TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 02.2021

Diệu Âm lược dịch

 

HÀN QUỐC: Viện Di sản Văn hóa Hàn Quốc phục hồi kinh Phật trên vỏ cây theo yêu cầu của Mông Cổ

Viện Lịch sử và Khảo cổ học tại Học viện Khoa học Mông Cổ đă yêu cầu Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa Quốc gia (NRICH) Hàn Quốc khôi phục kinh Phật được viết trên vỏ cây và giấy. Các bản kinh này có niên đại từ thế kỷ 17, được khai quật vào năm 2019 từ địa điểm khảo cổ Sum Tolgoi tại Tes soum, tỉnh Zavkhan ở miền tây Mông Cổ. 

Viện Lịch sử và Khảo cổ học Mông Cổ đă gửi 21 hiện vật, bao gồm cả sách kinh bằng vỏ cây và  gỗ, đến NRICH Hàn Quốc khi hai bên kư thỏa thuận Dự án Chung Hàn Quốc - Mông Cổ về Nghiên cứu và Bảo tồn Di sản Văn hóa vào năm 2019.

Các bản kinh Phật này được khai quật từ đất khô, do đó bị nhàu rách hoặc bể thành nhiều mảnh nhỏ và nội dung không thể đọc được. Trung tâm bảo tồn của NRICH đă loại bỏ chất gây ô nhiễm và mở các bản kinh và dùng giấy phục chế làm từ cây dâu tằm Hàn Quốc để tăng cường chống rách.

Trung tâm cũng đă sử dụng nhựa xenlulo để cố định bề mặt của các bản kinh vỏ cây để phục hồi chúng về trạng thái dễ đọc, giúp đọc được  nội dung.

Nhóm phục chế cũng t́m thấy các chữ cái được xác định rơ ràng từ  h́nh ảnh và các thành phần của sắc tố có chứa mực, bạc và sắt bằng hồng ngoại. Xác định niên đại bằng carbon phóng xạ cho thấy rằng các sách kinh này có từ khoảng thế kỷ 15 đến thế kỷ 17. (koreatimes.co.kr   February 2, 2021)

 

A conservation scientist cleans a Buddhist scripture written on bark from Mongolia at the Cultural Heritage Conservation Science Center. / Courtesy of National Research Institute of Cultural Heritage

Một khoa học gia bảo tồn đang làm sạch một bản kinh Phật giáo viết trên vỏ cây của Mông Cổ

A conservation scientist cleans a Buddhist scripture written on bark from Mongolia at the Cultural Heritage Conservation Science Center. / Courtesy of National Research Institute of Cultural Heritage

A conservation scientist cleans a Buddhist scripture written on bark from Mongolia at the Cultural Heritage Conservation Science Center. / Courtesy of National Research Institute of Cultural Heritage

Kinh Phật trên vỏ cây từ Mông Cổ trước và sau khi phục chế

Photos: Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa Quốc gia (NRICH) Hàn Quốc

 

MĂ LAI: Chùa Kek Lok Si thực hiện lễ thắp-sáng hàng năm thông qua trực tuyến

Penang, Mă Lai – Do đại dịch COVID-19, ngôi chùa Kek Lok Si 130 năm tuổi mang tính biểu tượng của Penang ở Air Itam chỉ được thực hiện lễ thắp-sáng hàng năm của bản tự thông qua phát trực tiếp trực tuyến.

Ủy viên quản trị của chùa Kek Lok Si, ông Datuk Seri Steven Ooi, cho biết ngôi chùa sẽ được chiếu sáng đến tận pho tượng Quán Thế Âm và sảnh cao 33,6m trong suốt thời gian diễn ra lễ hội Tết Nguyên đán từ ngày 7- 2 đến 11- 3.

Ông cho biết ngôi đền vẫn chưa chắc chắn về một màn bắn pháo hoa vào ngày 7- 2 nhưng tất cả các đèn sẽ bật sáng cho đến ngày 11- 3 để công chúng xem.

Hơn 10,000 chiếc đèn lồng truyền thống của Trung Hoa cùng hàng ngàn đèn neon và đèn LED hiện đại sẽ khiến khu phức hợp chùa Phật giáo lớn nhất Đông Nam Á này rực rỡ để đánh dấu năm Tân Sửu vào tuần tới.

Nằm trên một ngọn đồi rộng lớn ở Jalan Air Itam, chùa Kek Lok Si được mệnh danh là viên ngọc quư trên vương miện của những ngôi đền di sản ở Malaysia, đồng thời được xác định là một trong những khu phức hợp đền thờ lớn nhất và tốt nhất Đông Nam Á.

(BERNAMA – February 3, 2021)

 

https://web14.bernama.com/storage/photos/a1b3b22a00d9850c38c53f753d7cca8c601a979881ce1

Chùa Kek Lok Si (Penang, Mă Lai) 

Photo: BERNAMA

 

 

TÂN TÂY LAN: Chùa Phật Quang Sơn tổ chức Bữa tối Đoàn tụ nhân dịp đầu năm mới

Auckland, Tân Tây Lan - Gần đây, chùa Phật Quang Sơn đă tổ chức Bữa tối Đoàn tụ như một ghi chú mang tính kỷ niệm cho sự khởi đầu năm mới.

Tại sự kiện thường niên được dàn dựng liền mạch này, Ni sư trụ tŕ Manshin đă chia sẻ thông điệp "mỗi người vun đắp một trái tim nở hoa trong tất cả các mùa".

Một đội quân t́nh nguyện viên trẻ và nhiệt t́nh đă làm việc hậu trường với độ chính xác của kim đồng hồ để đảm bảo rằng 200 khách được chăm sóc chu đáo. 

Trước bữa tối, những vị khách đặc biệt bao gồm các vị chức sắc lần đầu tiên được xem triển lăm ‘Sự lộng lẫy trong Đồ thêu’ tại Pḥng trưng bày nghệ thuật Phật Quang Sơn.

Cuộc triển lăm tranh thêu hoàn hảo kéo dài đến ngày 11-4 (vào cửa miễn phí, mở cửa cho công chúng) này đă cho phép khách sử dụng kính lúp để xem những đường khâu tinh xảo trong các tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. 

(times.co.nz – February 3, 2021)

 

https://www.times.co.nz/wp-content/uploads/2021/02/Group-pic-outside-the-temple-400x300.jpg

Các vị khách đặc biệt tại Bữa tối Đoàn tụ tổ chức tại chùa Phật Quang

Sơn

  https://www.times.co.nz/wp-content/uploads/2021/02/Simeon-checks-out-the-embroidery-exhibion-450x300.jpg

 

Khách xem tranh thêu tại Pḥng trưng bày nghệ thuật Phật Quang Sơn

Photos: times.co.nz

 

HÀN QUỐC: Phật phái Jogye tái xuất bản cuốn sách in từ bản kim loại cổ xưa nhất

Jikji - cuốn sách cổ nhất thế giới được in bằng bản kim loại có thể di chuyển - đă được xuất bản bằng tiếng Hàn và tiếng Anh, Phật tông Jogye của Hàn Quốc cho biết vào ngày 31-1-2021.

Jikji, được viết bằng chữ Hán của nhà sư Baegun Gyeonghan, là tên viết tắt của một tài liệu Phật giáo với tên đầy đủ là "Jikji Simche Yojeol": "Tuyển tập các bài Thiền giảng của các đại sư Phật giáo”.

Cuốn sách này được in vào năm 1377 tại chùa Heungdeok ở trung tâm thành phố Cheongju trong triều đại Goryeo (918-1392).

Tông phái Jogye xuất bản các bản dịch tiếng Hàn và tiếng Anh của Jikji lần đầu tiên vào năm 2005, và các bản mới nhất đă được hoàn thành thông qua việc xem xét và sửa lại trong suốt năm 2020.

Trong năm 2001, UNESCO đă xác nhận Jikji là cuốn sách in bằng bản kim loại lâu đời nhất thế giới và đưa nó vào danh sách đăng kư của UNESCO về Kư ức Thế giới vào năm đó. Hiện cuốn sách được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Pháp ở Paris.

(Tipitaka Network – February 5, 2021)

 

This photo provided by the Jogye Order shows Korean (L) and English translations of Jikji, an ancient Buddhist document. (Jogye Order)

Ấn bản Hàn ngữ và Anh ngữ của cuốn tài liệu Phật giáo cổ Jikji

Photo: Jogye Order

 

 

MIẾN ĐIỆN: Nhóm nhân quyền BHRN yêu cầu quân đội thả 3 nhà sư

bị bắt vào ngày đầu tiên của cuộc đảo chính

Ngày 5-2-2021, Mạng lưới Nhân quyền Miến Điện (BHRN) có trụ sở tại Luân Đôn (Anh Quốc) kêu gọi quân đội ở Miến Điện “trả tự do ngay lập tức” cho 3 nhà sư Phật giáo, những người đă bị giam giữ trong một cuộc đảo chính quân sự hồi đầu tuần.

BHRN cho biết 3 nhà sư đă bị bắt giữ vào ngày 1-2 ở Mandalay và Yangon "như một phần của các cuộc bắt bớ rộng răi dẫn đến cuộc đảo chính của quân đội."

“Ba nhà sư này là những nhân vật ôn ḥa nổi tiếng v́ đứng lên chống lại chủ nghĩa dân tộc tôn giáo độc hại.”

Giám đốc điều hành của BHRN, Kyaw Win, cho biết: “Quân đội Miến Điện từ lâu đă nuôi dưỡng mối quan hệ với các nhà sư theo chủ nghĩa dân tộc bạo lực và khiến những người t́m kiếm ḥa b́nh và ḥa hợp trong xă hội im lặng. Chư tăng đă đóng một vai tṛ quan trọng trong việc thúc đẩy sự công bằng”.

Ông nói: “Chúng ta không được quên họ trong lời kêu gọi của chúng ta cho tự do và công lư.” 

(aa.com.tr – February 6, 2021)

https://www.bhrn.org.uk/en/images/photos/Monks.jpg

Chân dung 3 nhà sư bị quân đội bắt vào ngày đầu tiên của cuộc đảo chính tại Miến Điện

Photo: BHRN

 

CANADA: 1,000 con hạc giấy được gấp cho nhân viên y tế ở Richmond, British Columbia (B.C)

Các t́nh nguyện viên của chùa Steveston đă gấp 1,000 con hạc giấy, biểu tượng của hy vọng và sự hồi phục, để giúp nâng cao tinh thần của các nhân viên chăm sóc sức khỏe khi đại dịch xảy ra nhân kỷ niệm ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở tỉnh B.C.

Keiko Go, một quản lư của ngôi chùa, và các t́nh nguyện viên khác đă gấp những con hạc trong nhiều tuần và đặt chúng lên những thanh tre.

"Chỉ để mang đến hy vọng và một thông điệp rằng chúng tôi rất cảm kích những ǵ họ làm cả ngày lẫn đêm", cô nói về các nhân viên y tế. "Tất cả chúng ta cùng đến với nhau."

Kaike Go nói rằng cùng với biểu tượng của những con hạc, những thanh tre tượng trưng cho sự b́nh an và sức mạnh bên trong.

Nhà chùa hy vọng có thể giao những hạc giấy này cho các công nhân viên tại bệnh viện thành phố Richmond một khi an toàn. Cô Go cho biết bệnh viện hiện không thể nhận chúng do các biện pháp pḥng ngừa an toàn đại dịch. Cô nói bệnh viện sẽ chia sẻ h́nh ảnh của những con hạc với các công nhân viên.

(NewsNow – February 8, 2021)

 

https://i.cbc.ca/1.5904553.1612664621!/fileImage/httpImage/image.jpg_gen/derivatives/original_780/buddhist-crane-steveston-temple-british-columbia.jpg 

https://thumbnails.cbc.ca/maven_legacy/thumbnails/262/974/CranesforMPX.jpg

 https://i.cbc.ca/1.5904554.1612664745!/fileImage/httpImage/image.jpg_gen/derivatives/16x9_780/steveston-buddhist-temple-paper-cranes.jpg 11

1,000 con hạc giấy dành cho công nhân viên bệnh viện Richmond paper cran for hope

https://i.cbc.ca/1.5904555.1612664840!/fileImage/httpImage/image.jpg_gen/derivatives/original_780/keiko-go-steveston-buddhist-temple.jpg

Keiko Go, một t́nh nguyện viên quản lư của chùa Steveston ở Richmond, B.C (Canada)

Photos: CBC  

 

MIẾN ĐIỆN: Liên minh Tăng đoàn Ḥa b́nh tuyên bố về cuộc đảo chính ở Miến Điện khi chư tăng tham gia biểu t́nh ủng hộ dân chủ

Tổ chức Phật giáo quốc tế Liên minh Tăng đoàn Ḥa b́nh đă ra tuyên bố công khai tố cáo cuộc đảo chính quân sự gần đây ở Miến Điện.

Đây là một liên minh quốc tế được thành lập gần đây của các Phật tử dấn thân.

Khi các cuộc biểu t́nh và đ́nh công ủng hộ dân chủ tiếp tục diễn ra, các tăng ni Phật giáo đă tham gia cùng hàng chục ngàn người biểu t́nh dân sự tuần hành tại các thị trấn và thành phố trên khắp quốc gia Đông Nam Á này. Họ phản đối việc quân đội loại bỏ và giam giữ các nhà lănh đạo được bầu cử dân chủ của Miến Điện vào ngày 1-2-2021 và kêu gọi khôi phục nền dân chủ.

Tại Yangon, thành phố lớn nhất của Myanmar, các nhóm tăng ni Phật giáo diễn hành cùng với sinh viên và công nhân, trong bối cảnh có nhiều lời kêu gọi ủng hộ chiến dịch bất tuân dân sự công khai. Các cuộc biểu t́nh vào ngày 7-1 được cho là lớn nhất kể từ “Cuộc cách mạng Y vàng” năm 2007 do các nhà sư Phật giáo dẫn đầu, dẫn đến cải cách dân chủ ở Myanmar.

 (Buddhistdoor Global – February 08, 2021)

 

https://www.buddhistdoor.net/upload/editor/images/S__4669446.jpg

Chư tăng tham gia biểu t́nh ủng hộ dân chủ tại Miến Điện

https://www.buddhistdoor.net/upload/editor/images/147306866_103524428440330_5326969806041108192_n.jpg

Biểu trưng của tổ chức Phật giáo quốc tế Liên minh Tăng đoàn Ḥa b́nh

Photos: Buddhistdoor

 

 

TÍCH LAN: Các nhà sư Tích Lan truyền giới cho cây họ đậu cuối cùng

Ngày 8-2-2021, các nhà sư Phật giáo Tích Lan đă truyền giới cho mẫu vật duy nhất được biết đến trên thế giới của một loài cây địa phương, trong nỗ lực ngăn nó bị đốn hạ để dọn đường cho một đường cao tốc.

Cây Họ Đậu Tích Lan (Crudia zeylanica) được phân loại lần đầu tiên vào năm 1868 và được t́m thấy lần cuối vào năm 1911. Năm 2012, nó đă bị tuyên bố tuyệt chủng, cho đến khi có phát hiện bất ngờ về một cây đơn độc ở phía bắc Colombo vào năm 2019.

Nhưng cây cao 8 mét (26 foot) nói trên đă nằm trong kế hoạch bị đốn hạ trong tuần này - để cho phép xây dựng đường cao tốc đến thành phố hành hương trung tâm Kandy - cho đến khi các nhà môi trường lên tiếng báo động và kêu gọi sự giúp đỡ.

Nhà sư Phật giáo Thangalle Saarada tức tốc đến địa điểm vào ngày 8-2, và cùng với một số người khác, đă ban phước cho cây và buộc một chiếc y màu nghệ tây quanh thân cây trong khi thực hiện các bài tụng kinh thiêng liêng.

Sư Saarada nói sau khi buộc chiếc y và tưới nước ban phước: “Cây này bây giờ tượng trưng cho một nhà sư. Chúng tôi muốn cứu cái cây khỏi chính phủ."

Hành động từ tâm của các nhà sư được kỳ vọng sẽ cứu được cái cây, với việc Phật giáo nhận được sự tôn trọng rộng răi ở quốc đảo 21 triệu dân, nơi tôn giáo này chiếm đa số.

(AFP – February 10, 2021) 

 

https://tse3.mm.bing.net/th?id=OIF.N%2fWzpobKWA14JsDHU7foDw&pid=Api&P=0&w=300&h=300 

https://cdn.newsfirst.lk/english-uploads/2021/02/bbf5f9c8-a5f0c80b-tree-ordained-1_850x460_acf_cropped.jpg

Các nhà sư Tích Lan truyền giới cho cây Họ Đậu Tích Lan (Crudia zeylanica) cuối cùng

Photos: AFP & newsfirst.lk  

 

NGA: Hội nghị Phật giáo Châu Á v́ Ḥa b́nh sẽ không bao giờ công nhận Đạt lai Lạt ma do Trung Quốc bổ nhiệm

Moscow, Nga - Ngày 10 tháng 2 năm 2021, Telo Tulku Rinpoche - nhà lănh đạo tinh thần Phật giáo Tây Tạng của người Kalmyk và là người đại diện của Đức Đạt lai Lạt ma ở Nga, Mông Cổ và các nước SNG - nói với Sputnik rằng: Hội nghị Phật giáo Châu Á v́ Ḥa b́nh đă quyết định rằng người Tây Tạng sẽ không bao giờ công nhận một ứng cử viên cho hóa thân mới của Đạt lai Lạt ma thứ 14 do Trung Quốc lựa chọn.

Phật tử vẫn tin rằng chỉ có vị quyền Đạt lai Lạt ma (Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Tenzin Gyatso, đang sống lưu vong tại Ấn Độ) mới có thể quyết định nơi nào và làm thế nào để t́m kiếm sự tái sinh tiếp theo.

"Vấn đề xác định và công nhận một hóa thân mới của Đạt lai Lạt ma là điều tối quan trọng không chỉ đối với Phật tử ở Tây Tạng, mà c̣n đối với Mông Cổ, vùng Hy Mă Lạp Sơn và các vùng Phật giáo của Nga, nơi việc giảng dạy Phật giáo Tây Tạng do Đức Đạt lai Lạt ma lănh đạo đang được công khai tuyên bố. Tất cả đều b́nh đẳng trong việc thảo luận vấn đề tôn giáo độc quyền này, không liên quan ǵ đến chính trị. V́ vậy, người ta chỉ có thể hoan nghênh nghị quyết được thông qua bởi các tổ chức tôn giáo tham gia Hội nghị Phật giáo Châu Á v́ Ḥa b́nh ", Telo Tulku Rinpoche nói.

(Spunik – February 10, 2021)


http://img.timeinc.net/time/daily/2012/1203/360_telo_tulku_rinpoche_0329.jpg

Telo Tulku Rinpoche - nhà lănh đạo tinh thần Phật giáo Tây Tạng của người Kalmyk và là người đại diện của Đức Đạt lai Lạt ma ở Nga, Mông Cổ và các nước SNG

Photo: NewsonRadar

 

HOA KỲ: 84000 thông báo xuất bản Lịch sử của một Kinh Phật lớn chưa từng có bằng tiếng Anh

Nhân dịp Năm Mới Âm lịch Tân Sửu, tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu ‘84000: Dịch Những Lời Phật dạy’ (Colorado, Hoa Kỳ) thông báo xuất bản bản dịch mới của một kinh điển quan trọng được gọi là ‘Ứng dụng chánh niệm của Đạt-ma  linh thiêng’. Bản kinh này, một trong những bản văn dài nhất của Kinh điển Phật giáo Tây Tạng, chưa từng được dịch đầy đủ bằng tiếng Anh trước đây.

Với 2,158 trang tiếng Tây Tạng, ‘Ứng dụng chánh niệm của Đạt-ma linh thiêng’ là một bản tŕnh bày phong phú về các cơi luân hồi (saṃsāra), một kho tàng Pháp rộng lớn, và một tác phẩm văn học thế giới sáng lạn vốn nổi bật như một trong những tác phẩm văn học vĩ đại nhất của Ấn Độ cổ điển.

Bản dịch tiếng Anh mới này cũng là sản phẩm của nhiều dịch giả và biên tập viên - lần này, trên khắp thế giới - cộng tác trong nhiều năm. Khởi động bởi Ủy ban Dịch thuật Dharmachakra vào năm 2015, việc dịch thuật mất gần bốn năm để thực hiện. Công việc biên tập và kỹ thuật tiếp theo được thực hiện tại 84000 mất thêm hai năm.

Giờ đây, cuối cùng, ‘Ứng dụng chánh niệm của Đạt-ma linh thiêng’ đă được xuất bản, được đánh dấu bằng các tính năng chú giải tương tác, và sẵn sàng tải xuống miễn phí bởi các học giả, người tu tập, nhà sử học và độc giả quan tâm trên khắp thế giới.

(Buddhistdoor Global – February 11, 2021) 

https://www.buddhistdoor.net/upload/editor/images/Screen%20Shot%202021-02-11%20at%2016.51.42.png

 

https://www.buddhistdoor.net/upload/editor/images/Screen%20Shot%202021-02-11%20at%2017.06.22.jpg

Biểu trưng của tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu ‘84000: Dịch Những Lời Phật dạy’ (Colorado, Hoa Kỳ)

Photos: Buddhistdoor

 

ẤN ĐỘ: Gujarat: Khảo cổ học hé lộ về mâm cơm Phật giáo có tuổi đời 2 thiên niên kỷ

Vadnagar, Gujarat: Ánh sáng khảo cổ đă được hé lộ về chế độ ăn của các nhà sư Phật giáo tại Vadnagar: những phát hiện cho thấy rằng 2 thiên niên kỷ trước, ẩm thực tu viện bao gồm gạo và các loại đậu.

Một nhóm các nhà nghiên cứu đă viết một bài báo có tiêu đề "Gạo, đậu và đỗ đậu ở Vadnagar: Một di tích lịch sử sơ khai với tu viện Phật giáo ở Gujarat, miền tây Ấn Độ".

Bài báo gần đây đă được tạp chí Geobios của Elsevier chấp nhận.

Tiến sĩ Y S Rawat từ ban Giám đốc Khảo cổ học (Gujarat), một tác giả của nhóm, cho biết: “Các mẫu thực vật cổ được thu thập từ 2 địa điểm gần một tu viện khai quật ở thành phố Vadnagar, sau khi kiểm tra kỹ lưỡng hàng trăm kg đất được khai quật. Các địa điểm này có cùng tuổi với tu viện, và do đó có đủ lư do để tin rằng chúng đại diện cho các hoàn cảnh phổ biến từ thế kỷ 1 trước Công nguyên đến thế kỷ 4 sau Công nguyên (2,100 đến 1,600 năm trước thời điểm hiện tại).”

Tác giả Anil Pokharia từ Viện Cổ sinh vật học Birbal Sahni (BSIP)
nói rằng những phát hiện này quan trọng theo nhiều cách. “Đây là trường hợp đầu tiên của việc sử dụng khoa cổ thực vật học tại một địa điểm Phật giáo nổi tiếng để giải mă chế độ ăn uống”, ông nói.

(TNN – February 15, 2021)

https://static.toiimg.com/thumb/msid-80916267,imgsize-563472,width-400,resizemode-4/80916267.jpg

Tranh minh họa chế độ ăn của tu sĩ Phật giáo thời xưa

Photo: TNN

 

HOA KỲ: Diễn đàn trực tuyến Ṭa soạn Phật tử Trẻ (YBE) có trụ sở tại Hoa Kỳ kỷ niệm một năm thành lập

Diễn đàn trực tuyến Ṭa soạn Phật tử Trẻ (YBE) có trụ sở tại Hoa Kỳ  kỷ niệm một năm thành lập vào ngày 6 tháng và sẽ có diễn giả chính là Ḥa thượng Matt Hamasaki, sư trưởng thường trú tại Giáo hội Phật giáo Sacramento. Các họa sĩ và nghệ sĩ biểu diễn từ cộng đồng YBE cũng tham gia sự kiện.

Cộng đồng trực tuyến của Phật tử người Mỹ gốc Á này - bao gồm những người sinh từ năm 1981 đến năm 2010 - đă phát triển nhanh chóng trong năm qua, thể hiện tiếng nói, khuôn mặt, nghệ thuật và sự sáng tạo của những Phật tử thường vốn ít được tŕnh bày phương tiện truyền thông chính thống.

Các Phật tử ở Bắc Mỹ là Matsumoto và bạn của anh ấy là Trevor Yokoyama  (tổng biên tập của YBE) cùng với 10 người khác đă ra mắt YBE vào tháng 1- 2020. Ngay từ đầu, diễn đàn này nhằm mục đích giới thiệu về nghệ thuật, nhiếp ảnh và việc viết lách của các Phật tử người Mỹ gốc Á trẻ tuổi.

Cùng với đó, trang web YBE đă phát triển thành một diễn đàn đa phương tiện, bao gồm tin tức, nhiếp ảnh, các bài viết và thảo luận về Phật giáo và văn hóa. (tipitaka.net – February 16, 2021)

 

From religionnews.com

Phật tử người Mỹ gốc Á trẻ tuổi trên diễn đàn trực tuyến YBE

Photo: tipktaka.net

 

ẤN ĐỘ: Chư tăng hành lễ, thắp đèn tại chùa Đại Giác ngộ

Gaya, Bihar - Ngày 14-2- 2021, chư tăng đă cầu nguyện và thắp đèn tại chùa Đại Giác ngộ ở quận Gaya của Bihar vào thứ Bảy để chấm dứt đại dịch COVID-19 và cầu siêu những linh hồn đă khuất.

“Lễ này được thực hiện thay mặt cho một số tổ chức Phật giáo Đài Loan để chấm dứt đại dịch COVID-19 và cầu siêu cho những linh hồn đă khuất. Các nhà sư từ Bangladesh, Tích Lan, Miến Điện, Trung Quốc và Đài Loan đă đến đây”, Rahul, một trong những các nhà sư tham gia sự kiện, nói.

Surendra Kumar, người tổ chức sự kiện tôn giáo này cho biết chương tŕnh sẽ tiếp tục trong 15 ngày tới. “Tôi là một nhà điều hành tour du lịch. Chúng tôi tổ chức cuộc hành hương của Phật giáo. 10,000 ngọn đèn được thắp sáng mỗi ngày trong khuôn viên chùa. 1,5 vạn ngọn đèn bằng đất sẽ được thắp sáng trong 15 ngày”, ông nói. (ANI)

(Big News Network February 15, 2021)

 

Monks performing prayers at Mahabodhi Mahavihara Temple in Gaya district of Bihar. (Photo/ANI)

Chư tăng cầu nguyện tại chùa Đại Giác (Ấn Độ)

(Photo: ANI)

 

AFGHANISTAN & TÍCH LAN: Afghanistan sẵn sàng giúp xây ngôi chùa tại Bamiyan

Ông Ashraf Haidari, Đại sứ Afghanistan tại Colombo (Tích Lan), cho biết một ngôi chùa Phật giáo có thể được xây dựng ở Bamiyan (nơi có các tượng Đại Phật bị quân Taliban phá hủy) và việc này có thể được thảo luận dưới sự hợp tác văn hóa giữa Afghanistan và Tích Lan.

Đại sứ Haidari đă nói chuyện với báo Daily News Tích Lan vào ngày 17-2 về cách tốt nhất để cải thiện mối quan hệ văn hóa v́ lợi ích chung.

“Tôi đă thảo luận vấn đề này với một số nhà sư đáng kính và khuyến khích họ tiếp cận với chính phủ Tích Lan để được hỗ trợ, và để làm việc với hai giáo hội của chúng ta nhằm đạt được mục tiêu chung  trong việc ghi nhận di sản được trân trọng và chia sẻ này của chúng ta,” đại sứ nói.

Từ thời xa xưa, Afghanistan và Tích Lan đă chia sẻ các mối quan hệ văn minh đan xen vốn chịu ảnh hưởng của các hệ thống tín ngưỡng chính như Phật giáo, Hồi giáo và Ấn Độ giáo. Những tôn giáo này nổi trội tại phần lớn khu vực Gandhara - bao gồm cả Afghanistan hiện đại - từ đó Phật giáo đă truyền bá đến Nam Á, Trung Á và Đông Á.

Ông Haidari nói thêm: “Các tượng Phật hùng vĩ của Bamiyan là minh chứng cho di sản chung của chúng ta và cho t́nh trạng đa tín ngưỡng và đa dạng văn hóa của Afghanistan, vốn là nền tảng cho bản sắc Afghanistan ngày nay.”

(dailynews.lk – February 19, 2021)

 

http://www.dailynews.lk/sites/default/files/news/2021/02/18/30.jpg

Quốc kỳ Tích Lan và Afghanistan

Photo: dailynews.lk

 

HOA KỲ: Ngôi chùa Phật giáo tại New York cung cấp dây cứu sinh thực phẩm cho sinh viên Nepal

Tại ngôi chùa ở quận Queens của Thành phố New York, một đội quân t́nh nguyện trợ giúp các nhà sư Phật giáo từ Hiệp hội Sherpa Hoa Kỳ - một tổ chức văn hóa phi lợi nhuận được thành lập để quảng bá và bảo tồn văn hóa Sherpa (một dân tộc vùng Hi Mă Lạp Sơn) ở Hoa Kỳ.

Từ khi đại dịch coronavirus bắt đầu vào mùa xuân năm ngoái, Hiệp hội Sherpa Hoa Kỳ đă thiết lập một cửa hàng trong một ngôi chùa Phật giáo và cung cấp thực phẩm cho tất cả những người có nhu cầu.

Một số t́nh nguyện viên tại pḥng thực phẩm của chùa này là những người được hưởng lợi - bao gồm Tshering Chhoki Sherpa, một sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Baruch, là người đă bắt đầu làm việc ở đó vào tháng Bảy. Cô nói: “Cảm giác thật tuyệt khi được tham gia và nhận được sự giúp đỡ. Khi đến đây, tôi cảm thấy như đang ở nhà v́ mọi người đều nói chuyện bằng tiếng Nepal”.

Pḥng thực phẩm nói riêng đă là dây cứu sinh lâu dài cho nhiều người trong cộng đồng người Nepal ở New York. Và nhiều người trong số những người sử dụng pḥng thực phẩm và thờ cúng tại chùa này là thành viên của nhóm dân tộc Sherpa ở Nepal.

(Buddhistdoor Global – February 17, 2021)

 

From hindustantimes.com

Hoạt động cúng dường bên trong ngôi chùa ở Queens, New York

From irishexaminer.com

From irishexaminer.com

Hiệp hội Sherpa Hoa Kỳ cung cấp thực phẩm từ cửa hàng trong ngôi chùa cho tất cả những người có nhu cầu

Photos: Buddhistdoor Global

 

HÀN QUỐC: Tranh chư tăng Phật giáo hồi sinh thông qua nghệ thuật truyền thông

Seoul, Hàn Quốc - Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc thông báo vào ngày 28-1 rằng: bắt đầu từ ngày 1-2,  họ sẽ tŕnh chiếu một video lấy cảm hứng từ các bức tranh Phật giáo vốn được sử dụng cho các nghi lễ ngoài trời và chân dung của các nhà sư Phật giáo.

Ba tác phẩm nghệ thuật truyền thông mô tả tác phẩm nghệ thuật Phật giáo cho các nghi lễ ngoài trời sẽ có chiều cao 12 mét và chiều rộng 6 mét.

Những tác phẩm nghệ thuật Phật giáo này được gọi là Gwebul - là những bức tranh khổ lớn treo trong một nghi lễ Phật giáo ngoài trời - được thực hiện dưới triều đại Joseon (1392-1910).

“Tác phẩm nghệ thuật video này đại diện cho các dải màu trong suốt nhưng sống động được khoe sắc bởi Gwebul, kết hợp với kỹ thuật hoạt h́nh và đồ họa chuyển động 3D để làm cho các bức tranh này hồi sinh,” bảo tàng giải thích.

C̣n chân dung các nhà sư Phật giáo th́ cảm ứng với sự tiếp cận của du khách thông qua cảm biến nhận dạng thời gian thực tế, bắt đầu cuộc tṛ chuyện với bất kỳ ai đến gần. Du khách cũng có thể xem các nhà sư nói chuyện với nhau.

(Tipitaka Network – February 24, 2021)

 

AKR20210128061100005_01_i_org

AKR20210128061100005_02_i_org

Video lấy cảm hứng từ các bức tranh Phật giáo Gwebul treo trong các nghi lễ ngoài trời và chân dung của các nhà sư Phật giáo

Photos: Korea Bizwire

 

 

TÍCH LAN: Thủ tướng Imran Khan mời Phật tử Tích Lan đến thăm Pakistan

Colombo, Tích Lan - Đến thăm Tích Lan, Thủ tướng Pakistan Imran Khan đă tuyên bố quốc gia đa số theo đạo Hồi của ông là điểm đến được lựa chọn cho du lịch tôn giáo của người dân Tích Lan, phần lớn là Phật tử.

Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Tích Lan Gotabaya Rajapaksa vào ngày 24-2, ông Khan nhấn mạnh về các di sản Phật giáo ở Pakistan và về việc xây dựng mối quan hệ văn hóa.

“Pakistan có lẽ có một trong những di sản Phật giáo vĩ đại nhất trên thế giới và chúng tôi mời mọi người từ Tích Lan đến thăm chúng”, Thủ tướng Khan nói một ngày trước đó sau cuộc gặp với Thủ tướng Mahinda Rajapaksa – anh trai của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa.

Ông Khan nói miền bắc Pakistan là trung tâm của nền văn minh Phật giáo Gandhara cổ đại và gần đây một bức tượng Phật nằm cao 12 mét đă được phát hiện ở đó.

 “Chúng tôi đang lên kế hoạch cho một con đường Phật giáo ... với tất cả các điện thờ lớn của Phật giáo và các địa điểm Phật giáo,” ông nói.

(AP – February 24, 2021)

 

PM Imran reaches Sri Lanka for two-day maiden visit

Thủ tướng Pakistan Imran Khan (bên trái) và Thủ tướng Tích Lan Mahinda Rajapaksa

Ảnh: Google

 

 

ẤN ĐỘ: Phát hiện di tích có thể là Tu viện Phật giáo thế kỷ 10 tại bang Jharkhand

Jharkhand, Ấn Độ - Các nhà nghiên cứu khảo cổ học Ấn Độ đă phát hiện  một cấu trúc thuộc thế kỷ thứ 10 tại một trong 3 g̣ đất được xác định có thể là những địa điểm Phật giáo trên Cao nguyên Hazaribagh ở đông bắc Ấn Độ.

Các g̣ đất này nằm dọc theo một con đường cổ xưa nối liền Sarnath (một thành phố gần hợp lưu của sông Hằng và sông Varuna), nơi Đức Phật Cồ Đàm đă từng giảng dạy, và Bihar, nơi sau này Ngài đạt được giác ngộ ở làng Bồ Đề Đạo tràng.

Lần khai quật g̣ đất đầu tiên vào năm ngoái đă phát hiện ra một ngôi chùa có cổng vào và cầu thang.

Ở g̣ đất thứ hai, nằm cách g̣ đất thứ nhất khoảng 130 feet, thành viên của nhóm là Neeraj Mishra cho biết các nhà nghiên cứu này đă phát hiện ra dấu vết của một tu viện nhỏ có ba pḥng. Họ t́m thấy 5 tác phẩm điêu khắc Đức Phật Cồ Đàm tư thế ngồi, và các tác phẩm điêu khắc nữ thần thiền định Tara trong các pḥng nói trên. Một ḍng chữ tại địa điểm đă giúp các nhà nghiên cứu xác định được niên đại của cấu trúc này là vào thế kỷ thứ 10.

(archaeology.org -  February 25, 2021)

 

Ancient Buddhist monastery, ASI, ARCHAEOLOGICAL Survey of India, Ranchi news, Jharkhand news, Indian express news

Các tác phẩm điêu khắc Đức Phật Cồ Đàm và nữ thần thiền định Tara tại di tích ở Jharkhand (Ấn Độ)

Photo: ASI

 

 

THÁI LAN: 200.000 Phật tử Thái kỷ niệm Ngày Makha Bucha qua liên kết video

Bangkok, Thái Lan - Hơn 200,000 tín đồ Phật giáo đă tụ tập qua liên kết video Zoom vào ngày 26-2 để tham dự nghi lễ cầu nguyện và đèn lồng hàng năm. Buổi lễ được tổ chức để đánh dấu Ngày Makha Bucha, một trong những ngày lễ linh thiêng nhất của tôn giáo này.

Ngày Makha Bucha thường thu hút hàng chục ngh́n tín đồ đến chùa Dhammakaya ở ngoại ô Bangkok.

Nhưng năm nay, ngôi chùa đă tổ chức một màn h́nh LED dài 280 mét, nơi các tín đồ có thể tham dự ảo như một biện pháp pḥng ngừa v́ các hạn chế COVID-19.

Những người tham gia hầu hết là người Thái,  nhưng Phật tử từ các nước khác cũng tham dự.

Thay mặt cho những người tham gia ảo, một nhóm chọn lọc gồm 1,000 tín đồ mặc đồ trắng đă có mặt tại chùa để thắp sáng những chiếc đèn lồng. .

Lễ hội Makha Bucha kỷ niệm ngày mà 1,250 nhà sư vân tập để được Đức Phật truyền giới cách đây hơn 2,500 năm.

(Reuters  - February 26, 2021 )

 

Temple of Zoom: 200,000 Thai Buddhists mark holy day via video link |  Cyprus Mail

Temple of Zoom: 200,000 Thai Buddhists mark holy day via video link |  Reuters

Temple of Zoom: 200,000 Thai Buddhists mark holy day via video link | 路透

Temple of Zoom: 200,000 Thai Buddhists mark holy day via video link - SWI  swissinfo.ch

Phật tử Thái kỷ niệm Ngày Makha Bucha qua liên kết video Zoom

Photos: Reuters

 

NHẬT BẢN: Ni sư Đài Loan Shih Chao-hwei được chọn cho Giải thưởng Ḥa b́nh Niwano lần thứ 38

Tổ chức Ḥa b́nh Niwano (Nhật Bản) thông báo vào ngày 26-2 rằng Ni sư Shih Chao-hwei - người đă nổi tiếng toàn cầu với tư cách là một tu sĩ, nhà hoạt động, học giả và tác giả Phật giáo gắn bó với xă hội - sẽ là người nhận Giải thưởng Ḥa b́nh Niwano lần thứ 38.

“Giải thưởng Ḥa b́nh Niwano lần thứ 38 sẽ được trao cho ni sư Shih Chao-hwei của Đài Loan để ghi nhận công lao của bà trong việc xây dựng ḥa b́nh thông qua việc bảo vệ mọi h́nh thức cuộc sống, thúc đẩy đạo đức giới, b́nh đẳng giới và cách tiếp cận của bà để đối thoại cởi mở với các nhà lănh đạo tôn giáo và các nhóm xă hội khác nhau,” Quỹ Niwano cho biết trong một thông báo.

Giải thưởng sẽ được trao tại một buổi lễ trao giải chính thức vào ngày 2 tháng 6 tại Tokyo. Giải thưởng Ḥa b́nh Niwano dưới dạng giấy chứng nhận, huy chương và phần thưởng tiền mặt trị giá 20 triệu Yên (188.000 USD).

Là một tiếng nói hàng đầu cho sự giải phóng, trao quyền và sự tham gia từ bi ở Châu Á và hơn thế nữa, Ni sư Chao-hwei An là một học giả nổi tiếng và là tác giả của hơn hai chục cuốn sách và hơn 70 bài báo nghiên cứu. Là người sáng lập Hiệp hội Bảo tồn Sự sống, Ni sư Chao-hwe là một người ủng hộ thẳng thắn cho luật bảo vệ quyền động vật và là tác giả của nhiều bài báo về bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dă. Bà cũng là người lên tiếng ủng hộ hôn nhân đồng giới và là nhân vật chủ chốt trong phong trào ủng hộ việc xuất gia cho phụ nữ trong tất cả các truyền thống Phật giáo.

(Buddhistdoor Global – February 26, 2021) 

 

Ven. Shih Chao-hwei

Ni sư Shih Chao-hwei

 

https://www.buddhistdoor.net/upload/file/20210226/27149/ed77c3528cc6afcaaf4b7f2c6bb7aacc_350__2.jpg

 

Biểu trưng của Tổ chức Ḥa b́nh Niwano (Nhật Bản)

Photos: Buddhistdoor Global

 


 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 06/01/21