CHIẾC XE ĐẠP

 Điều Ngự Tử Tín Nghĩa

 

Tôi xuất gia đầu Phật với Đại lăo Ḥa thượng Thích Mật Hiển, tọa chủ Tổ Đ́nh Trúc Lâm Đại Thánh, Cố đô Huế. (1)

Vào khoảng đầu hạ, ve sầu đă kêu vang khắp cả thị thành đến thôn quê ở Thừa Thiên - Huế. Các tỉnh khác ra sao th́ tôi không được rơ. Ngày tôi ở điệu, thành phố Huế mà đặc biệt là hai Đại lộ Trần Hưng Đạo và Lê Lợi chạy song song với Hương Giang đều có trồng những hàng phượng vĩ rất đẹp. Các trường như:  Quốc Học, Đồng Khánh th́ nhiều phượng vĩ hơn, trường Hàm Nghi th́ nhăn nhiều hơn phượng;  vùng Thành Nội  hai bên đường vừa nhăn và phượng vĩ. Đường Lục Bộ, đường Đinh Bộ Lĩnh (2) th́ toàn là nhăn;  riêng trường Nguyễn Tri Phương và trường Bồ đề Tả ngạn th́ đại khái chưa tới mười cây phượng vĩ... Mùa hè lá xanh rợp lại điểm hoa màu đỏ rực. Đặc biệt khi mùa hoa phượng bắt đầu nở th́ đóa hoa Ưu Đàm cũng xuất hiện với thế gian, đem ánh sáng phiêu diếu để soi sáng cho nhân thế chuyển mê khai ngộ. C̣n được gọi là hoa Vô Ưu, tức mùa Đản Sanh vậy.  Riêng hoa phượng th́ trong văn chương c̣n gọi là huyết phượng.

 Bản nhạc Nỗi Buồn Hoa Phượng có câu: “màu hoa Phượng thắm như máu con tim, ...”, là vậy đó.

Tôi đi học trường Bồ đề Tả ngạn. Ngày hai buổi vừa đi vừa chạy bốn bận cả đi lẫn về. Khi nào bị trễ, về không kịp cơm trưa hay cơm chiều th́ ghé vào Tổ đ́nh Linh Quang, nơi Thiền sư Mật Nguyện là Tọa chủ, để xin cơm ăn. Một đôi khi th́ qua xin cơm Từ Đàm (3).

Mỗi lần đi học như thế, thỉnh thoảng Sư phụ tôi thường hay đưa bài, hoặc một vài chuyện ǵ đó, được để trong bao thư và bảo đem ra đưa tận tay cho Ôn Trí Quang. V́ chúng tôi là những vị xuất gia từ tấm bé, được Bổn sư dạy dỗ kỹ càng. Được sống trong thiền môn quy củ, lại sống trong ḷng của cái nôi Phật giáo Cố đô Huế. Bao nhiêu những bậc thiền gia thạch trụ đều ở đây. Bản thân chúng tôi đi đến đâu ở vùng đất Huế là được gặp hoặc hầu cận chư vị Tôn túc, vừa được thân giáo vừa được khẩu giáo đầy đủ. Giờ này, nh́n lại đoạn đường đă đi qua, chúng tôi không c̣n được thấy lại những bầu không khí thiền vị của 45 năm trước. Nếu c̣n chăng th́ chỉ c̣n trong mỗi một chú tiểu mà ngày nay là ngôi vị Ḥa thượng hay ít nhất cũng là vị Thượng tọa có tuổi.

Tại sao, tôi lại phải nói xa xôi như thế. Lư do chính đáng nhất, là khi tuổi trẻ vào chùa học kinh luật, Sư phụ dạy như thế nào là nhất nhất thi hành. Nghĩa là y như luật dạy. Do vậy, khi tôi mang một phong thư đưa cho bất cứ một vị có niên cao lạp trưởng (tức là những bậc Đại Tỳ kheo), b́ thư đưa như thế nào, trao lại cho người được nhận y như thế đó. Không biết bên trong là cái ǵ, nói ǵ, v.v...

Các chú Điệu hoặc Sa di mỗi khi được sai bảo đến gặp các bậc lớn như thế th́ bắt đầu trống ngực đánh th́nh thịch gần như nghẹt thở. Đặc biệt là gặp Ôn Trí Quang, Ôn Trúc Lâm. Tôi cũng ở trong trạng thái đó, mặc dầu gặp Ngài cũng nhiều, cũng được thọ giáo, rồi cũng bị quỳ gối, cũng bị bớp tai, ...

Một buổi sáng đẹp trời, Sư phụ tôi bảo lên pḥng của ngài để lấy b́ thư dày dán sẵn để ở đầu nằm đem ra đưa tận tay cho Ôn Trí Quang. Tôi vâng lời ôm sách vở và phong thư dày cộm vừa đi vừa chạy đến trường như thường lệ;  tuy thế, sáng hôm nay, tôi phải có bổn phận mà Sư phụ giao phó, nên vừa đi vừa suy nghĩ vẩn vơ. Nếu gặp được Ôn Trí Quang liền th́ đỡ, v́ không phải nhờ các vị như bạn Vơ Phước, chú Thiện hay chú Tâm đi thưa tŕnh. Giá như không được diện kiến ngài để đưa phong thư liền th́ cũng mất ít nhất là một tiếng đồng hồ. Sáng nay lại là hai giờ toán của thầy Lợi, hai giờ Vật lư của thầy Thơ, giờ nào cũng quan trọng cả mà là bài mới nữa mới khổ chứ.

Vừa đi vừa nghĩ, thế mà đến cổng Từ Đàm lúc nào không hay. Bước lên hết các từng cấp của cổng chính, vào sân rộng bằng đá đỏ. Chưa được mười thước th́ từ nhà khách bước ra với chiếc áo dài nhật b́nh lam, đôi guốc gỗ đă ṃn, lốc cốc bước về phía tôi. Tôi để cặp xuống, cung kính chấp thay đảnh lễ.

Ngài hỏi:

- Đi mô mà sớm rứa?

Tôi cung kính trả lời:

- Bạch Ôn, con đi học.

Tôi vừa thưa vừa thưa tiếp:

- Bạch Ôn, Ôn con bảo ra ra đưa tận tay cho Ôn phong b́ này.

- Cái chi rứa?  Đưa đây, quỳ xuống đó.

Tôi không c̣n cách nào hơn, vâng lời quỳ xuống cái sân đất sỏi màu đỏ ấy mà tôi đă từng bao nhiêu lần qua lại.

Ôn Trí Quang cầm phong b́ đi thẳng vào pḥng. Tôi quỳ một lúc Ôn khuất sau cái hồ sen bán nguyệt rồi, th́ bạn Phước lại từ pḥng chạy ra và gặp tôi  đang quỳ.

Phước hỏi:

- Mần chi ra sớm mà lại bị ông già râu cho quỳ rứa?

Tôi trả lời:

- Ôn Trúc bảo đem đồ ra cho ông Già râu, đưa xong, ông cụ bảo quỳ xuống, chưa được mấy phút th́ bạn ra liền.

Hai chúng tôi đứng nói chuyện huyên thuyên. Hết chuyện học lại chuyện đánh bun tuần rồi. Bao nhiêu chuyện nói qua nói lại cũng gần cơm trưa. Nghĩa là tôi phải quỳ ở đó gần bốn tiếng đồng hồ, mà không dám đi đâu cả.

Nghe tiếng động. Hai chúng tôi nh́n vào hồ sen bán nguyệt, thấy bóng Ôn Trí Quang. Hai chúng tôi cùng bảo:

- Ông già ra.

Phước bỏ chạy trốn, c̣n tôi th́ ngoan ngoăn quỳ thẳng thớm, xem như không có chuyện ǵ xảy ra. Ôn Trí Quang thấy vậy, liền tiến về phía tôi.

Ôn hỏi:

- Mần chi mà quỳ xuống đó?

Tôi thưa:

- Ôn dạy con quỳ xuống đây.

- Hồi mô?

- Hồi sáng nay, khi con đưa phong b́ tŕnh Ôn.

- Rứa. Thôi đứng dậy, vô đây.

Ôn đi trước, tôi cúi đầu theo sau.

Vào pḥng Ôn bảo:

- Tới nơi học tủ lấy mấy đồng tiền chẵn, c̣n tiền lẻ để thầy đi xích lô. Tiền nớ bà đốc mới cho thầy đó.

Thật t́nh th́ tôi cũng chẳng biết bà đốc nào nữa và cũng không cần biết mà chỉ dạ và ngoan ngoan ngoăn lục tủ lấy tiền.

Mở tủ ra, tôi thấy 478 đồng. Tôi lấy 70 đồng, c̣n lại 402 đồng.

Ngài hỏi:

-  Lấy nhiều ít, đưa coi.

Tôi tŕnh:

- Dạ, thưa Ôn con lấy 70 đồng.

Vừa nói hai chữ “70 đồng” th́ nhận thêm một bớp tai nữa và bảo:

- Đă bảo lấy tiền chẵn, c̣n tiền lẻ để thầy đi xích lô. Bỏ lại chỗ cũ. Lấy 400 đồng mà mua sách vở, áo quần để đi học. Lo mà học nghe. Ham chơi, mai sau dốt th́ ṇi giống Trúc Lâm không giống ai.

Ḷng ngực tôi vừa đánh thùng thùng. Đem 70 đồng để đổi lấy 400 đồng. Hai tay vừa cầm tiền mà vừa run. Thật sự th́ từ kh́ ở điệu cho đến lúc này, tôi chưa bao giờ có số tiền lớn như vậy cả. Cúi đầu đảnh lễ. Hai tay vái lia lịa, thụt lùi ra cửa, đi một mách không kịp chào Phước.

Trưa đó, nhịn đói. Chạy tuốt về đường Phan Bội Châu, lầm lũi đi qua hết các tiệm xe đạp, xem chiếc nào vừa túi tiền của ḿnh có. Chiếc mắc nhất là ba ngh́n tám. Chiếc rẻ nhất là một ngàn hai. Tôi không làm ǵ được, lủi thủi cuốc bộ về chùa. Trên đường từ dốc Bến Ngự về đàn Nam Giao cũng có mấy nơi bán xe đạp, sửa Honda. Mới có cũ có. Đến tiệm nào tôi cũng liếc mắt nh́n xe đạp. Qua khỏi đồn Công binh Nam Giao, có tiệm sửa xe đạp cũ kỹ của chú Bé và cũng là chỗ quen biết. V́ Nguyễn Đ́nh Minh cháu gọi ông này bằng chú ruột cũng đi học Bồ Đề với tôi. Vào xin nước uống, trực nh́n chiếc xe đạp hơi cũ, treo bán giá bốn trăm mốt. Tôi trả giá, và ông Bé đă bán cho tôi là ba trăm bảy. Lấy được xe xong, đạp một mạch về chùa th́ vừa kịp cơm chiều. Chiếc xe tuy không mới, nhưng rất mới đối với tôi. V́ từ nay tôi không phải vừa đi vừa chạy như mọi ngày nữa. Chiếc xe gần như ráp bằng đồ nội hóa, người ta thường gọi là đồ lô. V́ tất cả phụ tùng đều chế tạo tại Chợ Lớn.

Về chùa ai cũng nh́n tôi và th́ thầm về chiếc xe đạp. Hai tuần sau, Ôn Trí Quang lái xe con cóc (Volkswagon) vào thăm Ôn Trúc. Tôi đang mặc đồ cụt, hí hoáy sửa máy nước để đưa nước vào hồ sen ở sân chữ khẩu của chùa. Ống dẫn vừa cũ lại nhỏ. Tôi hết gắn, bịt, vá chỗ này chưa tốt, chỗ kia x́ nước. Cứ thế chạy tới, chạy lui để lo sửa cho được. Ôn Trí Quang và Sư phụ tôi ngồi trên bờ lúc nào không hay. Khi ống nước bể xịt bắn tung tóe, làm ướt cả hai Ôn, mặt mày tôi tái mét, Ôn Trúc th́ cười, c̣n Ôn Trí Quang bảo:

- Mấy tuần trước tui bắt nó quỳ, chừ nó trả thù tui đó.

Hai Ôn vừa bị ướt cùng nhau vào nhà khách uống trà, ḷng tôi th́ nhẹ nhơm. Và chính Sư phụ tôi cũng không biết và không để ư chuyện Ôn Trí Quang mới nói là chuyện ǵ.

Cũng nhờ chiếc xe đạp này mà tôi không c̣n ngày hai buổi phải bốn bận đi về, vừa đi vừa chạy như thời gian trước đây và cũng nhờ nó mà tôi làm được nhiều việc nho nhỏ: nào là chạy đưa giấy tờ hoản dịch cho quư thầy ở các chùa trong tỉnh mỗi khi Sư phụ tôi đă ấn kư xong. Ôn Linh Quang bảo xuống nhà người thân ở hàng bè đường Huỳnh Thúc Kháng, sửa soạn chỗ ngủ cũng như thức ăn cho Đại đức Thích Hộ Giác, mà nay là ngôi vị Ḥa thượng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất ở quê nhà cũng như ở hải ngoại. Ngài đă cùng tôi chung lưng đấu cật để h́nh thành cho được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Tại Hoa Kỳ vào các ngày 25, 26 và 27 tháng 09 năm 1992, tại San Jose, dưới sự chỉ đạo của Đức Đại lăo Ḥa thượng Thích Đôn Hậu, đương kim Xử lư Viện Tăng Thống; sau đó Giáo hội được chọn làm Văn Pḥng II Viện Hóa Đạo. Ngài v́ biết im lặng nên b́nh chân như vại, c̣n tôi th́ bị hất chân ra khỏi Giáo Hội, mang tiếng “tiếm danh” và đủ thứ, ...

Chiếc xe đạp này, Sư bà Diệu Không nhờ xuống nhà người thân lấy đồ đạc để sư cô Trí Hải hóa trang vào Sài g̣n năm 1966, khi Ôn Trí Quang tuyệt thực tại tỉnh đường Thừa Thiên. V́ Sư cô là thông dịch viên của Ôn, mà Thiếu tá Sảnh, Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn Trâu Điên khi ra đàn áp Phật giáo tại miền Trung ra lệnh lùng bắt. Ông c̣n hăm dọa nếu bắt được Sư cô sẽ lấy làm hầu thiếp. Cũng nhờ chiếc xe đạp này, tôi làm phương tiện đi dời xác nạn nhân Mậu Thân gần cả tháng hơn ở Chợ Tuần, Chợ Sam, Gia Hội, Cồn Hến, Băi Dâu, ... được sự cho phép và hướng dẫn của Sư phụ tôi.

Chiếc xe đạp này, đă cùng cọng tác với giáo sư Vơ Văn Bằng, xuống Băi Dâu dời xác nạn nhân Mậu Thân. Sau này dân Phú Vang có cảm t́nh nên khi Giáo sư Bằng ra ứng th́ được đắc cử và làm Tổng thư kư, khi ấy cụ Nguyễn Khoa Phẩm làm Chủ tịch, Hội đồng Hàng tỉnh Thừa Thiên. (4)

Cũng chiếc xe đạp ấy, mà lên vận động các Khuôn hội quận Nam Ḥa, khi Thiếu úy Trần Quang Thuận đắc cử Hội đồng Hàng tỉnh đơn vị quận này và từ đó đi thẳng vào ghế Thượng viện của Đệ nhị Việt Nam Cộng Ḥa, liên danh Hoa Sen;  làm cho anh Lê Văn Hảo, đương kim Thư kư của quận này thất cử ngay kỳ đầu. Giúp nhị vị Sư bà Thể Quán và Cát Tường lên xuống chùa Diệu Đế, tiếp tay phát mùng mền, gạo muối cho đồng bào bị lũ lụt qua chương tŕnh từ thiện.

Đưa các Giáo sư Lê Tuyên, Ngô Văn Bằng lên tá túc một thời gian ở Tổ Đ́nh Trúc Lâm, khi tranh đấu cho dân chủ, thành lập nền Đệ nhị Cộng Ḥa. (5)

Chiếc xe đạp này đă đi quanh các quận như Nam Ḥa, Hương Trà, Hương Thủy và Phú Vang để vận động cho Thiếu tá Tỉnh trưởng Quảng Tín Nguyễn Ngọc Nghĩa, Trần Ngọc Giao, Nguyễn Phước Vĩnh Tùng, … trong cùng một liên danh vào Hạ viện của Việt Nam Cộng Ḥa, đánh bạt liên danh Lê Đ́nh Cai.

Chuông lớn chuông nhỏ,

Cái trống, cái mơ,

Bỏ chung một b́.

C̣n nhiều chuyện vui vui nữa, nhưng khổ báo có hạng, chúng tôi xin tạm kết ngang đây là:  Nếu không v́ chí hướng tu tập qua sự trực tiếp giáo dưỡng của Sư phụ tôi là Đại lăo Ḥa thượng Thích Mật Hiển và các bậc thiền gia thạch trụ tại Cố đô Huế, th́ tôi không có được cái ngày hôm nay. Viết vài ḍng nhỏ đầy kỷ niệm này, để tự cảnh tỉnh cho ḿnh đừng làm sai Giáo luật của Phật, đừng đi theo đường tà;  v́ trong tâm khảm luôn luôn có Sư phụ, Ôn Trí Quang và các bậc lương đống mà tôi đă được thọ giáo. Các Ngài đă một thời hy hiến cho Đạo pháp và Quê hương.

Tôi viết lên một vài kỷ niệm nhỏ nầy để tự khắc phục lấy bản thân, làm kim chỉ nam cho ḿnh;  không quên lời Sư phụ căn dặn: ...“Đừng v́ chùa to Phật lớn, đừng v́ bổn đạo đông nhiều mà quên đi chí nguyện đẹp lúc ban đầu phát tâm xuất gia, ...”.

 

Ghi chú :

1.- Muốn biết rơ chi tiết, xin quư liệt vị, đón đọc những tác phẩm:  Trúc Lâm Thiền Phái Tại Huế, Ôn Mật Hiển của chính tác giả bài này qua www.todinhtudamhaingoai.org.

2.-  Dân địa phương thường gọi là đường Cầu Kho

3.-  V́ có người bạn là anh Vơ Phước (Huệ Trí) chung trường, cùng lớp mà khác ban. Tôi học ban B, Phước học ban C.

4.-  Cựu Giáo sư kiêm Hội đồng Hàng tỉnh Vơ Văn Bằng nay là HO đang cư ngụ tại Santa Ana. Anh cũng t́m cách giúp chùa mua một chiếc máy cày. Và, tôi là tu sĩ đầu tiên ngồi trên máy cày để cày ruộng. V́ chùa tôi sống theo nông thuyền từ Tổ Giác Tiên, Khai sơn Trúc Lâm Đại Thánh tự.

5.- Giáo sư Nguyên Trung Ngô Văn Bằng, hiện sinh sống tại San Jose, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút báo Chánh Đạo một thời gian khá lâu, nay đă đ́nh bản.

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 05/06/10