TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 11.2022

Diệu Âm lược dịch

 

NHẬT BẢN: Lễ hội đèn lồng tại chùa Manpukuji ở Kyoto

 

UJI, tỉnh Kyoto - Một lễ hội đèn lồng ngoạn mục đang chờ đón du khách đến với ngôi chùa Manpukuji do nhà sư Yin Yuan, người Trung Hoa, thành lập vào đầu thế kỷ 17.

Được tạo tác cho lễ hội này bởi các thợ thủ công từ  Trung Quốc, khoảng 30 chiếc đèn lồng kiểu Trung Hoa  trang trí công phu đang được sử dụng để chiếu sáng sân chùa vào mỗi buổi tối cho đến cuối tháng Giêng 2023.

Những chiếc đèn lồng nói trên được làm bằng khung kim loại và vải sa tanh để tạo ra những kiểu dáng tinh tế.

Shokyoku Araki, một vị chức sắc hàng đầu của chùa Manpukuji, lưu ư rằng những chiếc đèn lồng lộng lẫy này được sử dụng trong các lễ tưởng niệm ở Trung Quốc.

Lễ hội đèn lồng được tổ chức hàng ngày từ 5:30 chiều đến 9 giờ tối tại chùa Manpukuji năm nay khi Nhật Bản và Trung Quốc đánh dấu kỷ niệm 50 năm b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao, và chùa kỷ niệm 350 năm ngày mất của sư Yin Yuan (1592-1673) - người Nhật gọi tên ông là Ingen.

Sau khi đến Nhật Bản, sư Yin đă thành lập trường phái Thiền tông Obaku với Manpukuji là ngôi chùa chính, cùng với nhiều ngôi chùa phụ được thành lập trên khắp Nhật Bản.

(The Asahi Shimbun – November 6, 2022)

 

Photo/Illutration

 

Photo/Illutration

Photo/Illutration

Lễ hội đèn lồng tại chùa Manpukuji ở Kyoto

Photos: Kenta Sujino

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma bày tỏ sự đau buồn v́ những người thiệt mạng trong vụ sập cầu ở Gujarat

 

Ngày 31-10, Đức Đạt Lai Lạt Ma gởi lời chia buồn đến gia đ́nh những người thiệt mạng trong vụ sập cầu treo Morbi ở bang Gujarat.

Ít nhất 134  người đă chết trong vụ sập cầu nói trên. Cây cầu hơn một thế kỷ này trên sông Machchhu đă mở cửa trở lại 5 ngày sau khi sửa chữa và cải tạo rộng răi, nhưng vào tối 30-10 do trên cầu chật ních người nên nó bị sập. Trong một bức thư cho Thủ hiến Bhupendra Rajnikant Patel của bang Gujarat, Đức Đạt lai Lạt ma cho biết ngài cầu nguyện cho những người đă thiệt mạng và gởi lời chia buồn đến các gia đ́nh đă mất người thân cũng như những người khác bị ảnh hưởng bởi vụ tai nạn đáng tiếc nhất này.

Ngài nói, “Khi những sự cố như thế này và thảm họa ở Hàn Quốc xảy ra, nó như thể một tai họa ập đến với tất cả chúng ta. Tôi hy vọng rằng mọi nỗ lực sẽ được thực hiện để ngăn chặn những tai nạn thương tâm như vậy xảy ra trong tương lai.”

(NewsNow - November 3, 2022)

 

The Dalai Lama Tenzin Gyatso delivers  an address in Milan, Italy, on Oct. 21, 2016.

Đức Đạt lai Lạt ma

Photo: theconversation.com

 

 

ẤN ĐỘ: Liên đoàn Phật giáo Quốc tế kỷ niệm 10 năm thành lập tại New Delhi

 

New Delhi, Ấn Độ - Ngày 5-11-2022, đại biểu Phật giáo từ khắp nơi trên thế giới đă được Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC) mời dự lễ kỷ niệm lần thứ 10 của Liên đoàn tại một khách sạn Samrat ở New Delhi.

Sự kiện bắt đầu với việc thắp sáng đèn và dâng hoa lên tượng Phật bởi vị khách danh dự, Kyabje Yongzin Ling Rinpoche của Tu viện Drepung Loseling, bang Himachal Pradesh. Sau đó là một buổi tụng kinh của các nhà sư để chúc phúc cho sự kiện.

Cùng với nhiều vị chức sắc và nhà ngoại giao, các nhà sư lỗi lạc từ Nepal, Tích Lan và các nơi khác đă tham dự sự kiện này.

Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC) là liên đoàn Phật giáo lớn nhất, có trụ sở tại Delhi và được mệnh danh là tổ chức đầu tiên hợp nhất các Phật tử trên thế giới.

Với phương châm, “Tiếng nói Chung của Trí tuệ Tập thể”, IBC hướng tới việc biến các giá trị và nguyên tắc của Phật giáo trở thành một phần của diễn ngôn toàn cầu và là phương tiện giải quyết xung đột.

(ANI – November 5, 2022)

 

 

HÀN QUỐC: Các nhà lănh đạo Phật giáo tham gia tưởng niệm nạn nhân của Thảm kịch Halloween tang tóc ở Seoul 

 

Ngày 2-11-2022, các nhà lănh đạo Phật giáo và các thành viên tăng đoàn, trong số các đại biểu của 7 giáo phái lớn của Hàn Quốc, đă tụ tập tại trung tâm Seoul để tưởng nhớ những người đă mất mạng trong đám đông Halloween giẫm đạp thật bi thảm ở khu giải trí Itaewon của thành phố vào ngày 29-10.

Các đại biểu đến từ Hội nghị các Tôn giáo v́ Ḥa b́nh Hàn Quốc, một cơ quan tham vấn đại diện cho các cộng đồng tôn giáo chính ở Hàn Quốc. Họ đứng cầu nguyện và tỏ ḷng thành kính trước một bàn thờ tưởng niệm liên tôn giáo – được dựng lên tại quảng trường công cộng trước Ṭa thị chính Seoul.

“Sẽ không bao giờ phải có một thảm họa như vậy nữa, và chúng tôi cầu nguyện cho sự tái sinh của các nạn nhân trên thiên đường,” Ḥa thượng Jinwoo, chủ tịch Tông phái Jogye, hội Phật giáo lớn nhất Hàn Quốc, đă viết trong một cuốn lưu bút để tưởng nhớ.

Ít nhất 156 người - hầu hết là phụ nữ và đa số ở độ tuổi 20 - đă thiệt mạng, và hơn 150 người bị thương khi một lượng lớn những người vui chơi cố gắng t́m đường xuống một con hẻm hẹp trong lễ hội Halloween ở khu phố đêm nổi tiếng Itaewon.

(Buddhistdoor Global - November 4, 2022) 

 

Các nhà lănh đạo tôn giáo tưởng niệm tại bàn thờ trước Ṭa thị chính Seoul vào ngày 2-11-2022

 

 

Chư tăng thuộc Tông phái Jogye của Phật giáo Hàn Quốc cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ đám đông giẫm đạp tại Itaewon, Seoul

Photos: koreatimes.co.kr

 

 

CAM BỐT: Triển lăm tranh về Lịch sử Phật giáo tại Bảo tàng Quốc gia ở thủ đô Phnom Penh

 

Bảo tàng Quốc gia Cam Bốt thông báo rằng Cục Mỹ thuật và Thủ công mỹ nghệ thuộc Bộ Văn hóa và Mỹ thuật sẽ tổ chức một cuộc triển lăm tạm thời kéo dài 2 tuần với tên gọi “Lịch sử Phật giáo: Triển lăm tranh truyền thống lưu trữ” nhằm quảng bá di sản văn hóa dân tộc.

Trong một bài đăng trên mạng xă hội vào ngày 7-11, bảo tàng cho biết cuộc triển lăm “Lịch sử Phật giáo: Triển lăm tranh truyền thống lưu trữ” sẽ diễn ra từ ngày 17 đến 30-11 tại ṭa nhà của họ ở thủ đô .

“Triển lăm này nhằm quảng bá di sản văn hóa quốc gia bị bỏ qua đến giới trẻ và công chúng để họ biết đến giá trị của tranh truyền thống Khmer, cũng như các nghề thủ công khác dưới mọi h́nh thức, cả vật thể và phi vật thể,” Bảo tàng cho biết.

(The Phnom Penh Post – November 7, 2022)

 

Content image - Phnom Penh Post

Poster của cuộc triển lăm “Lịch sử Phật giáo: Triển lăm tranh truyền thống lưu trữ”

Photo: phnompenhpost.com

 

 

ẤN ĐỘ: Tác phẩm điêu khắc Đức Phật cổ đại tịch thu tại Attari được gọi là ‘quư hiếm nhất trong số các hiện vật quư hiếm’

 

Attari, Amritsar (bang Punjab) -  Một tác phẩm điêu khắc Đức Phật bằng đá - đă bị tịch thu từ một người nước ngoài tại Trạm Hải quan Đường bộ, Trạm Kiểm tra Tích hợp (ICP) ở Attari vào tháng 9 năm nay - hóa ra là món đồ cổ quư hiếm nhất thuộc thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên.

Sự việc đă được thông báo cho văn pḥng Khảo sát Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) ở Chandigarh v́ nghi ngờ đây là một vật bị cấm, thuộc danh mục ‘cổ vật’.

Rahul Nangare, Ủy viên Hải quan Amritsar, cho biết một báo cáo từ ASI đă làm chứng rằng mảnh điêu khắc này có vẻ là tác phẩm Đức Phật của Trường nghệ thuật Gandhara, và bước đầu ​​có thể xác định được niên đại từ thế kỷ thứ 2 hoặc thứ 3 sau Công nguyên.

“Một hành khách quốc tịch nước ngoài, đến Ấn Độ qua trạm ICP ở Attari vào tháng 9, đă bị bắt giữ tại nhà ga hành khách. Trong quá tŕnh kiểm tra, một tác phẩm điêu khắc Đức Phật bằng đá đă bị thu giữ từ hành lư của anh ta,” Ủy viên Hải quan Rahul nói.

(tribuneindia.com – November 12, 2022)

 

Antique Buddha sculpture seized from Attari termed 'rarest of rare'

Tác phẩm điêu khắc Đức Phật được gọi là ‘quư hiếm nhất trong số các hiện vật quư hiếm’

Photo: tribuneindia.com

 

 

INDONESIA: Hàng trăm Phật tử tham gia lễ Atthasilani ở Borobudur

 

Magelang, Trung Java  - Hàng trăm Phật tử từ Hội đồng Phật giáo Mahanikaya Indonesia (MBMI) đă tham gia lễ Upasika Ratana (Atthasilani) tại đền Borobudur, Magelang, miền Trung Java, vào thứ Bảy 5-11-2022.

“Atthasilani là một hoạt động đào sâu giáo pháp của Phật giáo nhằm thực hành 8 giới. Những người tham gia được kỳ vọng sẽ tỏa ra hạnh phúc của t́nh yêu thương và tràn đầy hy vọng, để tất cả chúng sinh đều hạnh phúc. T́nh yêu thương được vun đắp sẽ mang lại hạnh phúc v́ nơi nào có t́nh yêu thương, nơi đósẽ có hạnh phúc,” Agus Jaya, chủ tịch MBMI, nói.

Một số hoạt động Phật giáo đă được MBMI tổ chức từ ngày 3 đến ngày 6-11-2022 tại Đền Borobudur. Một trong những hoạt động này là Atthasilani, với 200 phụ nữ tham gia. Hoạt động bao gồm đọc Kinh Hộ Tŕ (paritta) và tham gia thiền định, pháp thoại, lớp học đạo pháp và cúng dường chư tăng.

(Tipitaka Network - November 14, 2022)

 

Đền thờ Phật giáo Borobudur ở Magelang, miền Trung Java (Indonesia)

Photo: CEphoto

 

 

HÀN QUỐC : Tổng thống Yoon gặp gỡ các nhà lănh đạo Phật giáo, Thiên chúa giáo để t́m lời khuyên sau thảm kịch Itaewon

 

SEOUL, Hàn Quốc - Tổng thống Yoon Suk-yeol đă gặp riêng với các nhà lănh đạo Phật giáo và Cơ đốc giáo vào thứ Ba, ngày 8-11-2022, để t́m kiếm lời khuyên của họ về cách giúp đất nước gượng dậy từ thảm kịch của đám đông giẫm đạp tại Itaewon, văn pḥng của ông cho biết.

Tổng thống Yoon đă gặp các vị tôn sư Phật giáo vào buổi sáng và sau đó hội kiến các bậc trưởng lăo Thiên chúa giáo vào buổi chiều, một quan chức văn pḥng Tổng thống cho biết.

Tổng thống cũng đă tham dự các lễ tưởng niệm Phật giáo, Tin lành và Công giáo cho các nạn nhân vào cuối tuần.

“Như một phần mở rộng của việc đó, ông ấy đang tiếp tục gặp gỡ những vị trưởng lăo tôn giáo và t́m lời khuyên của họ về cách giúp người dân vượt qua thảm kịch quốc gia và đoàn kết, đứng vững trở lại thông qua sự an ủi và khích lệ”, quan chức này cho biết.

Tổng thống Yoon có kế hoạch gặp gỡ các nhà lănh đạo tín ngưỡng khác trong tương lai như một phần của nỗ lực đó, quan chức này nói thêm.

(Yonhap – November 8, 2022)

 

Yoon Suk-yeol tuyên thệ trong phiên điều trần phê chuẩn chức vụ Tổng công tố Hàn Quốc tại quốc hội hôm 8/7/2019. Ảnh: YNA.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol

Photo: YNA

 

 

NHẬT BẢN: Các ngôi chùa Phật giáo của Nhật Bản mở cửa 'shukubo' cho khách du lịch

 

Trong nhiều thế kỷ, các vị thánh nhân, người hành hương và quư tộc đă đi trên những con đường thiêng liêng xuyên Nhật Bản để t́m kiếm kiến ​​thức và sự giác ngộ. Vào cuối một ngày dài lang thang trên những con đường núi, họ luôn luôn t́m kiếm một ngôi chùa để cho cơ thể mệt mỏi của họ nghỉ ngơi.

Nơi ở đơn giản mà các ngôi chùa có thể cung cấp này, cùng với các bữa ăn truyền thống và những lời cầu nguyện, được gọi là “shukubo”.

Và giờ đây, do khách hành hương là một điều hiếm hoi ở Nhật Bản, nên các ngôi đền đang mở cửa trượt bằng gỗ cho du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Kaiji Yamamoto, một vị cao tăng tại chùa Zenkoji ở Takayama, nằm ở miền núi trung tâm tỉnh Gifu, cho biết:“Ngày nay, ngày càng có nhiều du khách sử dụng shukubo như một nơi độc đáo để lưu trú và mang lại trải nghiệm hoàn toàn yên tĩnh”.

Du khách thời hiện đại có thể tham gia các buổi thiền định, các buổi cầu nguyện, yoga, sao chép thư pháp tạo thành kinh và đi bộ có hướng dẫn trong các ngọn núi xung quanh.

Vào những dịp đặc biệt, du khách cũng có thể tham gia các nghi lễ tẩy rửa liên quan đến việc đứng bên dưới thác nước và đọc kinh cầu nguyện.

(cbn.com - November 9, 2022)

 

Japan's Buddhist temples open 'shukubo' doors to tourists 2

Lưu trú tại chùa ‘Shukubo’ được tŕnh bày như một giải pháp thay thế cho khách sạn.

 

Guests at shukubo temples can witness the lives of Buddhist monks

Du khách tại các ngôi chùa shukubo có thể chứng kiến ​​cuộc sống của các tu sĩ Phật giáo

Photos: Share Wing

 

 

THÁI LAN: Thống đốc tỉnh Phuket dẫn đầu buổi lễ Dâng Y cho Dự án Học bổng Học tập Hoàng gia

 

PHUKET, Thái Lan - Ngày 10-11-2022, Thống đốc Phuket Narong Woonciew đă dẫn đầu một buổi lễ dâng y cho các nhà sư Phật giáo ở Phuket -  như một phần trong những đóng góp liên tục của Văn pḥng tỉnh Phuket trong khuôn khổ Dự án Học bổng Học tập Hoàng gia.

Thống đốc Narong dẫn đầu buổi lễ, được tổ chức tại chùa Wat Mongkol Nimit, với trụ tŕ chùa Phra Aram Luang hiện diện để nhận các phẩm vật. Sự kiện này có sự tham gia của nhiều quan chức từ một loạt các văn pḥng chính quyền địa phương.

Dự án Học bổng Học tập Hoàng gia hoạt động dưới sự bảo trợ của Đức Vua Maha Vajiralongkorn.

Dự án do vua cha Bhumibol Adulyadej khởi xướng nhằm cấp học bổng hoàng gia cho các nhà sư Phật giáo Thái Lan.

Từ năm học 2004 đến 2016, tổng cộng 2,880 suất học bổng của hoàng gia đă được cấp cho các tu sĩ Phật giáo Thái Lan.

(The Phuket News - November 11, 2022)

 

Photo: PR Phuket

Lễ Dâng Y cho Dự án Học bổng Học tập Hoàng gia Thái Lan

Photo: PR Phuket

 

 

ẤN ĐỘ: Hội Gandhi Mandela vinh danh Đức Đạt Lai Lạt Ma với giải thưởng ḥa b́nh

 

Mcleodganj, bang Himachal Pradesh - Ngày 19-11-2022, nhà lănh đạo tinh thần của Tây Tạng, Đức Đạt lai Lạt ma, đă được Hội Gandhi Mandela trao “Giải thưởng Ḥa b́nh”.

Đức Đạt lai Lạt ma đă được chọn vào năm 2020 nhưng giải thưởng không thể trao cho ngài do đại dịch Covid. Bây giờ với t́nh h́nh b́nh thường hóa, giải thưởng đă được trao cho vị lănh đạo tôn giáo này bởi Thống đốc Himachal Pradesh.

Thống đốc bang Himachal Pradesh Rajendra Vishwanath Arlekar, Đức Đạt Lai Lạt Ma, và cựu Chánh án Ấn Độ K G Balakrishnan cũng có mặt trong buổi lễ do Hội Gandhi Mandela tổ chức tại Mcleodganj.

Trong buổi lễ, Đức Đạt lai Lạt ma đă cảm ơn Quỹ về giải thưởng và bày tỏ những lời chúc tốt đẹp nhất. Ngài cũng nhấn mạnh về ḷng tốt, sự đoàn kết và bất bạo động trên thế giới.

(ANI – November 19, 2022)

 

Dalai Lama conferred Gandhi Mandela Award

Đức Đạt lai Lạt ma nhận “Giải thưởng Ḥa b́nh” của Hội Gandhi Mandela (Ấn Độ)

Photo: IANS

 

 

HÀN QUỐC: Tác phẩm khắc đá Đại Phật tại Hwangsang-dong, Gumi

 

Gần thành phố Gumi (tỉnh Gyeongsang Bắc) có tác phẩm Đại Phật chạm khắc trên bề mặt của một vách đá, nơi giáp giới các vùng ngoại ô của 3 thị trấn Hwangsang-dong, Gupo-dong và Jinmi-dong.

Tác phẩm chạm khắc nói trên cao hơn 7 mét (23 feet), với các đặc điểm trên khuôn mặt được xác định rơ ràng và trang phục mềm mại. Trên đỉnh đầu của Đức Phật là một usnisa/Phật đảnh lớn, h́nh bầu dục 3 chiều - tượng trưng cho sự giác ngộ.

Bức chạm khắc này được xem là một tác phẩm xuất sắc của thời kỳ Silla Thống nhất trong lịch sử Hàn Quốc, kéo dài chưa đầy 300 năm ( từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10). Mặc dù đă hàng trăm năm tuổi, nhưng nhiều chi tiết của nó vẫn được bảo tồn.

Thật thú vị, có một tấm đá dường như cân bằng trên đầu của bức chạm khắc nói trên. Các pho tượng hoặc bức chạm khắc Đức Phật với một tấm đá trên đầu rất phổ biến trong các h́nh ảnh Phật giáo ngoài trời được điêu khắc vào thời Goryeo, sau thời kỳ Silla Thống nhất.

Theo một truyền thuyết, một tướng quân nhà Đường của Trung Hoa đă bị quân Bách Tế của Triều Tiên truy đuổi. Vị tướng thoát nạn nhờ đi theo một người phụ nữ và trốn sau tảng đá này. Sau khi đám truy binh đi khỏi, tướng quân cố gắng t́m người phụ nữ để cảm ơn nhưng không sao t́m được bà. Nghĩ rằng người phụ nữ ấy là một vị Phật, vị tướng đă khắc h́nh ảnh này vào tảng đá.

(Big News Network – November 17, 2022)

 

Rock-carved Standing Buddha in Hwangsang-dong, Gumi - Heritage Search |  Cultural Heritage Administration

Tác phẩm khắc đá Đại Phật tại Hwangsang-dong, Gumi

Photo: Big News Network

 

 

INDONESIA: Hội nghị Phật giáo Quốc tế biến Borobudur thành trung tâm nghiên cứu

 

Bộ Tôn giáo Indonesia đang tổ chức Hội nghị Phật giáo Quốc tế Indonesia tại Chùa Borobudur, Magelang, Trung Java, nhằm biến nơi đây thành một trung tâm nghiên cứu Phật giáo và là nguồn cảm hứng.

“Hội nghị Phật giáo Quốc tế Indonesia tạo động lực để biến Đền Borobudur thành một trung tâm nghiên cứu và truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta trong việc xây dựng một nền văn minh mới,” Wibowo Prasetyo, Đặc phái viên của Bộ trưởng Bộ Tôn giáo và Truyền thông phát biểu vào ngày 18-11 tại hội nghị.

Hội nghị quốc tế với chủ đề “viếng Thánh địa: Borobudur là một Địa điểm Hành hương và Du lịch cho Thế giới Phật giáo,” được tổ chức dưới sự hợp tác của Bộ Tôn giáo và Truyền thông và Hiệp hội các trường Đại học Phật giáo Indonesia.

Cam kết đă được quy định trong biên bản ghi nhớ giữa 4 bộ trưởng và 2 thống đốc, được kư vào tháng 2-2022.

(ANTARA – November 18, 2022)

 

Int'l Buddhist Conference to turn Borobudur into center for studies

Wibowo Prasetyo, đặc phái viên của Bộ trưởng Bộ Tôn giáo về Truyền thông và Truyền thông phát biểu tại Hội nghị quốc tế  “Viếng Thánh địa: Borobudur là một Địa điểm Hành hương và Du lịch cho Thế giới Phật giáo,”

Photo: ANTARA

 

 

ANH QUỐC: Tu sĩ Phật giáo tham gia nhóm tuyên úy Bệnh viện Airedale

 

Keighley, West Yorshire - Tổ chức AIREDALE NHS Foundation Trust đă chào đón tu sĩ Phật giáo Rebecca Habergham vào đội tuyên úy của ḿnh.

Rebecca Habergham sẽ giúp cung cấp hỗ trợ về tinh thần và tín ngưỡng cho bệnh nhân, khách viếng và nhân viên tại Bệnh viện Airedale.

Cô nói: “Bất kể niềm tin tâm linh của họ là ǵ, bệnh nhân và gia đ́nh của họ - và đồng nghiệp - có thể đến gặp tôi để tṛ chuyện thân mật về bất cứ điều ǵ trong tâm trí họ.

“Bệnh nhân thường có thể phải đối mặt với một sự thay đổi lớn khi đến bệnh viện và bắt đầu nghĩ đến những câu hỏi mà họ có thể chưa từng cân nhắc trước đây, v́ vậy điều quan trọng là phải giúp đỡ và lắng nghe.”

Liz Maitland, Tuyên úy trưởng của tổ chức, cho biết cô rất vui mừng được chào đón Rebecca đến với nhóm đa tín ngưỡng này.

Cô nói thêm: “Việc có một tu sĩ Phật giáo sẽ mở rộng và làm phong phú thêm sự hỗ trợ mà chúng tôi có thể cung cấp.

“Trong đội ngũ giáo sĩ, chúng tôi có các thành viên hỗ trợ các nhóm tín ngưỡng đặc biệt, nhưng tất cả chúng tôi đều làm việc cùng nhau và học hỏi lẫn nhau.”

(Keighleynews.co.uk – November 17, 2022)

 


Tu sĩ Phật giáo Rebecca Habergham trong nhà thờ của Bệnh viện Airedale, Anh Quốc

Photo: Keighleynews.co.uk

 

 

NHẬT BẢN: Văn bản y học Nhật Bản bị thất lạc từ thế kỷ thứ 8 của nhà sư Trung Hoa đă được t́m thấy

 

Nhà sư người Trung Hoa tên là Giám Chân/Jianzhen (Ganjin trong tiếng Nhật) là người đầu tiên dạy y học cổ truyền Trung Hoa ở Nhật Bản vào thế kỷ thứ 8.

Ông đă thu thập khoảng 1,200 đơn thuốc trong cuốn sách ‘Đơn thuốc bí mật của Thánh tăng Giám Chân’. Người ta tin rằng văn bản nói trên đă bị thất lạc trong nhiều thế kỷ.

Nhưng gần đây, Shihui Liu và các đồng tác giả của một bài báo đăng trên tạp chí Hợp chất cho biết: họ đă t́nh cờ t́m thấy một cuốn sách xuất bản năm 2009 bao gồm hầu hết các đơn thuốc nguyên thủy của sư Giám Chân.

Shihui Liu và các cộng sự tại Đại học Okayama (Nhật Bản) muốn t́m hiểu thêm về các loại thuốc và công thức mà sư Giám Chân đă mang theo đến Nhật Bản, v́ vậy họ đă tiến hành xem xét kỹ lưỡng các tài liệu hiện có, t́m kiếm bằng tiếng Trung, tiếng Nhật và tiếng Anh. Đó là cách họ t́nh cờ đọc được cuốn sách xuất bản năm 2009 có tựa đề “Ba kho báu được tạo ra”. Hóa ra là trước khi lên đường sang Nhật Bản, sư Giám Chân đă đưa một bản sao nhiều đơn thuốc của ông cho một đệ tử, một nhà sư tên là Lingyou. Văn bản này đă được truyền qua 52 thế hệ tiếp theo, cho đến khi hậu duệ của Lingyou, Lei Yutian, quyết định sắp xếp tất cả các đơn thuốc vào cuốn sách năm 2009 của ḿnh.

Cuốn sách chỉ chứa 766 trong số 1,200 đơn thuốc nguyên thủy. Nhưng nó dù sao cũng là một kho tàng thông tin mới. Trước đây, chỉ có 3 hoặc 4 đơn thuốc của sư Giám Chân được lưu giữ trong một vài văn bản y khoa của Nhật Bản vào thế kỷ thứ 9 và thứ 10, theo Liu và cộng sự.

(Tipitaka Network – November 21, 2022)

 

Priest in Meditation, 15th century. Possibly the blind Chinese priest Jianzhen (Ganjin in Japanese; 688-763).

Giám Chân (688-763), nhà sư người Trung Hoa, là người đầu tiên dạy y học cổ truyền Trung Hoa ở Nhật Bản

Photo: Getty Images

 

 

BHUTAN-ẤN ĐỘ: Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC) mời phái đoàn Tăng sĩ cao cấp từ Bhutan đến thăm Ấn Độ

 

Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC), phối hợp với Cơ quan Tu viện Trung ương Zhung Dratshang của Bhutan, đang tiếp đón một phái đoàn gồm 24 nhà sư cao cấp từ Bhutan, những người đă được chào đón khi họ đến Kolkata ngày hôm qua. Theo lịch tŕnh, các đại biểu tu viện Bhutan dự kiến ​​sẽ ở lại Ấn Độ cho đến ngày 30-11.

“Phái đoàn Bhutan, do IBC tổ chức, theo lịch tŕnh ​​sẽ đến thăm nhiều địa điểm di sản tôn giáo và Phật giáo ở Ấn Độ, bao gồm Nagarjunakonda, Buddhavanam, Amravati, Bảo tàng Quốc gia, và Sankissa, cùng nhiều địa điểm khác. Tăng đoàn Phật giáo của Bhutan và IBC đang hợp tác để củng cố sự gắn kết tinh thần và văn hóa, cũng như để tăng cường hơn nữa quan hệ giao lưu nhân dân giữa Ấn Độ và Bhutan. Phái đoàn Bhutan đến thăm Ấn Độ phối hợp với IBC chủ yếu bao gồm các nhà sư nổi tiếng từ Cơ quan Tu viện Trung ương ở Thimphu và một số nhà sư cao cấp từ các tu viện khác nhau ở Bhutan,” IBC cho biết trong một thông báo được chia sẻ trên mạng xă hội.

IBC là một cơ quan bảo trợ Phật giáo phục vụ như một nền tảng và một tổ chức để đoàn kết Phật tử trên toàn thế giới. Có trụ sở chính tại New Delhi, IBC được thành lập vào năm 2012 với mục đích đoàn kết các tổ chức Phật giáo và bảo tồn di sản vật thể và phi vật thể của Phật giáo. Liên đoàn cũng hoạt động để tạo tiếng nói thống nhất cho tất cả các tổ chức Phật giáo nhằm giải quyết và tham gia vào các vấn đề quan tâm chung trên toàn cầu.

(Buddhistdoor Global – November 23, 2022)  

 

Buddhist monks 

Phái đoàn gồm 24 nhà sư cao cấp từ Bhutan đến Koltaka, Ấn

Độ vào ngày 22-11-2022

Photos: PTI & IBC Facebook

 

 

ANH: Dự án Đôn Hoàng Quốc tế tổ chức Hội nghị về Kinh Pháp Hoa tại Thư viện Anh

 

Để chào mừng sự kết thúc thành công của Dự án Số hóa Bản thảo Kinh Pháp Hoa (2017-2022), Dự án Đôn Hoàng Quốc tế (IDP) sẽ tổ chức một hội nghị tại Thư viện Anh ở Luân Đôn từ ngày 15 đến 16-1-2022.

Hội nghị có tiêu đề “Kinh Pháp Hoa: Giáo lư, Sự truyền bá và Văn hóa Vật chất của một Văn bản Phật giáo Thiêng liêng.” Nhóm của IDP sẽ có sự tham gia của các học giả, là những người sẽ tŕnh bày các nghiên cứu và thảo luận về tác động của Kinh Pháp Hoa như một văn bản quan trọng của truyền thống Phật giáo.

V́ hội nghị quốc tế này sẽ khám phá tài liệu số hóa và tầm quan trọng của nó, nó sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều ngành học thuật - chẳng hạn như nghiên cứu Phật giáo, nghiên cứu hang động Đôn Hoàng và nghiên cứu các bản thảo. Sự kiện nói trên sẽ được tổ chức trực tiếp tại Pḥng Foyle của Thư viện Anh và được phát trực tiếp. Hội nghị miễn phí và mở cửa cho công chúng, với sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Bei Shan Tang có trụ sở tại Hồng Kông.

Dự án Đôn Hoàng Quốc tế kéo dài 4-năm này đă hoàn thành mục tiêu bảo tồn, số hóa và xuất bản 800 bản thảo cho Thư viện Anh, và sẽ cung cấp quyền truy cập trực tuyến miễn phí vào các h́nh ảnh số hóa của các cuộn kinh Pháp Hoa. Các bản ghi danh mục nâng cao sẽ cung cấp các nguồn bổ sung về Kinh Pháp Hoa trong bối cảnh học thuật. Kể từ khi khởi động, Dự án Đôn Hoàng Quốc tế  cũng đă tổ chức các hoạt động tương tác và tiếp cận cộng đồng.

(Buddhistdoor Global – November 24, 2022)

 

Cuộn Kinh Pháp Hoa (Or.8210/S.2181) được số hóa cho Dự án Số hóa Bản thảo Kinh Pháp Hoa

Pḥng Đọc Nhân văn tại Thư viện Anh

Photos: bl.co.uk

 

 

PHÁP: Nguồn tài nguyên trực tuyến ‘Windows into Buddhism’ thông báo chính thức ra mắt công chúng

 

‘Windows into Buddhism’(Những Cửa sổ nh́n vào Phật giáo), một nguồn tài nguyên trực tuyến mới chia sẻ giáo lư Phật pháp nhằm mục đích giúp giáo dục các Phật tử trẻ cũng như các sinh viên có nguyện vọng, đă công bố chính thức ra mắt công chúng.

Là một dự án của Liên minh Phật giáo Châu Âu (EBU) - có trụ sở tại Paris, Pháp - ‘Windows into Buddhism’ sẽ cung cấp một loạt các nguồn tư liệu về Phật giáo vốn sẽ mang lại lợi ích cho các giáo viên và học sinh ở các quốc gia nơi Phật giáo được giảng dạy trong các trường học chính thống, và cũng có thể phục vụ cho việc giảng dạy trẻ em trong các trung tâm Phật giáo.

Liên minh Phật giáo Châu Âu là một hiệp hội bảo trợ quốc tế của các tổ chức Phật giáo và các hiệp hội Phật giáo quốc gia ở Châu Âu với mục tiêu h́nh dung “một hiệp hội Phật tử Châu Âu mang các ư tưởng và nguyên tắc Phật giáo vào xă hội Châu Âu”.

Nguồn trực tuyến ‘Windows into Buddhism’ được sự hỗ trợ tài chính từ Hội Khyentse, một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập bởi lạt ma Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche, nhà làm phim và là tác giả nổi tiếng người Bhutan.

Mục đích của ‘Windows into Buddhism’ là cung cấp một nền tảng nơi các tài liệu giáo dục được cung cấp miễn phí cho các giáo viên dạy Phật giáo cho trẻ em và thanh thiếu niên - dù là ở trường học, trung tâm Phật giáo, trung tâm cộng đồng hay môi trường gia đ́nh.

(NewsNow – November 25, 2022)

 

Poster của nguồn trực tuyến Windows into Buddhism

Photo: buddhistdoor.net

 

 

ẤN ĐỘ: Giáo phái Phật giáo Nyingma t́m thấy 'tái sanh' của Pháp sư (Rinpoche) nổi tiếng

 

Giáo phái Nyingma của Phật giáo Tây Tạng đă xác định một cậu bé đến từ vùng Spiti ở bang Himachal Pradesh là tái sinh của Taklung Setrung Rinpoche quá cố, một học giả nổi tiếng với kiến ​​thức về trường phái Mật tông Tây Tạng.

Nguồn tin từ Spiti cho biết, cậu bé gốc Tây Tạng nói trên sẽ chính thức bước vào đời sống tu hành vào ngày 28-11-2022.

“Tông phái Nyingma là tông phái lâu đời nhất trong tất cả các  Phật phái, và Taklung Setrung Rinpoche là một học giả uyên thâm nổi tiếng về chuyên môn của ḿnh trong trường phái Mật tông Tây Tạng. Trong một số vấn đề, ngài thậm chí c̣n được Đức Đạt lai Lạt ma hỏi ư kiến. Do đó, tái sanh là một sự phát triển quan trọng v́ đây là sự tiếp nối của một vị thầy quan trọng,” P. Stobdan, một nhà b́nh luận các vấn đề chiến lược từ Ladakh, cho biết.

P. Stobdan nói rằng “khám phá” đến từ vùng Spiti có mối liên hệ văn hóa với Tây Tạng này vốn là biểu thị của cuộc tranh căi về các nhân vật Phật giáo mang tính biểu tượng trong dăy Hi Mă Lạp Sơn. Thông thường, quá tŕnh này mất nhiều thời gian và thậm chí sẽ liên quan đến các cuộc thi, nhưng trong trường hợp cụ thể này, sự tái sanh đă được xác định mà không có bất kỳ tranh căi nào, ông nói thêm.

Taklung Setrung Rinpoche từng sống trong tu viện Takthok ở Ladakh, một trong những tu viện lâu đời nhất liên quan đến giáo phái Nyingma. Các tín đồ của giáo phái này trải dài khắp Tây Tạng, Bhutan, Ladakh, Sikkim và các vùng Phật giáo khác trên dăy Hi Mă Lạp Sơn. Rinpoche đă từng được nhiều tín đồ hỏi ư kiến.

(The Hindu - November 24, 2022)

 

Buddhist Nyingma sect finds 'reincarnation' of famous Rinpoche | Flipboard

Được xác định là tái sinh của Taklung Setrung Rinpoche, cậu bé gốc Tây Tạng đến từ vùng Spiti (Ấn Độ) này sẽ chính thức xuất gia vào ngày 28-11-2022

Photo: The Hindu

 


PHÁP: Bộ sưu tập ‘Bộ ba Nghệ thuật Hi Mă Lạp Sơn’ của Phật giáo tại Nhà Đấu giá Bonhams Cornette de Saint Cyr

 

PARIS, Pháp - Nhà Đấu giá Bonhams Cornette de Saint Cyr đă thông báo về cuộc bán đấu giá ‘Bộ sưu tập Bộ ba Nghệ thuật Hi Mă Lạp Sơn’ sẽ diễn ra tại Paris vào thứ Năm ngày 15-1-2022.

Bộ sưu tập bao gồm các tác phẩm được tạo tác trong khoảng thời gian 1,500 năm trong nền văn hóa Phật giáo từng phát triển mạnh mẽ ở Mông Cổ, Nepal và Tây Tạng với giá ước tính từ 100 đến 80,000 (Euro). Việc bán hạ giá này bao gồm hơn 480 lô - trong đó 93 lô sẽ được chào bán trong Phiên đấu giá trực tiếp  vào ngày 15-12. Phần c̣n lại sẽ được cung cấp trong Phiên đấu giá Chỉ-Online từ ngày 10 đến ngày 16-12.

Được tập hợp trong khoảng thời gian 40 năm với nhăn quan t́m kiếm những điều khác thường và bí truyền, Bộ sưu tập Bộ ba Nghệ thuật Hi Mă Lạp Sơn bao gồm một loạt các tác phẩm điêu khắc, mặt nạ, tranh vẽ, bùa hộ mệnh, đồ dùng nghi lễ và đồ vật. Trong truyền thống nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng, h́nh ảnh đồ họa về cái chết và thế giới bên kia - một lĩnh vực thứ đă thu hút đặc biệt đối với nhà sưu tập - được sử dụng như lời nhắc nhở rằng cuộc sống là phù du và chúng ta phải hành động có đạo đức.

Đợt giảm giá đặc biệt này giới thiệu những h́nh ảnh đẹp kỳ lạ dưới dạng tranh vẽ, tác phẩm điêu khắc, đồ vật và vật dụng nghi lễ. Nó mang đến một cơ hội hiếm có cho các nhà sưu tập đi sâu vào truyền thuyết và thực hành Phật giáo.

(artdaily.cc – November 27, 2022)
 

Đồ tạo tác của Phật giáo Tây Tạng tại cuộc đấu giá ‘Bộ sưu tập Bộ ba Nghệ thuật Hi Mă Lạp Sơn’: Một tấm gương tiên tri bằng hợp kim thép và đồng mạ vàng, thế kỷ 19. Giá ước tính: 20,000-30,000 Euro

Photo: Bonhams

 

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 02/28/23