CƠI TÂM HƯƠNG
Diệu Trân
Kinh Duy Ma Cật có một chương giới thiệu quốc độ của Đức Phật Hương Tích. Quốc độ đó có tên là Chúng Hương, nơi đó không có hàng Thanh Văn, Duyên Giác, mà chỉ có chúng Đại Bồ Tát ngồi thanh tịnh dưới những cội cây hương, nghe đức Hương Tích Như Lai giảng pháp bằng hương thơm chứ không bằng ngôn tự. Mỗi vị Bồ Tát, tự cảm nhận sự vi diệu của làn hương mà chứng Tam Muội Nhất Thiết Đức Tạng.
Ngoài đức Hương Tích Như Lai ra, tất cả chúng Đại Bồ Tát ở quốc độ ngát thơm này chưa từng biết đến những cơi nước ô nhiễm khổ đau, chẳng hạn như cơi Ta Bà mà Đức Thích Ca Mâu Ni đang có mặt để giáo hóa chúng sinh. Chỉ đến khi một vị Bồ Tát hóa hiện từ cơi Ta Bà, vượt qua bốn mươi hai hằng hà sa cơi Phật, đến quốc độ Chúng Hương với nhiệm vụ xin thỉnh cơm dư từ cơi nước này, mang về pháp hội Yêm La, thành Tỳ-Da-Ly để đại chúng đang nghe pháp tại đó được thọ dụng, chúng Đại Bồ Tát cơi nước Chúng Hương xin tháp tùng theo để đảnh lễ đức Phật Thích Ca Mâu Ni, th́ những Chư Bồ Tát đó mới biết rằng ngoài cơi nước tuyệt đối thanh tịnh, thơm tho như Chúng Hương, c̣n có những cơi nước tràn ngập khổ đau và uế nhiễm.
Các vị Bồ Tát đó đă ngạc nhiên khi biết đức Thích Ca Mâu Ni không giảng pháp bằng hương thơm mà bằng ngôn tự. Không những thế, ngôn tự Ngài dùng là những lời nghiêm nghị về bao sự thật phũ phàng, cốt nhắc nhở chúng sinh cẩn trọng tránh né:
“Đây là địa ngục. Đây là súc sinh. Đây là ngă quỷ. Đây là nơi tái sinh cho kẻ ngu muội. Đây là tà hành của thân; đây là quả báo cho tà hành của thân. Đây là tà hành của miệng; đây là quả báo cho tà hành của miệng. Đây là tà hành của ư; đây là quả báo cho tà hành của ư. Đây là sát sinh; đây là quả báo của sát sinh. Đây là tham lam; đây là quả báo của sự tham lam. Đây là thù hận; đây là quả báo của sự thù hận. Đây là tŕ giới, đây là phạm giới. Đây là hữu lậu, đây là vô lậu. Đây là tà đạo, đây là chánh đạo. Đây là thế gian, đây là Niết Bàn …v…v…V́ tâm tính người khó chuyển nên phải bằng nhiều phương cách giáo hóa để điều phục họ” (*)
Nghe như thế, các vị Bồ Tát từ cơi nước Chúng Hương đều sửng sốt trước Tâm Đại Bi của đức Thích Ca Mâu Ni v́ Ngài tự nguyện ở lại cơi Ta Bà ngũ trược này để giáo hóa chúng sinh vô minh nơi đây. Bỗng nhiên, theo ḷng ngưỡng phục đức Thích Ca Mâu Ni, bao uế nhiễm khi vừa nh́n thấy cơi Ta Bà chợt biến thành hoa sen. Chư Bồ Tát cơi Chúng Hương nhận ra ngay, lời Trưởng giả Duy Ma Cật là hoàn toàn đúng khi nói về Mười Pháp Thiện ở cơi Ta Bà mà không cơi Tịnh Độ nào khác có. Mười Pháp Thiện đó là:
“1- Lấy huệ thí đối trị bần cùng.
2- Lấy tŕ giới đối trị phạm giới.
3- Lấy nhẫn nhục đối trị sân nhuế.
4- Lấy tinh tấn đối trị giải đăi.
5- Lấy thiền định khắc phục loạn ư.
6- Lấy trí huệ dẹp tan vô minh.
7- Nói pháp trừ nạn để vượt qua tám nạn.
8- Dạy pháp Đại Thừa cho người c̣n chấp pháp Tiểu Thừa.
9- Lấy các thiện căn giúp người vô đức.
10-Thường dùng bốn nhiếp pháp để thành tựu chúng sinh”.(*)
Trước chặng đường giáo hóa cực kỳ gian nan đó, chư Bồ Tát cơi Chúng Hương không thể không hỏi Trưởng giả Duy Ma Cật là Chư Bồ Tát trong cơi Ta Bà này phải thành tựu bao nhiêu pháp để đường tu hành của quư Ngài không bị chướng ngại?
Trưởng giả Duy Ma Cật giải bầy rằng, quư Ngài phải thành tựu tám pháp. Đó là:
“1- Làm lợi ích chúng sinh không cầu báo đáp.
2- Chịu thay chúng sinh hết thảy khổ năo, và hồi hướng công đức đă làm cho chúng sinh.
3- Tâm b́nh đẳng với chúng sinh, khiêm hạ, vô ngại.
4- Tôn kính Chư Bồ Tát như đối với Chư Phật.
5- Khi nghe kinh chưa từng nghe cũng không khởi nghi hoặc.
6- Không đối nghịch với pháp của hàng Thanh Văn.
7- Không ganh tỵ v́ người được cúng dường, không tự cao lợi đắc của ḿnh, trái lại, ở đó tự chế ngự tâm ḿnh.
8- Thường tự xét lỗi ḿnh, không tranh tụng sở đoản của người, nhất tâm cầu thành tựu mọi công đức. Đó chính là Tâm Pháp” (*)
Không biết rằng, sau khi viếng cơi nước Ta Bà, đảnh lễ Phật Thích Ca Mâu Ni, Chư Bồ Tát có c̣n an lạc khi trở về cơi nước Chúng Hương, ngồi dưới cội cây thơm thanh tịnh và nghe pháp bằng hương thơm trong tịch tĩnh hay không?
Tôi trộm nghĩ, với tấm ḷng từ bi, với trí tuệ của những bậc đại trí, Chư Bồ Tát cơi nước tuyệt hảo đó sẽ không c̣n an nhiên tận hưởng hương vị diệu hỷ nữa sau khi quư ngài đă biết rằng, ngoài kia, c̣n những quốc độ mà chúng sinh nơi đó đang ch́m đắm trong khổ đau, cần nhiều vị Phật như đức Phật Thích Ca Mâu Ni để giáo hóa thêm đông đảo hàng Bồ Tát, thực hiện được Mười Pháp Thiện và Tám Pháp Nguyện mới cứu độ được phần nào chúng sinh trong mười phương ba cơi!
Tôi lại trộm nghĩ, thế nào cũng có rất nhiều Bồ Tát cơi Chúng Hương, quỳ gối đê đầu trước đức Hương Tích Như Lai để xin tạm rời cơi Chúng Hương mà về cơi Ta Bà chập chùng uế trược, hầu hiệp lực cùng chư Bồ Tát nơi đây, cùng đi vào khổ năo chúng sinh mới mong cứu chúng sinh ra khỏi khổ năo. Chỉ khi nào cùng đói ta mới thực sự hiểu cái khổ của đói mà cứu đói, cùng bệnh ta mới thực sự hiểu cái đau của bệnh mà cứu bệnh. Nói cách khác, Bồ Tát cơi Ta Bà phải đi vào Tử để cứu Sinh, đi vào Tận để mở ra Vô Tận, đi vào Địa Ngục để dẫn lối Niết Bàn.
Muốn thế, Bồ Tát cơi Ta Bà phải tùy duyên hóa hiện.
Trộm nghĩ tới đây, tôi sửng sốt, bàng hoàng!
Có thể, tôi đă được thấy nhiều Bồ Tát mà chưa kịp nhận biết!
Chư Bồ Tát đó không chỉ do đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo hóa mà có thể c̣n là hóa thân của những Bồ Tát đến từ quốc độ Chúng Hương, cách xa bốn mươi hai hằng hà sa cơi Phật.
Thưa quư đạo hữu,
Quư đạo hữu thử nhiếp tâm nh́n kỹ xem.
Ḱa,
Ai khoan thai ngồi xuống, tự châm lửa, thay tiếng nói cho muôn người bị áp bức mà không thể nói?
Ai thanh thản đứng trước vành móng ngựa bạo quyền và im lặng mỉm cười từ ái?
Ai an nhiên nhận bản án Tử để trở thành Bất Tử v́ quyết làm những điều đáng làm?
Ai thiền định nhận đ̣n thù, xả báo thân mà ḷng không thù hận?
Ai lặng lẽ giữ vững chánh pháp mà tâm không lay động v́ hăm dọa, v́ lợi danh?
Ai thể hiện hạnh vô úy từ chính bản thân ḿnh để làm nơi nương tựa cho môn đồ tứ chúng giữa thời mạt pháp?
Nhiều lắm! nhiều lắm! kể sao cho hết, phải không, quư đạo hữu?
Trước gương sáng của Chư Bồ Tát đă xả báo thân hay c̣n hiện tiền, hàng Phật tử sơ cơ như tôi mà c̣n cảm thấy rất rơ, là tôi vô cùng hạnh phúc được có mặt nơi cơi Ta Bà uế trược, v́ nơi đây tôi được thấy tận mắt những Bồ Tát hóa thân, đă và đang mang Cơi Tâm Hương xông ướp uế độ này, làm nở những đóa sen tưởng không bao giờ được đón ánh mặt trời.
Tôi đă thấy, nào cần vượt bốn mươi hai hằng hà sa cơi Phật mới nếm được hương vị chén cơm Vi Diệu Pháp!
Cho nên học kinh, chúng ta thường được nhắc nhở là phải “giữ ư, buông lời” là vậy.
NAM MÔ ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT MA HA TÁT
Diệu Trân
(trích từ B́nh Thường Tâm Thị Đạo)
____________________
(*) Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết – Tuệ Sỹ Việt dịch.