TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 12.2021

Diệu Âm lược dịch

 

THÁI LAN: Bangkok lên kế hoạch cho lễ hội Năm Mới và lễ tụng kinh Phật giáo

 

Ngày 30-10-2021, ông Chaloemphol Chotinuchit, Phó thư kư thường trực của Chính quyền Đô thị Bangkok (BMA) cho biết: Chính quyền Thủ đô Bangkok (BMA) đang lên kế hoạch tổ chức lễ hội Năm Mới và lễ tụng kinh Phật giáo từ ngày 31-12-2021 đến ngày 1-1-2022 tại Quảng trường thị trấn Lan Khon Mueang ở quận Phra Nakhon.

“Văn pḥng Văn hóa, Thể thao và Du lịch của BMA sẽ chịu trách nhiệm tổ chức các sự kiện này,” ông nói. “Các sự kiện nêu trên nhằm chào đón năm 2022 và quảng bá truyền thống làm công đức và tụng kinh Phật giáo của người Thái vào ngày đầu Năm Mới.”

Ông Chaloemphol nói thêm rằng các hoạt động sẽ được tổ chức theo tiêu chuẩn b́nh thường mới để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Người tham gia phải đeo khẩu trang và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh do Bộ Y tế công bố.

BMA sẽ tổ chức một cuộc họp báo chính thức về các sự kiện này vào ngày 23-12 từ 1.30pm  trở đi tại Ṭa thị chính Bangkok ở quận Phra Nakhon.

(Nation Thailand – December 1, 2021)

 

Bangkok plans New Year festival and chanting ceremony

H́nh ảnh về lễ hội Năm Mới và lễ tụng kinh Phật giáo Thái Lan

Photo: Nation Thailand

 

 

HÀN QUỐC: Chùa Jogyesa tổ chức lễ hội làm kim chi hàng năm của Hàn Quốc

 

Hàn Quốc tổ chức sự kiện làm kim chi quần chúng để mang lại hy vọng cho những người đang vật lộn với đại dịch.

Tại chùa Jogyesa ở Seoul, hơn 150 người đă cùng các nhà sư Phật giáo tham gia vào một tập thể làm kim chi.

Sự kiện này diễn ra hàng năm, nhưng không được tổ chức trong 2 năm qua v́ COVID-19.

Một nửa số kim chi làm ra đă được trao cho các gia đ́nh có thu nhập thấp và người già cần trợ giúp. Phần c̣n lại được giao cho chùa Jogyesa (là nơi tổ chức sự kiện) và các tổ chức Phật giáo khác.

Năm nay, 8,000 kg bắp cải đă được sử dụng để làm món ăn quốc gia chua, cay này .

"Chúng tôi tổ chức sự kiện làm kim chi này để mang lại hy vọng và sự khích lệ cho những người già đang gặp khó khăn, cho những người sống một ḿnh và cho những người đang đau khổ v́ coronavirus", Wonmyeong, Phó Trụ tŕ của chùa Jogyesa cho biết.

(AFP – December 2, 2021)

 

Lễ hội làm kim chi hàng năm tại Chùa Jogyesa

Photo: AFP

 

 

NEPAL: Tổng thống Bhandari kêu gọi đưa triết học Phật giáo, thông điệp của Đức Phật vào chương tŕnh giảng dạy

 

RUPANDEHI, Lâm T́ Ni: Tổng thống Bidya Devi Bhandari đă kêu gọi các bên liên quan đưa các thông điệp của Đức Phật và triết lư Phật giáo vào các chương tŕnh giảng dạy từ các cấp tiểu, trung học đến đại học.

Khai mạc lễ kỷ niệm 17 năm Đại học Phật giáo Lâm T́ Ni và ṭa nhà thư viện trung tâm ở Lâm T́ Ni vào ngày 2-12, Tổng thống nói rằng triết học Phật giáo đă lan rộng trên toàn cầu và các trường đại học danh tiếng trên thế giới đă đưa triết học Phật giáo vào chương tŕnh học của họ.

Bà nói rằng tính đa chiều của trường Đại học Phật giáo Lâm T́ Ni sẽ được thúc đẩy hơn nữa nếu giáo lư của Đức Phật được liên kết với bối cảnh hiện tại để chúng được triển khai thực tế trong hệ thống giáo dục, chương tŕnh giảng dạy và việc giảng dạy.

 “Điều này có thể giúp chuyển giao di sản của nền văn minh Phật giáo vĩ đại cho thế hệ tương lai. Quyền tự chủ và tự do học thuật của trường đại học là điều kiện tiên quyết để phát triển học thuật. Chương tŕnh giảng dạy (đại học) nên theo định hướng nghiên cứu để tạo ra các nguồn nhân lực có kỹ năng bằng cách duy tŕ môi trường học thuật thuần túy trong trường đại học,” Tổng thống nhấn mạnh.

(Khabarhub – December 2, 2021)

 

Tổng thống Bidya Devi Bhandari

Photo: Khabarhub

 

 

CANADA: Đại học British Columbia tổ chức Hội nghị chuyên đề ảo về nhà sư Thân Loan/ Shinran (1173–1263) – người sáng lập Tịnh độ Chơn tông Nhật Bản

 

Đại học British Columbia (Canada) sẽ tổ chức một hội nghị chuyên đề trực tuyến có tiêu đề: “Sức mạnh Cấp tiến Khác của Thân Loan (1173-1263): Vị trí Chuẩn mực hay Ngoại lệ trong Phật giáo Đại thừa?” vào ngày 11-12-2021.

Được tổ chức với sự hợp tác của Hiệp hội Nghiên cứu Phật giáo Shin Quốc tế, sự kiện ảo này đánh dấu phần thứ hai của loạt bài gồm hai-phần về chủ đề “Sức mạnh khác trong Phật giáo”.

Hội nghị chuyên đề về sư Thân Loan sẽ có 5 vị tham luận viên đáng kính, bao gồm: Kenneth Tanaka, giáo sư danh dự tại Đại học Musashino, Tokyo (Nhật Bản), người sẽ giới thiệu về chủ đề hội thảo: “Sức mạnh cấp tiến khác của Thân Loan (1173-1263).” Sau đó là các bài phát biểu, phân tích về nhà sư Thân Loan của các diễn giả David Matsumoto thuộc Viện Nghiên cứu Phật học tại Liên minh Thần học Cao học (Hoa Kỳ), Mark Blum, giáo sư tại Đại học California, Berkeley (Hoa Kỳ), Melissa Curley, phó giáo sư tại Đại học Bang Ohio (Hoa Kỳ), và Jessica Main, phó giáo sư tại Đại học British Columbia (Canada).

(HOME: Buddhistdoor Global – December 4, 2021)

 

https://www.buddhistdoor.net/content/uploads/2021/11/800px-Shinran_Nara_National_Museum-686x1024.jpg

Nhà sư Thân Loan/ Shinran (1173–1263) – người sáng lập Tịnh độ Chơn tông Nhật Bản

Photo: wikipedia.org

 

 

HÀN QUỐC: Ban Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc sẽ trở thành tầm toàn cầu vào năm sau, nhân kỷ niệm 20 năm thành lập chương tŕnh Ở lại chùa (Templestay)

 

Ban Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc (CCKB) sẽ mở rộng các dự án quốc tế của ḿnh vào năm tới nhân kỷ niệm 20 năm chương tŕnh Ở lại chùa, vốn dự kiến ​​năm sau sẽ đón tiếp 6 triệu khách tích lũy kể từ khi ra mắt vào năm 2002.
“Năm tới sẽ là một năm nh́n lại những ǵ chúng tôi đă làm được trong hơn 20 năm qua với những chương tŕnh Ở lại chùa, vốn đă nhận được rất nhiều sự yêu mến và quan tâm trong và ngoài nước,” Thượng tọa Wonkyung, sư trưởng của CCKB, nói trong cuộc họp báo cuối năm hôm thứ Ba 30-11, và nói thêm rằng các chi tiết sẽ được công bố vào tháng Giêng 2022.

Năm nay, tổ chức này đă hợp tác với trường Le Cordon Bleu London, một trường ẩm thực hàng đầu ở London, Anh quốc,  để đưa các bài giảng về thức ăn nhà chùa Hàn Quốc vào chương tŕnh giảng dạy thường xuyên của trường. Các bài giảng đă được chia sẻ trực tuyến như một phần của chương tŕnh giảng dạy ẩm thực thông thường của ngôi trường nói trên.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục các bài giảng trong năm tới và hy vọng chúng tôi có thể đến trường để giảng trực tiếp. Chúng tôi đang theo dơi t́nh h́nh đại dịch ở London, ”một vị chức sắc của CCKB nói.

(NewsNow -   December 4, 2021)

(Cultural Corps of Korean Buddhism)

Biểu trưng của Ban Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc

Photo: CCKB

 

 

HOA KỲ: Học giả Phật giáo Duncan Ryuken Williams đoạt Giải thưởng Tôn giáo Grawemeyer uy tín  

 

Theo một thông báo ngày 10-12-2021, Giáo sư Duncan Ryuken Williams, giáo sư Tôn giáo và Ngôn ngữ & Văn hóa Đông Á và là giám đốc Trung tâm Tôn giáo Nhật Bản Shinso Ito tại Đại học Nam California, đă được trao giải thưởng tôn giáo Grawemeyer.

Giải thưởng do Đại học Louisville và Chủng viện Thần học Trưởng lăo Louisville đồng trao,trị giá US$ 100,000. Giải thưởng này tôn vinh những ư tưởng có ảnh hưởng sâu xa trong âm nhạc, trật tự thế giới, tâm lư học và giáo dục.

Ông Williams đă được trao giải cho những ư tưởng mà ông đưa ra trong cuốn sách của ông, có tựa đề: Kinh Mỹ: Một câu chuyện về Đức tin và sự Tự do trong Thế chiến II (American Sutra: A Story of Faith and Freedom in the Second World War).

Ngoài sự uyên bác của ḿnh, Williams c̣n là một tu sĩ Phật giáo Thiền phái Soto.

Trong cuốn sách này, Williams đă xem lại nhật kư của những người có nguồn gốc Nhật Bản bị chính phủ Hoa Kỳ bắt giam sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng của Nhật Bản vào ngày 7-12-1941. Có khoảng 125,000 cá nhân ở mọi lứa tuổi và tầng lớp xă hội đă bị vây bắt từ khắp nơi trên đất nước. và chuyển đến các trại giam ở Mỹ.

Hai phần ba số người bị giam giữ này là những người tu theo đạo Phật, và tuy vậy họ vẫn thực hành Phật giáo trong sự giam cầm.

“Việc họ bị giam cầm đă trở thành một cách để khám phá tự do, một sự giải thoát mà chính Đức Phật chỉ đạt được sau khi dấn thân vào một cuộc hành tŕnh tâm linh đầy trở ngại và gian khổ,” Williams phát biểu trong một thông cáo báo chí.

(Buddhistdoor – December 14, 2021)

 

https://www.buddhistdoor.net/content/uploads/2021/12/9c2349ae61cf8bd3352ad8f6f1f3dd00_350__2.jpg

Giáo sư Duncan Ryuken Williams.

Photo: Duncan Ryuken Williams

 

https://www.buddhistdoor.net/content/uploads/2021/12/American-sutra.jpg

Tác phẩm Kinh Mỹ của Giáo sư Duncan Ryuken Williams

Photo:  Harvard University Press

 

 

NHẬT BẢN: Sư cô người Việt mở ngôi chùa mới nhằm cứu trợ những người lao động Việt Nam đang gặp khó khăn

 

Khi các tác động của đại dịch khiến nhiều gia đ́nh và công nhân ở Đông Á phải chia ĺa, chùa chiền Phật giáo đă vào cuộc để cứu trợ cấp thiết cho những người gặp khó khăn.

Tại thành phố Nasushiobara, tỉnh Tochigi, một sư cô người Việt Nam 43 tuổi, Thích Tâm Trí, đă mở một ngôi chùa mới – chùa Tochigi Daion-ji - nhằm cứu trợ những người lao động Việt Nam đang gặp khó khăn.

Đây là ngôi chùa là ngôi thứ hai mà sư cô Tâm Trí đă thành lập. Ngôi chùa đầu tiên của sư cô mở cửa vào năm 2018 ở Honjo, tỉnh Saitama, phía bắc Tokyo. Theo hồ sơ của sư cô, số lượng người Việt Nam t́m kiếm sự giúp đỡ ở Honjo đă tăng gấp 3 lần trong 4 năm qua, cho thấy mức độ cấp thiết của nhu cầu ở những nơi khác trên đất nước.

Ngay cả trước khi đại dịch xảy ra, sư cô Tâm Trí đă hỗ trợ và giúp đỡ những người Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn tại Nhật Bản: Một số bị mất việc làm và cần được hỗ trợ tạm thời, những người khác th́ cần được giúp đỡ để trở về Việt Nam.

Nhưng kể từ khi bắt đầu xảy ra đại dịch, Nhật Bản đă ban hành một số biện pháp đi lại nghiêm ngặt nhất trên thế giới, khiến nhiều người Việt bị mắc kẹt. Ngày nay, ngôi chùa Honjo của sư cô Tâm Trí có khoảng 60-70 người cư trú, mặc dù nó được thiết kế chỉ để chứa 20 người.

(HOME: buddhistdoor.net – December 10, 2021)

 

https://www.buddhistdoor.net/content/uploads/2021/12/n-vietnamese-a-20190330-from-japantimes-co-jp.jpg

Sư cô Thích Tâm Trí, người đă thành lập ngôi chùa mới để giúp những người lao động Việt Nam tại Nhật đang gặp khó khăn

Photo:  japantimes.co.jp

 

https://www.buddhistdoor.net/content/uploads/2021/12/from-mainich-jp-1024x679.jpg

Hoạt động tôn giáo của Sư cô Tâm Trí tại Nhật Bản

Photo: mainichi.jp

 

 

THÁI LAN: Ḥa thượng trụ tŕ Tu viện Hoàng gia viên tịch ở tuổi 96

 

Ḥa thượng Somdet Phra Maha Ratchamangalacharn (Ven. Somdet Chuang), trụ tŕ tu viện hoàng gia Thái Lan Wat Paknam Phasi Charoen, đă viên tịch vào sáng ngày 8-12-2021 ở tuổi 96.

Ven. Somdet tục danh Chuang Sutprasert, sinh năm 1925 dưới thời trị v́ của Vua Rama VI, tại quận Bang Phli của tỉnh Samut Prakan, lân cận Bangkok.

Ngài thọ giới Sa Di vào năm 1939, ở tuổi 14, tại chùa Wat Sangkha Racha ở Bangkok, và thọ giới cụ túc năm 1945 tại chùa Wat Paknam Phasi Charoen. Là một nhà sư, Ven. Somdet tiếp tục nghiên cứu Kinh điển Pali và quản lư đền chùa. Ngài trở thành trụ tŕ chùa Wat Paknam vào năm 1965.

Vào năm 2014, Ven. Somdet được phong làm Đức Tăng thống (Sangharaja) của Thái Lan - người đứng đầu tăng đoàn tu viện của vương quốc. Tuy nhiên, vị trí này sau đó đă được trao cho Somdet Phra Ariyavongsagatanana IX, trụ tŕ chùa Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram vào năm 2017, sau khi chính phủ Thái Lan sửa đổi quy tŕnh bổ nhiệm gây tranh căi.

(Buddhistdoor Global – December 10, 2021)

 

https://www.buddhistdoor.net/content/uploads/2021/12/From-wikipedia.org_-1024x698.jpg

Ḥa thượng Somdet Phra Maha Ratchamangalacharn (Ven. Somdet Chuang), trụ tŕ tu viện hoàng gia Thái Lan Wat Paknam Phasi Charoen

Photo: wikipedia.org

 

 

HÀN QUỐC: Cuộc triển lăm công nhận các nghệ nhân tăng sĩ Phật giáo thời Joseon

 

“Các nghệ nhân tu sĩ của triều đại Joseon”, một cuộc triển lăm đặc biệt của Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc (NMK) được tổ chức bắt đầu từ ngày 7-12-2021, sẽ làm sáng tỏ cuộc đời của các nghệ nhân tu sĩ - những người đă đóng một vai tṛ trong việc đa dạng hóa nghệ thuật của thời đại này . Cuộc triển lăm kéo dài 3 tháng với 4 phần : “Ai là nghệ nhân tu sĩ?”, “Không gian điêu khắc và vẽ Đức Phật”, “Thế giới mơ ước của nghệ nhân tu sĩ” và “Tưởng nhớ nghệ nhân tu sĩ”.

Có đến 145 tác phẩm điêu khắc và hội họa, bao gồm 2 bảo vật quốc gia và 13 bảo vật do 366 nhà sư nghệ nhân chế tác dưới thời Joseon sẽ được trưng bày. Một số trong số chúng được công bố lần đầu tiên trước công chúng.

Yoo Su-ran, trợ lư giám đốc của NMK cho biết: Không giống như ở Nhật Bản và Trung Hoa, nơi các nghệ nhân tạo ra các tác phẩm điêu khắc và tranh vẽ Phật giáo thông thường, ở Triều Tiên th́ chính các nghệ nhân tu sĩ đă làm công việc này. Họ là nhà sư và đồng thời là nghệ sĩ, điều này rất hiếm vào thời điểm đó, và điều này có nghĩa là họ có kiến ​​thức sâu sắc về nghệ thuật. Ông nói, “Ở Trung Quốc và Nhật Bản, nhiều nghệ nhân làm việc một ḿnh, nhưng các nghệ nhân tăng sĩ ở Triều Tiên đă hợp tác với các nhà sư khác để thực hiện các dự án nghệ thuật chung trong khi trau dồi kỹ năng của họ theo hệ thống học nghề và truyền lại cho người khác ... Các tác phẩm của chư nghệ nhân tu sĩ đă giúp nghệ thuật Joseon phát triển các h́nh thức đa dạng.”

Triển lăm này sẽ kéo dài đến hết ngày 5- 3- 2022.

(The Korea Times - December 8, 2021)

 

Seen are underdrawings and paintings of 'the Eight Great Events of the Life of the Buddha from Tongdosa Temple,' a national treasure, at the exhibition, 'Monk Artisans of the Joseon Dynasty' in the National Museum of Korea (NMK) / Courtesy of NMK

Các bản vẽ và tranh của chư nghệ nhân tăng sĩ thời Joseon tại triển lăm của Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc

 

Seen are underdrawings and paintings of 'the Eight Great Events of the Life of the Buddha from Tongdosa Temple,' a national treasure, at the exhibition, 'Monk Artisans of the Joseon Dynasty' in the National Museum of Korea (NMK) / Courtesy of NMK

Poster của triển lăm “Các nghệ nhân tu sĩ của triều đại Joseon”

 

Seen are underdrawings and paintings of 'the Eight Great Events of the Life of the Buddha from Tongdosa Temple,' a national treasure, at the exhibition, 'Monk Artisans of the Joseon Dynasty' in the National Museum of Korea (NMK) / Courtesy of NMK

Các tác phẩm điêu khắc bằng gỗ được trưng bày trong triển lăm "Các nghệ nhân tu sĩ của triều đại Joseon" của Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc (NMK)

Photos: The Korea Times

 

 

HÀN QUỐC: Sư trưởng Seongpa được tôn vinh là đạo sư  tối cao thứ 15 của Ḍng Jogye

 

Seongpa, sư trưởng chùa Tongdosa của Yeongchook Chongrim, đă được chọn làm vị đạo sư tối cao thứ 15 của Giáo phái Jogye Phật giáo Hàn Quốc vào ngày 13-12-2021.

Ủy ban tôn vinh của Tông phái  Jogye thông báo rằng họ đă nhất trí chọn Seongpa làm đạo sư tối cao của bản phái.

Sinh năm 1939 tại Hapcheon, tỉnh Nam Gyeongsang, Đại sư Seongpa đă trở thành một nhà sư Phật giáo (dưới sự dạy dỗ của Wolha, người được tôn xưng là bậc thầy tối cao thứ 9 của tông phái Jogye), và ông đă có chức danh trong cơ quan thảo luận trung ương của bản phái và phục vụ như một nhà sư quản lư tại chùa Tongdosa. Năm 2014, ông đạt cấp cao nhất – cấp Daejongsa - trước khi được chọn làm trưởng Yeongchook Chongrim vào năm 2018.

Theo hiến pháp của Jogye Order, đạo sư tối cao tượng trưng cho sự thiêng liêng của Tông phái, và người mà nắm giữ vị trí này được ban cho quyền hạn và cấp độ quyền lực cao nhất. Đạo sư tối cao được cấp quyền bổ nhiệm nhân sự để kiểm soát các giới luật tôn giáo của Tông phái và thực hiện các quyền ân xá, giảm nhẹ h́nh phạt và phục hồi chức vụ theo các quy tắc do hiến pháp của bản phái đặt ra. Sau nhiệm kỳ 5 năm, việc tái bổ nhiệm vị trí này sẽ được phép thực hiện một lần.

(donga.com – December 14, 2021)

 

https://dimg.donga.com/ugc/CDB/ENGLISH/Article/61/b7/d3/72/61b7d37226e2d2738245.jpg

Seongpa, đạo sư  tối cao thứ 15 của Tông phái Jogye Hàn Quốc

Photo: donga.com

 

 

HOA KỲ: Bảo tàng Brooklyn dành không gian trưng bày mới cho nghệ thuật Phật giáo

 

Bảo tàng Brooklyn (New York) sẽ khánh thành một pḥng trưng bày mới vào ngày 21-1-2022 dành cho “Nghệ thuật Phật giáo”, với gần 70 hiện vật đến từ 14 quốc gia - có niên đại từ thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên đến đầu những năm 2000. Nằm trên tầng 2, “Nghệ thuật Phật giáo” là pḥng trưng bày mới nhất trong một loạt các pḥng trưng bày tập trung vào các bộ sưu tập của Nghệ thuật Châu Á và Thế giới Hồi giáo.

Việc sắp đặt sẽ được tổ chức bởi Joan Cummins, người phụ trách cao cấp về nghệ thuật Châu Á của bảo tàng. “Chúng tôi rất vui khi được trưng bày một số kho báu tuyệt vời của Brooklyn trong pḥng trưng bày này và chúng tôi rất vui được trưng bày chúng theo một cách mới”, Cummins nói với tạp chí ARTnews.

“Thay v́ phân chia mọi thứ theo khu vực hoặc sắp xếp chúng theo thứ tự thời gian, chúng tôi sẽ sắp xếp các vị Phật từ Ấn Độ, Thái Lan và Nhật Bản - và các vị Bồ tát từ Indonesia, Hàn Quốc và Trung Quốc - cách nhau hàng trăm năm. Trong một số trường hợp, những điểm tương đồng là rơ ràng; ở những hiện vật khác, người ta phải xem xét cẩn thận để xem những h́nh ảnh có điểm ǵ chung. Và việc quan sát cẩn thận sẽ tiết lộ một số tác phẩm nghệ thuật hoàn toàn xuất sắc bởi v́ bảo tàng có những tài liệu thực sự sâu sắc và quan trọng về nghệ thuật Phật giáo.”

(NewsNow – December 15, 2021)

 

A golden statue of a Buddha

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni (có niên đại 965-1025) thuộc Bảo tàng Brooklyn

Bảo tàng Brooklyn, New York (Hoa Kỳ)

Photos: Brooklyn Museum

 

 

TRUNG QUỐC: Khai quật được 2 tượng Phật giáo bằng đồng lâu đời nhất Trung Quốc cho đến nay

 

Các nhà khảo cổ đă phát hiện ra 2 tác phẩm điêu khắc Phật giáo bằng đồng mạ vàng lâu đời nhất của Trung Quốc cho đến nay tại tỉnh Thiểm Tây. Các cổ vật này - gồm một tượng Đức Phật cao 10.5 cm và một tượng Ngũ Phật cao 15.8 cm -  được khai quật tại làng Chengren, thuộc thành phố Hàm Dương hiện đại.

Các nhà nghiên cứu của Học viện Khảo cổ Thiểm Tây tin rằng những tượng nói trên có từ thời Đông Hán (202 trước Công nguyên – 220 Công nguyên), được t́m thấy trong một nghĩa trang gia tộc với 6 ngôi mộ.

Đáng chú ư, các tượng này dường như được tạo tác tại địa phương bởi các nghệ nhân Trung Hoa theo phong cách Gandhara – là khu vực Trung Á đi tiên phong trong một phong cách nghệ thuật Phật giáo sớm nhất dưới sự thống trị của người Indo-Hy Lạp, Indo-Scythia, Indo-Parthia và Kushan.

Kết luận nói trên về xuất xứ của 2 tượng này dựa trên kết quả ban đầu về các đặc điểm mô h́nh, sự phân tích quy tŕnh sản xuất và phát hiện thành phần kim loại của các vị Phật. Có nghĩa là các bức tượng này - vốn đă là vô giá về mặt di sản – c̣n có giá trị nghiên cứu quan trọng đối với việc du nhập và Hán hóa văn hóa Phật giáo. 

“Những phát hiện cho thấy rằng Phật giáo đă truyền đến Trung Hoa từ Nam Á qua Con đường Tơ lụa cổ đại trong thời kỳ bùng nổ của con đường giao lưu văn hóa này – tức là vào thời nhà Hán,” một đại diện của Học viện Khảo cổ Thiểm Tây nói.

(Buddhistdoor Global – December 16, 2021)

 

Hai tượng Phật giáo bằng đồng lâu đời nhất Trung Quốc cho đến nay, được khai quật tại tỉnh Thiểm Tây

Photos: dailymail.co.uk

 

 

HÀN QUỐC: Chùa Jogyesa ở Seoul thắp đèn lồng đón lễ Giáng sinh

 

Thể hiện mong ước ḥa hợp và ḥa b́nh giữa các tôn giáo khác nhau, Tông phái Jogye (Tào Khê) của Phật giáo Hàn Quốc sẽ thắp sáng đèn lồng trước ngôi chùa chính Jogyesa ở Jongno, trung tâm Seoul, để đón Giáng sinh - bắt đầu từ 6 giờ chiều ngày 17-12-2021. Những chiếc đèn lồng này sẽ được chiếu sáng đến hết ngày 28-12.
“Chúa Jesus không phân biệt đối xử giữa người giàu và người nghèo, những người có học và những người vô học, và đă phá vỡ những rào cản trong việc thực hành ḷng khoan dung. Chúng tôi tiếp tục ghi nhớ điều này như là ư nghĩa của Giáng sinh,” Ḥa thượng Wonhaeng, người đứng đầu Tông phái Jogye, phát biểu trong một thông báo. “Tôi hy vọng rằng thông điệp về t́nh yêu và sự ḥa hợp mà Chúa Jesus đă gửi đến vùng đất này sẽ tiếp tục lan tỏa.” 

Ḥa thượng Wonhaeng nói rằng các tôn giáo nên đi đầu trong việc tạo ra một thế giới ḥa b́nh với sự tôn trọng và ḥa hợp lẫn nhau, và nói thêm rằng tất cả Phật tử sẽ đi trên cùng một con đường.

Lễ thắp sáng Giáng sinh hàng năm của Tông phái Jogye bắt đầu từ năm 2010, mời các nhà lănh đạo tôn giáo địa phương suy ngẫm về ư nghĩa của sự đoàn kết và ḥa hợp giữa các tôn giáo.

(heraldcorps.com – December 17, 2021)

 

Christmas lanterns are set up in front of Jogyesa in Seoul on Dec. 17, 2020. (Jogye Order of Korean Buddhism)

Chùa Jogyesa ở Seoul thắp đèn lồng đón lễ Giáng sinh 2020

Photo: heraldcorps.com

 

 

TÍCH LAN: Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết tŕnh trước sự kiện Phật giáo 2-ngày ảo ở Tích Lan

 

Colombo, Tích Lan: Nhà lănh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt lai Lạt ma đă phát biểu ảo trước một sự kiện lớn kéo dài 2 ngày được tổ chức tại Colombo, trong đó ngài đă nói chuyện với khoảng 600 nhà sư từ Tích Lan, Indonesia, Mă Lai, Miến Điện và Thái Lan.

Sự kiện này là một phần của Lễ kỷ niệm Kinh Đại Niệm Xứ (Maha Satipatthana Sutta) dành cho các thành viên Tăng đoàn Nguyên thủy từ các quốc gia được đề cập ở trên.

Đức Đạt lai Lạt ma đă diễn thuyết vào ngày đầu tiên của sự kiện này vào ngày 17-12, sau đó là phần hỏi đáp vào ngày hôm sau.

Ngài đă nói chuyện với sự kiện từ nơi cư trú của ḿnh tại Dharamsala, bang Himachal Pradesh ở Ấn Độ.

Hội Huynh đệ Phật giáo Tích Lan Tây Tạng đă tổ chức sự kiện này nhằm mục đích nâng cao hiểu biết và nhận thức về di sản Phật giáo chung của các dân tộc Tích Lan và Tây Tạng.

(IANS – December 19, 2021)

 

What Dalai Lama Said On India's Role In World's Religious Harmony

Đức Đạt lai Lạt ma

Photo: ndtv.com

 

 

NHẬT BẢN: Các tượng Phật được quét sạch bụi ngôi chùa Di sản Thế giới Horyuji trong công tác vệ sinh hàng năm

 

IKARUGA, Nara - Vào ngày 8-12-2021, trong công việc làm vệ sinh hàng năm, chư tăng đă quét bụi cho các tượng Phật và các hiện vật khác tại chùa Horyuji – một Di sản Thế giới ở thị trấn Ikaruga, tỉnh Nara.

Tương truyền chùa Horyuji được thành lập bởi Shotoku Taishi, hoàng tử Nhật Bản thế kỷ thứ 6 - 7.  Khoảng 10 nhà sư bao gồm cả sư trưởng Shokaku Furuya bắt đầu làm công việc vệ sinh vào buổi sáng sau khi đọc kinh tại chánh điện, nơi có các pho tượng bao gồm tượng Đức Phật và hai thị giả của Ngài và các tượng Tứ Thiên Vương - được xem  là quốc bảo.

Dùng những vật dụng lau bụi được làm bằng cách gắn giấy "washi" của Nhật vào đầu các thanh tre và bàn chải, họ cẩn thận quét bụi khỏi các pho tượng. Họ tiếp tục đến giảng đường lớn Daikodo và đại sảnh của những giấc mơ Yumedono  để thanh tẩy các pho tượng tại đó -  bao gồm cả tượng Kuse Kannon, bảo vật quốc gia được tạc giống với hoàng tử Shotoku Taishi, và hiếm khi được công bố trước công chúng.

Sư Furuya nói, “Năm nay đánh dấu kỷ niệm 1,400 năm ngày mất của hoàng tử Shotoku Taishi (theo Phật lịch), v́ vậy chúng tôi muốn truyền tâm hồn của ngài ấy lại cho các thế hệ sau. Chúng tôi đă loại bỏ lớp bụi tích tụ trong năm trong khi mong muốn đại dịch coronavirus chấm dứt.”

Công việc làm vệ sinh hàng năm được tiếp tục kể từ năm 1994, một năm sau khi các Di tích Phật giáo ở Khu vực chùa Horyuji được ghi nhận vào danh sách Di sản Thế giới.

(Tipitaka Network – December 20, 2021)

 

Công tác hàng năm: chư tăng quét bụi cho các tượng Phật và các hiện vật khác tại ngôi chùa Di sản Thế giới Horyuji ở thị trấn Ikaruga, tỉnh Nara (Nhật Bản)

Photo: Maichini

 

 

CAM BỐT: Chủ tịch Quốc hội Samrin kêu gọi sự thống nhất tại đại hội tăng sĩ

 

Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin nói rằng Cam Bốt tôn trọng tự do tôn giáo, kêu gọi tất cả các nhà lănh đạo tôn giáo - đặc biệt là các nhà lănh đạo Phật giáo v́ đây là quốc giáo - tuân thủ các nguyên tắc hiểu biết lẫn nhau và tôn trọng lẫn nhau để duy tŕ sự ḥa hợp.

Ông Samrin đă đưa ra phát biểu này tại lễ khai mạc Đại hội Tu sĩ Phật giáo Toàn quốc lần thứ 29 tại Hội trường Chaktomuk ở Phnom Penh vào ngày 20-12. Ông cho biết Cam Bốt rất coi trọng tôn giáo và tâm linh, bao gồm sự tôn trọng tự do tôn giáo và tất cả các tín ngưỡng tôn giáo.

Ông lưu ư rằng Campuchia đề cao Phật giáo là quốc giáo nhưng ủng hộ quyền theo các tôn giáo khác của người dân v́ lợi ích của sự thống nhất và ḥa hợp xă hội.

Ông cho biết chính phủ nỗ lực xây dựng chùa chiền và các ṭa nhà tôn giáo khác để cung cấp cho Cam Bốt các trung tâm vật chất phục vụ đời sống tinh thần của Vương quốc, v́ các nghi thức tôn giáo là những hoạt động quan trọng nhằm góp phần vào sự phát triển của xă hội Cam Bốt về văn hóa, giáo dục và đạo đức xă hội.

(Big News Network - December 23, 2021)

 

Image result for samrin calls for unity at monk’s congress

Chủ tịch Quốc hội Samrin tại lễ khai mạc Đại hội Tu sĩ Phật giáo Toàn quốc lần thứ 29 ở Hội trường Chaktomuk, Phnom Penh

Photo: The Phnom Penh Postá

 

 

HÀN QUỐC: Phật phái Jogye trao tặng Bảng Tri ân cho Đại sứ Pakistan

 

Tông phái Jogye của Phật giáo Hàn Quốc đă trao tặng Bảng Tri ân cho Mumtaz Zahra Baloch, Đại sứ Pakistan tại Nam Hàn, để ghi nhận công lao của bà trong việc thúc đẩy các mối quan hệ Pakistan-Hàn Quốc. Đại sứ quán Pakistan tại Hàn Quốc cho biết rằng Ḥa thượng Wonhaeng, chủ tịch đương nhiệm của Tông phái Jogye, đă gặp Đại sứ Baloch vào ngày 3-12 để ghi nhận công lao của bà trong việc thúc đẩy “sự ḥa hợp, t́nh hữu nghị giữa các tôn giáo giữa Hàn Quốc và Pakistan, và làm cầu nối với cộng đồng Phật giáo Hàn Quốc”.

Đại sứ Baloch phát biểu rằng cho dù ở đâu và làm ǵ, bà sẽ tiếp tục 'đóng vai tṛ là cầu nối' để thúc đẩy sự ḥa hợp giữa các tôn giáo. Bà trở thành đại sứ tại Hàn Quốc kể từ ngày 21-2-2020, với các vị trí trước đó tại Geneva (Thụy Sĩ) và Washington, D.C. 

Đại sứ Baloch là người không mang quốc tịch Hàn Quốc đầu tiên nhận được Bảng tri ân từ Tông phái Jogye.

(HOME: Buddhistdoor Global – December 23, 2021)

 

Phật phái Jogye của Hàn Quốc trao tặng Bảng Tri ân cho Đại sứ Pakistan  Mumtaz Zahra Baloch

Photos: Twitter

 

NEPAL: Cờ cầu nguyện của Bảo tháp Bouddha chuyển thành màu trắng v́ môi trường

 

Trong một sự kiện vào ngày 18-12, những lá cờ cầu nguyện đầy màu sắc, mang tính biểu tượng của Bảo tháp Bouddha ở Nepal đă bị gỡ xuống và thay thế bằng cờ trắng.

Ang Dolma Sherpa, một nữ doanh nhân Phật tử, đă giúp dẫn dắt sự kiện này. Cô nói rằng mục tiêu là loại bỏ cả sợi tổng hợp lẫn thuốc nhuộm hóa học khỏi ngành kinh doanh sản xuất và sử dụng cờ cầu nguyện Phật giáo vốn phổ biến rộng răi của đất nước.

Theo Sherpa, “Những lá cờ mà chúng ta biết và sử dụng đều được làm từ nylon hoặc vải tổng hợp. Những lá cờ này bị đốt cháy và sau đó chúng gây hại cho môi trường, để lại rất nhiều khí thải carbon. Chúng ta luôn nói về biến đổi khí hậu; có nhiều nhận thức về nó; nhưng, bây giờ là lúc để chuyển từ cờ cầu nguyện tổng hợp sang cờ phân hủy sinh học.”

Theo Sherpa, những lá cờ cầu nguyện xưa kia chủ yếu có màu trắng. Cô thích trở lại với cờ trắng v́ cả lư do môi trường lẫn kinh tế. “Nhiều người gợi ư cho tôi rằng tôi nên sử dụng thuốc nhuộm tự nhiên. Tuy nhiên, thuốc nhuộm tự nhiên rất tốn kém. Và mặc dù tôi có thể sử dụng nó, nó có nghĩa là chi phí cho người dùng cuối cũng tăng lên. Và điều đó có vẻ không công bằng. Tôi muốn giá được giữ ở mức tối thiểu,” cô nói.

Tại Bảo tháp Bouddha, các lá cờ chỉ được thay đổi một lần mỗi năm. Điều này có nghĩa là các lá cờ màu trắng sẽ được nh́n thấy cho đến ít nhất là vào tháng 12-2022.

Và trong khi nhiều lá cờ bị đốt cháy gây ra ô nhiễm, Sherpa đề nghị rằng thay vào đó hăy dùng những lá cờ vải được chôn đi, nơi chúng sẽ phân hủy trong vài tháng.

(Buddhistdoor Global – December 23, 2021)

 

 

Bảo tháp Bouddha ở Nepal thay cờ cầu nguyện màu trắng

Photo: onlinekhabar.com

 

 

PAKISTAN: Phát hiện ngôi chùa cổ 2,300 năm tuổi

 

Một nhóm các nhà khảo cổ học Ư và các nhà khai quật Pakistan đă khai quật một ngôi đền 2,300 năm tuổi được bảo quản tốt, cao 4 mét ở quận Swat, tây bắc Pakistan.

Khám phá được thực hiện tại một khu vực xưa kia gọi là Bazira, nằm dưới Barikot ngày nay ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa. Từng là một phần của Gandhara, khu vực Bazira này nổi tiếng v́ đóng một vai tṛ quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo khắp Trung Á cũng như sự ươm mầm của nghệ thuật và biểu tượng Phật giáo.

Di tích đă phát hiện bởi các nhà khảo cổ học từ Đại học Ca ’Foscari và Phái đoàn Khảo cổ học Ư tại Pakistan (MAIP), phối hợp với Sở Khảo cổ và Bảo tàng của tỉnh.

MAIP được thành lập bởi nhà Phật học nổi tiếng Giuseppe Tucci và đă khai quật tàn tích của thị trấn cổ Bazira từ năm 1984.

MAIP đă khởi động “mùa khai quật” vào tháng 11-2021, sẽ tiếp tục cho đến tuần cuối cùng của tháng 12-2021 .

(Big News Network – December 23, 2021)

 

 

Archaeologists discover an Apsidal temple from the Buddhist period in Bazira area of Barikot Tehsil, Swat. According to reports, the well-preserved four-meter high temple is 2300 years old and is from the Buddhist period.

Di tích ngôi chùa cổ 2,300 năm tuổi được khai quật tại Pakistan

Photos: Fazal Khaliq & arkeonews.net

 

 

PHÁP: Một trong những tài liệu lịch sử lâu đời nhất c̣n sót lại về Ấn Độ được viết bởi nhà sư Triều Tiên Hyecho

Trong vô số bảo vật trong bộ sưu tập khổng lồ của ḿnh, Thư viện Quốc gia Pháp (Bibliothèque nationale de France) ở Paris có một bản thảo có giá trị từ thế kỷ thứ 8.

Được viết tay trên một cuộn giấy, bản thảo nói trên có khoảng 6,000 chữ Hán cổ điển trải dài trên 227 ḍng và là một trong những tài liệu lịch sử lâu đời nhất c̣n sót lại về Ấn Độ.

Cuộn giấy có chiều rộng 28.5 cm này cuối cùng đă thuộc sở hữu của Thư viện Quốc gia Pháp nhờ nhà khảo cổ học và nhà Hán học người Pháp Paul Pelliot. Vào năm 1908, Pelliot đă mua nó - cùng với hàng ngàn cuộn sách cổ khác bằng tiếng Trung Quốc, tiếng Phạn, tiếng Prakrit và các ngôn ngữ khác - từ người trông coi hang động Mogao ở Dunhang, Trung Quốc.

Là một tài liệu hiếm hoi về Ấn Độ cổ đại, cuộn sách này là một du kư có tiêu đề “Wangocheonchukguk-Jeon” hay là Hồi kư về cuộc hành hương đến 5 Vương quốc của Ấn Độ.

Nó được viết bởi Hyecho, một nhà sư Phật giáo Hàn Quốc và là người hành hương, người đă thực hiện một cuộc hành tŕnh gian khổ đến Ấn Độ vào thế kỷ thứ 8 và đi khắp đất nước này, nơi mà ông tin rằng bị chia thành 5 vương quốc.

Sư Hyecho, một người gốc ở vương quốc Silla của Triều Tiên, sinh năm 704. Ông đến du học ở Trung Hoa thời nhà Đường, nơi ông phát triển mối quan tâm sâu sắc đến Ấn Độ, đất nước mà ông gọi là đất Phật. Năm 19 tuổi, ông lên đường đến Ấn Độ từ bờ biển phía nam Trung Quốc.

Hyecho đến Ấn Độ vào năm 724 và du hành nhiều nơi, quan sát kỹ văn hóa, phong tục và các đặc điểm địa lư của đất nước này.

(Scroll.in – December 24, 2021)

 

One of the oldest surviving historical accounts of India was written by this Korean Buddhist monk

Một phần của Hồi kư về cuộc hành hương đến 5 Vương quốc của Ấn Độ.

Photo: Bibliothèque Nationale de France

 

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 12/26/21