TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 01.2022

Diệu Âm lược dịch

 

 

ẤN ĐỘ: Các nhà hoạt động phản đối việc Trung Quốc phá dỡ tượng Phật cao 30 mét ở Tây Tạng

 

McLeodganj, Dharamshala - Các nhà hoạt động của Hội Thanh niên Tây Tạng (TYC) đă tổ chức một cuộc tuần hành thắp nến ở McLeodganj vào đêm 28-12-2022 để phản đối việc chính quyền Trung Quốc ở Tây Tạng phá bỏ pho tượng Phật cao 99 feet (30 mét).

Các nhà hoạt động cáo buộc rằng chính quyền Trung Quốc đă phá dỡ pho tượng Phật tại Kham Drakgo, tỉnh Tứ Xuyên, Tây Tạng. Những người biểu t́nh cáo buộc có tới 45 cối kinh khổng lồ (có giá 1.8 triệu Nhân dân tệ/ 282,500 USD) dựng gần tu viện Drakgo đă bị dỡ bỏ và cờ cầu nguyện bị đốt cháy.

Pho tượng đồng nói trên được xây dựng với sự đóng góp của những người Tây Tạng ở Drakgo có giá khoảng 40,000,000 Nhân dân tệ (khoảng 6.3 triệu USD). Năm 1973, Drakgo từng chứng kiến ​​một trận động đất lớn gây thiệt hại trên diện rộng. Tượng được xây dựng vào ngày 5-10-2015 để xua đuổi thiên tai.

Các nhà hoạt động cho biết bức tượng được xây dựng sau khi nhận được sự cho phép cần thiết. Tuy nhiên, trong hai ba năm gần đây, các quan chức đến thăm khu vực này đă chỉ trích kích thước của pho tượng. Vào ngày 12-12-2021, chính quyền quận đă ra lệnh phá dỡ sau khi hủy bỏ các tài liệu và tuyên bố rằng pho tượng có chiều cao như vậy bị cấm.

(Big News Network - January  3, 2022)

 

The Buddha statue before the destruction. Source: Central Tibetan Administration.

The prayer wheels before the destruction. From Twitter.

Tượng Phật (ảnh trên) và các cối kinh (ảnh dưới) trước khi bị dỡ bỏ tại Kham Drakgo, tỉnh Tứ Xuyên, Tây Tạng

Photos: CTA & Twitter

 

TÍCH LAN: Cuộc thi trắc nghiệm kiến thức Quốc tế về Phật giáo và Di sản Phật giáo

 

Cao Ủy của Ấn Độ tại Colombo - phối hợp với Bộ Giáo dục và Bộ Giáo dục Nhà nước về Trường Đạo Pháp, trường Độc lập và Tăng sĩ của Tích Lan - đă phát động một cuộc thi đố trắc nghiệm ở Tích Lan tập trung vào cuộc đời của Đức Phật và các di tích / địa điểm liên quan đến Phật giáo,.  

Cuộc thi nói trên tại Tích Lan đă được phát động tại khoảng 800 trường học tu viện trên toàn quốc đảo dành cho thanh thiếu niên và học sinh trong độ tuổi từ 14 đến 22. Bài thi được tổ chức thành 3 ṿng, trong đó ṿng 1 cấp trường được tổ chức vào ngày 22-12, ṿng 2 cấp tỉnh vào ngày 27-12 và ṿng 3 cấp quốc gia được tổ chức vào ngày 29-12. .

Giải thưởng Lớn cho 3 người chiến thắng được chọn sau Ṿng 3 sẽ bao gồm một chuyến tham quan 5-ngày theo mạng mạch Phật giáo của Ấn Độ cùng với một người bạn đồng hành của mỗi người.

(Big News Network -  January 3, 2022)

 

Cuộc thi Đố trắc nghiệm kiến thức Quốc tế về Phật giáo được tổ chức tại khoảng 800 trường học tu viện trên toàn quốc đảo Tích Lan

Photos: Big News Network

 

 

TRUNG QUỐC: Các tác phẩm điêu khắc chư Phật được chạm khắc vào vách đá đă tái hiện ở tỉnh Sơn Tây

 

Thái Nguyên,  Sơn Tây - Khoảng 100 tác phẩm điêu khắc các vị Phật được tạc vào một vách đá ở tỉnh Sơn Tây, phía bắc Trung Quốc đă xuất hiện trở lại sau khi các nhà khảo cổ loại bỏ đất và đá bao phủ chúng, theo Viện khảo cổ học tỉnh Sơn Tây.

Vách đá nói trên nằm ở bờ đông sông Phần, cách thành phố Hoắc Châu ở Sơn Tây 7 km về phía tây nam.

Bắt đầu từ thời nhà Đường (618-907), các tác phẩm điêu khắc này được chạm khắc dọc theo một mặt vách đá dài khoảng 30 mét, với đỉnh cao nhất nằm cách mặt đất khoảng 11 mét.

Tổng cộng 300 tác phẩm điêu khắc Phật nằm trong hơn 70 hốc đă được tạc vào vách đá, khoảng một phần ba trong số đó đă xuất hiện trở lại sau nỗ lực khai quật mới nhất, Bai Shuzhang, một nhân viên của viện, cho biết. Bai nói rằng các tác phẩm điêu khắc này cung cấp thông tin quan trọng để nghiên cứu sự phát triển của việc tạo dựng nghệ thuật điêu khắc thời nhà Đường.

(Big News Network - January  3, 2022)

 

 

Các tác phẩm điêu khắc Phật giáo trên vách đá ở tỉnh Sơn Tây

Photos: Xinhua

 

 

ẤN ĐỘ: Phát triển Buddhavanam, công viên chủ đề di sản Phật giáo tại Bang Telangana

 

Công ty Phát triển Du lịch Bang Telangana, có trụ sở tại bang Telangana, miền trung Ấn Độ, đă công bố các kế hoạch cập nhật trong việc phát triển Buddhavanam, một công viên chủ đề di sản Phật giáo. Nằm ở Nagarjunasagar, cách thành phố Hyderbad khoảng 150 km về phía đông nam, địa điểm của công viên này đă tiết lộ một kho tàng di tích Phật giáo và các di tích cổ xưa khác.

Các nhà phát triển đặt mục tiêu cho công viên giải trí Buddhavanam trở thành một điểm đến hành hương và du lịch lớn cho những người quan tâm đến Phật giáo.

Trong công viên sẽ có các tính năng minh họa cuộc đời của Đức Phật trên các phương tiện truyền thông khác nhau, cũng như việc xây dựng ngẫu nhiên các tu viện của các nhóm Phật giáo từ Đông Nam Á và một trường đại học Phật giáo.

Khu vực này bao gồm khoảng 110 hectares đất chính phủ được chia thành tám phân đoạn: một lối vào trang nhă, một công viên Bồ tát mô tả các tiền kiếp của Đức Phật, một công viên thiền định, công viên bảo tháp, một đại bảo tháp trung tâm, một trường đại học Phật giáo,  các tu viện Phật giáo, và một viện bảo tàng về sự phục hưng của Phật giáo ở Ấn Độ.

(Buddhistdoor Global – January 4, 2022)

 

Buddhavanam, công viên chủ đề di sản Phật giáo tại Bang Telangana

Tượng Phật tại Buddhavanam, công viên chủ đề di sản Phật giáo ở Ấn Độ

Photos: thenewsminute.com

 

 

TÍCH LAN: Thủ tướng Mahinda Rajapaksa công bố hệ thống thông tin Phật giáo

 

Việc công bố hệ thống thông tin chứa thông tin của tất cả các ngôi chùa Phật giáo trên toàn quốc đảo đă được tổ chức tại Temple Trees (nơi cư trú chính của Thủ tướng Tích Lan) dưới sự bảo trợ của Thủ tướng Mahinda Rajapaksa vào tối thứ Tư, 29-12-2021.

Đây là dự án được thực hiện theo đề án Số hóa các Cơ quan Chính phủ, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Văn hóa  và Tôn giáo Phật giáo.  

 

Từ ngày 03-01-2022, Cục Sự vụ Phật giáo dự kiến ​​sẽ thực hiện nhiệm vụ của ḿnh liên quan đến việc công bố Hệ thống Thông tin Phật giáo thông qua cùng một cơ sở dữ liệu.

Theo đó, việc đăng kư các ngôi chùa, việc chấp nhận các chức vụ của các Sư trưởng đương nhiệm cũng như việc tạo cơ hội cho các tổ chức và cá nhân để phát triển các ngôi chùa sẽ được chính thức hóa.

Cơ sở dữ liệu này hiện chứa thông tin về 13,972 ngôi chùa và tạo điều kiện truy cập thông tin liên quan ở cấp quận huyện.

Số lượng chư cao tăng thuộc về 13,972 ngôi chùa này là 44,846 vị.

(NewsNow – January 4, 2022)

 

Thủ tướng Tích Lan Mahinda Rajapaksa trong buổi công bố hệ thống thông tin Phật giáo

Photo: NewsNow

 

 

 

CAM BỐT: Bắt đầu trùng tu cho ngôi đền cổ tại chùa Preah Enkosei ở Siem Reap

 

Cơ quan Quốc gia Apsara (ANA), các nhà sư Phật giáo và một công ty tư nhân đang chung tay sửa chữa một ngôi đền Phật giáo c trong chùa Preah Enkosei ở làng Traing thuộc xă Slakram của thị trấn Siem Reap.

Một buổi lễ đă được tổ chức vào ngày 7-1-2022 để đánh dấu sự khởi đầu của việc trùng tu, với sự tham dự của Hang Peou, Tổng giám đốc ANA,  và Sieng Chan Heng, Tổng giám đốc Công ty Heng Development Co Ltd, cùng các nhà sư và tín đồ Phật giáo.

ANA lưu ư trong một tuyên bố rằng ngôi đền này đă phải chịu những thiệt hại nghiêm trọng do các quá tŕnh tự nhiên và hành động của con người trong thời chiến: nền móng của nó đă bị xê dịch, mái và tường bị nứt gây nguy hiểm đáng kể cho con người.

“Về vấn đề này, để đóng góp vào nỗ lực của chính phủ trong việc bảo tồn các công tŕnh kiến ​​trúc cổ cho các thế hệ tương lai, Chan Heng và các nhà hảo tâm khác đă hỗ trợ việc trùng tu ngôi đền cổ này, với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Cơ quan Quốc gia Apsara”.

Người ta không biết di tích này được xây dựng vào thời kỳ cụ thể nào, mặc dù nó nằm đối diện với một ngôi đền được xác nhận là đă xây dựng vào thế kỷ thứ 10.

(The Phnom Penh Post - January 8, 2022)

 

Ngôi đền cổ tại chùa Preah Enkosei ở Siem Reap (Cam Bốt) bắt đầu được trùng tu

Photo: ANA

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma được mời thảo luận về biến đổi khí hậu tại sự kiện liên tôn giáo

 

DHARAMSHALA, Ấn Độ - Ngày 5-1-2022, Nhà lănh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đă được mời đọc diễn văn khai mạc Đối thoại Sinh thái Phật giáo Hồi giáo quốc tế (IBED kéo dài 2-ngày, do Angkatan Belia Islam Malaysia (ABIM) tổ chức từ ngày 15 đến 16-1. Từ nơi cư trú của ḿnh ở Dharamshala, nhà lănh đạo 86 tuổi sẽ thảo luận về các vấn đề biến đổi khí hậu với các nhân vật trí thức toàn cầu khác.

Sự kiện liên tôn giáo này sẽ giới thiệu những nhân vật trí thức từ các truyền thống Hồi giáo và Phật giáo nhằm t́m ra giải pháp cho các tác động của biến đổi khí hậu, cũng như tạo nên nhận thức trong cộng đồng toàn cầu.

Đức Đạt lai Lạt ma là một nhà phê b́nh mạnh mẽ về tác động của con người đối với biến đổi khí hậu. Năm ngoái ngài đă kêu gọi hành động thống nhất toàn cầu từ các nhà lănh đạo trong một bài phát biểu ảo tại cuộc họp G7 và nói về 'ṿng phản hồi' với nhà hoạt động khí hậu Greta Thunberg.

Năm nay, các hiệp hội Phật giáo và Hồi giáo, bao gồm Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tây Tạng ở Malaysia, Đại học Malaya, và Sinh viên Quốc tế về Tâm lư học Hồi giáo, đang hợp tác để bắt đầu một cuộc đối thoại về các cách giải quyết khủng hoảng khí hậu chung.

( Big News Network - January 8, 2022)

 

DalaiLama_FB_B

Đức Đạt lai Lạt ma

Photo: Google

 

 

MIẾN ĐIỆN: Chùa Kyaiktuyo, di tích cổ đại 'bất chấp trọng lực' tại Miến Điện

 

Chùa Kyaiktiyo, c̣n được gọi là Kim Thạch (Đá Vàng), là một địa điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng ở bang Mon, Myanmar.

Nằm trên đỉnh đồi Kyaiktiyo và trên sườn núi Paung-laung của dăy núi Đông Yoma, nguồn gốc và câu chuyện của Đá Vàng mang đến cho du khách và những người hành hương một hương vị đầy bí ẩn và thần thoại.

Tảng đá này cao 7.5 mét (25 ​​feet), nằm thăng bằng một cách bấp bênh trên bờ vực thẳm.  

Đối với mắt người thường, điều này có vẻ không thể hiểu nổi, hầu như không thể xảy ra được, nhưng đối với những tín đồ thuần thành th́ đây là bằng chứng của sự linh thiêng.

Những người thờ cúng tin rằng tảng đá này giữ được thăng bằng là nhờ sức mạnh kỳ diệu của Đức Phật.

Giữa tảng đá và ngọn đồi mà nó nằm trên đỉnh, người ta cho rằng có một sợi tóc của Đức Phật đă được đặt vào, giúp nó giữ thăng bằng.

Rất ít người Miến Điện đặt câu hỏi về kỹ thuật đằng sau việc xây dựng, và thay vào đó họ dành sự kính bái đối với thần thoại về nó.

(express.co.uk - January 9, 2022)

 

Archaeology: Researchers have been stunned by the precariously balance rock for years

 

Buddhists: The pilgrims revere the rock as a holy site

Chùa Kyaiktiyo, c̣n được gọi là Kim Thạch (Đá Vàng), một địa điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng ở bang Mon, Myanmar

Photos: GETTY

 

 

HOA KỲ: Ḥa thượng Bhikkhu Bodhi giảng bài Pháp thoại trực tiếp cho Hội đồng Phật giáo Nam Ấn Độ

 

Vào ngày 16-1-2022, Ḥa thượng Bhikkhu Bodhi - nhà sư, tác giả và học giả nổi tiếng người Mỹ - sẽ thuyết pháp trực tiếp cho Hội đồng Phật giáo Nam Ấn Độ với chủ đề “Từ bi, quảng đại, chân lư và trí tuệ”.  

Sự kiện này đă được Hội đồng Phật giáo Nam Ấn Độ (SIBC) tổ chức và là buổi pháp thoại đầu tiên được dịch sang tiếng Tamil dành cho các Phật tử Ấn Độ,” Gauthama Phrabhu, chủ tịch SIBC và người sáng lập Tổ chức của Đức Chí Tôn nói. “SIBC là một sáng kiến ​​giữa các nhà hoạt động Phật giáo độc lập và các tổ chức đại diện cho các trường phái Phật giáo khác nhau ở Ấn Độ, nhằm truyền bá Giáo pháp và duy tŕ mối tương giao lẫn nhau và giữa các Phật tử ở Ấn Độ.”

“SIBC bao gồm các nhà sư và sĩ Phật giáo tại gia trong hội đồng tối cao, trong khi ủy ban điều hành bao gồm tất cả các nhà hoạt động và lănh đạo Phật giáo khác,” Phrabhu nói thêm.

Ven. Tỳ kheo Bodhi (sinh năm 1944) là một nhà sư Phật giáo Nguyên thủy người Mỹ sống tại khu vực New York và New Jersey. Ông đă xuất bản một số văn bản Phật giáo quan trọng với tư cách là tác giả, dịch giả hoặc chủ bút.

(Buddhistdoor Global - January 11, 2022)

 

Ḥa thượng Bhikkhu Bodhi

Photo: youtube.com

 

Poster của buổi Pháp thoại với chủ đề “Từ bi, quảng đại, chân lư và trí tuệ” của  Ḥa thượng Bhikkhu Bodhi

Photo: SIBC

 

 

NHẬT BẢN: Viện Công nghệ Tokyo phát triển bộ xương ngoài robot để hỗ trợ người hành hương Phật giáo

 

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Tokyo đă giới thiệu một bộ đồ robot mới để giúp những người hành hương Phật giáo ở Nhật Bản.

Bộ đồ này buộc vào lưng và chân của một người và sử dụng 6 động cơ để hỗ trợ chuyển động.

Các nghiên cứu đầu tiên về thiết bị này diễn ra ở Shikoku, tây nam Nhật Bản, quê hương của cuộc hành hương “henro”, nơi theo dấu bước chân của nhà sư Kukai (774–835), người sáng lập trường phái Shingon của Phật giáo Nhật Bản.

Bộ đồ robot này, được đặt tên là Walk Mate (Bạn Đồng hành), do Yoshihiro Miyake, một giáo sư lư sinh tại Viện Công nghệ Tokyo sáng tạo. Theo Miyake, Walk Mate cảm nhận được dáng đi và tốc độ của người dùng và đồng bộ hóa các động cơ của nó để hỗ trợ. “Khi mọi người đi bộ với những người khác, họ đều vô thức cố gắng đi cùng tốc độ với những người bạn đồng hành của họ,” Miyake nói, “Ư tưởng tương tự đă được đưa vào bộ đồ robot này.”

Những cuộc thử nghiệm ban đầu đối với bộ đồ nặng 6 kg này đang được sử dụng trong các lĩnh vực liên quan đến du lịch như tuyến đường hành hương Shinkoku, kết nối 88 đền chùa – vốn rất phổ biến với người già và nổi tiếng với địa h́nh dốc và cầu thang dài.

Khi được hỏi tại sao con đường hành  hương “henro” Shikoku lại được chọn làm địa điểm thử nghiệm đầu tiên, Miyake đă nhắc đến khái niệm dogyo ninin (hai người cùng đi). Trong cuộc hành hương này, người ta nói rằng nhà sư Kukai đồng hành với tất cả những người hành hương trên đường đi. Tương tự như vậy, Walk Mate đồng hành cùng mỗi người sử dụng trong suốt hành tŕnh của họ. Lư tưởng là thiết bị này trở thành một người trợ giúp dễ dàng trên đường đi, giống như những ǵ người sùng đạo nghĩ về tinh thần của  Đại sư Kukai.

Các Phật tử Nhật Bản nổi tiếng về việc áp dụng các phương pháp hiện đại khi họ thực hành các truyền thống cổ xưa. Chùa Zentsu-ji, nơi sinh của sư Kukai, đă công nhận Walk Mate là một robot dogyo ninin chính thức. Sư trưởng Chijun Suga của chùa này cho biết: “Đại sư (Kukai) được cho là trú ngụ bên trong chiếc gậy chống của những người hành hương “henro”. Robot này chỉ là một phiên bản công nghệ hiện đại của chiếc gậy chống ấy. ”

(buddhistdoor.net - January 11, 2022)

Photo/Illutration

Những người tham gia thử nghiệm đi bộ với sự hỗ trợ của bộ xương ngoài robot Walk Mate

Photo/Illutration

Photo/Illustration

Miếng dán có ḍng chữ dogyo ninin (hai người cùng đi) trên bộ đồ robot Walk Mate

Photos: Kodai Kinoshita

 

 

MĂ LAI: Hội Phật giáo Từ Tế hỗ trợ tiền mặt cho 16,000 gia đ́nh bị thiệt hại nặng nề do lũ lụt

 

PETALING JAYA, Mă Lai -  Trong một động thái nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho những người bị ảnh hưởng bởi trận lũ lụt tàn phá gần đây, Tổ chức Phật giáo Đài Loan Từ Tế tại Mă Lai đă trao tặng mỗi người 1,000 RM cho hơn 3,000 gia đ́nh ở Taman Sri Muda, Shah Alam.

Phó Giám đốc điều hành Sio Kee Hong của hội này cho biết các t́nh nguyện viên của tổ chức đă thực hiện một cuộc khảo sát lớn, đi từng nhà để hỏi xem các nạn nhân lũ lụt cần ǵ. “Dựa trên cuộc khảo sát của ḿnh, chúng tôi kết luận rằng các nạn nhân cần tiền,” anh nói với  báo TheSun.

Người sáng lập kiêm chủ tịch Tập đoàn Berjaya Bhd Tan Sri Vincent Tan cho biết Từ Tế rất xuất sắc trong việc làm từ thiện và ca ngợi một số người nổi tiếng địa phương đă tham gia hoạt động của Từ Tế.

Việc phân phát cứu trợ tiền mặt sẽ bao gồm 58 khu vực trên khắp Selangor, Kuala Lumpur và Pahang cho khoảng 16,000 gia đ́nh.

Từ Tế dự kiến sẽ thực hiện 60 buổi phát tiền trước Tết Nguyên Đán và 17 buổi sau đó.

(The Sun Daily – January 16, 2022)

 

 0301_2022

Một số người nhận tiền (hàng bên trái) tại buổi lễ phân phát cứu trợ tiền mặt của hội Từ Tế  

Photo:  ASYRAF RASID / THE SUN

 

 

PAKISTAN: Người đàn ông bị bắt v́ đào trộm tượng Phật ở quận Haripur 

 

HARIPUR, Pakistan – Ngày 12-1-2022, các quan chức sở khảo cổ tuyên bố đă thu giữ một bức tượng Phật 2,000 năm tuổi từ quyền sở hữu của một người đàn ông sống tại một ngôi làng Khanpur ở quận Haripur. 

Ông Nawazuddin, nhân viên pḥng khảo cổ của tiểu khu vực Hazara, nói rằng người của sở khảo cổ được mật báo đă đột kích ngôi nhà của Masroor Shah ở làng Sultan Pur, và thu hồi bức tượng Phật từ quyền sở hữu của anh ta. Bức tượng và bị can đă được giao cho cảnh sát Khanpur.

Ông Nawazuddin cho biết bức tượng Phật có kích thước 1x1 feet trong t́nh trạng thật. Bị cáo Masroor Shah đă đánh cắp tượng này trong quá tŕnh đào bất hợp pháp ở một khu vực của Khanpur giáp với thung lũng Taxila, và muốn buôn lậu nó đến Punjab để vận chuyển ra nước ngoài nhằm có giá trị thị trường tốt hơn.

Ông Nawazuddin cho biết phân tích lịch sử của bức tượng cho thấy Đức Phật đang trong tư thế thiền định và thời kỳ của tượng dao động từ 1,800 đến 2,000 năm tuổi.

(Dawn – January 13, 2022)

 

0301_2022 

Tượng Phật 2,000 năm tuổi bị sở khảo cổ thu giữ từ quyền sở hữu của một người đàn ông sống tại quận Haripur (Pakistan)

Photo: Dawn 

 

HOA KỲ: Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại trước các báo cáo về các hành động của Trung Quốc đối với Phật tử Tây Tạng

 

Ngày 13-1-2022, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại trước các báo cáo về các hành động của Trung Quốc đối với Phật tử Tây Tạng, bao gồm cả việc phá hủy những tượng Phật như một phần trong chiến dịch xóa bỏ truyền thống của các dân tộc thiểu số. 

Văn pḥng Tự do Tôn giáo Quốc tế của Bộ Ngoại giao - cơ quan thúc đẩy sự tôn trọng toàn cầu đối với tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng như một mục tiêu cốt lơi trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ - đă kêu gọi các nhà chức trách Trung Quốc tôn trọng quyền tự do thực hành tín ngưỡng của người Tây Tạng.

“Chúng tôi rất lo lắng trước các báo cáo về các hành động leo thang của CHND Trung Hoa chống lại Phật tử Tây Tạng, bao gồm việc chính quyền phá hủy tượng Phật, dỡ bỏ cối kinh và đốt cờ cầu nguyện. Chúng tôi kêu gọi các nhà chức trách CHND Trung Hoa tôn trọng quyền của người Tây Tạng được tự do thực hành tín ngưỡng của họ ”, Văn pḥng Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ viết trên Twitter.

Tuyên bố này được đưa ra vài ngày sau khi nổi lên thông tin về việc Trung Quốc phá hủy bức tượng Phật giáo thứ hai vốn được người Tây Tạng tôn kính ở tỉnh Tứ Xuyên, miền tây Trung Quốc. Việc phá hủy  bức tượng Phật Di Lặc 3-tầng tại tu viện Gaden Namyal Ling ở hạt Drago - thuộc tỉnh Tự trị Tây Tạng Kardze - đă được xác nhận thông qua h́nh ảnh vệ tinh thương mại, Đài Á Châu Tự Do (RAF) đưa tin. 

(hindustantimes.com – January 14, 2022)

 

 0301_2022

Ảnh vệ tinh cho thấy bức tượng Phật cao hơn 30 mét ở Tây Tạng đă bị phá hủy 

Photos: RFA

 

 

TÍCH LAN: Người Tích Lan kỷ niệm chuyến thăm đầu tiên của Đức Phật đến đảo quốc này 

 

Colombo, Tích Lan -  Lễ hội Phật giáo Duruthu Poya được tổ chức vào ngày 17 -1, ngày trăng tṛn đầu tiên của tháng 1 (dương lịch). Lễ hội này đánh dấu chuyến viếng thăm đầu tiên của Đức Phật đến Sri Lanka.

Đây là một ngày lịch sử và tôn giáo quan trọng trong lịch đối với các Phật tử Tích Lan v́ nó đánh dấu chuyến viếng thăm đầu tiên của Đức Phật Cồ Đàm đến Sri Lanka vào tháng thứ chín sau khi đắc đạo.

Lần đầu tiên Đức Phật viếng thăm thị trấn Mahiyanganaya ở tỉnh Uva của Tích Lan vào khoảng 2,500 năm trước. Theo các văn bản cổ của Tích Lan, Mahavansa và Dipavansa th́ Đức Phật đă đến thăm để chấm dứt giao tranh giữa hai bộ tộc chính trên đảo. 

Trong chuyến thăm của ḿnh, Đức Phật đă thuyết pháp cho các bộ lạc. Sau khi nghe các bài pháp giảng, các bộ lạc đă từ bỏ cuộc chiến với nhau và bắt đầu tôn trọng lẫn nhau.

Ấn tượng với các bài thuyết pháp, Thần Sumana Saman của địa phương đă mời Đức Phật để lại dấu chân thiêng liêng của ḿnh trên đỉnh núi Samanala. Duruthu poya đánh dấu sự khởi đầu của mùa hành hương kéo dài 3 tháng đến núi Samanala để chiêm bái dấu chân của Đức Phật. 

(NewsIn.Asia – January 18, 2022)

 

0301_2022

0301_2022

0301_2022

 Phật tử và tăng sĩ cúng dường hoa trong lễ hội Duruthu poya

Photos: NewsIn.Asia  

 

 

MIẾN ĐIỆN: Hàng trăm nhà sư Phật giáo chạy trốn khỏi các ngôi chùa ở miền Đông khi bạo lực leo thang

 

Hàng trăm nhà sư Phật giáo đă chạy trốn khỏi 2 thị trấn lớn ở miền đông Myanmar. Sự ra đi của các tu sĩ diễn ra sau cuộc di cư của hàng chục ngàn dân thường trong bối cảnh các cuộc đụng độ bạo lực giữa quân đội và phiến quân có vũ trang, những người phản đối chế độ quân sự đă lật đổ chính phủ được bầu của Miến Điện hồi tháng 2 năm ngoái.

Trong bối cảnh bạo lực ngày càng leo thang, Liên Hiệp Quốc ước tính rằng gần 90,000 người đă phải di dời khỏi Bang Kayah phía đông Myanmar, phần lớn từ thị trấn Loikaw và Demoso gần đó. Các tổ chức phi chính phủ địa phương ước tính con số này lên tới gần 170,000. Cả 2 thị trấn này đều được xem là thành tŕ của các nhóm chống chính quyền.     

Một nhà sư nói rằng khoảng 30 tu viện Phật giáo ở Loikaw và 12 tu viện khác ở Demoso đă bị bỏ trống. Sự di tản của các nhà sư nhằm nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của t́nh h́nh ở Miến Điện, nơi mà các ngôi chùa Phật giáo thường vốn được xem là nơi trú ẩn an toàn.

(Buddhistdoor Global – January 17, 2022)

 

0301_2022  

Các nhà sư Phật giáo và dân thường chạy trốn khỏi Loikaw v́ lo sợ các cuộc không kích của quân đội. 

Photo: David Kham Ku

 

 

PHÁP: Làng Mai phát sóng lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

 

Sau khi Thầy Thích Nhất Hạnh viên tịch ở tuổi 95 tại chùa Từ Hiếu, Việt Nam vào ngày 22-1-2022 Giêng, Làng Mai sẽ phát sóng các lễ tưởng niệm tôn vinh người thầy của họ trong tuần tới.

Trong một bản tin cho cộng đồng của họ, Làng Mai đă thông báo về chuỗi lễ tưởng niệm, đang được truyền trực tuyến trên kênh Youtube của họ. Các buổi lễ sẽ được truyền thanh từ chùa Từ Hiếu ở Huế, Việt Nam, nơi thầy Nhất Hạnh viên tịch, Làng Mai ở Pháp, và Tu viện Lộc Uyển ở California.

Buổi lễ được truyền trực tiếp sẽ diễn ra vào thứ Bảy, ngày 29-1 với lễ an táng và trà t́ tại chùa Từ Hiếu, thành phố Huế, Việt Nam.

Làng Mai cũng đă xuất bản một loạt các nguồn thực hành tưởng niệm, chia sẻ các bài tụng, bài thiền, giáo lư, bài đọc, bài hát, thư pháp và ảnh được chọn lọc để hỗ trợ việc thực hành tưởng niệm của bạn tại nhà hoặc với tăng đoàn địa phương. Các nguồn này cũng bao gồm các video hướng dẫn về cách lập bàn thờ riêng để tôn vinh Thầy Thích Nhất Hạnh, và cách tạo ra năng lượng của chánh niệm, ḥa b́nh, từ bi trong các buổi lễ.

(Lion’s Roar – January 22, 2022)

 

 0401_2022

Ngày đầu tiên tổ chức lễ tưởng niệm Thích Nhất Hạnh

Photo: Làng Mai on Youtube

 

 

HÀN QUỐC: Các nhà sư Phật giáo Hàn Quốc tổ chức hội nghị tố cáo sự phân biệt đối xử

 

Các nhà sư thuộc Phật phái Jogye Hàn Quốc đă tham gia một cuộc biểu t́nh tại ngôi chùa chính của họ, Jogyesa, ở trung tâm Seoul vào ngày 21-1-2022. 

Cuộc biểu t́nh được tổ chức để phản đối cáo buộc chính phủ Hàn Quốc do ủng hộ Cơ đốc giáo nên đă phân biệt đối xử đối với Phật giáo. Chính phủ Hàn Quốc do Tổng thống Moon Jai-in, một người Công giáo và là thành viên của Đảng Dân chủ, lănh đạo.

Gần đây nhất, chính phủ đă quảng bá các bài hát mừng Giáng sinh vào tháng 12, một động thái mà một số thành viên của tông phái Jogye cho rằng thể hiện sự thiên vị của chính phủ đối với Cơ đốc giáo. 

Cuộc biểu t́nh nói trên diễn ra sau nhiều tháng bị chính phủ Hàn Quốc cáo buộc phân biệt đối xử. Các vấn đề bao gồm khiếu nại về số lượng Phật tử trong nội các của Tổng thống Moon và các chính sách liên quan đến phí tham quan tại các công viên quốc gia nơi có các ngôi chùa Phật giáo.

 

0401_2022

 

Các vị lănh đạo tông phái Jogye đă kêu gọi Tổng thống Moon xin lỗi và yêu cầu các luật mới để bảo đảm rằng không có trường hợp thiên vị tôn giáo nào xảy ra trong tương lai. 

Họ cũng ghi nhận mối lo ngại về một cuộc tụ tập đông người như vậy giữa đại dịch toàn cầu, nhưng nói rằng các vấn đề hiện tại đ̣i hỏi sự phản ứng của công chúng và rằng các Phật tử đă làm việc chăm chỉ để đáp ứng một cách tôn trọng các nhu cầu do đại dịch gây ra. Tuy nhiên, họ nói, chính phủ đă khen thưởng những nỗ lực của họ bằng sự thiên vị.

(Buddhistdoor Global  January 22, 2022) 

 

0401_2022  

Chư tăng Phật phái Jogye Hàn Quốc trong cuộc biểu t́nh tại ngôi chùa chính của họ, Jogyesa, ở trung tâm Seoul vào ngày 21-1-2022

Photos: staradvertiser.com 

 

 0401_2022

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in 

Photo: koreatimes.co.kr

 

 

TÍCH LAN: Các hoạt động tôn giáo, tâm linh tại bảo tháp Ruwanweli Maha Seya 

 

 TIN ẢNH: Tại bảo tháp Ruwanweli Maha Seya ở Anuradhapura,  những người sùng đạo được nh́n thấy tham gia vào các hoạt động tôn giáo và tâm linh

 

0401_2022  

 0401_2022

0401_2022

0401_2022

0401_2022

0401_2022

Ruwanweli Maha Seya là một trong những địa điểm tôn giáo Phật giáo linh thiêng nhất ở Tích Lan

0401_2022

Có rất nhiều xá lợi của Đức Phật được cất giữ trong bảo tháp, khiến nó trở thành bộ sưu tập xá lợi của Ngài lớn nhất ở bất cứ đâu

0401_2022  

0401_2022

Bảo tháp được xây dựng bởi Vua Dutugemunu vào năm 140 trước Công nguyên, người đă trở thành vua của Tích Lan sau một cuộc chiến mà Vua Chola Elāra (Ellalan) bị đánh bại

(Daily Mirror – January 25, 2022 ) 

Photos: Nisal Baduge

 

 

LIÊN BANG NGA: Trung tâm Drepung Gomang: Cánh cửa dẫn đến Truyền thống Phật giáo Tây Tạng ở Nga

 

Trong lịch sử Phật giáo ở liên bang Nga, trường phái Gelugpa Tây Tạng luôn đóng một vai tṛ quan trọng nhất. Nhiều giáo viên, trung tâm và tổ chức vẫn tiếp tục cho đến ngày nay để truyền bá những lời dạy của Đức Phật trên khắp vùng đất rộng lớn của Nga. 

Tại Nga, một trong những tổ chức Phật giáo tích cực nhất - vốn đă khéo léo đương đầu với những thách thức của đại dịch trong 2 năm qua - là Trung tâm Quỹ Drepung Gomang, một chi nhánh đại diện chính thức của Đại học Tu viện Palden Tashi Drepung Gomang, Ấn Độ.

Trung tâm Quỹ Drepung Gomang được thành lập với sự chúc phúc và giúp đỡ của hiệu trưởng và quản lư của Tu viện Drepung Gomang, cùng với những người ủng hộ từ Moscow, và từ các nước cộng ḥa Kalmykia, Buryatia và Tuva. 

Kể từ khi thành lập, trung tâm đă hợp tác với Tu viện Drepung Gomang, cung cấp các bài giảng về triết lư Phật giáo bằng cách mời các nhà sư nổi tiếng, tiến hành các lễ, nghi lễ và giáo lư Phật giáo, và chào đón các phái đoàn chính thức của các nhà sư từ tu viện chính ở Ấn Độ đến các địa điểm khác nhau trên khắp Liên bang Nga. 

Trung tâm hoạt động với sự hợp tác của cộng đồng Phật giáo Gelug địa phương và với vị lănh đạo tinh thần là Kundeling Tatsak Rinpoche, một vị thầy cao cấp từ tu viện chính ở Ấn Độ. 

(Buddhistdoor – January 25, 2022) 

 

 

0401_2022

0401_2022

Đại học Tu viện Palden Tashi Drepung Gomang, Ấn Độ  

Photos: drepunggomang.ru

 

 

QUỐC TẾ: Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo Quốc tế Sakyadhita tổ chức Hội nghị Ảo đầu tiên

 

Hiệp hội Nữ Phật tử Quốc tế Sakyadhita tổ chức hội nghị lần thứ 17 vào cuối tháng 12-2021, lần đầu tiên kể từ khi đại dịch toàn cầu bắt đầu vào năm 2019. 

Mặc dù ban đầu dự kiến diễn ra tại bang Sarawak của Malaysia, các nhà tổ chức hội nghị đă phải chuyển sang định dạng trực tuyến cho lần đầu tiên do lo ngại về an toàn xung quanh đại dịch COVID-19 đang diễn ra. 

Hơn 1,000 người xuất gia, cư sĩ, học giả và hành giả đă vân tập trực tuyến để khám phá chủ đề “Phụ nữ Phật giáo vượt ra ngoài ranh giới: Giữa các tôn giáo, Sự phụ thuộc lẫn nhau, Môi trường” của hội nghị - thông qua một loạt các hội thảo, tọa đàm và hội thảo.

Sakyadhita, có nghĩa là “nữ Phật tử”, là một tổ chức tiên phong được công nhận v́ đă ủng hộ quyền lợi của phụ nữ trong các cơ sở Phật giáo trên khắp thế giới. 

Trong hơn 30 năm, Hội nghị Sakyadhita đă được tổ chức định kỳ 6 tháng một lần để giải quyết các vấn đề b́nh đẳng giới trong Phật giáo và đối đầu với những bất công xă hội khác vốn ảnh hưởng đến cuộc sống của phụ nữ Phật giáo.  

Những nỗ lực và sự vận động của Hiệp hội Sakyadhita đă giúp thúc đẩy cuộc đối thoại và nghiên cứu về giới tính và Phật giáo. 

Các chủ đề tại Hội nghị Sakyadhita lần thứ 17 tiếp tục được thúc đẩy, đề cập đến thực trạng phân biệt giới tính và bất b́nh đẳng trong các cơ sở Phật giáo, cũng như tôn vinh và nâng cao công việc và sự đóng góp của nhiều nữ học giả, nhà hoạt động, nghệ sĩ và giáo viên Phật giáo.  

Hội nghị Sakyadhita lần thứ 18 dự kiến diễn ra tại Hàn Quốc vào năm 2023.

(Tipitaka Network – January 26, 2022)  

 

0401_2022

Hiệp hội Chư Ni của Tông phái Jogye Hàn Quốc tụng Tâm Kinh trong lễ khai mạc Hội nghị Sakyadhita Ảo lần thứ 17

0401_2022 (16)

Tiến sĩ Thích nữ Như Nguyệt và chư ni Học viện Phật giáo Việt Nam tụng kinh trong lễ bế mạc

Photos: sakyadhita.org

 

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 02/28/23