TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 09.2020

Diệu Âm lược dịch

 

CỘNG H̉A KALMYKIA (Liên bang Nga): Telo Tulku Rinpoche tôn phong Ngôi nhà Đèn

 

Telo Tulku Rinpoche, vị Lạt ma trưởng của người Kalmyk, và các nhà sư Phật giáo từ Tu viện Trung tâm của Kalmykia đă tiến hành nghi lễ tôn phong Zulyn Ger (Ngôi Nhà Đèn) để tưởng nhớ tổ tiên của Kalmykia. Zulyn Ger là một ṭa nhà nhỏ, ở trung tâm được lắp đặt một chiếc đèn bơ lớn. Đèn bơ này có khả năng cháy liên tục đến cả tháng.

Buổi lễ được tổ chức vào ngày 29-8 tại chân g̣ Bashmin Tolga ở quận Ketchenerovsky, phía tây bắc nước cộng ḥa Kalmykia. Địa điểm này có tính lịch sử đối với người Kalmyk với tu viện Tsannid Chöra nổi tiếng, từng là trung tâm giáo dục đại học Phật giáo, được đặt ở đó từ năm 1907 đến 1922.  

Buổi lễ có sự tham dự của cư dân quận Ketchenerovsky và Phật tử từ bên ngoài quận, cùng các đại diện từ các trung tâm Phật giáo Kalmykia khác nhau. Thân nhân của các Lạt ma và sư săi từng phục vụ tại tu viện Tsannid Chöra cũng đến tham dự sự kiện trọng thể này.

Theo Telo Rinpoche, việc mở cửa Zulyn Ger đă được lên kế hoạch từ lâu, nhưng đă bị tŕ hoăn do hậu quả của đại dịch coronavirus.

(Buddhistdoor Global – September 1, 2020)

 

Description: Telo Tulk Rinpoche offers a <i>khatag</i> (ceremonial scarf) to the butter lamp. From mk-kalm.ru

Telo Tulku Rinpoche dâng khăn quàng lễ cho chiếc đèn bơ

Photo: mk-kalm.ru

 

Description: Zulyn Ger. From khurul.ru

Zulyn Ger (Ngôi Nhà Đèn)

Description: https://www.buddhistdoor.net/upload/editor/images/04%286%29.jpg
Telo Tulku Rinpoche chủ tŕ các nghi thức trong lễ tôn phong Ngôi Nhà Đèn

Photos: khurul.ru

 

 

NHẬT BẢN: Mái gác bằng vàng của Kim Các Tự được tu sửa giữa đại dịch

 

Kyoto, Nhật Bản – Ngày 1-9-2020, gác bằng vàng nổi tiếng tại chùa Kim Các ở Kyoto đă bắt đầu tu sửa ba tháng đối với mái nhà lợp ngói gỗ của nó trong bối cảnh đại dịch coronavirus, vốn khiến lượng du khách giảm đáng kể.

Gác có mặt tiền dát bằng vàng lá này là một phần của Di sản Thế giới ở cố đô Kyoto. Du khách sẽ không thể nh́n thấy toàn bộ ngôi chùa Kim Các trong ba tuần v́ giàn giáo sẽ che khuất hoàn toàn gác vàng.

Thay vào đó, một bảng ảnh lớn về ngôi chùa Phật giáo này đă được dựng lên vào ngày 1-9 để du khách và những người chiêm bái có thể xem, v́ các tài liệu về công việc cải tạo đă được đưa vào bảng ảnh.

Công việc cải tạo sẽ hoàn thành vào tháng 12.

Kim Các Tự trải qua một cuộc trùng tu tương tự gần đây nhất vào năm 2002.

Được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1398, Kim Các Tự đă bị thiêu rụi trong một cuộc tấn công đốt phá vào năm 1950 nhưng được xây dựng lại 5 năm sau đó.

(bignewsnetwork.com – September 3, 2020)

 

Description: A large photo panel was set up at Kinkakuji temple in Kyoto on Tuesday, as renovation work that started the same day will prevent visitors from viewing the famed golden pavilion. | KYODO

Bảng ảnh lớn về Kim Các Tự dựng lên để du khách và những người chiêm bái có thể xem các tài liệu về công việc cải tạo

Photo: japantimes.com.jp

 

 

HÀN QUỐC: Tượng nhà sư Phật giáo cổ xưa nhất của Hàn Quốc được công nhận là Bảo vật Quốc gia

 

Bức tượng cổ nhất Hàn Quốc về một nhà sư Phật giáo từ triều đại Goryeo sẽ được chỉ định là bảo vật quốc gia.

Ngày 2-9-2020, Cơ quan Quản lư Di sản Văn hóa (CHA) đă đưa ra thông báo trước về việc chỉ định bức tượng ngồi của Nhà sư Huirang tại chùa Haeinsa (ở Hapcheon, tỉnh Gyeongsang Nam) là một bảo vật quốc gia.

Bức tượng của sư Huirang, người đă hoạt động giữa cuối triều đại Shilla và đầu triều đại Goryeo, được cho là đă được tạo tác vào nửa đầu thế kỷ thứ 10.

CHA đánh giá cao giá trị của bức tượng, nói rằng đây là tác phẩm điêu khắc duy nhất hiện có ở đất nước về một nhà sư Phật giáo có đức độ cao.

Sau khi thu thập ư kiến ​​từ nhiều lĩnh vực khác nhau trong 30 ngày tới, cơ quan này có kế hoạch chính thức chỉ định bức tượng thông qua một hội đồng duyệt xét.

(world.kbs.co.kr – September 2, 2020)

 

Description: S. Korea's Oldest Statue of Buddhist Monk to be Designated a National Treasure 

Bức tượng của nhà sư Huirang

Photo: YONHAP News

 

 

NEPAL: 65% công tŕnh tái thiết các tu viện Phật giáo của Nepal đă hoàn thành

 

Kathmandu , Nepal - Khoảng 65 phần trăm các tu viện Phật giáo đă được xây dựng hoặc cải tạo, với công việc đang được thực hiện từ 87% chi phí của Ngân hàng Exim Ấn Độ.

Trong tổng số 2,703 tu viện đă đăng kư với Ủy ban Phát triển Tu viện và Quảng bá Triết học Phật giáo, có tổng cộng 1, 357 tu viện bị hư hại trong trận động đất năm 2015.

"Chúng tôi đă hoàn thành việc tu bổ khoảng 4 trăm Tu viện và Bảo tháp. Năm năm sau trận động đất, chúng tôi chỉ hoàn thành 65% công việc được giao. Chi phí ước tính cho công việc vào khoảng 270 triệu Rupee Nepal", Ganesh Wasti, Giám đốc Tái thiết Quốc gia Cơ quan, Bộ phận thực hiện xác nhận.

Chính phủ Nepal đă cam kết hỗ trợ 13% tổng chi phí sẽ phát sinh khi thực hiện dự án.

Hầu hết các Tu viện sẽ được xây dựng lại đều có niên đại hàng trăm năm và nằm rải rác trên khắp Nepal.

(ANI  - September 5, 2020)

 

 

NHẬT BẢN: Đền thờ ở Kyoto hồi sinh nghi lễ Thần Đạo-Phật giáo sau 550 năm gián đoạn

 

KYOTO – Như một phần trong nỗ lực hồi sinh các nghi lễ cổ xưa, vào ngày 4-9-2020, ngôi đền Kitano Tenmangu  nổi tiếng ở Kyoto đă tổ chức một nghi thức Thần đạo và Phật giáo bắt nguồn từ thế kỷ thứ 10.

Đền thờ Kitano Tenmangu, được thành lập vào năm 947, cho biết đă không tổ chức nghi lễ Kitano Goryoe kể từ năm 1467, khi Chiến tranh Onin, một cuộc nội chiến kéo dài 11 năm, nổ ra.

Nghi thức ban đầu được tổ chức để xoa dịu sự nổi giận của linh hồn Sugawara no Michizane (845-903), một học giả và chính trị gia được tôn thờ như một vị thần tại đền Kitano Tenmangu, v́ người dân Nhật Bản cổ đại tin rằng thiên tai và dịch bệnh là do lời nguyền tạo ra bởi những nhân vật nổi tiếng đă bị thảm sát hoặc những người chết oan ức.

Vào ngày 4-9 nói trên, các tu sĩ của đền thờ đă thực hiện nghi thức này cùng với các tu sĩ từ Đền Enryakuji ở Otsu, tỉnh Shiga, v́ nghi thức Goryoe được tổ chức đồng bộ giữa Thần đạo và Phật giáo.

Ngoài việc cầu nguyện cho linh hồn của Michizane được phục hồi, các tu sĩ c̣n cầu nguyện cho sự kết thúc của đại dịch coronavirus mới và cho sức khỏe và sự an toàn của mọi người.

(thejapantimes -  Sep 4, 2020)

 

Description: Priests perform a Shinto and Buddhist rite at Kitano Tenmangu shrine in Kyoto on Friday. | KYODO

Ngôi đền Kitano Tenmangu nổi tiếng ở Kyoto đă tổ chức một nghi lễ Kitano Goryoe của Thần đạo và Phật giáo bắt nguồn từ thế kỷ thứ 10

Photo: The Japan Times

 

 

NHẬT BẢN: Chùa Tofukuji ở Kyoto mở cửa các khu vực bị hạn chế để thu hút khách du lịch

 

Chùa Tofukuji tại Kyoto cho phép một số lượng nhỏ các nhóm du lịch đi vào các khu vực cấm trước đây, bao gồm cả những khu vực chứa bảo vật quốc gia được cất giấu.

Lượng khách du lịch nội địa đến chùa - vốn giảm mạnh do đại dịch COVID-19 gây ra - đă thúc đẩy động thái này.

"Chúng tôi muốn những du khách đang cảm thấy căng thẳng v́ virus coronavirus mới có thể tham quan khuôn viên chùa và an ủi tâm hồn họ,” Kigen Takeuchi, người đứng đầu ban trị sự của ngôi chùa, nói.

Các chuyến tham quan được giới hạn 5 nhóm mỗi ngày và có một nhân viên của chùa tháp tùng - có sẵn cho các nhóm từ 5 du khách trở lên cho đến ngày 30-9-2020.

Ngôi chùa này là trụ sở của trường phái Tofukuji thuộc Phật tông Rinzai, tọa lạc ở quận Honmachi thuộc phường Higashiyama. Chùa nổi tiếng với Cổng Sanmon và khu trú pḥng của tu sĩ "hojo" thuộc ṭa nhà Ryogin-an - cả hai đều được chính quyền trung ương chỉ định là bảo vật quốc gia.

Ngôi đền cũng tự hào có các khu vườn "karesansui" (nghĩa đen là "nước trên núi khô"), bao gồm "Ryu no Niwa" (khu vườn của rồng) phía tây và "Furi no Niwa" (khu vườn không thể tách rời) phía đông.

(tipitaka.net -  September 9, 2020)

 

Description: Photo/Illutration

Description: Photo/Illutration

Tượng Phật và 16 vị La Hán được đặt bên trong Cổng Sanmon của chùa Tofukuji

 

Description: Photo/Illutration

 

Description: Photo/Illutration

Các khu vườn "karesansui"

Photos: Jiro Omura 

 

 

HOA KỲ: Lễ tốt nghiệp của nhóm giảng viên Đạo Pháp đa dạng nhất trong lịch sử Phật giáo Hoa Kỳ

 

West Marin, California - Chương tŕnh Giảng viên Đạo Pháp và Lănh đạo Tâm linh  Spirit Rock đă tổ chức một buổi lễ tốt nghiệp lịch sử cho 20 học viên vào ngày 11-9-2020.

Sau một chương tŕnh đào tạo và học tập chuyên sâu kéo dài 4 năm, lớp học đa dạng nhất trong lịch sử của chương tŕnh này đă được trao quyền để giảng dạy giáo pháp.

Mỗi sinh viên tốt nghiệp đều tự nhận ḿnh là thành viên của một nền văn hóa phi ưu thế, không phân biệt giới tính, định hướng, chủng tộc, dân tộc hoặc khả năng. Có lẽ đây là nhóm giảng viên mới đa dạng nhất trong lịch sử Phật giáo Hoa Kỳ.

Đây là chu tŕnh thứ 8 của chương tŕnh đào tạo giáo viên Đạo Pháp của Spirit Rock. Trước khi nhóm 20 giảng viên nói trên tốt nghiệp, cộng đồng Minh Sát Tuệ này đă có hơn 350 giáo viên Đạo Pháp được đào tạo.

(Lion’s Roar – September 11, 2020)

 

Description: https://www.lionsroar.com/wp-content/uploads/2020/09/srtt2.jpg

Các giảng viên của Chương tŕnh Giảng viên Đạo Pháp và Lănh đạo Tâm linh Spirit Rock

Photo: Lion’s Roar

 

 

MIẾN ĐIỆN: Vị tu sĩ Phật giáo đi đầu trong việc thúc đẩy cắt giảm rác thải nhựa ở Miến Điện 

 

Yangon, Miến Điện – Sư trụ tŕ Ottamasara, người điều hành trung tâm thiền Thabarwa, đă nhận được sự hưởng ứng trước yêu cầu của ông về hộp nhựa thay thế cho b́nh bát mà tu viện của ông sử dụng để nuôi hàng ngh́n người thiếu thốn.

Được hàng chục t́nh nguyện viên giúp đỡ, nhóm của sư hiện nhận được mỗi ngày vài ngh́n chai nhựa đă qua sử dụng từ cộng đồng, một số chai được tái chế làm hộp đựng thức ăn và một số khác được đưa vào làm vật liệu xây dựng sử dụng tại trung tâm thiền.

Trung tâm thiền rộng 3.6 hectare của sư Ottamasara có các xưởng xử lư rác thải nhựa. Tại đây, các t́nh nguyện viên sử dụng các chai nhựa treo để làm tấm che nắng và thậm chí đă xây dựng một nơi cư trú bằng cách sử dụng lốp ô tô chứa đầy rác thải nhựa và xi măng để tạo thành các bức tường.

Sư Ottamasara ước tính cho đến nay, 2 tấn rác thải nhựa - tương đương khoảng 200.000 chai nhựa - đă được tái chế, tiết kiệm được khoảng 10.000 USD.

Các nhà chức trách Miến Điện không thường xuyên tổ chức tái chế, trong khi có khoảng 2.500 tấn rác bị vứt ra mỗi ngày ở Yangon, thường là vứt trên đường bộ và đường thủy, hoặc đốt.

(Reuters – September 13, 2020)

 

Description: https://newsinfo.inquirer.net/files/2020/09/News79579-scaled-e1599935681290.jpg

 

Description: Sayadaw U Ottamasara holds a PET bottle filled with discarded plastic bags at Thabarwa Centre. Photo by Shew Paw Mya Tin. From swissinfo.ch

Sư trụ tŕ Ottamasara, người điều hành trung tâm thiền Thabarwa, và chai nhựa tái chế

Photos: Reuters & swissinfo.ch

 

                                                                                                                                        .

ẤN ĐỘ: Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi Hành động Thống nhất Toàn cầu về Biến đổi Khí hậu 

 

Vào ngày 12-9 , trong một thông điệp video từ nơi cư trú của ḿnh ở miền bắc Ấn Độ, Đức Đạt lai Lạt ma kêu gọi những người tham dự cuộc họp ảo gồm các diễn giả quốc hội thuộc G7 cần có hành động khẩn cấp, thống nhất để ứng phó với cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Nhà lănh đạo tinh thần Tây Tạng đă kêu gọi các quốc gia đại diện bởi Hội nghị Diễn giả G7 (có tiêu đề “Giải quyết Khủng hoảng Khí hậu bằng Công bằng Kinh tế và Môi trường cho tất cả mọi người”) xem xét những nguy cơ của biến đổi khí hậu - và những đau khổ mà chúng gây ra cho hàng triệu người trên thế giới - một cách nghiêm túc, và có hành động về vấn đề này từ một quan điểm tổng thể.

Hội nghị thượng đỉnh nói trên do diễn giả của Hạ viện Hoa Kỳ, Nancy Pelosi, chủ tŕ - bản thân bà là người ủng hộ thẳng thắn khu vực Hy Mă Lạp Sơn.

Hội nghị đă quy tụ các đối tác lập pháp từ Canada, Liên minh châu Âu, Pháp, Đức, Ư, Nhật Bản và Vương quốc Anh.

(Buddhistdoor Global – September 14, 2020)

 

Description: His Holiness the Dalai Lama. From youtube.com

Đức Đạt lai Lạt ma

Photo: youtube.com

 

 

NHẬT BẢN: Tượng Phật có niên đại hơn 600 năm của nhà điêu khắc bậc thầy Kaikei tại triển lăm mùa thu ở Kyoto 

 

KYOTO-- Tại một cuộc triển lăm đặc biệt của Kyoto vào mùa thu năm nay, công chúng sẽ có cơ hội hiếm hoi để chiêm ngưỡng các bảo vật văn hóa vốn thường đóng cửa với công chúng. Các hiện vật này sẽ được trưng bày tại các đền chùa khác nhau trên khắp cố đô.

Trong số các tài sản văn hóa có giá trị nói trên, triển lăm sẽ trưng bày một tác phẩm nghệ thuật của nhà điêu khắc bậc thầy Kaikei cách đây hơn 600 năm. Đó là tượng Phật Hokan Amida Nyorai ngồi cao khoảng 72 cm, có từ Thời Kamakura (1185-1333), sẽ được trưng bày từ ngày 15-10 đến ngày 1-11-2020 tại Hidenin, một phần của khu phức hợp chùa Sennyuji ở phường Higashiyama của thành phố Kyoto.

Vào năm 2009, các nhà nghiên cứu đă xác định tượng nói trên là một tác phẩm của nhà điêu khắc Kaikei sau khi họ phát hiện ra văn bản viết bằng mực bên trong đầu của tượng. Các nhà nghiên cứu  này hầu hết đến từ Bảo tàng Quốc gia Kyoto và Bảo tàng Lịch sử Thành phố Otsu ở tỉnh Shiga lân cận.

(Tipitaka Network -  September 14, 2020) 

 

Description: Photo/Illutration 

Description: Photo/Illutration

Tượng Phật Hokan Amida Nyorai, tác phẩm của nhà điêu khắc Kaikei vào Thời Kamakura (1185-1333)

Photos: tipitaka.net

 

 

TRUNG QUỐC: Ngôi chùa Phật giáo Tây Tạng ngh́n năm tuổi bị phá hủy ở tỉnh Sơn Tây

 

Tọa lạc tại thị trấn Vũ Gia Sơn ở tỉnh Sơn Tây, chùa Fuyun nguyên thủy được xây dựng vào triều đại nhà Đường (618-907).

Giữa năm 2002 và 2011, nó đă được cải tạo và mở rộng lên hơn 2.000 mét vuông với chi phí hơn hơn 2,9 triệu USD.

Ngôi chùa mang những nét đặc trưng của cả Phật giáo Tây Tạng và Trung Quốc, đă được nhà nước chấp thuận và thu hút rất nhiều tín đồ chiêm bái trong những năm qua.

Chính quyền địa phương đă công bố kế hoạch trong năm 2017 sẽ thu hút khoảng 43,9 triệu USD đầu tư để xây dựng một địa điểm thu hút khách du lịch Phật giáo, bao gồm chùa Fuyun và chùa Hehe, một địa điểm Phật giáo khác trong khu vực.

Các kế hoạch của chính phủ đă thay đổi vào năm 2019. Vào tháng 11 năm đó, Hiệp hội Phật giáo địa phương đă ra lệnh dỡ bỏ các lá cờ cầu nguyện truyền thống của Tây Tạng và hai bức tượng Phật bằng đồng kiểu Tây Tạng khỏi chùa Fuyun.

Vào ngày 21-7 năm nay, chính quyền đă cử một máy ủi và một số máy xúc đến để dỡ bỏ tất cả các dấu hiệu Phật giáo mạ vàng khỏi mái và tường theo phong cách Tây Tạng của ngôi chùa.

Sau đó, tất cả các nhà sư sống trong chùa đều bị trục xuất, và ngôi chùa bị phá bỏ vào đêm hai ngày sau đó.

(BITTER WINTER – September 15, 2020)

Description: The original appearances of the Fuyun Temple.

Description: The Fuyun Temple was leveled to the ground at night.

Chùa Fuyun tại thị trấn Vũ Gia Sơn (tỉnh Sơn Tây), nay đă bị phá bỏ

Photos: BITTER WINTER

 

HOA KỲ: Phật tử Cam Bốt ở Đảo Rhode cố gắng để đối phó với COVID-19

Các nhà sư Phật giáo tại chùa Dhamagosnaram ở Cranston, Đảo Rhode, rất lo lắng cho tương lai của bản tự. Khi đại dịch COVID-19 tiếp tục vào mùa thu, các nhà sư cho biết họ đă chứng kiến ​​sự sụt giảm mạnh về số người tham dự lễ chùa, là điều cũng dẫn đến sự sụt giảm về kinh phí cần thiết.

Thành phố Cranston, với dân số 80,559 người, là một phần của khu vực đô thị Providence, nhưng ngôi chùa lại nằm trên một con đường nông thôn yên tĩnh dẫn về phía tây bên ngoài thành phố.

Việc mất các buổi lễ đồng nghĩa với việc mất đi nguồn kinh phí cần thiết cho chùa.

Dưới con đường ở trung tâm Cranston là ngôi chùa Cam Bốt lâu đời nhất của Hoa Kỳ: chùa Wat Thromikaram ở Đảo Rhode, nơi cũng đă chứng kiến ​​sự mất mát đáng kể về kinh phí kể từ khi đại dịch bắt đầu -số tiền cúng dường giảm 50%.

Bất chấp suy thoái kinh tế và sự lây lan liên tục của COVID-19, chùa Wat Thromikaram quyết định tiếp tục tổ chức lễ Pchum Ben - mặc dù có các sự dự pḥng: Chùa đă được làm vệ sinh kỹ trước khi sự kiện diễn ra, và những tấm bích chương được dán lên yêu cầu những người tham dự phải đeo khẩu trang, với những thông điệp tiếp theo từ các nhà sư để nhắc nhở họ về khẩu trang của họ và tầm quan trọng của việc giăn cách xă hội.

Nhưng chỉ có chưa đến 100 người tham dự lễ Pchum Ben nói trên diễn ra vào Chủ nhật 13-9-2020.

(Buddhistdoor Global – September 15, 2020) 

 

Description: A Google Street View of Dhamagosnaram Buddhist Temple in Cranston, Rhode Island. From google.com

Chùa Dhamagosnaram của Cam Bốt ở Cranston, Đảo Rhode (Hoa Kỳ)

Photo: google.com

 

 

HÀN QUỐC:Tổng thống Moon gặp gỡ các nhà lănh đạo Phật giáo về phản ứng đối với coronavirus

 

Seoul, Hàn Quốc - Tổng thống Moon Jae-in đă mời một nhóm lănh đạo cộng đồng Phật giáo đến Cheong Wa Dae (Nhà Xanh – Thanh Ngơa Đài: dinh Tổng thống Hàn Quốc) trong tuần này để thảo luận về nỗ lực hạn chế sự lây lan của loại coronavirus mới, văn pḥng của ông cho biết vào ngày 17-9-2020.

Trong phiên khai mạc lúc 11 giờ sáng thứ Sáu 18-9, ông Moon bày tỏ sự đánh giá cao về sự hợp tác của cộng đồng Phật giáo Hàn Quốc trong cuộc chiến chống virus, bao gồm quyết định đ́nh chỉ các dịch vụ Phật giáo và các sự kiện chính thức khác.

Tổng thống Moon yêu cầu sự tiếp tục hỗ trợ cho chiến dịch của chính phủ, đặc biệt là trong kỳ nghỉ lễ Chuseok (Trung Thu) bắt đầu vào cuối tháng 9 này.

Đây là lần thứ hai tổng thống tổ chức một cuộc họp nhóm như vậy với các nhà lănh đạo Phật giáo tại Cheong Wa Dae sau cuộc họp vào tháng 7 năm ngoái.

Ông Moon đă tích cực t́m cách tăng cường liên lạc với các thành phần tôn giáo trong nước có liên quan đến vấn đề virus.

(Yonhap – September 17, 2020)

 

Description: (Yonhap)

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in

Photo: Yonhap

 

 

ẤN ĐỘ: Các di sản Phật giáo vẫn bị bỏ quên ở Andhra Pradesh

 

Bất chấp một số cuộc thảo luận của chính quyền bang Andhra Pradesh trong vài năm qua về việc thiết lập hành lang Phật giáo và phục hồi các di sản Phật giáo khác nhau — bao gồm ba địa điểm trên đỉnh đồi 2.000 năm tuổi là Bavikonda, Thotlakonda và Pavurallakonda trên đoạn Vizag-Bheemili mà kết nối Visakhapatnam với Bheemili ở ven biển Andhra Pradesh — cho đến nay rất ít công việc đă được thực hiện và các địa điểm này phần lớn vẫn bị bỏ quên.

Di sản Phật giáo Bavikonda, nằm cách Visakhapatnam khoảng 16 km, phải đối mặt với các mối đe dọa xâm phạm và bị lăng phí kinh phí do trùng lắp công việc xây dựng dân dụng cho một trung tâm phiên dịch thứ hai.

Thotlakonda, một khu di sản rộng 48 hecta, đă được đưa tin từ lâu, nhưng phần lớn là tin về những lư do sai trái - bao gồm sự xâm phạm của một câu lạc bộ điện ảnh, các vụ kiện, việc tái thiết gấp rút một bảo tháp được khai quật vào năm 2016 và sự sụp đổ của bảo tháp này khi  được xây dựng lại vào năm 2019.

Các di tích tại Pavurallakonda được cho là đang trong t́nh trạng hư hỏng nặng - bao gồm các tu viện nằm rải rác, cầu thang, bể chứa bằng đá, tàn tích của các bảo tháp cúng tế và một ṭa nhà từ thế kỷ 17 của Hà Lan. Vẫn chưa có đường tiếp cận, và cách duy nhất để đến là đi bộ lên dốc dài gần 3 km trên địa h́nh đá.

(Buddhistdoor Global – September 18, 2020)

 

Description: https://www.buddhistdoor.net/upload/editor/images/Buddhist%20heritage%20sites%20in%20and%20around%20Visakhapatnam%20have%20been%20in%20a%20state%20of%20neglect%20since%20years.%20Photo%20from%20The%20Times%20of%20India.jpg
Các di sản Phật giáo tại khu vực Visakhapatnam bị bỏ quên từ nhiều năm nay

Photo: timesofindia.indiatimes.com

 

   

TÍCH LAN: Hội đồng Cố vấn của Đại Tăng đoàn ca ngợi Chính phủ trong lần họp thứ 6 tại Văn pḥng Phủ Tổng thống

 

Trong lần  họp thứ 6 tại Văn pḥng Phủ Tổng thống vào ngày 18-9-2020, Hội đồng Cố vấn Phật giáo Tích Lan nêu tin tưởng rằng các chính sách mà Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đang tuân thủ sẽ là công cụ để xây dựng một xă hội công bằng và đạo đức

Đại Tăng đoàn ca ngợi và cầu phước cho Chính phủ v́ đă chú ư đến và thực hiện một số đề xuất do họ đưa ra - bao gồm bảo vệ các địa điểm lịch sử có giá trị khảo cổ, phát triển nền giáo dục đại học tu viện (Pirivena) bằng cách loại bỏ những khiếm khuyết, cung cấp những việc làm cho các vùng đất có Tịnh xá, cho ngành giáo dục Trường Đạo pháp, Chính sách Giáo dục Quốc gia, sự phát triển mầm non, ưu tiên về an ninh quốc pḥng, kiểm soát tệ nạn ma tuư, bảo vệ môi trường, tạo nền tảng cho việc thuyết giảng về tu tập Phật giáo và đặt các trường Đại học Phật giáo dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục.

Đại Tăng đoàn chỉ ra rằng quyết định sửa đổi Pháp lệnh Cổ vật để giải quyết các vấn đề lâu nay - liên quan đến các Tịnh xá được xây dựng trên các địa điểm khảo cổ - đă được nhiều người hoan nghênh.

(adaderana.lk  - September 19, 2020)

 

Description: Buddhist Advisory Council commends President for heeding advice

Hội đồng Cố vấn của Đại Tăng đoàn tại cuộc họp lần thứ 6 tại Văn pḥng Phủ Tổng thống Tích Lan

Photo: adaderana.lk 

 

 

HOA KỲ: Phật tử ở Hawaii gơ chuông cho Ngày Quốc tế Ḥa b́nh

 

Các Phật tử từ Giáo hội Honpa Hongwanji của Hawaii đă dẫn đầu một hồi chuông toàn cầu ảo vào ngày 21-9-2020 để kỷ niệm Ngày Ḥa b́nh, một ngày lễ của tiểu bang ở Hawaii trùng với Ngày Quốc tế Ḥa b́nh của Liên hợp quốc hàng năm.

Sự kiện “Gơ chuông v́ ḥa b́nh” quốc tế đầu tiên này đă được phát trực tiếp trên trang Facebook KTUH Honolulu.

Chương tŕnh phát sóng, được điều phối thông qua Zoom, hiển thị tiếng chuông của các tín đồ Phật giáo, Cơ đốc giáo và những người có nguồn gốc tín ngưỡng khác. Hầu hết những người tham gia đều đến từ Hawaii, nhưng các Phật tử từ các thành phố lục địa Bắc Mỹ bao gồm Seattle, Calgary, Winnipeg và New York cũng tham gia.

Lễ kỷ niệm bắt đầu lúc 11:30 sáng, giờ địa phương, và đến 12:00 trưa, có một phút mặc niệm để tôn vinh tất cả những người đă hy sinh để đạt được ḥa b́nh, sau đó là năm phút gơ chuông của tất cả những người đă đăng kư tham gia qua Zoom.

(Buddhistdoor Global – September 22, 2020) 


Description: From hongwanjihawaii.com

 

Description: Screenshot from facebook.com

Sự kiện “Gơ chuông v́ ḥa b́nh” quốc tế đầu tiên phát trực tiếp trên trang Facebook KTUH Honolulu

Photos: Buddhistdoor Global 

 

 

THÁI LAN: 86 trong số 147 con hổ được giải cứu khỏi Chùa Hổ ở Thái Lan đă chết


Hơn một nửa số hổ được giải cứu từ ngôi chùa Wat Pha Luang Ta Bua (trước đây được gọi là Chùa Hổ) ở Thái Lan vào năm 2016 đă chết trong sự quản thúc của chính phủ.

Chỉ có 61 trong số 147 con hổ được cứu từ chùa này là c̣n sống.
Các quan chức của Bộ Công viên Quốc gia Thái Lan cho biết nhiều con
hổ trong số đó - vốn đă suy yếu do căng thẳng phải di dời - đă chết v́ virus. Các nhà chức trách cũng đổ lỗi cho các vấn đề di truyền liên quan đến giao phối cận huyết giữa những con hổ.

Chùa Hổ từng là một điểm thu hút du lịch hái ra tiền nổi tiếng ở tỉnh Kanchanaburi, ngay phía tây Bangkok. Chùa đă bị các nhà hoạt động v́ quyền động vật chỉ trích với cáo buộc nó không được thiết lập đúng cách để chăm sóc động vật và đưa ra các quy định hạn chế buôn bán chúng. Cảnh sát đă đột kích chùa này vào năm 2016 và những con hổ đă bị giam giữ tại hai trạm chăn nuôi của chính phủ ở Ratchaburi kể từ đó.

(Big News Network  September 23, 2020)

 

Description: http://www.savaritravels.com/assets/images/t_tiger_temple_l1.jpg

H́nh ảnh trước kia tại Chùa Hổ, Thái Lan

Photo: Google

 

 

ẤN ĐỘ:  Ấn Độ chi 15 triệu đô la để nâng tầm quan hệ Phật giáo với nước láng giềng Tích Lan

 

NEW DELHI – Ngày 26-9-2020, Ấn Độ đă công bố khoản tài trợ 15 triệu đô la để nâng tầm quan hệ Phật giáo với nước láng giềng Tích Lan.  

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đă đưa ra lời đề nghị này trong một cuộc gặp thượng đỉnh ảo với người đồng cấp Tích Lan, Mahinda Rajapaksa.

Đạo Phật được hơn 70% dân số Tích Lan thực hành, trong khi hầu hết người dân Ấn Độ theo đạo Hindu.

Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết việc nâng tầm quan hệ này sẽ thông qua việc xây dựng và cải tạo các tu viện Phật giáo, phát triển năng lực, giao lưu văn hóa, hợp tác khảo cổ và hỗ tương trưng bày các xá lợi của Đức Phật Cồ Đàm.

Gần đây, Ấn Độ đă nâng cấp sân bay ở Câu Thi Na, một địa điểm hành hương Phật giáo quan trọng ở bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ, để đón các chuyến bay quốc tế. Ấn Độ dự kiến ​​sẽ sớm đưa một phái đoàn Phật giáo từ Tích Lan lên chuyến bay khai mạc.

(AP – September 26, 2020)

 

Description: upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/6d/Off... Description: Mahinda Rajapaksa - Wikipedia

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Tích Lan Mahinda Rajapaksa

Photos: Google

 

 

PHÁP: Cộng đồng tu viện của Làng Mai ở miền nam nước Pháp chia sẻ thông tin cập nhật về Thầy Thích Nhất Hạnh

 

Cộng đồng tu viện của Làng Mai ở miền nam nước Pháp hôm18-9-2020 đă cung cấp thông tin cập nhật về t́nh h́nh sức khỏe và hoàn cảnh của nhà sư, thiền sư và tác giả Thích Nhất Hạnh - hiện đang cư ngụ tại Việt Nam và đang cận kề sinh nhật lần thứ 94 của ông.

“Sức khỏe của Thầy vẫn rất thay đổi, có lúc yếu và lúc khỏe hơn. Mặc dù thần sắc của Thầy vẫn tươi tỉnh và khỏe khoắn, nhưng trong khoảng một tháng trở lại đây, cơ thể Thầy yếu đi rơ rệt và chán ăn ”.

Thầy Thích Nhất Hạnh trở về quê hương vào tháng 10-2018 từ Thái Lan - nơi ông đă dưỡng bệnh từ cuối tháng 12-2016 sau một cơn đột quỵ nặng vào năm 2014. Thầy Nhất Hạnh đă nói trong một bức thư gửi các đệ tử của ḿnh vào thời điểm đó rằng: thầy đă quyết định sống phần c̣n lại của cuộc đời tại tu viện gốc của ḿnh - là chùa Từ Hiếu ở thành phố Huế, miền Trung Việt Nam - nơi ông thọ giới Sa Di năm 16 tuổi.

Làng Mai cho biết kể từ khi về nghỉ dưỡng ở Từ Hiếu, Thầy đă có thể dành thời gian đi thăm khuôn viên chùa này và ḥa vào cộng đồng tu sĩ ở đó để thiền hành, tham dự các buổi lễ-hội và giao lưu với các thiền sinh và những thiện hữu từ khắp nơi trên thế giới.

Kể từ khi đại dịch COVID-19 lan rộng, chùa Từ Hiếu đă đóng cửa không cho công chúng tham quan, với các biện pháp pḥng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho vị Thiền sư nổi tiếng này.

(HOME: Buddhistdoor Global – September 26, 2020)

 

Description: https://www.buddhistdoor.net/upload/editor/images/Thay%20with%20his%20attendants%20in%20Hu%E1%BA%BF%20in%202019.%20From%20plumvillage.org.jpg

Thích Nhật Hạnh cùng các thị giả tại Huế năm 2019

Description: Thich Nhat Hanh with monks, nuns, and lay Buddhists during walking meditation at Tu Hieu. Photo by Phuc Dat. From laodong.vn

Thầy Thích Nhất Hạnh cùng các tăng ni, Phật tử tại gia trong buổi thiền hành tại chùa Từ Hiếu

Photos: Buddhistdoor Global

 

 

ẤN ĐỘ: Kế hoạch liên kết du lịch quận Kaushambi bằng cách sử dụng mạng mạch Phật giáo

 

Prayagraj, Uttar Pradesh (UP): Cố gắng giới thiệu với thế giới về di sản văn hóa phong phú của quận Kaushambi, phân khu du lịch của thành phố Prayagraj đă chọn để tŕnh một đề xuất lên chính quyền - nhằm tạo ra các trang web du lịch khác nhau liên kết với Phật giáo theo Đề án Swadesh Darshan, và kết nối quận này bằng cách sử dụng Mạng mạch Phật giáo.

Bộ phận này sẽ sớm gửi một đề xuất 50 triệu Rupees đến cho các cơ quan của bang. Đây là đề xuất dựa trên một bảng câu hỏi phức tạp được tiến hành vào ngày 16-9-2020 bởi nhiều ban ngành khác nhau như: rừng, điện, du lịch và doanh thu của nhiều địa điểm có ư nghĩa lịch sử và tâm linh.

Phó giám đốc Sở Du lịch bang UP là Dinesh Singh cho biết dự án đầy tham vọng nói trên được đề xuất phát triển theo Mạng mạch Phật giáo giáo, vốn lập ra như một thành viên thuộc Đề án Swadesh Darshan của họ. 

(giv.in – September 27, 2020)

 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 10/29/20