ẤN ĐỘ: Các nhà
lănh đạo Phật
giáo bày tỏ ḷng
biết ơn chính
phủ v́ đă đưa
‘Pali’ vào danh
sách ‘ngôn ngữ
cổ điển’
Mumbai, Ấn Độ -
Ngày 5-10-2024,
các nhà lănh đạo
Phật giáo Ấn Độ
đă gặp Thủ tướng
Narendra Modi và
bày tỏ ḷng biết
ơn đối với quyết
định của chính
quyền trung ương
đưa tiếng Pali
vào danh sách
‘ngôn ngữ cổ
điển’.
Trong cuộc hội
kiến, các nhà
lănh đạo Phật
giáo cũng đă đọc
một số câu thơ
bằng tiếng Pali
như một dấu hiệu
của sự cảm kích.
Ngôn ngữ Pali là
ngôn ngữ thiêng
liêng đối với
Phật tử v́ đây
là ngôn ngữ của
kinh điển Phật
giáo Nguyên thủy
- được gọi là
Kinh điển Pali –
vốn chứa đựng
những giáo lư
cốt lơi của Đức
Phật. Nó kết nối
những người thực
hành với các
nguồn gốc lịch
sử của Phật giáo,
làm phong phú
thêm sự hiểu
biết của họ về
các khái niệm
chính như vô
thường, đau khổ
và vô ngă.
Đức Phật đă sử
dụng tiếng Pali
để thuyết giảng
và các tín đồ
của Ngài đă sử
dụng nó để
truyền bá những
lời dạy của Ngài
trên khắp thế
giới.
Vào ngày 3-10,
Nội các Liên
bang đă phê
duyệt việc công
nhận vị thế ngôn
ngữ cổ điển cho
các ngôn ngữ
Marathi, Pali,
Prakrit, Assam
và Bengali.
(ANI – October
6, 2024)
Các nhà lănh đạo
Phật giáo Ấn Độ
và Thủ tướng
Narendra Modi
Photo: Business
Standard
BHUTAN: Ḥa
thượng Pomnyun
Sunim khảo sát
các dự án Phát
triển Bền vững
tại Bhutan
Ḥa thượng
Pomnyun Sunim -
vị Pháp sư Hàn
Quốc đáng kính
và là nhà hoạt
động Phật giáo
dấn thân xă hội
- đă trở lại
Bhutan vào đầu
tháng 9. Ông đă
tiến hành nhiều
cuộc khảo sát
cộng đồng và
hoạt động phát
triển xă hội
trong các cộng
đồng xa xôi,
nhằm mục đích
cải thiện chất
lượng cuộc sống
hàng ngày và
khảo sát kỹ các
dự án phát triển
bền vững vốn có
thể đóng vai tṛ
là mô h́nh để
nhân rộng trên
toàn thế giới.
Trong chuyến
thăm gần đây
nhất của ḿnh,
Ḥa thượng
Pomnyun Sunim đă
tổ chức một hội
thảo 3-ngày về
phát triển bền
vững cho các
cộng đồng nông
thôn ở miền
trung Bhutan.
Các hoạt động
của Ḥa thượng
Pomnyun Sunim
tại Bhutan đang
được tổ chức cứu
trợ nhân đạo
Phật giáo JTS
Hàn Quốc thực
hiện với sự hợp
tác của Chính
phủ Hoàng gia
Bhutan.
Trong những ngày
sau khi kết thúc
hội thảo, Ḥa
thượng Pomnyun
Sunim đă có bài
thuyết tŕnh tại
trường Cao đẳng
Hoàng gia
Thimphu, và tổ
chức các cuộc
họp để thảo luận
về hợp tác và
cộng tác với các
quan chức từ Hội
đồng Du lịch
Bhutan, Bộ Nông
nghiệp và Hội
Tarayana, nơi
thực hiện các dự
án xóa-nghèo ở
các vùng nông
thôn.
(Buddhistdoor
Global – October
2, 2024)
Hoạt động khảo
sát các dự án
Phát triển Bền
vững tại Bhutan
của Ḥa thượng
Hàn Quốc Pomnyun
Sunim
Photos:
Jungto Society
HOA KỲ: Trung
tâm Phật giáo
Bodhi Path trên
đảo Martha's
Vineyard kỷ niệm
25 năm thành lập
Trung tâm Phật
giáo Bodhi Path
tại Martha’s
Vineyard,
Massachusetts,
bắt đầu hoạt
động vào năm
1999 và 25 năm
sau, nơi đây đă
trở thành trung
tâm thực hành
Phật giáo trên
đảo này.
Vào ngày
18-9-2024, trung
tâm đă kỷ niệm
25 năm thành lập
bằng cách khánh
thành một bảo
tháp mới. Bảo
tháp này bằng đá
xám, có h́nh ảnh
Đức Phật đang
thiền định ở hai
bên, được xây
dựng tại Nepal
và vận chuyển
đến Hoa Kỳ.
Bảo tháp đă được
lắp ráp bởi
Celio Guimaraes
- chủ doanh
nghiệp cảnh quan
địa phương tại
Martha’s
Vineyard - và
được các thành
viên của Bodhi
Path đặt gần
ṭa nhà thiền
định của trung
tâm.
Bảo tháp nói
trên của Trung
tâm Phật giáo
Bodhi Path có
chứa những câu
thần chú được
viết trên giấy,
cũng như những
chiếc b́nh báu
và một pho tượng
Đức Phật Thích
Ca Mâu Ni.
Trong 25 năm
hoạt động, Trung
tâm Phật giáo
Bodhi Path tại
Martha’s
Vineyard đă tạo
dựng được danh
tiếng là một
thiên đường yên
tĩnh và thanh
b́nh. Tọa lạc
tại thị trấn
West Tisbury và
do vị thầy
thường trú là
Lạt ma Yeshe
Drolma điều hành,
Trung tâm Phật
giáo Bodhi Path
cung cấp 3 buổi
thiền định hàng
tuần và thường
xuyên tiếp đón
các vị thầy và
tôn bảo đến thăm
từ mạng lưới
Bodhi Path.
(Buddhistdoor
Global – October
3, 2024)
Bảo tháp mới tại
Trung tâm Phật
giáo Bodhi Path
Photo:
vineyardgazette.com
ẤN ĐỘ: Dự án Chư
ni Tây Tạng công
bố kết quả kỳ
thi Geshema 2024
dành cho các nữ
tu sĩ Phật giáo
Dự án Chư ni Tây
Tạng (TNP), một
tổ chức từ thiện
tại Hoa Kỳ - có
trụ sở ở Seattle
và Quận Kangra
của bang
Himachal
Pradesh, Ấn Độ -
vào tháng 8 đă
công bố kết quả
kỳ thi kỷ lục
144 nữ tu sĩ
Phật giáo vốn
trải qua nhiều
cấp độ khác nhau
của quá tŕnh
thi geshema. Các
kết quả này bao
gồm 13 geshemas
mới sẽ tốt
nghiệp trong năm
nay.
“Kết quả kỳ thi
Geshema năm 2024
đă có!” TNP cho
biết trong một
thông báo. “Vào
mùa hè, một số
lượng kỷ lục các
nữ tu Phật giáo
Tây Tạng đă tham
gia nhiều cấp độ
khác nhau của kỳ
thi 4 năm để lấy
bằng geshema.
Trong số 144 ni
cô, có 123 người
đă thi đỗ, đạt
tỷ lệ đỗ là 85
%. Tất cả 13 ni
cô đă tham gia
kỳ thi năm thứ
tư và cũng là
năm cuối cùng
đều đă đỗ.”
Kỳ thi Geshema (tương
đương với bằng
Tiến sĩ về
nghiên cứu Phật
giáo Tây Tạng)
năm nay được tổ
chức tại Ni viện
Jangchub
Choeling ở
Mundgod, miền
nam Ấn Độ, từ
ngày 21-7 đến
ngày 15-8.
Một buổi lễ tốt
nghiệp chính
thức cho 13
geshemas mới sẽ
được tổ chức vào
tháng 11, sau
cuộc tranh biện
liên-tu viện
thường niên tại
Bồ Đề Đạo Tràng.
Sự kiện này sẽ
nâng tổng số
geshemas lên 73
kể từ năm 2012.
(NewsNow –
October 3, 2024)
Chư
ni tham gia kỳ
thi geshema năm
nay
Photos: TNF
BA LAN: Hội Phật
giáo Từ Tế cứu
trợ lũ lụt tại
Ba Lan
Sau trận băo
Boris gây ra lũ
lụt trải rộng ở
nhiều nơi tại
châu Âu, Hội
Phật giáo Từ Tế
Đài Loan đă chia
sẻ thông báo về
chương tŕnh gần
đây của hội nhằm
cứu trợ nhân đạo
cho các gia đ́nh
ở Ba Lan.
Băo Boris, một
áp thấp sâu trên
vùng Trung và
Đông Âu, đă mang
đến những điều
kiện thời tiết
khắc nghiệt bao
gồm lượng mưa kỷ
lục đối với một
số quốc gia châu
Âu từ ngày 14
đến 21-9-2024.
Vào ngày 17-9,
Hội Từ Tế đă huy
động các t́nh
nguyện viên của
ḿnh đến thị
trấn Klodzko bị
ảnh hưởng nặng
nề nhất - là nơi
sinh sống của
khoảng 26,000
người, nơi ước
tính 80 % nhà
cửa đă bị phá
hủy - và ngôi
làng
Oldrzychowice
Klodzkie. Ở cả 2
khu vực này,
nhiều con đường
đă bị tê liệt và
các cây cầu đă
bị sập.
Các t́nh nguyện
viên của Từ Tế
đă đi thăm từng
nhà của những
gia đ́nh bị ảnh
hưởng cho đến
tận đêm ngày
17-9 để phân
phát chăn, thẻ
tiền mặt trị giá
khoảng 157 USD
mỗi thẻ, đồ dùng
vệ sinh và các
hàng hóa thiết
yếu khác.
(NewsNow –
October 3, 2024)
H́nh ảnh lũ lụt
tại thị trấn
Klodzko, Ba Lan
Photo:
catholicregister.org
Các t́nh nguyện
viên của Hội Từ
Tế đă chuẩn bị
chăn mền thân
thiện với môi
trường, vật dụng
khẩn cấp và thẻ
mua sắm để cứu
trợ
Với những con
đường bị hư hỏng,
các t́nh nguyện
viên Từ Tế đă đi
bộ đến từng nhà
để cung cấp vật
dụng khẩn cấp
Photos: Tzu Chi
Foundation
INDONESIA: Bộ
Các vấn đề Tôn
giáo thành lập
49 trường Phật
giáo
Jakarta,
Indonesia - Theo
ông Supriyadi,
Tổng Cục trưởng
Phát triển cộng
đồng Phật giáo
của Bộ Các vấn
đề Tôn giáo cho
biết, bộ này đă
thành lập 49
Dhammasekha (trường
Phật giáo chính
thức) trên khắp
Indonesia.
Ông Supriyadi đă
đưa ra tuyên bố
này tại một sự
kiện kỷ niệm 19
năm thành lập
Tổng cục Phát
triển cộng đồng
Phật giáo tại
Jakarta vào ngày
14-10-2024.
Các trường
Dhammasekha được
chia thành 4 cấp,
cụ thể là Nava
Dhammasekha (giáo
dục mầm non),
Mula Dhammasekha
(cấp tiểu học),
Muda Dhammasekha
(cấp trung học
cơ sở) và Uttama
Dhammasekha (cấp
trung học nghề).
Ông Supriyadi
lưu ư rằng các
trường này được
thành lập để đáp
ứng nhu cầu giáo
dục của cộng
đồng và cung cấp
nền giáo dục
chất lượng.
Ông nhấn mạnh
rằng trong số 49
trường
Dhammasekha, có
19 trường hiện
đang trong quá
tŕnh công nhận
của Hội đồng
Công nhận Quốc
gia về Giáo dục
Mầm non, Tiểu
học và Trung học.
(ANTARA –
October 14,
2024)
Sự kiện kỷ niệm
19 năm thành lập
Tổng cục Phát
triển cộng đồng
Phật giáo tại
Jakarta vào ngày
14-10-2024
Photo: ANTARA/Asep
Firmansyah
BANGLADESH: Liên
đoàn Phật giáo
Bangladesh đến
thăm Tổng tham
mưu trưởng Lục
quân
DHAKA,
Bangladesh –
Ngày 10-10-2024,
một phái đoàn
của Liên đoàn
Phật giáo
Bangladesh đă
đến viếng thăm
Tướng Waker-Uz-Zaman,
Tổng tham mưu
trưởng Lục quân,
tại sở chỉ huy ở
Dhaka nhân dịp
lễ ‘Shuvo
Prabarona’.
Là lễ hội lớn
thứ hai của Phật
giáo, Shuvo
Prabarona sẽ
được tổ chức vào
ngày 16-10 tới.
Nhân dịp này,
cộng đồng Phật
tử đă tổ chức
các chương tŕnh
kéo dài một-tuần
tại các làng,
các đường dân
sinh và chùa
chiền Phật giáo.
Để duy tŕ bầu
không khí ḥa
b́nh, luật pháp,
trật tự và sự
ḥa hợp trong
suốt lễ hội,
phái đoàn Phật
giáo đă gặp tổng
tham mưu trưởng
quân đội và mời
ông tham gia lễ
hội này.
Trong cuộc họp,
Tướng Waker-Uz-Zaman
đă hứa sẽ cung
cấp hợp tác về
tài chính và an
ninh cho lễ kỷ
niệm ‘Shuvo
Prabarona’ và
“Kathin Chibar
Dan” (lễ dâng y
màu vàng) tại
Vùng đồi
Chittagong cũng
như ở các vùng
đồng bằng.
(BSS – October
10, 2024)
Phái đoàn Phật
giáo Bangladesh
viếng thăm Tướng
Waker-Uz-Zaman,
Tổng tham mưu
trưởng Lục quân,
tại sở chỉ huy ở
Dhaka nhân dịp
lễ ‘Shuvo
Prabarona’
Photo: BSS
HOA KỲ: Chuyến
thăm khu đại học
Yale làm nổi bật
sự phát triển
của nghiên cứu
Hàn Quốc và Phật
giáo
Connecticut, Hoa
Kỳ - Từ ngày 10
đến 11-10-2024,
Đại học Yale đă
tiếp đón một
phái đoàn từ Hàn
Quốc, bao gồm
các nhà lănh đạo
từ Đại học
Dongguk và Tông
phái Phật giáo
Hàn Quốc Jogye.
Phái đoàn đă gặp
bà Maurie
McInnis, Chủ
tịch Đại học
Yale, để thảo
luận về sự phát
triển của chương
tŕnh Nghiên cứu
Hàn Quốc và Sáng
kiến Nghiên
cứu Phật giáo
của Yale, được
tổ chức bởi
Trung tâm Nghiên
cứu Quốc tế và
Khu vực
MacMillan.
Đại học Dongguk,
có trụ sở tại
Seoul, là một
trong những
trung tâm nghiên
cứu Phật giáo
hàng đầu. Trung
tâm này hợp tác
với Tông phái
Jogye, một trong
những Phật phái
lớn tại Hàn Quốc.
Chủ tịch McInnis
nói, “Nghiên cứu
về Hàn Quốc đă
nổi lên như một
trong những
ngành học phát
triển nhanh nhất
tại Yale. Việc
khám phá Phật
giáo trong bối
cảnh toàn cầu
tạo ra những cơ
hội mới cho
nghiên cứu liên
ngành, cho phép
các học giả và
sinh viên của
Yale tham gia
sâu hơn vào các
truyền thống văn
hóa phong phú
của nó.”
“Chuyến thăm này
thể hiện sự lănh
đạo của Yale đối
với các nghiên
cứu Phật giáo
Hàn Quốc”,
Steven
Wilkinson, hiệu
phó phụ trách
chiến lược toàn
cầu của Yale,
phát biểu. “Tôi
rất hào hứng về
những khả năng
sắp tới khi Yale
nổi lên như một
đơn vị dẫn đầu
về nghiên cứu
Phật giáo và
tiếp tục thu hút
những đối tác
tốt nhất từ khắp
nơi trên thế
giới”.
(world.yale.edu
- October 10,
2024)
Chuyến thăm khu
đại học Yale của
Phật phái Hàn
Quốc Jogye
Photos:
world.yale.edu
THÁI LAN: Tỉnh
Nakhon Phanom
đánh dấu sự kết
thúc của Mùa
Chay Phật giáo
Sông Mê Kông sẽ
tỏa sáng như một
phần của Lễ hội
Rước Thuyền Thắp
sáng thường niên
tại Nakhon
Phanom, từ ngày
10 đến ngày
18-10, đánh dấu
sự kết thúc của
Mùa Chay Phật
giáo.
Nhiều thế hệ đă
tiếp nối phong
tục Lai Rue, và
những người thợ
thủ công địa
phương đă phát
triển các phương
pháp để tạo ra
một đoàn thuyền
lộng lẫy được
trang trí bằng
hàng ngàn ngọn
đèn, tượng trưng
cho vinh quang
và sự tươi sáng
của cuộc sống.
Theo tín ngưỡng
địa phương, các
thuyền này được
sử dụng để tôn
thờ dấu chân của
Đức Phật và chùa
Chulamanee trên
thiên đường,
cũng như để thể
hiện ḷng biết
ơn với nữ thủy
thần.
Du khách có thể
xem đoàn diễn
hành gồm 12
chiếc thuyền
được chiếu sáng
lộng lẫy từ 12
quận vào ngày
17-10. Là một
phần của lễ kỷ
niệm, năm nay
Tổng cục Du lịch
Thái Lan sẽ giới
thiệu 8 chiếc
thuyền với
chương tŕnh
biểu diễn ánh
sáng và âm thanh
vào mỗi đêm.
Chúng được lấy
cảm hứng từ 8
bảo tháp linh
thiêng lưu giữ
xá lợi của Đức
Phật. Ngoài ra,
sẽ có nhiều buổi
tŕnh diễn văn
hóa hấp dẫn của
sinh viên học
sinh và nghệ sĩ
địa phương tại
Công viên Phanom
Naga.
(Bangkok Post –
October 10,
2024)
H́nh ảnh Lễ hội
Rước Thuyền Thắp
sáng thường niên
tại Nakhon
Phanom
Photo: Bangkok
Post
HOA KỲ: Phật
giáo dấn thân:
Tổ chức Lotus
Outreach công bố
chương tŕnh gây
quỹ tháng 10 cho
Ngày Nữ Quốc tế
Lotus Outreach
International (Liên
kết Cộng đồng
Hoa Sen Quốc tế)
- một tổ chức
phi lợi nhuận
được thành lập
bởi Lạt ma, nhà
làm phim và là
tác giả người
Bhutan đáng kính
Dzongsar Jamyang
Khyentse
Rinpoche - đă
công bố chương
tŕnh gây quỹ
mới vào tháng 10
để trùng với
Ngày Nữ Quốc tế,
diễn ra vào ngày
11-10.
Lotus Outreach
tập trung vào
việc cải thiện
cuộc sống của
phụ nữ và trẻ em
ở các nước đang
phát triển, đặc
biệt là Cam Bốt
và Ấn Độ. Được
thành lập bởi
Dzongsar
Khyentse
Rinpoche vào năm
1993 và giải
quyết các vấn đề
bao gồm giáo dục,
chăm sóc sức
khỏe và nạn buôn
người, các
chương tŕnh của
Lotus Outreach
International
nhằm mục đích
trao quyền cho
trẻ em, thiếu nữ
và phụ nữ để phá
vỡ cái ṿng lẩn
quẩn của đói
nghèo và cải
thiện các cộng
đồng của họ.
Ngày Nữ Quốc tế
là một ngày lễ
quốc tế do Liên
Hiệp Quốc thành
lập vào năm
2012, và c̣n
được gọi là Ngày
Trẻ em Gái Quốc
tế. Sáng kiến này
nhằm mục đích
tạo ra các cơ
hội sống cho con
gái và nâng cao
nhận thức về bất
b́nh đẳng giới
trên toàn thế
giới - bao gồm
quyền tiếp cận
giáo dục, dinh
dưỡng, quyền hợp
pháp, chăm sóc y
tế và việc bảo
vệ khỏi sự phân
biệt đối xử, bạo
lực và tảo hôn
cưỡng bức. Chủ
đề của Ngày Nữ
Quốc tế năm 2024
là “Tầm nh́n của
Nữ cho Tương lai”.
(NewsNow -
October 10,
2024)
Bích chương và
biểu trưng của
tổ chức Lotus
Outreach
International (Liên
kết Cộng đồng
Hoa Sen Quốc tế)
Photos:
lotusoutreach.org
ĐÀI LOAN: Bộ Văn
hóa trao tặng
danh hiệu bảo
vật quốc gia cho
5 kinh điển Phật
giáo
Đài Bắc, Đài
Loan - Năm kinh
điển Phật giáo
trong bộ sưu tập
của Bảo tàng
Cung điện Quốc
gia (NPM) đă
được Bộ Văn hóa
chỉ định là bảo
vật quốc gia,
bảo tàng có trụ
sở tại Thành phố
Đài Bắc cho biết
vào ngày
14-8-2024.
Theo NPM, các
văn bản thiêng
liêng nói trên
bao gồm 108 hộp
đựng Bản thảo
Kangyur của Vua
Khang Hy viết
chữ Tây Tạng
bằng vàng, c̣n
được gọi là Long
Kinh Tây Tạng
(TDS); 12 hộp
đựng Bản thảo
Kangyur của vua
Càn Long viết
chữ Tây Tạng
bằng vàng; 32
hộp đựng Kangyur
bằng chữ Măn
Châu; và mỗi hộp
một bộ Sưu tập
các Thần chú và
Kinh điển khác
nhau bằng mực đỏ
và đen.
Hoàn thành vào
năm 1669, TDS là
bản dịch kinh
điển Phật giáo
bằng chữ Tạng
gồm các kinh
điển và luật lệ
tu viện, được
viết bằng mực
vàng trên giấy
chàm và đặt trên
các tấm gỗ sơn
vàng và bột màu,
và khảm đá quư.
NPM cho biết Bản
thảo Kangyur Càn
Long bằng chữ
Tạng Vàng và
Kangyur bằng chữ
Măn Châu đều
được hoàn thành
dưới thời trị v́
của Hoàng đế Càn
Long
(1711-1799),
trong khi Bộ sưu
tập các Thần chú
và Kinh khác
nhau được hoàn
thành vào năm
1674.
(taiwantoday.tw
- October 20,
2024)
Long Kinh Tây
Tạng là một
trong 5 kinh
điển Phật giáo
thiêng liêng gần
đây được trao
tặng danh hiệu
bảo vật quốc gia
tại Bảo tàng
Cung điện Quốc
gia có trụ sở
tại Thành phố
Đài Bắc
Photo: NPM
ẤN ĐỘ: Hội nghị
Toàn quốc nêu
bật vai tṛ của
Phật giáo
Nalanda trong
việc giải quyết
các thách thức
toàn cầu hiện
đại
Mundgod,
Karnataka - Vào
ngày 14-10-2024,
Hội đồng Phật
giáo Nalanda Hi
Mă Lạp Sơn Ấn Độ
(IHCNBT) đă tổ
chức Hội nghị
toàn quốc về
Phật giáo
Nalanda trong
thế kỷ 21 - T́m
lại nguồn gốc
theo dấu chân
của các Acharya:
Từ Nalanda đến
dăy Hi Mă Lạp
Sơn.
Được tổ chức tại
Tu viện Gaden/Drepung
ở Mungod, hội
nghị đă quy tụ
các học giả Phật
giáo hàng đầu,
các nhà lănh đạo
tinh thần và các
tu sĩ từ khắp
khu vực Hi Mă
Lạp Sơn và xa
hơn nữa.
Các phiên họp
của hội nghị có
nhiều chủ đề
khác nhau, bao
gồm lịch sử và
sự phát triển
của Phật giáo
Nalanda, nền
tảng triết học
và vai tṛ của
nó trong thế
giới hiện đại.
Với 350 đại biểu
tham dự, bao gồm
chư tôn Rinpoche,
Geshe, Khenpo
đáng kính và các
học giả từ nhiều
trường đại học
tu viện, hội
nghị đă thúc đẩy
thành công sự
hiểu biết sâu
sắc hơn về di
sản lâu dài của
Nalanda – Phật
học viện thời cổ
đại.
(ANI – October
10, 2024)
Hội nghị toàn
quốc Ấn Độ về
Phật giáo
Nalanda trong
thế kỷ 21
Photo: ANI
HÀN QUỐC: Lễ
Phật giáo tôn
vinh sự hy sinh
của những anh
hùng mặc quân
phục
‘Jingwansa
Suryukjae’ của
Phật phái Hàn
Quốc Jogye thuộc
Phật giáo Hàn
Quốc là nghi lễ
Phật giáo lớn
nhất của triều
đ́nh Joseon cũng
như tinh hoa của
nghệ thuật Phật
giáo. Nghi lễ
này đă kết thúc
bằng một buổi lễ
chia sẻ những
việc làm tốt của
nhau với những
người khác trong
suốt cuối tuần
qua.
‘Suryukjae’, lễ
nước và đất, là
một trong những
nghi lễ Phật
giáo tốt nhất để
mời tất cả các
linh hồn của
chúng sinh ở cả
nước và đất đến
các đền chùa để
truyền bá các
bài giảng của
Đức Phật và chia
sẻ những món ăn
ngon. Năm nay
đánh dấu năm thứ
626 của nghi lễ
Jingwansa
Suryukjae, bắt
đầu với lời cầu
nguyện của Vua
Taejo thời
Joseon cho sự
thịnh vượng của
triều đ́nh và
đất nước.
Quay trở lại vào
năm 2013, lễ này
đă được công
nhận là di sản
văn hóa phi vật
thể quốc gia.
Nghi lễ này,
thực hiện các
buổi lễ tưởng
niệm 7 ngày một
lần trong 7 tuần,
năm nay nhằm
tưởng nhớ những
anh hùng đă ngă
xuống, những
người yêu nước
giành độc lập và
nạn nhân chiến
tranh.
Vào ngày 1-9 khi
bắt đầu nghi lễ,
nhà sư Hyekook
đă gửi lời cầu
nguyện ban phước
lành đến những
người đă hy sinh
v́ đất nước.
Nghi lễ thứ 7
nhằm ngày thứ
Bảy và Chủ Nhật,
bắt đầu bằng
việc đốt hương,
dâng lễ vật và
hoa, sau đó tôn
trí bài vị của
cảnh sát, lính
cứu hỏa, quân
nhân, nhân viên
Cơ quan T́nh báo
Quốc gia và công
chức chính phủ.
(donga.com –
October 21,
2024)
Nghi lễ
‘Jingwansa
Suryukjae’ của
Phật phái Hàn
Quốc Jogye thuộc
Phật giáo Hàn
Quốc
Photo: donga.com
THỔ NHĨ KỲ: Ḥa
thượng Pomnyun
Sunim trở lại
Thổ Nhĩ Kỳ để
khánh thành Dự
án trường học
sau động đất
Ngày 9-10-2024,
Pháp sư Hàn Quốc
và là nhà hoạt
động Phật giáo
đáng kính
Pomnyun Sunim đă
trở về thành phố
Gaziantep ở miền
nam Thổ Nhĩ Kỳ
để đánh dấu sự
hoàn thành và
khánh thành
chính thức của
dự án Trường học
Khalid bin al-Walid.
Tổ chức cứu trợ
nhân đạo Phật
giáo JTS Hàn
Quốc do Ḥa
thượng Pomnyun
Sunim thành lập
đă khởi xướng dự
án tại khu vực
biên giới Thổ
Nhĩ Kỳ-Syria,
sau trận động
đất tàn khốc tại
miền nam Thổ Nhĩ
Kỳ và một số
vùng của Syria
vào tháng
2-2023.
Sau một năm xây
dựng của các
t́nh nguyện viên
từ tổ chức dân
sự White Helmets
(Mũ Trắng),
Trường Khalid
bin al-Walid có
sức chứa lên tới
4,000 học sinh
đă hoàn thành.
Ṭa nhà mới này
có 1 tầng hầm và
3 tầng trên mặt
đất, 122 pḥng,
bao gồm 52 pḥng
học và không
gian cho các
pḥng thí nghiệm
khoa học, các
thư viện và các
pḥng hội nghị.
Lễ khánh thành
trường, có sự
tham dự của các
bộ trưởng và
quan chức chính
quyền địa phương,
được đánh dấu
bằng lễ cắt băng
khánh thành và
khánh thành bia
tưởng niệm các
nạn nhân của
trận động đất.
(NewsNow –
October 16,
2024)
Ḥa thượng
Pomnyun Sunim và
học sinh trường
Khalid bin al-Walid
trong ngày khánh
thành chính thức
Dự án trường học
này
Photo:
Jungto Society
ẤN ĐỘ: INEB sẽ
tổ chức Hội nghị
Song niên lần
thứ 21 “Di sản
Phật giáo: Hướng
tới các Xă hội
Ḥa nhập” tại
Chennai
Có trụ sở chính
tại Bangkok,
Thái Lan, Mạng
lưới Phật tử Dấn
thân Quốc tế (INEB)
đă thông báo
rằng họ sẽ tổ
chức hội nghị
song niên lần
thứ 21 tại miền
Nam Ấn Độ vào
cuối năm nay tại
thành phố
Chennai.
Diễn ra từ ngày
22-11 đến ngày
3-12, Hội nghị
Quốc tế Song
niên lần thứ 21
của INEB sẽ tập
trung vào chủ đề
“Di sản Phật
giáo: Hướng tới
các xă hội ḥa
nhập”.
Hội nghị INEB
2024 tập trung
vào một loạt các
mục tiêu liên
kết với nhau bắt
nguồn từ sự hiểu
biết, thực hành
và quảng bá Phật
giáo, bao gồm:
- Thúc đẩy ḥa
b́nh và ḥa hợp:
Khuyến khích sự
chung sống ḥa
b́nh và hiểu
biết giữa các
dân tộc, cộng
đồng, các nền
văn hóa và quốc
gia khác nhau
thông qua giáo
lư Phật giáo.
- Trao đổi khảo
cổ học và văn
hóa : Quảng bá
các khía cạnh
văn hóa của Phật
giáo trong phạm
vi rộng hơn
thông qua nghệ
thuật, văn học
và các truyền
thống.
- Công lư và sự
tham gia xă hội:
Giải quyết các
vấn đề xă hội
đương thời thông
qua lăng kính
của giáo lư Phật
giáo.
- Phát triển và
thực hành tâm
linh: Cung cấp
các cơ hội thực
hành tập thể,
nghi lễ, thiền
định, thực hành
chánh niệm và
phát triển tâm
linh.
- Trách nhiệm
sinh thái và xây
dựng cộng đồng:
Cung cấp trải
nghiệm thực tế,
củng cố các mạng
lưới và mối quan
hệ trong cộng
đồng Phật giáo
toàn cầu.
- Sự tham gia
của thanh thiếu
niên: Khuyến
khích những
người trẻ tuổi
khám phá và tham
gia vào giáo lư
và thực hành
Phật giáo.
(NewsNow –
October 18,
2024)
Poster của Hội
nghị Song niên
lần thứ 21 “Di
sản Phật giáo:
Hướng tới các Xă
hội Ḥa nhập”
ẤN ĐỘ: Nhà sư
Nhật Bản tại Ấn
Độ hoạt động để
phục hồi Phật
giáo
Nagpur, Ấn Độ -
Shurei Sasai,
một nhà sư Phật
giáo người Nhật
Bản đang làm
việc tại Ấn Độ
để phục hồi Phật
giáo, tuyên bố
rằng tất cả mọi
người đều b́nh
đẳng.
Trong hơn nửa
thế kỷ, nhà sư
89 tuổi này đă
cống hiến cuộc
đời ḿnh để giải
phóng mọi người
khỏi sự phân
biệt đối xử vốn
dựa trên hệ
thống đẳng cấp
của Ấn Độ.
Tại một buổi lễ
cải đạo đại quy
mô tại thành phố
Nagpur, Ấn Độ,
vào ngày 10 đến
12-10-2024, sư
Sasai đă khẳng
định rằng ông sẽ
tuân theo con
đường của Đức
Phật, và những
lời của ông đă
được những người
tham dự lặp lại.
Có khoảng 15,000
người cải đạo và
15 người từ Nhật
Bản muốn trở
thành nhà sư đă
tham dự sự kiện
này.
Sasai sinh năm
1935, tại nơi
hiện là thành
phố Niimi thuộc
tỉnh Okayama,
Nhật Bản, và
xuất gia vào năm
1960.
Sau đó, ông
chuyển đến Ấn Độ
và chứng kiến cuộc
sống khó khăn
của những người
thuộc giai cấp
Dalit bị thiệt
tḥi ở đất nước
này - bao gồm cả
việc không được
phép sử dụng
giếng của cộng
đồng. Bị sốc,
Sasai quyết định
đấu tranh chống
lại sự phân biệt
đối xử.
(Jiji Press –
October 24,
2024)
Shurei Sasai, 89
tuổi, nhà sư
Phật giáo người
Nhật đang hoạt
động tại Ấn Độ
để phục hồi Phật
giáo
Photo: Google
LÀO: Lễ hội đua
thuyền đánh dấu
sự kết thúc của
Mùa Chay Phật
giáo
Vientiane, Lào -
Mọi người tụ tập
để thưởng thức
các hoạt động
đầy màu sắc
trong lễ hội đua
thuyền ở Lào sau
khi Mùa Chay
Phật giáo kết
thúc, một trong
những lễ hội lớn
nhất và vui nhộn
nhất ở đất nước
này.
Sông Mê Kông tại
thủ đô Vientiane
của Lào trở nên
sống động với sự
phấn khích trong
lễ hội đua
thuyền, diễn ra
từ ngày 15 đến
18-10. Điểm nhấn
của sự kiện này
là các cuộc đua
thuyền trên sông
Mê Kông và lễ
rước nến vào
buổi tối.
Trong suốt sự
kiện, các đám
đông tụ tập dọc
theo sông Mekong
để xem các cuộc
đua thuyền
truyền thống với
tiếng reo ḥ. Bờ
sông biến thành
một hội chợ nhộn
nhịp, với các
quầy thực phẩm,
tṛ chơi và gian
hàng gắn kết
cộng đồng.
Lễ hội đua
thuyền cũng là
cơ hội vàng để
du khách đắm
ḿnh vào nền văn
hóa ẩm thực của
Lào, đặc biệt là
các món ăn đặc
trưng gắn liền
với lễ hội này.
(Big News
Network -
October 23,
2024)
Lễ hội đua
thuyền tại Lào
sau Mùa Chay
Phật giáo
Photos: Office
Holidays &
asiakingtravel.com
ĐÀI LOAN: Chương
tŕnh Bồ tát Trẻ
của INEB dành
cho các nhà lănh
đạo trẻ bắt đầu
tại Đài Loan
Mạng lưới Phật
tử Dấn thân Quốc
tế (INEB) đă bắt
đầu Chương tŕnh
Bồ tát Trẻ Quốc
tế thường niên,
một sáng kiến học
tập trải nghiệm
kéo dài 2 tuần
dành cho các nhà
lănh đạo trẻ và
các nhà hoạt
động xă hội.
Được tổ chức với
sự hợp tác của
Cao đẳng Phật
giáo Hongshi tại
Đài Loan, năm
nay chương tŕnh
diễn ra từ ngày
22-10 đến 4-11
với chủ đề “V́
sự Hồi sinh Tâm
linh và Chuyển
đổi Xă hội”.
Dựa trên trí tuệ
và hiểu biết sâu
sắc của Tứ Diệu
Đế của Đức Phật,
những người tham
gia chương tŕnh
sẽ học cách phân
tích các cấu
trúc xă hội và
nguồn sức mạnh
của thể chế,
đồng thời xem
xét và điều tra
một cách phê
phán các điều
kiện trong cuộc
sống và trong
các cộng đồng
của họ.
Những người tham
gia cũng sẽ xây
dựng các mối
quan hệ với
những người trẻ
và người lớn
tuổi, giáo viên
khác, cùng những
người có nguồn
lực từ khắp Châu
Á và các nơi
khác trên thế
giới. Và họ sẽ
được giao nhiệm
vụ lập bản đồ
các bài tập về
sự tham gia xă
hội ở quốc gia
và cộng đồng của
họ, và lập kế
hoạch hành động
để phác thảo
những đóng góp
mà họ có thể
mang lại và cách
họ có thể thúc
đẩy sự lănh đạo
trong tương lai
trong các cộng
đồng của họ.
(Buddhistdoor
Global – October
25, 2024)
H́nh ảnh về
Chương tŕnh Bồ
tát Trẻ của INEB
tại Đài Loan
Photos: INEB
HOA KỲ: Sư cô
Miao Guang của
Phật Quang Sơn
Đài Loan có một
loạt bài nói
chuyện tại Hoa
Kỳ
Giáo hội Phật
Quang Sơn, tổ
chức Phật giáo
quốc tế có trụ
sở tại Đài Loan
đă đưa tin rằng
sư cô Miao Guang
- học giả Phật
giáo đáng kính,
phó hiệu trưởng
của Viện Phật
giáo Nhân bản
Phật Quang Sơn -
gần đây đă có
một loạt bài nói
chuyện tại Hoa
Kỳ, thăm Đại học
Rice ở Houston,
Viện Công nghệ
Massachusetts
(MIT) và Đại học
Temple ở
Philadelphia từ
ngày 27-9 đến
7-10-2024.
Sư cô Miao Guang,
cũng là giám đốc
của Dự án Dịch
tiếng Anh Từ
điển Phật giáo
DiFo Guang, đă
làm phiên dịch
tiếng Anh cá
nhân cho Ḥa
thượng Hsing Yun,
người sáng lập
Phật Quang Sơn.
Trong bài nói
chuyện của ḿnh
tại Đại học
Rice, Sư cô Miao
Guang đă nêu rơ
ḷng từ bi và
việc sử dụng
ḷng từ bi như
một công cụ để
vượt qua đau khổ
và thúc đẩy các
mối quan hệ hài
ḥa.
Trong buổi thảo
luận nhóm tại
MIT, Sư cô Miao
Guang đă phát
biểu cùng với
James Chao,
thành viên hội
đồng quản trị
cấp cao của
Westlake
Chemical Corp và
là cựu sinh viên
MIT James Chao,
và Marcus
Bingenheimer,
phó giáo sư Tiến
sĩ thuộc Khoa
Tôn giáo tại Đại
học Temple.
Trong bài phát
biểu tại Đại học
Temple, Sư cô
Miao Guang đă
khảo sát quan
điểm của Phật
giáo Nhân bản về
chính trị, vốn
được Ḥa thượng
Hsing Yun ủng hộ
- đặc biệt là
nguyên tắc của
ông về “quan tâm
đến chính trị mà
không can thiệp”.
(NewsNow –
October 23,
2024)
Sư cô Miao Guang
thảo luận về ư
nghĩa của ḷng
từ bi tại Đại
học Rice ở
Houston (Texas)
Sư cô Miao Guang
nói về “Con
đường Phật giáo
hướng đến sự
B́nh yên và Ḥa
hợp Nội tâm” tại
Đại học Rice
Sư cô Miao Guang
tham gia cuộc
thảo luận nhóm
tại MIT
Photos: Fo Guang
Shan
ẤN ĐỘ: Lễ ‘Chư
thiên Vi Diệu
Pháp’ tôn vinh
những lời dạy
của Đức Phật, kỷ
niệm sự hồi sinh
của ngôn ngữ
Pali
New Delhi, Ấn Độ
- Ngày
17-10-2024, Liên
đoàn Phật giáo
Quốc tế đă tôn
vinh việc Trung
ương tuyên bố
tiếng Pali là
ngôn ngữ cổ điển,
nhân dịp lễ kỷ
niệm ‘Chư thiên
Vi Diệu Pháp’ (Abhidhamma
Divas).
Sự kiện này được
tổ chức tại
Vigyan Bhawan (Ṭa
Nhà Khoa Học) ở
thủ đô New Delhi
với sự hợp tác
của Bộ Văn hóa
nhằm mục đích
bảo tồn ngôn ngữ
Pali cổ và các
văn bản thiêng
liêng liên quan
đến Phật giáo.
‘Chư thiên Vi
Diệu Pháp’ cát
tường kỷ niệm sự
giáng thế của
Đức Phật từ cơi
trời sau khi
giảng dạy Vi
Diệu Pháp, trong
đó, ngôn ngữ
Pali cổ có liên
quan chặt chẽ
với giáo lư của
Phật giáo - và
thường được các
học giả và hành
giả nghiên cứu
và thực hành để
có được những
hiểu biết sâu
sắc hơn về tôn
giáo này.
Sự kiện có sự
tham gia của
khoảng 2,000 đại
biểu và nhà sư
từ khắp nơi trên
thế giới. (ANI)
(Big News
Network -
October 26,
2024)
Khoảng 2,000 đại
biểu và chư tăng
từ khắp nơi trên
thế giới tham
gia lễ kỷ niệm
‘Chư thiên Vi
Diệu Pháp’ (Abhidhamma
Divas) tại Ấn Độ
Photo: ANI