CHÁO NÓNG HAY NGƯỜI NÓNG

Thích Minh Dung

 

Năm đầu mới vào chùa, tôi được học một bài Phật pháp được trích ra từ cuốn luật Sa Di có liên quan tới sự vội vàng trong các sinh hoạt của thiền sinh. Bài Phật pháp ngắn nhưng tốn rất nhiều công phu để thực tập mới có thể thuần thục. Chùa tôi  tăng chúng dùng sáng thường là cháo trắng với nước tương. Cháo được đựng trong một bát lớn cho mỗi phần ăn bốn người. Cháo rất nóng và các chú tiểu hay vội vàng cho nên đôi lúc tạo ra sự dộp lưỡi.

Bảy giờ sáng là giờ ăn của đại chúng. Sau khi nghe tiếng khánh và cả chúng đồng niệm Phật rồi đến phút quán tưởng sự khổ nhọc của người nông phu để chúng tôi có được bát cháo này. Thầy giám học nói bài pháp đặc biệt hôm nay liên quan tới  cháo nóng. Thầy dạy rằng, trong luật có một đoạn đối thoại giữa người đệ tử và vị đạo sư về tô cháo nóng khi đang dùng sáng.

Người đệ tử thưa khi đang dùng cháo: "Bạch Thầy, cháo nóng quá".

Thầy trả lời bằng cách hỏi lại người đệ tử: "Cháo nóng hay chú nóng".

Người đệ tử im lặng trong lúng túng và cuối cùng hiểu được ư Thầy muốn dạy ǵ.

Thầy Giám học dạy cho đại chúng, rằng cháo có nóng thật, nếu không nóng th́ làm sao hơi bay lên nghi ngút thế này. Cháo vốn đă nóng mà người ăn cháo c̣n nóng hơn.  Sự vội vàng và hấp tấp của chúng ta trong khi ăn đă làm cho bữa ăn sáng không được an lành mấy. Sự nóng của tô cháo cộng thêm sự nóng của người ăn cháo làm sao có được hương vị giải thoát ít nhiều trong khi ăn. Thầy dạy sự vội vàng và hấp tấp thường không làm cho sự việc được nhanh hơn và đẹp hơn mà nhiều khi c̣n gây ra sự bất ổn nữa. Thầy dạy đại chúng cần thực tập sự khoan thai và từ tốn trong mọi sinh hoạt của nhà chùa. Tất cả mọi động tác cần phải hiển lộ nét thanh thoát của người xuất gia.

Sống trong một đất nước đầy bận rộn như Mỹ, công việc chùa hay bất cứ công việc nào ở công sở, thường làm cho con người không đủ th́ giờ để thở. Nếu không nhanh tay lẹ chân th́ làm sao công việc được hoàn tất. Làm sao có thể làm chậm răi, đi chậm răi, nói chậm răi và ăn chậm răi được. Khó. Muôn vàn khó để làm việc trong thư thả. Nhưng nếu chúng ta ngẫm nghĩ cho kỹ, chính sự vội vàng đă đưa chúng ta đến căng thẳng và mệt nhừ sau một ngày làm việc.  Chúng ta sống và làm việc với nhiều ngày trong hấp tấp, rồi dần dà nó trở thành thói quen với chúng ta. Chúng ta vẫn vội vàng trong lúc công việc đang thư thả.

Pháp điều tâm trong Phật giáo, dạy chúng ta làm cho tâm ḿnh được an. Tâm không thể an nếu thân quá nhiều "trạo cử", có nghĩa là vội vàng và lăng xăng.  Càng vội vàng th́ hơi thở của chúng ta không được điều ḥa. Trong khi tọa thiền quán chiếu, ba việc điều ḥa cần phải thực tập, đó là: điều thân, điều tức và điều tâm. Điều thân là làm cho thân ḿnh ngồi ngay thẳng. Điều tức là làm cho hơi thở ra vào đều đều không có lúc nhanh và chậm. Điều tâm th́ làm cho tâm không rơi vào phù trầm, tán loạn.  Ba kỷ thuật làm cho tâm được an này không chỉ áp dụng trong lúc ngồi thiền mà c̣n áp dụng một cách thông minh qua các hành động đi, đứng, nằm, ngồi hay làm việc.

Nếu trong các sinh hoạt hằng ngày của một thiền sinh đầy vội vă và bất cẩn th́ trong giờ ngồi thiền vị thiền sinh ấy khó có thể điều phục được tâm ư lắm. Tâm của vị thiền sinh ấy  dễ bị loạn động và ngủ gật. Nếu một thiền sinh không kiểm soát được thân và động tác của ḿnh th́ vị ấy không có khả năng kiểm soát được tâm. Nói một cách khác, không thể làm cho tâm ḿnh được an trong lúc tu tập. Giải thoát là sự b́nh an của tâm. Tâm ḿnh càng an bao nhiêu th́ mức độ giải thoát ḿnh càng cao bấy nhiêu.

Chúng ta muốn được tâm an không hẳn để mong cầu hứng quả, nhưng chúng ta để đối trị những khổ đau thường trực thường xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Sự căng thẳng là một. Ai sống ở đất nước này mà ít than thở rằng, họ không bị căng thẳng của áp lực từ công sở và gia đ́nh, người ấy đang sống trong đại phúc.  Tô cháo nóng hay người nóng có thể đổi câu nói này thành công việc bận rộn hay người bận rộn để chúng ta cùng tư duy và thực tập.

Thông thường sự căng thẳng thường đến với chúng ta v́ công việc quá nhiều trong cùng một lúc. Bên cạnh đó, chúng ta thường có thói quen chờ đợi tới giờ chót mới làm. Chúng ta trở nên vội vàng, hấp tấp. Chính vội vàng và hấp tấp đă gia tăng áp lực căng thẳng của chúng ta nhiều. Chúng ta điều tâm và điều trị tâm bệnh căng thẳng bằng sự thực tập thư thái trong mọi sinh hoạt hằng ngày. Dĩ nhiên, có những việc rất khẩn và ta không đủ khả năng để làm cho tâm ḿnh phải b́nh tỉnh hay thư giăn trong lúc đó, nhưng c̣n bao nhiêu việc khác trong ngày, không lẽ việc nào cũng khẩn hay sao.

Tập thở chậm và thư thái trong lúc vừa làm việc sẽ giúp cho tâm trụ và b́nh an một phần nào. Chúng ta tập vừa thở vừa niệm Phật theo hơi thở trong lúc rảnh giữa ngày làm việc. Tập đi bộ chậm răi vài phút sau khi dùng trưa. Chúng ta thường lập lại câu nói công việc bận rộn hay người bận rộn trong lúc ḿnh  thật sự bận rộn. Công việc bận rộn nhưng nếu ḷng ḿnh ít bận rộn th́ việc trên sẽ thư thả hơn. Tô cháo nóng, nếu chúng ta không vội vàng ăn  th́ tô cháo nóng kia có thể trở nên nguội dần. Chúng ta chắc chắn sẽ được an và giảm nhiều sự căng thẳng trong cuộc sống đầy vật lộn này.

Thích Minh Dung

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 03/12/10