn với thiền định, thi ca và hào quang vương giả; và là một Thiền sư, ngài đă ảnh hưởng lớn đối với người sáng lập Thiền Phái Trúc Lâm, một ḍng thiền đă trở thành một phần của văn hóa Việt Nam. Pháp danh ngài là Tuệ Trung, nghĩa là Trí Tuệ Bên Trong. Danh hiệu ngài, trao tặng bởi Vua Trần Thánh Tông, là Thượng Sỹ, có nghĩa là Bậc Cao Tột.”
Nội dung cuốn “Tran Nhan Tong, the King Who Founded A Zen School,” bao gồm: phần tiểu sử, 10 hội của phú “Cư Trần Lạc Đạo,” phú “Đắc Thú Lâm Tuyền Thành Đạo Ca,” 35 bài thơ, tham vấn về thiền, và đặc biệt cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải viết “Lời Thêm” ở cuối sách. Đối với người viết bài này, “Lời Thêm” (Postscript) là một đoạn văn đặc biệt lư thú, bởi v́ nó có sức đẩy người đọc đi thẳng vào tâm điểm của thiền, nếu sau khi đọc qua các phần trước mà c̣n bị vướng cái ǵ đó chưa vào được. Thử đọc một đoạn trong phần “Lời Thêm” để nếm hương vị mặn mà của thiền:
“Just watch the mind. Before a thought arises, that is the formless emptiness. When a thought arises, a form appears. Before the flower is seen, that is the formless seeing. Before a sound is heard, that is the formless hearing. We are all bathing in the river of form and emptiness. The water in river is the emptiness, and the waves are the forms; they have no difference.”
Và đây là đoạn tiếng Việt: “Hăy nh́n vào tâm. Trước khi một niệm sinh khởi, đó là cái không vô tướng. Khi một niệm khởi, một h́nh tướng hiện ra. Trước khi hoa được thấy, đó là cái thấy vô tướng. Trước khi âm thanh được nghe, đó là cái nghe vô tướng. Chúng ta đều đang tắm trong ḍng sông của sắc tướng và cái rỗng rang vô tướng. Nước sông là Không, và sóng là Sắc Tướng; chúng không khác ǵ nhau.
Cuốn “Teachings from Ancient Vietnamese Zen Masters” gồm 90 bài thơ, pháp thoại và đối cơ của các thiền sư Việt Nam từ ngài Khương Tăng Hội ở thế kỷ thứ 3 sau tây lịch đến ngài Thanh Đàm ở thế kỷ thứ 19, tức là trải dài ngót 16 thế kỷ. Sau mỗi bài thơ, pháp thoại và đối cơ, cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải đều có viết lời b́nh để giúp người đọc hiểu rơ hơn nội dung trong bài chính trích dịch.
Dịch thơ thiền đă là điều khó, đặc biệt thơ thiền mà đa phần đều từ nguyên bản Hán văn, viết lời b́nh cho thơ thiền, cho pháp thoại hay đối cơ thiền lại càng khó khăn bội phần. Khó v́ người b́nh phải nắm được cái tinh yếu của bài thơ, pháp thoại hay đối cơ đó. Cũng có nghĩa là phải là kẻ trong nhà thiền mới có thể viết được lời b́nh chính xác và đem lại lợi lạc thực sự cho người đọc. Ngược lại, người ngoài th́ không làm được, v́ càng ba hoa lư luận càng dẫn ḿnh và người đi lạc hướng.
Xin đơn cử một thí dụ, bài thứ 73 trong dịch phẩm “Teachings from Ancient Vietnamese Zen Masters” là bài Như Lai (Tathagata) của Thiền Sư Thường Chiếu, đời Trần, viết:
“Tathagata
Being on earth, having human body,
you have in your mind the Tathagata Store
illuminating profoundly in all places.
Searching for the mind, however, you will only find emptiness.
THƯỜNG CHIẾU (? - 1203)
(COMMENT: You have something in your mind? Even if you think you have something called the Tathagata Store in your mind, please drop all you have. Gently drop the mind, and observe the unborn mind. Sit down, gently breathe in and out; even if you think you have something called as the unborn mind, just drop all you have.)”
Bản dịch tiếng Việt của Thiền Sư Thích Thanh Từ và lời b́nh tiếng Việt của cư sĩ Nguyên Giác như sau:
Như Lai
Ở đời làm thân người,
Nơi tâm Như Lai tạng.
Chiếu soi cùng khắp nơi,
T́m đó lại càng rỗng.
(Tại thế vi nhân thân,
Tâm vi Như Lai tạng,
Chiếu diệu thả vô phương,
Tầm chi cánh tài khoáng.)
Thiền Sư THƯỜNG CHIẾU (? - 1203) - Bản dịch HT Thanh Từ
(B̀NH: Bạn có những thứ ǵ đó trong tâm bạn? Ngay cả bạn nghĩ rằng bạn có ǵ đó gọi là Như Lai Tạng trong tâm, xin làm ơn buông bỏ hết tất cả những ǵ bạn có. Hăy dịu dàng buông bỏ tâm đi, và hăy quán sát tâm vô sanh. Hăy ngồi xuống, hăy dịu dàng thở vào và ra; ngay cả nếu bạn nghĩ là bạn có cái ǵ gọi là tâm vô sanh, hăy buông bỏ mọi thứ bạn có.)
Với những ai chưa nắm được yếu chỉ thiền, sau khi đọc bài pháp của Thiền Sư Thường Chiếu dễ có cảm nhận như được thêm điều ǵ, mà thực sự th́ không được, đó chính là mất, mất bản tâm. Nhờ lời b́nh, người đọc như đang đưa chân bước tới vực thẳm mà không biết, lại được người đứng sau cảnh giác cho, nên vội vàng dừng lại, đúng lúc. Quư giá của lời b́nh trong nhà thiền là ở chỗ này.
Giá trị của 3 dịch phẩm do cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải thực hiện không phải chỉ nằm trong vài ba trang giới thiệu mà trước hết là sự thẩm sát của độc giả với sự trải nghiệm khi có cơ hội đọc qua 3 dịch phẩm này, sau nữa là lợi lạc lớn lao mà nó đóng góp cho công cuộc truyền bá Phật Pháp đối với nhiều thành phần, trong đó thành phần đặc biệt nhất là giới trẻ Việt Nam ở hải ngoại.
Mong rằng nỗ lực của cư sĩ Nguyên Giác là một trong những góp phần khởi động tích cực để đẩy mạnh công tác dịch thuật kho tàng Pháp Bảo của Phật Giáo Việt Nam sang Anh ngữ cho nhiều người cùng lợi ích.