TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 11.2021

Diệu Âm lược dịch

 

NHẬT BẢN: Nhật Bản xem xét việc cho Trung Quốc mượn pho tượng của thiền sư Trung Hoa nổi tiếng

 

Trong một cử chỉ thiện chí v́ năm tới đánh dấu kỷ niệm 50 năm b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao, Nhật Bản đang xem xét việc tạm thời cho Trung Quốc mượn pho tượng của Ẩn Nguyên Long Kỳ/Yinyuan Longqi (1592-1673), được gọi là Ingen ở Nhật Bản, một thiền sư nổi tiếng người Trung Hoa.

Đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh đang thúc đẩy dự án về pho tượng này như một "sự trở về nhà" của thiền sư Ẩn Nguyên Long Kỳ/ Ingen. Tượng sẽ từ ngôi chùa Obaku-san Manpuku-ji ở tỉnh Kyoto, Nhật Bản  đến chùa Vạn Phúc ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.

Pho tượng gỗ này cao 1.6 mét, được tạo tác vào năm 1663 bằng cách sử dụng tóc và râu của vị thiền sư, theo chùa Obaku-san Manpuku-ji. Nhà chùa cho biết họ sẽ xem xét tích cực việc cho mượn bức tượng nếu Bộ Ngoại giao Nhật Bản nỗ lực hết sức để pho tượng được trả lại từ Trung Quốc.

Trước khi rời Trung Hoa, Ingen từng là sư trưởng tại chùa Vạn Phúc .

Sau khi đến Nhật Bản vào năm 1645, ông thành lập Thiền phái Obaku  và được biết đến là người đă mang đến đất nước Nhật Bản một loại đậu có tên là "Ingen-mame."

Ngoài hạt đậu, Ingen c̣n du nhập nhiều thứ khác đến Nhật Bản, chẳng hạn như hội họa, y học, kiến ​​trúc, âm nhạc, lịch sử, văn học, in ấn, trà xanh và ẩm thực Phật giáo. Ông đă có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền văn hóa của Kỷ nguyên Edo (1603-1868).

(Maichini Japan – November 2, 2021)

 

https://cdn.mainichi.jp/vol1/2021/11/02/20211102p2g00m0et043000p/7.jpg?1

Pho tượng của thiền sư Trung Hoa Ẩn Nguyên Long Kỳ/Yinyuan Longqi (1592-1673), được gọi là Ingen ở Nhật Bản

Photo: Maichini Japan

 

 

HÀN QUỐC: Hội chợ triển lăm Phật giáo quốc tế Seoul 2021 với chủ đề 'Trí tuệ cho cuộc sống bền vững'

 

SEOUL, Hàn Quốc - Hội chợ Triển lăm Phật giáo Quốc tế Seoul năm 2021, do Phật phái Hàn Quốc Jogye đăng cai tổ chức và được tổ chức bởi Báo Phật giáo và Truyền thông Bulkwang, sẽ diễn ra từ ngày 11 đến 14-11 tại khu Triển lăm & Hội nghị Thương mại Seoul (SETEC), trên trang web trực tuyến (https:// bexpo .kr) và thông qua ứng dụng di động cùng một lúc.

Chủ đề năm nay của Hội chợ Triển lăm Phật giáo Quốc tế Seoul - một nơi bao gồm văn hóa truyền thống và ngành văn hóa Phật giáo - là 'Cuộc sống xanh, Trí tuệ cho cuộc sống bền vững'. Hội chợ sẽ tập trung vào các yếu tố thân thiện với môi trường của Phật giáo và văn hóa truyền thống dựa trên Pháp Sinh thái, vốn dựa vào pháp giảng Phật giáo mà mọi thứ đều được kết nối với nhau.  

Hội chợ triển lăm Phật giáo quốc tế Seoul năm 2021 sẽ có các cuộc triển lăm theo chủ đề tại Sảnh 1-3, hai cuộc triển lăm đă được lên kế hoạch, các bài thuyết tŕnh tiếp âm, các chương tŕnh thương mại và sân khấu trực tiếp. Có 360 gian hàng từ 212 công ty cũng sẽ tham gia triển lăm công nghiệp tập trung vào lĩnh vực nhà ở; trà / bộ ấm trà; thực phẩm nhà chùa; sản phẩm nghệ thuật / văn hóa; sự tu khổ hạnh / hoạt động xă hội; dịch vụ văn hóa; Hội Nghệ thuật Đức Phật.  (businesswire.com – November 4, 2021)

 

 https://mms.businesswire.com/media/20211104005614/en/923636/4/2020092314375816008394780556.jpg

Poster của Hội chợ triển lăm Phật giáo quốc tế Seoul 2021

Photo: businesswire.com

 

 

TÍCH LAN: Hiệp hội Phật giáo Thanh niên Colombo ra mắt chương tŕnh dạy tiếng Anh cho các tu sĩ Phật giáo trẻ tuổi

 

Hiệp hội Phật giáo Thanh niên Colombo (YMBA) đă thông báo về việc khởi động chương tŕnh giáo dục tiếng Anh cho các tu sĩ Phật giáo trẻ tuổi.

Trong giai đoạn đầu của chương tŕnh nói trên, khoảng 700 nhà sư trẻ thuộc 237 Pirivenas (đại học tu viện) ở các tỉnh miền Tây và Uva dự kiến ​​sẽ được tham gia vào chương tŕnh vốn sẽ được thực hiện thông qua hệ thống giáo dục trực tuyến này.

Tất cả các công việc chuẩn bị cần thiết đă được thực hiện để khởi động chương tŕnh vào ngày 9-11 năm nay, YMBA cho biết trong một thông cáo báo chí.Giai đoạn thứ hai của chương tŕnh sẽ được nối lại vào giữa năm 2022, và YMBA hy vọng sẽ phổ biến chương tŕnh tới tất cả các pirivenas trên quốc đảo Tích Lan, tạo cơ sở cho khoảng 4000 nhà sư học tiếng Anh thông qua chương tŕnh này.

(Tipitaka Network – November 4, 2021)

 

Colombo YMBA to launch English language program for young Buddhist monks

Hiệp hội Phật giáo Thanh niên Colombo (YMBA) thông báo về chương tŕnh giáo dục tiếng Anh cho tăng sĩ trẻ

Photo: tipitaka.net

 

 

NEPAL: Lễ Dâng Y kết thúc tại Đại Bảo tháp Tích Lan ở Lâm Tỳ Ni

 

Lễ Dâng Y của Đại Bảo tháp Tích Lan tại Lâm Tỳ Ni được tổ chức vào ngày 31-10-2021 với sự tham dự của Đại Tăng đoàn Maha đại diện cho tất cả các truyền thống Phật giáo có mặt trong Khu Tu viện Lâm T́ Ni và các tín đồ Phật giáo tại gia.

Năm nay, Lễ Dâng Y được tài trợ bởi Đại sứ và nhân viên của Đại sứ quán Tích Lan tại Kathmandu. Người Tích Lan ở Kathmandu cũng góp phần vào sự kiện đáng khen này.

Chương tŕnh tôn giáo này bắt đầu vào tối ngày 30-10 tại Đền Maya Devi, nơi sinh của Thái tử Tất Đạt Đa. Vào sáng sớm ngày 31 tháng 10, Y được rước đến Đền Maya Devi, và đến Đại Tịnh xá Tích Lan, nơi Y được bàn giao cho Đại Tăng đoàn theo thông lệ. Việc dâng Y được tiến hành sau khi cúng dường vật phẩm vào buổi trưa.

(news.lk – November 6, 2021)

 

Katina pooja concludes at Sri Lanka Maha Viharaya in Lumbini

Lễ Dâng Y tại Đại Bảo tháp Tích Lan ở Lâm Tỳ Ni, Nepal

Photo: news.lk

 

 

NHẬT BẢN: Bức tượng Phật giáo cổ ở Kyoto tiết lộ bí mật trong quá tŕnh sửa chữa

 

Nagaokakyo, tỉnh Kyoto - Một bức tượng Quán Thế Âm 11-mặt, cao 180 cm và có niên đại từ thời Kamakura (1185-1333), được lưu giữ tại chùa Otokunidera ở Nagaokakyo là một ví dụ nữa được biết đến ở Nhật Bản về “ichinichi-zoryubutsu” - phong cách chạm khắc hoàn thành một tượng thần bằng gỗ cổ đại chỉ trong một ngày lễ bái.

Ichinichi-zoryubutsu dùng để chỉ những bức tượng được khắc bởi những người thợ điêu khắc Phật giáo trong suốt một ngày để cầu mưa hoặc cầu chấm dứt dịch bệnh.

Phong cách chạm khắc “ichinichi-zoryubutsu” này đă được xác thực bởi bộ phận bảo vệ tài sản văn hóa của tỉnh Kyoto trong quá tŕnh sửa chữa vốn cần phải tháo rời bức tượng nói trên, các quan chức cho biết ngày 14-10-2021 .

Những người phục chế đă vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra nhiều dải giấy được lộ ra bên trong tượng. Chúng ghi chi tiết cách mà tượng gỗ này được hoàn thành bởi một nhà điêu khắc Phật giáo trong ṿng một ngày với hy vọng làm thỏa măn mong muốn của những người quyên góp cho dự án làm tượng: Hơn 200 mảnh giấy đă được t́m thấy bên trong bức tượng. Chúng có ghi rơ tên của từng người quyên cúng, cùng với thực tế là đă mất cả một ngày để hoàn thành việc tạo tác (từ ngày 17 đến 18-7 năm 1268).

(asahi.com – November 6, 2021)

 

Photo/Illutration

Tượng Quán Thế Âm 11-mặt, cao 180 cm và có niên đại từ thời Kamakura (1185-1333), được lưu giữ tại chùa Otokunidera ở Nagaokakyo, Kyoto

 

Photo/Illutration

 

Photo/Illutration

 

Photo/Illutration

Bên trong bức tượng có hơn 200 mảnh giấy ghi rơ tên của từng người quyên cúng, cùng với thực tế là đă mất cả một ngày để hoàn thành việc tạo tác (từ ngày 17 đến 18-7 năm 1268)

Photos: MAKIKO KOMATSU

 

 

ẤN ĐỘ: Phật giáo Dấn thân: Ḥa thượng Bhikkhu Sanghasena phân phát đồ dùng cần thiết cho 800 gia đ́nh ở Ladakh

 

Đánh dấu lễ hội ánh sáng Dipawali ở Ấn Độ, nhà lănh đạo tinh thần nổi tiếng và là nhà sư Phật giáo gắn bó với xă hội, Ḥa thượng Bhikkhu Sanghasena đă bắt đầu chuyến đi 2-ngày đến Ladakh (vào ngày 4 và 5-11-2021), phân phát đồ dùng mùa đông cho gần 800 gia đ́nh dễ bị tổn thương.

Trong suốt cuộc hành hương của ḿnh, Ḥa thượng Bhikkhu Sanghasena đă đến thăm các làng Gaya, Igoo, Kulum, Lato, Meru, Rong, Rumtse, Sasoma, và Upshi ở miền bắc Ấn Độ, mang theo những gói đồ dùng cần thiết cho mùa đông như tất, găng tay, mũ len, chăn và các mặt hàng thực phẩm.

Ḥa thượng Bhikkhu Sanghasena là giám đốc tinh thần của Trung tâm Thiền định Quốc tế Đại Bồ Đề (MIMC) phi lợi nhuận ở Ladakh. Ông cũng là người sáng lập Quỹ Đại Từ bi, Hội Cứu Hi Mă Lạp Sơn, và là cố vấn tinh thần cho Mạng lưới Quốc tế Phật tử dấn thân (INEB).

(Buddhistdoor Global – November 10, 2021)

 

https://www.buddhistdoor.net/content/uploads/2021/11/252509604_297122242415131_4908059090289399296_n.jpg

 

https://www.buddhistdoor.net/content/uploads/2021/11/254029500_297129352414420_3079307147815024346_n.jpg

Ḥa thượng Bhikkhu Sanghasena trong chuyến đi 2-ngày đến Ladakh để phân phát đồ dùng mùa đông cho gần 800 gia đ́nh dễ bị tổn thương

Photos: facebook.co

 

 

NHẬT BẢN: Hai bộ tài liệu Phật giáo được đăng kư vào sổ Kư ức Thế giới của UNESCO

 

Hai bộ tài liệu Phật giáo quan trọng của Nhật Bản đang được đề nghị đưa vào sổ đăng kư Kư ức Thế giới của UNESCO.

Một trong 2 bộ tài liệu này liên quan đến chùa Zojoji của Tokyo, ngôi chùa đứng đầu của Phật phái Jodo, trong khi bộ thứ 2 xoay quanh nhà sư Enchin thời Heian (794-1185), người đă thành lập giáo phái Tendai Jimon sau khi mang về Nhật những giáo lư của Phật giáo bí truyền Trung Hoa từ triều nhà Đường.

Ủy ban Cố vấn Quốc tế của UNESCO dự kiến ​​sẽ quyết định việc đăng kư vào năm 2023.

Bộ tài liệu thuộc chùa Zojoji đă được thu thập từ khắp nơi trên toàn quốc theo lệnh của Tokugawa Ieyasu (1542-1616), tướng quân đầu tiên của Mạc phủ Tokugawa, và sau đó được hiến tặng cho chùa Zojoji nằm ở phường Minato của Tokyo.

Bộ này bao gồm khoảng 12,000 ấn bản vốn ban đầu được chạm khắc trên gỗ và được coi là tài sản văn hóa quan trọng. Các tài liệu này cung cấp nền tảng cho việc nghiên cứu Phật giáo đương đại, và rất quan trọng trên quan điểm hiểu biết về văn hóa chữ Hán-Nhật cũng như kỹ thuật in ấn thời đó.

C̣n bộ tài liệu liên quan đến Enchin được chỉ định là bảo vật quốc gia và bao gồm cả thẻ thông hành thực tế mà nhà sư Enchin đă sử dụng để có được quyền đi lại khắp Trung Hoa.

(The Asahi Shimbun – November 11, 2021)

20211111-unesco1-L

Một tài liệu cổ về chùa Zojoji, ngôi chùa chính của Phật phái Jodo

 

Photo/Illutration

Một tài liệu có từ thời Heian (794-1185) về nhà sư Enchin, người sáng lập phái Tendai Jimon

Photos: The Asahi Shimbun

 

 

ẤN ĐỘ: Dự án Chiếu sáng chùa Đại Bồ Đề đă sẵn sàng hoàn thành trong năm nay

 

Siddartha’s Intent India - một tập thể quốc tế gồm các nhóm Phật giáo được thành lập bởi Lạt ma Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche , nhà làm phim và tác giả nổi tiếng người Bhutan - gần đây đă đưa ra một bản cập nhật mới về sáng kiến ​​đầy tham vọng nhằm thắp sáng Chùa Đại Bồ Đề linh thiêng ở Bồ Đề Đạo Tràng.

Bất chấp sự chậm trễ do các đợt đóng cửa và hạn chế đại dịch ở Ấn Độ, tổ chức này thông báo rằng dự án hiện đă sẵn sàng để hoàn thành vào tháng 12 tới.

Nỗ lực thiêng liêng này, được đặt tên là “Chiếu sáng Đại Bồ Đề,” có lẽ là lễ cung cấp ánh sáng Phật giáo đầy tham vọng nhất từ ​​trước đến nay. Mục tiêu là đại tu hệ thống điện và ánh sáng cũ kỹ của khu phức hợp chùa Đại Bồ Đề để tạo ra sự cúng hiến ánh sáng Phật giáo lớn nhất và lâu bền nhất trong lịch sử.

Vào năm 2015, Lạt ma Dzongsar Khyentse Rinpoche đề xuất thực hiện dự án và vào năm 2017 đă nhận được sự chấp thuận của Ủy ban Quản lư Chùa Bồ Đề Đạo Tràng (BTMC) và Ṭa án Quận Gaya.

Được thực hiện với nguồn tài trợ từ Siddhartha’s Intent India và với sự hỗ trợ từ Quỹ Khyentse và Quỹ Vana, hệ thống chiếu sáng mới này cuối cùng sẽ thuộc sở hữu của Ủy ban chùa.

(HOME: Buddhistdoor Global – November 11, 2021)

 

https://www.buddhistdoor.net/content/uploads/2021/11/From-khyentsefoundation.org_-1024x682.jpg

Chùa Đại Bồ Đề ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ

 

https://www.buddhistdoor.net/content/uploads/2021/11/Screen-Shot-2021-11-03-at-15.09.21-1024x497.jpg

Biểu trưng của sáng kiến ‘Chiếu sáng chùa Đại Bồ Đề’ và các tổ chức tài trợ dự án này

Photos: khyentsefoundation.org

 

 

NHẬT BẢN: Nhà văn – Ni sư Jakucho Setouchi viên tịch ở tuổi 99

 

Ngày 9-11-2021, nhà văn và là nữ tu sĩ Phật giáo Jakucho Setouchi, người có nhiều tác phẩm bao gồm tiểu thuyết tự truyện, tiểu sử và tiểu thuyết lịch sử, đă viên tịch ở tuổi 99 (1922-2021) tại một bệnh viện ở thành phố Kyoto.

Setouchi lần đầu tiên ra mắt với tư cách là một nhà văn vào năm 1956. Các tác phẩm của bà đă vượt qua thể loại văn học thuần túy và tiểu thuyết phổ thông.

Vào năm 1963, bà được trao giải "Joryu Bungaku Sho" (giải thưởng văn học dành cho phụ nữ) cho cuốn tiểu thuyết có tựa đề "Natsu no Owari" (Cuối mùa hè).

Năm 1973, ở tuổi 51, Setouchi đi tu tại Chusonji, một ngôi chùa Phật giáo ở thị trấn Hiraizumi, tỉnh Iwate. Bà thành lập cơ sở của ḿnh ở Kyoto vào năm sau và tích cực tiến hành các hoạt động thuyết pháp Phật giáo trên khắp Nhật Bản. Bà c̣n được biết đến với vai tṛ là một nhà hoạt động chính trị và xă hội.

(Jiji Press – November 11, 2021)

 

Jakucho Setouchi speaks at a news conference about her book in Kyoto in November 2019. | KYODO

Nhà văn – Ni sư Jakucho Setouchi

Photo: Google

 

 

HÀN QUỐC: Điện Tàng kinh bản của Chùa Hải Ấn, nơi lưu trữ hơn 81,352 khối in ấn, là một kiệt tác khoa học của thời đại Joseon

 

Lưu giữ hơn 81,000 bản in ấn, các ṭa nhà của khu Điện Tàng kinh bản (Tàng kinh Các) của Chùa Hải Ấn ở tỉnh Nam Gyeongsang là một kiệt tác khoa học từ thời Joseon (thế kỷ 15).

Sàn và móng của các ṭa nhà tàng kinh này đă được gia cố bằng than, muối và thạch cao để điều chỉnh hơi ẩm và độ ẩm, đồng thời xua đuổi côn trùng.
Thiết kế để trống thoáng hai-hàng độc đáo của Điện Tàng kinh bản giải thích cách mà các mộc bản đă chịu được sự thay đổi của thời tiết và các yếu tố khắc nghiệt qua nhiều thế kỷ - mà không có hệ thống kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm hoặc hệ thống sưởi, thông gió và điều ḥa không khí hiện đại.

Các bức tường hướng Nam có các khoảng trống rộng hơn ở hàng dưới cùng, trong khi các bức tường hướng Bắc có các khoảng trống lớn hơn dọc theo hàng trên, tạo điều kiện lưu thông không khí liên tục 24/7. Hơn nữa, vị trí cao của các cấu trúc này trên sườn núi Gayasan có nghĩa là không khí lưu thông liên tục.

Ở giữa thời tiết bên ngoài và thiết kế tường độc đáo, khu tàng kinh này có hệ sinh thái riêng.

Sau hơn 700 năm, các mộc bản vẫn được bảo tŕ hoàn hảo ở trạng thái nguyên thủy mà không bị cong vênh hay bị mối mọt xâm nhập vào các mảnh gỗ.

(Korea Herald – November 13, 2021)

 

Buddhist temple Haeinsa’s Janggyeong Panjeon, where the more than 81,352 printing blocks are archived, is a scientific masterpiece from the Joseon era. Photo © 2021 Hyungwon Kang

Các ṭa nhà của khu Điện Tàng kinh bản ở chùa Hải Ấn, Hàn Quốc


The Ven. Eunggi and Nam Kwon-hee, a preeminent authority in ancient printing and Goryeo movable metal type printing, inspect Palman Daejanggyeong printing blocks at Haeinsa’s Janggyeong Panjeon, the depository for the Tripitaka Korea.
Bên trong một ṭa nhà thuộc khu Điện Tàng kinh bản

Photos: Hyungwon Kang

 

 

NHẬT BẢN: Triển lăm đặc biệt về những bức bích họa bị cháy xém của ngôi đền Horyuji  

 

Ikaruga, tỉnh Nara - Vào ngày 10-11-2021,  một hoạt động độc quyền ngắm các bức bích họa ở chánh điện Kondo của chùa Horyuji đă bắt đầu diễn ra dành cho các nhà tài trợ của chiến dịch huy động vốn từ cộng đồng để bảo tồn các hiện vật  này.

Đây là cuộc triển lăm đại quy mô lần đầu tiên trong 27 năm về 12 bức tranh tường, được tổ chức cho đến hết ngày 21-11.

Các tài sản văn hóa quan trọng do nhà nước chỉ định nói trên tương truyền đă được tạo tác từ nửa cuối thế kỷ thứ 7 đến nửa đầu thế kỷ thứ 8. Các bức tranh này, nổi tiếng là những báu vật cổ xưa của nghệ thuật Phật giáo, đă bị cháy xém và hư hại do hỏa hoạn bên trong điện Kondo vào năm 1949.

Bên trong một nhà kho bằng bê tông cốt thép trong khuôn viên chùa, triển lăm trưng bày 4 bức bích họa lớn mô tả lại các cơi Tịnh độ của Phật giáo dành cho Đức Phật, Phật A Di Đà, Phật Di Lặc và Phật Dược sư và 8 bức bích họa nhỏ mô tả Bồ tát – tất cả các tranh này đă được bảo tồn cùng với những cây cột bị cháy đen.

Màu sắc đă thay đổi, và có thể thấy rơ những phần bị hư hại, các bức tranh tường được trưng bày giống với vị trí ban đầu của chúng trong chánh điện Kondo.

(Tipitaka Network – November 15, 2021)

 

Photo/Illutration

 

Photo/Illutration

 

Photo/Illutration

Triển lăm đặc biệt về những bức bích họa thế kỷ thứ 7 và 8 bị cháy xém của ngôi đền Horyuji, Nhật Bản

Photos: The Asahi Shimbun

 

 

CAM BỐT: Các nhà sư bị cấm đi khất thực ở các địa điểm đông đúc

 

Hội đồng Tăng già Tối cao đă cấm các nhà sư Phật giáo nhận vật phẩm hoặc tiền khất thực ở những nơi và các ṭa nhà công cộng đông đúc như chợ, đồng thời cảnh báo rằng bất cứ nhà sư nào bất chấp lệnh cấm sẽ có nguy cơ bị khai trừ khỏi tu giới.

Vào ngày 15-11, Seng Somony, người phát ngôn của Bộ Tín ngưỡng và Tôn giáo nói rằng Bộ không có thẩm quyền ra lệnh cấm việc đi khất thực. Dựa trên sự nghiêm khắc của tôn giáo, chính Hội đồng Tăng già Tối cao cấm các hoạt động như vậy đối với các nhà sư nào dành thời gian để đến những nơi không thích hợp.

Ḥa thượng Khy Sovanratana, phó chủ tịch Hội đồng Tăng già Tối cao, nói rằng hội đồng đă ban hành chỉ thị bổ sung cho việc phạt có hiệu lực bắt đầu từ ngày 15-11-2021. Ông cho biết các nhà sư thực sự th́ không được nhận vật phẩm ở những nơi công cộng đông đúc như bến xe buưt hoặc chợ, và những nơi khác.

Chỉ thị nói trên cũng nhằm ngăn chặn những kẻ xấu giả làm sư lừa công chúng để thu tiền của mọi người, ông nói.

(phnompenhpost.com – November 16, 2021)

 

Content image - Phnom Penh Post

Một nhà sư Cam Bốt trên đường phố Phnom Penh

Photo: Hong Menea

 

 

TÍCH LAN: Bảo tháp Sandahiru Seya được bàn giao cho Phật giáo

 

Bảo tháp Sandahiru Seya được xây dựng ở Anuradhapura, đă được khánh thành một cách nghi lễ và bàn giao cho Phật giáo Tích Lan vào ngày 18-11 dưới sự bảo trợ của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa.

Một loạt các vị khách quư bao gồm Đại Tăng đoàn, các bộ trưởng, nghị sĩ, các thành viên của 3 quân chủng cũng như góa phụ của các  liệt sĩ và thương binh đă có mặt trong buổi lễ.

Bảo tháp Sandahiru Seya, khởi công xây dựng vào năm 2010, để tưởng nhớ những anh hùng chiến tranh đă hy sinh trong cuộc chiến kéo dài gần 3 thập kỷ ở Tích Lan, và để tượng trưng cho buổi b́nh minh của ḥa b́nh.

Bảo tháp có chu vi 801 feet, cao 282 feet và 6 inch, cùng với viên bảo thạch Chudamanikya trên đỉnh.

(srilankamirror.com – November 19, 2021)

 

image b2bca9cb07

 

SH2 700px 21 11 18

Tổng thống Gotabaya Rajapaksa và Thủ tướng Mahinda Rajapaksa dự lễ khánh thành Bảo tháp Sandahiru Seya

 

SH5 700px 21 11 18

 

Sadahirusaya 670px 21 11 08

Bảo tháp Sandahiru Seya tại thành phố Anuradhapura, Tích Lan

Photos: srilankamirror.com

 

 

ẤN ĐỘ: Dự án Chư ni Tây Tạng dẫn đầu sự chuyển đổi tại Ni viện Phật giáo Dorjee Zong ở Ladakh

 

Dự án Chư ni Tây Tạng (TNP) - một tổ chức từ thiện được đăng kư tại Hoa Kỳ, có trụ sở tại Seattle và ở Quận Kangra của Himachal Pradesh, Ấn Độ - đă chia sẻ tin tức về tiến bộ đáng kể của hội trong quá tŕnh đổi mới và chuyển đổi tại ni viện Phật giáo Tây Tạng Dorjee Zong 700 năm tuổi ở vùng Zanskar của Ladakh.

Tổ chức từ thiện này thông báo rằng một dự án tu bổ và tái thiết bắt đầu vào năm 2019 hiện đang gần hoàn thành, mang lại vô số lợi ích cho chư ni và nhân viên của ni viện, với sự tiến bộ về các tiện nghi bao gồm: một trường học ni giới với 7 pḥng học đủ chỗ cho 50 học sinh; khu dân cư mới; một nhà bếp, nhà ăn và nhà kho mới; một pḥng cầu nguyện; một ṭa nhà văn pḥng; và một nhà vệ sinh và nhà tắm mới.

Dự án Chư ni Tây Tạng cung cấp giáo dục và viện trợ nhân đạo cho các nữ tu sĩ tị nạn, cũng như cho phụ nữ và trẻ em gái ít được tiếp cận với giáo dục và đào tạo tôn giáo, đến từ các vùng Tây Tạng và Hi Mă Lạp Sơn của Ấn Độ. Ni viện Dorjee Zong đă được chấp nhận tham gia vào chương tŕnh tài trợ của Dự án Chư ni Tây Tạng vào năm 2009.

(Buddhistdoor Global – November 17, 2021)

 

https://www.buddhistdoor.net/content/uploads/2021/11/unnamed-8.jpg

Ni viện Dorjee Zong ở Ladakh, Ấn Độ

https://www.buddhistdoor.net/content/uploads/2021/11/unnamed-9.jpg

Ṭa nhà 2 tầng mới sắp hoàn thành của Ni viện Dorjee Zong

Photos: TNP

 

 

HOA KỲ: Đám cháy thiêu rụi kư túc xá của ngôi chùa Phật giáo ở Berks gây thiệt hại hơn 1 triệu USD

 

Ngày 13-11-2021,  khu kư túc xá rộng 6,000 feet vuông của một ngôi chùa Phật giáo ở phía đông hạt Berks bị cháy, với ước tính thiệt hại lên đến hơn 1 triệu đô la.

Ṭa nhà kư túc xá của Làng Mituo, nằm trong khu phức hợp rộng 140 mẫu Anh của Thị trấn Hereford rộng lớn, là nơi đặt trụ sở của Hội Phật giáo A Di Đà của Philadelphia.

Khoảng 100 lính cứu hỏa từ các hạt Berks, Lehigh và Montgomery đă phản ứng. Các đội này cần hơn một giờ để kiểm soát ngọn lửa. Khoảng một nửa của ṭa nhà đă bị lửa thiêu rụi, chẳng c̣n ǵ hơn ngoài một khung nhà bị cháy và đống đổ nát cháy đen vào đầu giờ chiều.

 

Hỏa hoạn tại chùa của Hội Phật giáo A Di Đà ở thị trấn Hereford vào ngày 13 tháng 11 năm 2021.

Photo: David Mekeel

 

 

HÀN QUỐC: Các chương tŕnh kỹ thuật số để quảng bá 'Thực phẩm Chùa Hàn Quốc bền vững năm 2021'

 

SEOUL, Hàn Quốc - Giám đốc Won-Kyung của Ban Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc  thông báo tổ chức 'Thực phẩm Chùa Hàn Quốc Bền vững 2021', một sự kiện trực tuyến được thiết kế để giới thiệu lối sống bền vững được thực hành bởi Thực phẩm Chùa Hàn Quốc và khuyến khích mọi người thực hiện một hành động.

Hàng năm có gần 2.5 tỷ tấn thực phẩm bị lăng phí trên khắp thế giới, chiếm gần 1/3 tổng nguồn thực phẩm và con người lăng phí khoảng 1 tỷ tấn thực phẩm mỗi năm.

Ban Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc xem xét cuộc khủng hoảng này một cách nghiêm túc và đă đưa ra một số chương tŕnh trực tuyến, bắt đầu từ ư tưởng rằng: việc không sản xuất thức ăn thừa có thể giảm đáng kể lăng phí thực phẩm và góp phần đạt được mức độ trung tính carbon và ứng phó với khủng hoảng khí hậu.

Ban Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc sử dụng kênh Youtube chính thức của ḿnh để cung cấp nhiều nội dung video khác nhau. Trong chương tŕnh tṛ chuyện, các nhà sư đa quốc gia nói về đồ chay nhà chùa và những nỗ lực lâu dài của nó đối với sự bền vững.

Các video nối tiếp về ẩm thực chùa Hàn Quốc th́ gợi ư cách sử dụng các nguyên liệu địa phương và theo mùa – vốn là 100% thuần chay theo cách lành mạnh hơn, và cách loại bỏ thức ăn thừa để cứu lấy môi trường trong khi nấu đồ ăn chay.

(Business Wire – November 24, 2021)

 

Poster chương tŕnh ‘Thực phẩm nhà chùa Hàn Quốc bền vững năm 2021’

Photo: Business Wire

 

 

NHẬT BẢN: Theo bước chân của nhà sư huyền thoại Không Hải (Hoằng Pháp Đại sư)

 

Nằm sâu trong dăy núi của tỉnh Wakayama, được bao phủ bởi một biển tuyết tùng sẫm màu, là một vương quốc Phật giáo khép kín trên núi: Đó là thị trấn cao nguyên có tên Koya-cho, nằm trên đỉnh một ngọn núi cao 800 mét, có tên là Núi Koya (Koya-san).

Vào năm 816, sau nhiều năm dài hành hương và sàng lọc, nhà sư huyền thoại Không Hải (Hoằng Pháp Đại sư) đă tạo lập một ngôi nhà cho Chơn ngôn Phật tông trên đỉnh núi Koya này. Mặc dù được h́nh thành từ những khởi đầu đơn giản, thị trấn Koya-cho đă phát triển từ một nơi ở khiêm tốn trở thành một hệ sinh thái hoàn thiện về tinh thần.

Sư Không Hải đă đặt nền móng cho phần lớn bản sắc và sự phát triển Phật giáo của Nhật Bản. Truyền thuyết Phật giáo kể rằng ông đă dấn bước vào một cuộc t́m kiếm lâu dài nhằm t́m một nơi vắng vẻ để đắm ḿnh trong thiền định theo phương pháp Phật giáo Chơn ngôn. May mắn thay, cuộc t́m kiếm của ông đă được hộ tŕ và chấp thuận bởi hộ pháp của ngọn núi là thần Kami, một vị thần của Chơn ngôn tông.

(japan-ntic.com – November 23, 2021)

 

Okunoin, khu di tích lăng Hoằng Pháp Đại sư (Không Hải) trên Núi Koya

Photo: japan-guide.com

 

 

ÁN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma cầu nguyện và quyên góp cho các nỗ lực cứu trợ lũ lụt tại bang Andhra Pradesh

 

Dharamshala, Ấn Độ - Ngày 22 tháng 11, nhà lănh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt lai Lạt ma đă bày tỏ sự quan tâm và gởi lời chia buồn đến các nạn nhân của trận lũ lụt do mưa không ngừng vào cuối tuần trước ở bang Andhra Pradesh (AP), Ấn Độ.

Trong một bức thư gửi cho Thủ hiến Y S Jagan Mohan Reddy, Đức Đạt lai Lạt ma bày tỏ lo ngại về những thiệt hại nhân mạng, tài sản cũng như những khó khăn người dân trong bang đang phải gánh chịu.

 “Tôi cầu nguyện cho họ. Tôi đánh giá rất cao việc Chính quyền Bang và các cơ quan khác, như các đội cứu trợ thiên tai quốc gia, đă tham gia vào công tác cứu nạn và cứu trợ và đang làm hết sức ḿnh để cứu trợ những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai này ”, Đức Đạt lai Lạt ma viết trong bức thư.

Quỹ của Đức Đạt lai Lạt ma cũng đă quyên góp một khoản tiền không xác định dành cho các nỗ lực cứu trợ đang được tiến hành trong bang. Ngài nói rằng đó là "dấu hiệu của sự đoàn kết của chúng tôi với người dân Andhra Pradesh".

(Phayul – November 22, 2021)

 

Cảnh sát quận Kadapa, AP di tản người già

Photo: PTI

 

 

CAM BỐT: Thêm 3 pho tượng Phật khác được trùng tu tại Bakan, Angkor Wat

 

Cơ quan Apsara, hợp tác với khu vực tư nhân, đă tổ chức một buổi lễ tôn giáo ngày hôm qua để trùng tu 3 pho tượng Phật tại Bakan của Angkor Wat.

Yit Chandaroath, Phó Tổng giám đốc Cơ quan Apsara cho biết, 3 pho tượng Phật ở Bakan của Angkor Wat đă bị hư hỏng do hao ṃn, ṛ rỉ nước và do nước tiểu của dơi.

Ông cho biết thêm các pho tượng Phật bị hư hại và mục nát nói trên đă được khôi phục sau khi Cơ quan quản lư này nhận được sự hỗ trợ tài chính từ Bà Sieng Chanheng, chủ tịch của Heng Development Company.

Ngoài các pho tượng Phật trên, ông cho biết họ cũng sẽ khôi phục một số khung cửa sổ, và các hiện vật khác ở khu vực Bakan, dự kiến ​​sẽ mất khoảng 5 tháng để hoàn thành.

Bakan là một thánh địa mà người Khmer đến để thờ cúng khi đến khu đền Angkor Wat.

Việc trùng tu các tượng Phật không ảnh hưởng đến việc du khách đến thăm ngôi đền chùa và các vùng xung quanh.

(Tipitaka Network – November 26, 2021)

 

https://www.khmertimeskh.com/wp-content/uploads/2021/11/Apsara-Authourity-Buddha_copy_750x440.jpg

Tượng Phật tại Bakan, Angkor Wat (Cam Bốt)

Photo: Khmer Times

 

 

AFGHANISTAN: Bức bích họa Phật giáo bị Taliban phá hủy được các chuyên gia thiết kế Nhật Bản tái hiện

 

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đă tạo ra một 'siêu bản sao' của một bức tranh tường Phật giáo ở Afghanistan bị Taliban phá hủy 20 năm trước.

Không một mảnh vỡ nào c̣n sót lại của bức tranh hang động thế kỷ thứ 7 này, vốn bị phá hủy vào năm 2001.

Nhưng một bản sao chính xác của bức tranh, là kết quả của 3 năm nỗ lực tái tạo hiện đại nhất, đă được trưng bày tại một bảo tàng ở Tokyo vào tháng 9 và tháng 10-2021.

Dài 6 mét và cao 3 mét (20 x 10 feet), bản sao kích thước đầy đủ phức tạp đă được nhóm tái tạo tại Đại học Nghệ thuật Tokyo nói trên gọi là ‘siêu nhân bản’.

Nhóm nghiên cứu đă xử lư kỹ thuật số hơn 100 bức ảnh do các nhà khảo cổ học Nhật Bản chụp bức tranh tường - trước khi nó bị hủy hoại - để tạo ra một mô h́nh vi tính hóa bề mặt của tranh.

Sau đó, họ đưa dữ liệu này vào một chiếc máy để khắc h́nh dạng chính xác vào một khối xốp. Để hoàn thành bản sao, các nghệ sĩ đă áp dụng một loại sơn truyền thống màu xanh lam trong bóng râm - tương tự như màu được sử dụng cho bức tranh tường gốc.

Nhật Bản là nhà tài trợ lớn cho Afghanistan và từ lâu đă tham gia vào các nỗ lực bảo vệ di sản tại Bamiyan, ngă tư của các nền văn minh cổ đại được coi là một trong những nơi khai sinh ra Phật giáo Nhật Bản.

(Tipitaka Network – November 26, 2021)

 

‘Siêu bản sao’ của bức tranh tường Phật giáo ở Afghanistan bị Taliban phá hủy 20 năm trước

Photo: Google

 

 

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 12/06/21