ÔNG VUA QUÉT ĐƯỜNG

 

Hoàng Mai Đạt

 

 (Kỳ 1)

 

 

 

Tựa của bài viết này đến với tôi gần ba năm trước, đến rồi ở lại, ở luôn trong đầu, nhẩn nha, đùa giỡn, không chịu rời đi nơi khác, lại c̣n thách tôi hăy nặn óc để viết một bài tạp ghi với cái tựa “trên trời rơi xuống” như vậy. Thỉnh thoảng một vài h́nh ảnh, ư tưởng, hoặc một câu nói nào đó bất chợt khởi lên trong lúc tôi đang lái xe, cắt cỏ, ăn cơm, rửa chén, tỉa cây, hay đang nài lưng viết tin để kiếm sống, khiến tôi đuổi theo tâm tưởng ấy như muốn nh́n ngắm một cánh bướm lạ vừa bất chợt ghé ở sân sau trên một hành tŕnh muôn dặm.

Vợ tôi đă quen với lối suy nghĩ lan man của chồng, tật nói chưa hết câu bỗng quay sang ư khác, có khi ngồi im lặng như không biết có người khác đang ở chung pḥng. Đối với dăm ba người bạn c̣n sót lại ở cái tuổi mà tôi đang dấn bước độc hành xa hơn trong miền rừng núi của nội tâm, và không chừng đă đi lạc, tôi e họ thấy tôi sao bất lịch sự hoặc có tâm lư bất thường. Nên cho hắn uống vài viên thuốc an thần, chứ mấy chai bia chắc chắn không đủ để giữ chân hắn ở nhà, không chừng hắn lại lang thang dưới phố Bolsa vung tay nói lẩm bẩm một ḿnh như một ông điên. Phố Bolsa đă có nhiều ông, và bà, như vậy. Thêm tôi không chắc mấy ai biết.

Hầu hết những tâm tưởng rơi vào đầu thường biến mất sau một thời gian ngắn, có khi nhanh trong tích tắc khiến tôi không kịp viết xuống để đưa vào một bài viết, và nếu có vương vấn th́ cũng dài lắm là một hoặc hai ngày. Sau đó tôi quên phứt, ráng nhớ lại cũng không thể nào t́m ra, khó như kiếm một chiếc lá trong muôn vàn chiếc lá từng bay ngang khung trời viễn mộng. Vậy mà “Ông Vua Quét Đường” đă ở lại với tôi quá lâu, ở ĺ như một món nợ từ kiếp nào, thúc bách tôi phải quan sát, nh́n ngắm nó trong một thế giới tưởng thầm lặng mà luôn dồn dập với những cơn băo của xúc cảm biến hóa thành những đám mây đen bất tận. Mỗi lần trở về từ cơi sóng gió,  tôi liếc thấy “Ông Vua Quét Đường” vẫn bám sát ở đằng sau lưng như muốn theo dơi tôi ở một góc phố trong đêm khuya vắng. Dù được thương hay ghét, “nó” cũng đeo sát tôi.

Mà phải chi cái tựa này đẹp như một cô gái xinh xắn th́ nó muốn ở với tôi bao lâu cũng được, có sao đâu, tôi c̣n yêu đời và yêu... người mà. Đằng này nó như một gă vô gia cư hôi hám, từ đâu leo vào tâm trí tôi và dựng lên một cái cḥi để ở tạm mấy... trăm đêm. Nói nó xấu xí th́ cũng quá đáng, gây thêm tội không chừng. Thật t́nh, v́ không xóa tan được nó trong đầu, nghĩ hoài không ra một vài biết với cái tựa đề từ trên trời rơi xuống ấy, nên tôi đâm ra bực ḿnh, quạu quọ, gắn cho nó một h́nh thù không được đẹp. Tôi loay hoay mà không biết cách nào để “đuổi” nó đi nơi khác.

Nó “nhảy” vào đầu tôi trong một buổi chiều mùa đông trên đường lái xe từ ṭa soạn về nhà. Công việc hôm ấy cũng gây mệt óc như mọi ngày, nên tôi mở nhạc ngay sau khi nổ máy xe và chờ nghe một nhạc khúc nào đó trên đoạn đường về nhà từ phố Bolsa. Hầu như lúc nào cũng vậy, nghe nhạc giúp cho tâm tư tôi được nhẹ hơn, vơi bớt những ưu phiền chồng chất từng ngày. Có khi nghe nhạc giúp trí tưởng tượng của tôi được tung bay trên bầu trời xanh vô tận, như những cánh chim vừa được phóng thích bay lao xao ở một sân chùa.

Chiều hôm ấy tôi vặn trúng một đài nhạc trẻ nào đó mà tôi không nhớ làn sóng. Một ca khúc trỗi lên với nhịp điệu hùng mạnh mà lời hát lại nghe như than trách bi ai. Ở Mỹ mấy chục năm mà khả năng nghe nhạc tiếng Anh của tôi vẫn kém lắm, không hiểu hết ư nhạc muốn nói lên điều ǵ, chuyên chở một thông điệp nào chăng. Nhưng mà tôi cảm được giọng hát xót xa của một nam ca sĩ, và nhớ hoài đoạn đầu của bài hát thời thượng mà sau này tôi được biết là bài “Viva La Vida” của nhóm Coldplay. Đoạn mở đầu của ca khúc ấy có mấy ḍng mà tôi tạm dịch như sau:

Ta từng thống trị thế gian

Đại dương phải dậy sóng khi ta ban lệnh

Giờ đây mỗi buổi sáng ta nằm ngủ một ḿnh

Quét những con đường mà ta từng làm chủ.

Lời nhạc dẫn dắt trí tưởng tượng của tôi “tung bay” lên cao, dáo dác t́m phương hướng ở trên cao, xong cúi xuống và chợt nh́n thấy một ông vua đang lầm lũi cầm chổi quét đường vào một buổi sáng tinh sương. Ông vua này có vẻ buồn bă trước cảnh đổi đời ở một thời nào đó. Tay quét rác mà mắt thẫn thờ nh́n lại sau lưng. H́nh ảnh ấy bám riết ở trong đầu, khiến tôi quyết định phải viết một bài với cái tựa “Ông Vua Quét Đường” như để trả nợ cho được yên thân.

Thế nhưng muốn viết cũng đâu phải dễ. Tôi thường mở một bài viết dựa trên một ư tưởng mông lung, xong để ng̣i bút (hay đúng hơn là phiếm đánh chữ) bay nhảy tùy hứng trên những cành lá đến một phương trời mà lúc khởi đầu tôi không hề biết. Khi đặt dấu chấm ở cuối bài, tôi mới quay về điểm khởi hành, suy ngẫm t́m một cái tựa “hay hay” cho bài viết. Lần này th́ ngược lại, tôi đă có sẵn một cái tựa mà không biết phải “sáng tác” như thế nào để có một nội dung phù hợp với cái tựa ấy. Khó như có sẵn một bộ áo để mặc mà không biết phải bóp thắt cơ thể mập ù, đầy rẫy những lớp mỡ như thế nào để lọt vừa bộ áo đó.

Thế rồi tôi khất lần từ ngày này sang ngày khác, tuần nọ qua tuần kia, chờ đợi một ngày thật sự thảnh thơi cả thể xác lẫn trí óc để có thể ngồi vào bàn viết. Lười như vậy nên tôi bị mấy bạn văn chê như thể khuyến khích, mà không chừng là chê thật, rằng tôi viết thưa thớt, không đều tay, sáng tác yếu quá, biết đến bao giờ mới có một tác phẩm mới cho bà con đọc giải trí giữa giờ làm việc, hoặc trong pḥng vệ sinh. Bài viết của tôi thường rất ngắn, bạn có thể đọc hết trong ṿng mười-lăm phút xong trở vào để đấu đá tiếp với chủ hoặc đồng nghiệp. Họ trách cũng phải. Nhưng viết siêng hơn th́ tôi không làm nổi, v́ những giới hạn mà tôi chưa thoát ra được. Chuyện cơm áo, trách nhiệm đối với những người thân, sức khỏe không c̣n sung măn như hai mươi năm trước, lúc nào cũng dường như thiếu ngủ. Biết vậy nhưng tôi vẫn thiết tha với viết lách như thể nhận ra đó là ngọn nến duy nhất mà tôi có thể thắp lên để soi đường t́m lối trong một miền rừng tăm tối đầy những cám dỗ của dục vọng.

Ư tưởng “Ông Vua Quét Đường” đến đúng lúc tôi đang xoay sở trong một giai đoạn chuyển tiếp giữa hai công việc, không thể dành thời giờ để rong chơi với ư tưởng đó và giúp nó thành h́nh trên những trang giấy. Khi ấy tôi vừa rời bỏ những thói quen cũ ở đài Little Saigon Radio, đang tập những thói quen mới ở nhật báo Người Việt. Thời buổi này người ta “được” hoặc “bị” đổi việc xảy ra thường như cơm bữa, trường hợp của tôi cũng không khác hàng triệu công nhân xưởng điện tử, nhân viên các ngân hàng, những cô làm móng tay, mấy anh bán xe. Tuy không kinh khủng như cuộc đổi đời sau năm 1975 của người tị nạn Việt Nam trên xứ Mỹ, tôi cũng bận tâm không ít về sự thay đổi trong công việc hàng ngày cũng như sự điều chỉnh tâm trạng thích ứng của chính ḿnh.

Chuyện viết báo xem ra là chuyện dễ thích ứng nhất, từ viết tin cho người ta nghe trên làn sóng phát thanh chuyển qua viết tin cho người ta đọc trên trang giấy. Kỹ thuật viết có khác, như sửa xe du lịch khác với sửa xe vận tải, nhưng rồi đâu cũng vào đó, cũng cầm mấy cái cây mỏ lết để vặn mấy con ốc, siết cho câu văn được ngắn gọn, kḥm lưng cong như chữ C chúi vào đầu máy, lúi húi đọc mấy bản tin ngày tám tiếng rồi cũng xong việc, mỗi tháng hai lần cầm tiền lương trao cho vợ với niềm hănh diện của một người lao động lương thiện.

Có điều làm việc ở các cơ sở truyền thông mang đến cho tôi một cái nhăn hiệu mà tôi không thoải mái cho lắm mỗi khi nghe người khác giới thiệu về ḿnh: nhà báo. Tôi chỉ là một “thợ viết,” sang lắm là “người viết,” chứ “nhà báo” th́ hách quá, tôi không dám nhận. Khi nào có anh thợ sửa xe được gọi là “nhà sửa xe” th́ tôi sẽ nhận cái mác “nhà báo” để đeo trên cổ áo như người ta đeo lon trong quân đội. Tôi viết tin, không muốn chen chân vào một chiến địa tuy không có tử thi mà vẫn tanh mùi máu của sự chém giết bằng ng̣i bút, đầy rẫy những thây người chết đi sống lại trong một cuộc xô xát triền miên của sân hận.

Năy giờ viết lăng sang chuyện khác, một phần cũng để chia sẻ nỗi niềm của một người viết tầm thường như tôi bị lưu đày giữa chợ viết lách. Tôi vốn có bản chất thích sống thầm lặng, tránh nơi ồn ào, ngay cả tiệc tùng của bạn bè tôi cũng né nếu né được. Bản chất này nẩy nở trong tôi có lẽ xuất phát từ thời niên thiếu lớn lên giữa chợ ở Nha Trang. Thuở ấy hầu như ngày nào tôi cũng nghe người ta ăn thua đủ trong công việc mua bán, trả giá, chứng kiến cảnh trộm cắp, căi nhau, đánh nhau, nên tôi rất chán ngán cảnh chợ. Hạnh phúc nhất thời ấy là lúc mẹ tôi thuê được một căn nhà ở xa khu chợ, nơi hai anh em tôi được bảo bọc giữa bốn bức tường với một vườn cây tươi mát. Thế nhưng ba mẹ con sống trong căn nhà thuê ấy chỉ được vài tháng trước khi chúng tôi phải trở về quán chợ.

Với chút khả năng viết lách, tôi bước vào nghề viết tin cho đài phát thanh một cách t́nh cờ qua lời giới thiệu của mấy người từng biết tôi viết tin cho báo. Một chút t́nh cờ thôi mà cũng kéo dài hơn 13 năm. Thích nơi yên tịnh, tôi chọn bàn viết ở trên lầu sát bên cửa sổ khi đài phát thanh c̣n đặt trụ sở ở Santa Ana. Các xướng ngôn viên, chuyên viên âm thanh, thư kư và khách đến thăm đài đều sinh hoạt ở tầng dưới, vui nhộn hơn so với tầng trên nơi chỉ có mấy cái bàn và dụng cụ văn pḥng. Đến khi có thay đổi trong nhóm chủ đài, và đài dọn về gần khu phố Bolsa, tôi t́m nơi ẩn cư trong một góc pḥng tận cùng phía sau cơ sở. Khách khứa và thân chủ của đài thường tụ tập, họp bàn ở phía trước, ít khi ghé phía sau, nên tôi cũng được yên thân trong mấy năm.

Không chỉ xa nơi “phồn hoa đô thị,” bàn làm việc của tôi cũng nằm cạnh cửa sổ, giúp tôi có những phút nh́n ngắm trời mây bên trên băi đậu xe để bớt căng thẳng sau khi đọc những bản tin thời sự. Mỗi ngày tôi giao tin bốn lần, thường chạy tất tả trong hành lang từ đằng sau ra phía trước của đài, để giao tin nóng hổi như khoai mới luộc cho xướng ngôn viên kịp giờ đọc “on-air.” (Sống ở Mỹ đă lâu mà tôi vẫn thèm ăn khoai luộc như trong những ngày mưa băo ở Nha Trang). Khỏi nói, những lúc ấy tim tôi đập b́nh bịch, áp huyết tăng cao như người chạy đua ở Thế Vận Hội. Giao bài xong tôi mới dám bước chậm răi trong hành lang quanh co, lấy lại nhịp thở và chuẩn bị cho ca giao tin kế tiếp. Thính giả thường chờ đợi một bản tin “vui vui” cuối cùng trong phần tin tức. Cho dù cuộc sống cá nhân đang vui hay buồn, đang yên ổn hay có sóng gió, tôi luôn cố gắng viết một vài tin vui cho họ mỗi ngày, như đền đáp cho thời gian mà họ dành nghe đài của chúng tôi. Biết vợ con có một mái nhà để trú thân, tôi không quản ngại mỗi lần bơ phờ lái xe rời đài, nằm trên giường c̣n nghe cơn đau tụ lại ở trong lồng ngực. Thương hay ghét tôi không thể buông bỏ công việc.

Để cho ngày làm việc bớt chán ngán, tôi treo trên tường sau lưng những tấm ảnh ghi lại những nơi mà gia đ́nh tôi đă nghỉ hè. Làm việc suốt một năm, kể cả những ngày lễ như Giáng Sinh và Tết Nguyên Đán, tôi chờ đợi hai tuần nghỉ hè để lái xe đi thật xa, xong hí hửng mang về vài tấm ảnh để treo trên tường. Mỗi lần mệt mỏi với công việc, tôi ngước nh́n những bức h́nh kỷ niệm như muốn sống lại những giây phút b́nh an mà vợ chồng từng có ở những nơi xa khu phố Little Saigon. Kia là h́nh vợ con ở băi cát San Elijo gần San Diego, đó miền núi nham thạch Lava Lands ở Oregon, đây vực Bryce ở Utah, này núi Rockies ở Colorado, công viên quốc gia Yellowstone, Yosemite, Grand Canyons, ḍng sông Eel ở Bắc California, băi biển Cambria, núi Shasta, hồ Crater, núi lửa Lassen, khối đá giữa vịnh Morro Bay, và hàng trăm thị trấn không được chụp h́nh nhưng có dấu xe lăn của chúng tôi ở khắp miền tây nước Mỹ.

Một niềm vui khác mà tôi t́m được ở đài là trong giờ ăn trưa. Tôi thường mang cơm ra ăn ở một gốc cây olive nằm giữa một khoảng đất hẹp, kín đáo bên hông đài. Mặc dù nhiều xe cộ luôn chạy ngang trên con đường Brookhurst phía trước đài, với nắng gắt tràn ngập băi đậu xe ở phía sau,  khoảng đất với một gốc cây olive sần sùi, lởm chởm những chồi cây đâm bừa băi thiếu sự chăm sóc, đă cho tôi những giây phút yên tịnh nhất trong giờ đi làm. Tôi có thể ngồi cả buổi trong bóng mát của cây olive mà không gặp một ai. Từ một gốc to hơn một ṿng tay ôm, cây olive chia thành ba thân lớn mọc chỉa lên cao. Trong khu văn pḥng này người ta trồng nhiều cây cao có bóng mát ở chung quanh, nhưng chỉ có một cây olive duy nhất lại không được tỉa tưới. Mặc dù không nói chuyện với cây olive (khi ấy chưa điên nặng), chỉ lẩm bẩm trong những lúc bị căng óc, tôi thường chia sẻ nỗi niềm với nó qua bàn tay sờ sẫm trên thân lớp vỏ xù x́, bị tróc lác nham nhở. Sau bữa ăn, tôi thường đứng vịn tay vào thân cây ngó lên trời xanh như muốn vươn bay trên cao, hay ngồi bên cạnh gốc cây, và gọi điện thoại nói chuyện th́ thầm với vợ, chờ đón những lời khích lệ để tiếp tục công việc cho đến chiều tối.

Trong khi tôi cố gắng an phận ở một góc pḥng mà vài người bạn mô tả nhẹ nhàng là một “cái am” hoặc nặng nề là một “cái xó” nằm ở phía sau đài, người ta tranh đua ác liệt ở phía trước, như cảnh bát nháo mà tôi từng thấy ở xóm chợ năm xưa. Trong “đại gia đ́nh” của chúng tôi, người lấy quảng cáo căi cọ người lấy quảng cáo, xướng ngôn viên chèn ép xướng ngôn viên, giới quảng cáo lấn lướt xướng ngôn viên, và ngược lại. Ấy vậy mà “đại gia đ́nh” cũng làm được nhiều việc tốt cho cộng dồng, dù trong ruột lắm lúc tan nát như một chiếc xe có dàn đồng tốt mà động cơ lại cắm ba, bốn tay lái, ai muốn đi hướng nào th́ quẹo hướng đó. Thương hay ghét tôi cũng ráng ngồi yên trên chiếc xe của “đại gia đ́nh,” tránh không bị chóng mặt trong lúc xe đang chạy ḷng ṿng.

Thế rồi một ngày kia cuộc đời của người viết tin thường chạy-huỳnh-huỵch-trong-hành-lang-đợi-giờ-ăn-trưa-để-ra-gốc-cây-olive-ngồi-tâm-sự-với-vợ cũng chuyển qua một giai đoạn khác. Một buổi chiều thứ Sáu giữa mùa thu, nắng hoàng hôn ửng màu cam hồng sắp tắt ở chân trời bên kia băi đậu xe, một anh nhân viên trẻ đến cạnh bàn nói, “Họ muốn gặp chú ở pḥng trên.”

Như biết trước, tôi đánh nhịp tay trên bàn vài lần xong rời “cái xó” bước vào một hành lang mà thường ngày tôi vẫn chạy như giặc mỗi khi giao tin cho xướng ngôn viên. Tôi đi chậm răi như cần thêm thời giờ duyệt lại những diễn biến trong mấy ngày qua, để biết chắc ḿnh đă suy đoán đúng. Làm việc với nhau nhiều năm giúp cho người ta biết ư mà không cần nói, như vợ không cần giải thích chuyện sắp làm mà chồng cũng hiểu. Từ hôm thứ Hai đầu tuần, tôi đă linh cảm có chuyện bất thường sắp xảy ra cho tôi. Thường ngày vài người trong nhóm giám đốc vẫn rộn ràng khoe chuyện với tôi, mấy bữa nay lại im re, tránh ánh mắt mỗi khi chúng tôi đi ngược chiều trong hành lang; một ông giám đốc c̣n lịch sự quá đáng, đứng giữ cửa pḥng vệ sinh khi thấy tôi đang bước tới. Lúc trước làm ǵ có chuyện đó. Thành thử đến chiều thứ Sáu hôm ấy tôi gần như biết chắc chuyện sắp đến trong căn pḥng đóng kín cửa của một giám đốc.

“Cám ơn Đạt đă giúp đài trong những năm qua,” một trong các gia chủ của “đại gia đ́nh” vừa nói câu đầu tiên vừa xem phản ứng của tôi.

Sao lại “cám ơn?” Tôi thắc mắc mà không tiện hỏi. Tôi ngồi thẳng, không dựa vào lưng ghế như trong những lần vào đây để bàn bạc chuyện của đài. Vị giám đốc ḍ hỏi rằng nếu không viết tin th́ tôi có cách nào để sống hay không. Tôi lắc đầu, nói thật rằng giấy phép hành nghề địa ốc của tôi không giúp ích ǵ trong lúc thị trường đang bị suy sụp, người bán nhà th́ nhiều mà người mua không có, viết tin vẫn là nghề chính kiếm cơm. Nghe nhắc đến thị trường nhà đất, vị giám đốc vịn vào đó và nói rằng quảng cáo cho đài cũng bị giảm, lợi nhuận không khá như trước, cần cắt giảm nhiều thứ.

Thấy vị ấy c̣n chần chừ, nói ṿng vo thêm về chuyện đài cần tiết kiệm chi phí, tôi hỏi thẳng, “Vậy hôm nay là ngày làm việc cuối cùng?” Tôi thấy một cái gật đầu thật nhẹ, miễn cưỡng. “C̣n những ngày nghỉ hè chưa dùng th́ tính sao?” tôi hỏi tiếp, hy vọng có chút tiền cầm cự thêm vài tuần.

“Bên kế toán sẽ giải quyết ngay chiều nay,” người ấy trả lời nhanh như muốn dứt ư với một thông điệp khó nói nhưng cần nói. Vậy là chuyện của tôi đă được “giải quyết ngay chiều nay” sau mười mấy năm chung sống.

Vốn là kẻ không nhiều lời, mà thấy họ đă bàn tính xong với nhau, không c̣n ǵ để bàn căi cho dù ngân sách không chắc là lư do chính, tôi đứng dậy toan bước ra ngoài. Vị giám đốc bỗng hỏi, “Khi nào đài cần th́ Đạt làm tạm vài ngày mỗi tuần được không?”

Người ấy đưa ra một giá thù lao mà tôi nhẩm tính chỉ bằng nửa tiền lương tôi đang nhận, lại không có bảo hiểm, không có một ‘benefit” nào hết. Tôi không hiểu sao họ đề nghị một giá lương thấp như vậy, kiểu như vợ chồng vừa ly dị xong th́ ông chồng bỗng hỏi, “Thỉnh thoảng em cho anh ghé nhà ‘chơi’ một cái có được không, đỡ tốn công căi nhau mà vẫn đáp ứng nhu cầu?”

 “Để về tính lại,” tôi đáp thay cho một lời cuối mà tôi không biết phải nói sao trong lúc ráng bước ra cửa một cách b́nh tĩnh sau khi bị mấy cú đấm suưt té xuống sàn nhà.

Có lẽ trong đời tôi chưa bao giờ nghe rơ bước đi của ḿnh như lúc trở về bàn làm việc chiều hôm ấy. Ngày đó cũng là lần đầu tiên trong mười-ba năm tôi mặc một áo lạnh có nón trùm đầu đến sở làm. Cuối tuần trước vợ chồng chúng tôi đă lái xe lên Bắc California, t́m lại những kỷ niệm ở một khu chung cư cũ và mấy dăy phố xưa tại Marysville. Thời tiết ở miền bắc lạnh hơn ở Quận Cam rất nhiều, mà tôi lại quên mang theo áo lạnh trong lúc vội vàng rời Bolsa để t́m những giây phút thư giăn, nên đến Marysville vợ chồng tôi liền vào một tiệm tạp hóa Walgreen để t́m một chiếc áo ấm giá rẻ. Tôi chọn ngay một áo “hood” màu xanh lá cây, vừa mặc cho ấm lúc dạo bờ hồ vào một buổi sáng mùa thu, vừa có một món quà lưu niệm thực dụng của một chuyến đi cuối tuần. Đến ngày thứ Sáu sau đó thời tiết ở Quận Cam cũng lạnh, nên tôi chọn khoác chiếc áo trùm đầu với quần jeans đi làm thay v́ mặc một bộ y phục chỉnh tề như mọi ngày. Không lẽ v́ mặc áo mới này mà ḿnh bị xui? Bị người ta đuổi việc? Tôi muốn trùm nón áo che kín đầu như một tu sĩ nhà ḍng, nhưng rồi chỉ thọc tay trong túi áo, nghĩ vẩn vơ trong lúc bước về bàn ở trong “xó.”

Mấy phút sau tôi loay hoay một ḿnh trong cái “xó” ấy, t́m một thùng giấy để đựng mấy món tài sản riêng tư cần mang về nhà: vài cuốn tự điển – vũ khí cần thiết cho nghề “dziết tin” của tôi, dăm cây viết mực, một cuốn sổ, một hộp trà xanh. Một ông sếp cấp thấp ngồi chung pḥng đă biến đâu mất từ hồi trưa, như muốn tránh thấy tôi trong giây phút tản cư tang thương ở đoạn chót của một cuộc chiến. Tôi lôi ra dưới gầm bàn hai thùng giấy lớn gấp đôi hộp đựng giày được cất giữ trong nhiều năm. Hai thùng này lưu trữ những tài liệu, những bài báo liên quan đến cộng đồng người Việt. Thời mới viết tin cho đài, phương tiện Internet chưa phổ biến nên t́m tài liệu rất khó. Tôi cắt xén những bài báo được viết bằng tiếng Anh cũng như tiếng Việt, và cất trong hai thùng giấy nằm dưới gầm bàn, chỉ cần đá một cái là biết kho tài liệu quí giá vẫn c̣n đó mặc dù sau này tôi không c̣n mở ra xem thường như lúc trước. Cùng với một mớ giấy tờ khác, hai thùng giấy được tôi ôm ra băi đậu xe và thảy vào một thùng rác lớn. Trong bóng chiều nhá nhem, một giám đốc đă tránh nh́n khi thấy tôi bước gần thùng rác. Ông quay lưng trước khi ngồi vào một chiếc Mercedes trắng, chuẩn bị lái xe chở vợ rời đài. Cũng không c̣n ǵ để nói sau mười mấy năm chung một con đường. Tôi quay nh́n gốc cây olive trong khoảng đất hẹp. Trong bóng tối của một buổi chiều vừa tắt nắng, tôi đăm chiêu quan sát gốc cây một hồi lâu như muốn nhớ hết những chi tiết trên thân thể của người bạn già chỉ biết lắng nghe, trước khi ngoảnh mặt đi nơi khác và biết khó có ngày về để gặp lại nó.

Trở lại cái “xó,” tôi thoáng nghe một chút ngậm ngùi khi tháo gỡ những tấm ảnh mà tôi từng treo trên tường. Mấy bức ảnh lưu niệm của những ngày nghỉ hè đă giúp cho tôi có thêm sức chịu đựng để phấn đấu trong những giai đoạn khó khăn nhất. Đài trải qua nhiều đổi thay trong hơn một thập niên tôi ngồi trong cái am. Như một đứa trẻ nắm túi ăn trưa trong lúc bị mấy tên lớn xác bắt nạt ở trường học, tôi từng gh́ chặt việc làm, không buông tay trong những lần bị áp lực phải thay đổi tính độc lập của tôi. Cuối cùng tôi cũng bị đẩy ra khơi như các thuyền nhân trong cơn biến loạn sau năm 1975.

Công tác dọn dẹp để “ra khơi” diễn ra nhanh hơn tôi tưởng. Trong ṿng hai-mươi phút tôi dọn hết những giấy rác, bỏ vào thùng những ǵ cần mang về nhà và tháo mấy tấm h́nh. Trước khi tắt máy điện toán một lần cuối, tôi viết một thư email gởi lời giă từ vội vă đến các đồng nghiệp c̣n làm việc cho đài ở Quận Cam, San Jose và Houston. Thứ Sáu hôm ấy là ngày 9 tháng 11, nên tôi viết đùa rằng đó là biến cố 9/11 của đời tôi. Một ngôi tháp của niềm tin ở trong tôi đă sụp đổ mà măi đến sau này tôi mới biết thương quí sự tan vỡ trong cuộc đời. “Ông Vua Quét Đường” đă giúp tôi nhận ra điều đó mà tôi sẽ viết sau.

Giữa lúc đang “rút quân” tương đối có trật tự như vậy, tôi cũng gượng cười được một lần để rồi thấy được sự trớ trêu trong cuộc sống. Một cô xướng ngôn viên làm việc ca đêm bước vào pḥng toe miệng cười đúng lúc tôi đang tháo mấy bức h́nh ở trên tường. Cô ấy nói lớn như muốn thông báo sự có mặt của ḿnh ở trong pḥng, “Thấy anh Đạt là vui. Anh lúc nào cũng cười, không vui sao được. Ha! Anh đang vui phải không?”

Lời chào rộn ràng khiến tôi phải nhanh tay lột một khuôn mặt mà chắc là rất buồn bă và bí xị của ḿnh lúc ấy, để trở về với một nụ cười tươi tắn mà tôi luôn dành cho mọi người từ lúc bước vào sở. Biết ai cũng phấn đấu để làm tṛn công việc ở một nơi mà những cá tính thường va chạm, dễ bùng nổ, tôi cố t́m một lời khích lệ vui để nói hoặc mỉm cười vu vơ cho không khí bớt căng thẳng. Đôi khi tôi xem đó như một bổn phận để giúp mọi người và cho chính tôi được sống qua một ngày mà không gây hại cho ai. “C̣n thấy nhau là vui chứ,” tôi đáp lớn với một nụ cười để cho cô xướng ngôn viên vui ḷng trước khi cô quay gót lao đầu vào những trách nhiệm nặng nề ở pḥng phía trước.

 

(c̣n tiếp)

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 10/12/10