TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 08.2019
Diệu Âm lược dịch
HOA KỲ: Được truyền cảm hứng bởi Đức Đạt lai Lạt ma, Tỷ phú T. Denny Sanford tặng 100 triệu đô la cho nghiên cứu về ḷng từ bi
Được truyền cảm hứng bởi một cuộc tṛ chuyện với Đức Đạt lai Lạt ma về triết lư từ bi là nguồn hạnh phúc, Tỷ phú Mỹ Thomas Denny Sanford đă tặng 100 triệu đô la cho trường Đại học California San Diego để tài trợ cho nghiên cứu về sự đồng cảm và ḷng từ bi, và t́m cách để trau dồi những phẩm chất này giữa các chuyên gia chăm sức khỏe v́ lợi ích của bản thân và bệnh nhân.
Là nhà tài phiệt ngân hàng và là nhà từ thiện, ông Sanford đă có một cuộc gặp riêng với Đức Đạt lai Lạt ma vào năm 2017, khi vị lănh đạo tinh thần Tây Tạng này viếng trường Đại học California San Diego trong chuyến hoằng pháp “Ḷng từ bi không biên giới” của ngài tại Hoa Kỳ.
“Tôi đă được truyền cảm hứng từ công việc và giáo lư của Đức Đạt lai Lạt ma, người có mối quan tâm về giao lộ nơi gặp nhau sâu sắc của khoa học và đức tin,” ông Sanford nói.
(buddhistdoor.net – August 2, 2019)
Tỷ phú T. Denny Sanford
Photo: sandiegouniontribune.com
HÀN QUỐC: Tu viện Phật giáo được xây bằng 300.000 viên gạch
Một tu viện Phật giáo mới hoàn thành ở Hàn Quốc nhằm mục đích cung cấp một nơi cư trú và tĩnh tâm cho các tu sĩ Phật giáo và các hành giả cư sĩ tu tập đạo pháp. Là một hiện thân kiến trúc của giáo lư Phật giáo thể hiện cho thời hiện đại, khu tu viện có tên là Trung tâm Jetavana Seon này được xây dựng bằng 300.000 viên gạch riêng lẻ.
Hoàn thành vào đầu năm nay, Trung tâm Jetavana Seon - nằm giữa những ngọn núi gần thị trấn Gangchon ở tỉnh Gangwon, phía đông bắc Hàn Quốc - là công tŕnh của Công ty Kiến trúc studio_GAON có trụ sở tại Seoul.
Tu viện tạo thành một phần của một khu phức hợp lớn hơn vốn đóng vai tṛ là trung tâm của Phật giáo Seon Hàn Quốc (Zen), bao gồm các ṭa nhà riêng biệt bao gồm chỗ ở cho thiền định và tĩnh tâm khổ hạnh.
(Buddhistdoor Global – August 5, 2019)
Tu viện Jetavana ở Gangchon, Hàn Quốc
Photos: studio-gaon.com
HOA KỲ: Thư viện Quốc hội công bố một cuộn sách Phật giáo 2,000 năm tuổi
Thư viện Quốc hội đă công bố một văn bản Phật giáo 2,000 năm tuổi hiếm có vào ngày 29-7-2019.
Cuộn sách này có nguồn gốc ở Gandhara, một khu vực Phật giáo cổ ở miền bắc Afghanistan và Pakistan. Chỉ có vài trăm bản thảo Gandhara được các học giả trên toàn thế giới biết đến, và mỗi bản đều quan trọng v́ giúp hiểu được sự phát triển ban đầu của văn học Phật giáo. Ví dụ, bằng cách sử dụng phân tích ngôn ngữ, các học giả nghiên cứu các bản thảo này để lập biểu đồ cho sự truyền bá của Phật giáo khắp châu Á.
Cuộn sách nói trên của thư viện c̣n được gần 80% văn bản gốc, chỉ thiếu phần đầu và phần cuối. Hầu hết các cuộn Gandhara khác được các học giả biết đến đều rời rạc hơn.
Được mua vào năm 2003 từ một nhà sưu tập tư nhân, cuộn sách là một trong những mảnh phức tạp và dễ vỡ nhất mà Thư viện Quốc hội đă từng xử lư.
Mặc dù bản thảo quá mỏng manh để trưng bày công khai, nhưng bằng cách số hóa văn bản, thư viện có thể chia sẻ phần lịch sử quan trọng này với công chúng.
(tipitaka.net – August 6, 2019)
Cuộn sách Phật giáo Gandhara 2000 năm tuổi thuộc Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ
THÁI LAN: Ngôi ngôi chùa Wat Nong Bua Yai xuất hiện trở lại khi hạn hán
Đám đông đổ xô đi xem một ngôi chùa Phật giáo - vốn bị ngập nước trong một hồ đập ở miền trung Thái Lan - nay đang bị lộ ra sau khi hạn hán đă đẩy mực nước xuống mức thấp.
Wat Nong Bua Yai là một ngôi chùa hiện đại đă bị nhấn ch́m trong quá tŕnh xây dựng con đập cách đây 20 năm.
Khi dung tích hồ chứa chỉ c̣n ở mức dưới 3% , di tích chùa đă được nh́n thấy ở giữa mặt đất khô.
Một số nhà sư Phật giáo cùng hàng trăm người khác đă đi qua các cấu trúc găy vỡ của ngôi chùa trên mặt đất nứt nẻ vào tuần trước để tỏ ḷng thành kính với bức tượng Phật cao bốn mét không đầu.
"Ngôi chùa thường bị nước bao phủ . Vào mùa mưa, bạn không nh́n thấy được ǵ", một trong những du khách nói.
(RTÉ NEWS – Agust 6, 2019)
Di tích chùa Wat Nong Bua Yai
Photos: reuters.com
HOA KỲ: Tổ chức Phật giáo tặng chăn cho cảnh sát Cedar Grove
CEDAR GROVE, NJ – Gần đây, Tổ chức Phật giáo Từ Tế đă tặng chăn cho sở cảnh sát thị trấn Cedar Grove .
Cảnh sát sẽ giữ chăn trong xe của họ và đưa cho nạn nhân trong các trường hợp khẩn cấp như hỏa hoạn và tai nạn xe máy.
Hội Từ Tế sử dụng chăn, được làm bằng chai nhựa tái chế, trong các hoạt động cứu trợ thiên tai trên toàn thế giới. Hội đă quyên góp hơn 100.000 chiếc chăn để cứu trợ nạn nhân của thảm họa ở 37 quốc gia.
"Mặc dù ở quy mô nhỏ hơn nhiều tại đây - tại Cedar Grove này, nhưng những chiếc chăn sẽ mang lại sự cứu trợ cần thiết tương tự", Chánh sở cảnh sát Joseph Cirasa nói.
Hội Từ Tế cũng điều hành một pḥng đựng thức ăn cộng đồng. Nó mở cửa từ 11:30 sáng đến 2 giờ chiều. vào thứ Sáu, và vào thứ Bảy tuần thứ hai và thứ tư trong tháng.
(Patch – August 6, 2019)
Chăn do Hội Từ Tế tặng được cảnh sát Cedar Grove đặt vào xe tuần tra
Photo: Cedar Grove PD
NHẬT BẢN: 180 người tham gia việc dọn sạch bụi hàng năm từ pho tượng Đại Phật tại chùa Nara
Nara, Nhật Bản – Ngày 7-8-2019, khoảng 180 người đă giúp dọn sạch bụi khỏi tượng Đại Phật tại chùa Nara.
Các nhà sư, nhân viên của chùa và tín đồ đă làm sạch bụi bẩn toàn bộ khu chùa, bao gồm cổng Chumon và hành lang. Cả pho tượng Đại Phật và ṭa nhà này đều được chỉ định là bảo vật quốc gia.
Sau khi tắm thanh tịnh hóa tại chùa, những người tham gia mặc đồ trắng đă dự một nghi thức lúc 7 giờ sáng để tạm thời rước thần lực khỏi pho tượng Phật, trước khi họ bắt đầu dọn sạch bụi.
Những người được giao nhiệm vụ làm sạch đầu tượng đă từ bên trong leo lên đỉnh tượng. Và để lau mặt và ngực của pho tượng, người ta dùng 3 sàn treo (gondolas) nhỏ được treo trên trần nhà.
(Mainichi Japan – August 8, 2019)
Dọn sạch bụi hàng năm từ pho tượng Đại Phật tại chùa Nara, Nhật Bản
Photo: Rei Kubo
TRUNG QUỐC: Triển lăm tượng Phật cổ tại Bắc Kinh
Một cuộc triển lăm với những tượng Phật cổ có niên đại hàng ngàn năm đă mở cửa cho công chúng tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh cho đến ngày 6-10-2019..
Tổng cộng 171 tác phẩm di tích văn hóa đang được trưng bày, bao gồm 131 tượng Phật từ thời Bắc Ngụy (386-534) đến thời nhà Đường (618 -907), hầu hết được làm bằng đá cẩm thạch và được sơn hoặc mạ vàng.
Triển lăm chủ yếu trưng bày các pho tượng Phật được khai quật vào năm 2012 từ Yecheng, một địa điểm lịch sử tại huyện Linzhang của tỉnh Hà Bắc.
Từng trung tâm chính trị ở Trung Hoa cổ đại, Yecheng nổi tiếng về văn hóa Phật giáo và là đại diện cho nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc do sự tinh tế, đa dạng về phong cách và chủ đề của các tượng Phật vùng này.
(THX – August 9, 2019)
Triển lăm tượng Phật cổ tại Bắc Kinh, Trung Quốc
Photos: Xinhua
CAM BỐT: Tăng cường quan hệ ngoại giao giữa Tích Lan và Cam Bốt để truyền bá Phật giáo Nguyên thủy
Phnom Penh, Cam Bốt – Ngày 10-8-2019, trong chuyến thăm cấp nhà nước tại Cam Bốt, Tổng thống Tích Lan Maithripala Sirisena đă phát biểu rằng Tích Lan và Cam Bốt cần hợp tác để truyền bá giáo lư của Phật giáo Nguyên thủy trên toàn thế giới.
Tham dự một buổi lễ tôn giáo tại chùa Langka Preah Kosomaram ở Phnom Penh, Tổng thống Sirisena nói, “Phật giáo là nền tảng lịch sử của mối quan hệ giữa Tích Lan và Cam Bốt, và trong khi tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại, 2 nước chúng ta nên cùng nhau hướng tới sứ mệnh cao cả là bảo tồn Phật giáo Nguyên thủy”.
Tổng thống đă thực hiện các nghi lễ tôn giáo tại chùa Langka Preah Kosomaram và dâng hoa đảnh lễ các di tích linh thiêng.
(ColomboPage – August 10, 2019)
Tổng thống Tích Lan thực hiện các nghi lễ tôn giáo tại chùa Langka Preah Kosomaram, Cam Bốt
Photos: ColomboPage
NHẬT BẢN: Bức bích họa dài 66 mét tại ngôi chùa ở Saga
Saga, Nhật Bản – Họa sĩ Trung Quốc Yin Yusheng, 56 tuổi, cư trú tại Saga, đă hoàn thành một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp trên bức tường trắng dài 66 mét tại chùa Jodoji.
Ông Yin đă mất khoảng 1 năm để hoàn thành tác phẩm nói trên bằng cọ và mực. “Không có nhiều bức tường dài như vầy. Tôi muốn đáp lại sự ưu ái này cho Saga,” họa sĩ nhớ lại suy nghĩ của ông khi ông đề nghị được vẽ bức bích họa.
Tranh vẽ miêu tả khung cảnh những ngọn núi tuyết với cây cối và nhà cửa rải rác, đặc tả bởi những biến thể của bóng râm. Giới Phật tử ủng hộ tài chính cho chùa Jodoji đều có lời ca ngợi bức bích họa khổng lồ này. Nó như một điểm giải nhiệt hoàn hảo vào một ngày hè nóng nực.
(The Asahi Shimbun – August 12, 2019)
Bức bích họa dài 66 mét tại chùa Jodoji, Saga (Nhật Bản)
Photos: Manabu Hiratsuka
ẤN ĐỘ: Hăng hàng không Indigo bắt đầu hoạt động trên mạng mạch Phật giáo
Hăng hàng không Indigo tăng cường khả năng kết nối trên mạng lưới Phật giáo với việc bắt đầu các hoạt động trên các tuyến Kolkata nối Gaya, Patna và Varanasi, và Gaya nối Varanasi.
Sự ra mắt các tuyến mới này dự kiến sẽ thúc đẩy các hoạt động của máy bay ATR của hăng hàng không giá rẻ này.
William Boulter, giám đốc thương mại của Indigo, nói, “Chúng tôi rất vui mừng được khánh thành các chuyến bay của ḿnh đến Gaya, kết nối mạng mạch Phật giáo. Chúng tôi đă nhận một nhu cầu lớn từ khách trong nước trên các tuyến đường này.”
“Các kết nối quốc tế của chúng tôi từ Koltaka đến Miễn Điện và Việt Nam sẽ cung cấp thêm một sự kích thích cho nền kinh tế trong khu vực, với nhiều du khách quốc tế hơn sẽ bay đến để trải nghiệm lịch sử và tâm linh Phật giáo phong phú ở Ấn Độ”.
(Business Traveller India – August 12, 2019)
Máy bay ATR của hăng hàng không Indigo, Ấn Độ
Photo: goindigo.in
NHẬT BẢN: Ở lại qua đêm tại các ngôi chùa Nhật
Tokyo, Nhật Bản - Ở lại qua đêm tại các ngôi chùa Nhật đă trở thành một hoạt động phổ biến của du khách nước ngoài, khi mà các cơ sở t́m những phương cách đổi mới để tồn tại trong bối cảnh dân số giảm và số tín đồ Phật giáo giảm tại đất nước này.
Tại các ngôi chùa, khách có thể thiền định và chép một bản kinh bằng thư pháp Nhật Bản. Số du khách ở lại tại các nhà trọ trên núi Koya - thánh địa của Chơn Ngôn Phật tông – có 80% là khách đến từ các nước Tây phương. Tuy nhiên, hiện trên toàn quốc chỉ có được khoảng 300 nhà nghỉ tại chùa.
Trong nỗ lực để du khách nước ngoài làm quen với văn hóa Nhật, tổ chức Nippon Foundation ở Tokyo và một số chùa ở Kyoto đă thành lập một dự án nhắm vào du khách giàu có. Dự án có mục đích thúc đẩy sự hiểu biết về Nhật Bản và đánh giá cao các tài sản văn hóa thông qua nhiều chương tŕnh, như tụng kinh và một buổi trà đạo dành cho khách tại các chùa vốn thường đóng cửa đối với công chúng.
(Japan Today – August 17, 2019)
Du khách nước ngoài tại núi Koya, Di sản Thế giới ở tỉnh Wakayama, Nhật Bản
Photos: Maichini Japan
HOA KỲ: Phật tử tại Toledo, Ohio được cấp phép xây ngôi chùa mới
Phật tử tại Toledo, Ohio, đă được cấp phép để bắt đầu xây một ngôi chùa mới. Vào đầu tháng 8 này, Hội đồng Thành phố Toledo đă bỏ phiếu để phê duyệt việc xây dựng một cơ sở rộng 750 m2 tại nơi hiện nay đang là khu dân cư thuần túy. Công việc dọn đường cho ngôi chùa mới đă bắt đầu.
Cộng đồng Phật giáo Toledo, hiện có khoảng 100 thành viên, đă thuê mặt bằng từ năm 2001 và các vị lănh đạo đă bày tỏ mong muốn mở rộng ngôi chùa với một ngôi nhà của riêng họ.
Nhiệm vụ được nêu ra của chùa là thúc đẩy “các giáo lư của Phật Thiền phù hợp với các h́nh thức và truyền thống văn hóa phương Tây - bằng cách đào tạo theo các giới luật, thực hành và sự kính bái Phật Thiền, và bằng cách cung cấp môi trường, hướng dẫn và hỗ trợ phù hợp cho việc giảng dạy và thực hành của Phật Thiền”.
(Buddhistdoor Global – August 15, 2019)
Đồ họa ngôi chùa mới tại Toledo, Ohio (Hoa Kỳ)
Photo: Buddhistdoor Global
BHUTAN: Thủ tướng Ấn Độ viếng di tích lịch sử-tu viện Phật giáo tại Thimphu
Thimphu, Bhutan – Ngày 17-8-2019, trong chuyến thăm 2-ngày tại Bhutan, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đă viếng di tích lịch sử Simtoka Dzong ở thủ đô Thimphu. Simtoka Dzong là một di tích lịch sử quan trọng và là tu viện Phật giáo trước kia. Ngày nay nó là một trong những học viện hàng đầu về ngôn ngữ Dzongkha (ngôn ngữ Hán –Tạng chính thức của Bhutan).
Thủ tướng Modi đă trồng một cây bách con tại di tích này. Được xây dựng vào năm 1629 bởi lạt ma Tây Tạng Shabdrung Namgyal, người được xem là đă thống nhất Bhutan thành một quốc gia, Simtoka Dzong là một trong những pháo đài lâu đời nhất ở Bhutan và hoạt động như một trung tâm tu học và hành chính.
Thủ tướng Ấn Độ Modi cũng đă chiêm bái Đài Tưởng niệm Quốc gia Chorten, một đài kỷ niệm Phật giáo trang nghiêm tại Thimphu.
(oneindia.com – August 17, 2019)
Các nhà sư tŕnh diễn một phần của lễ chào đón dành cho các vị quốc khách để thông báo chuyến đến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Modi
Thủ tướng Ấn Độ Modi viếng Đài Tưởng niệm Quốc gia Chorten, một đài kỷ niệm của Phật giáo tại Thimphu
Photos: Facebook & Twitter
THÁI LAN: Vua Thái Lan tôn vinh các nhà sư Tây phương
Vua Thái Lan Vajiralongkorn (Rama X) gần đây đă mời 4 đại sư Tây phương thuộc truyền thống Lâm Tăng Thái của Phật giáo Nguyên thủy để nhận danh hiệu hoàng gia nhằm tôn vinh sự đóng góp của họ cho Phật giáo tại Thái Lan và khắp thế giới. Mặc dù sự kiện này là một truyền thống lâu đời, nó cũng đánh dấu một bước phát triển mới cho Phật giáo trong nước.
Nhà vua đă mời các vị cao tăng này nhận các danh hiệu hoàng gia vào ngày 28-7-2019, như một phần của lễ kỷ niệm sinh nhật của ông. Những người được mời gồm cựu trụ tŕ Ajahn Sumedho (không thể tham dự) và đương kim trụ tŕ Ajahn Amaro của Tu viện Phật giáo Amaravati ở miền đông nam nước Anh; Ajahn Jayasaro, một tác giả và là vị thầy sống trong một ẩn thất gần núi Khao Yai ở Thái Lan; và Ajahn Pasanno, cựu trụ tŕ và là trưởng lăo hướng dẫn của Tu viện Phật giáo Abhayagiri tại Thung lũng Redwood ở California, Hoa Kỳ.
(tipitaka.net – August 20, 2019)
Các nhà sư Tây phương trong ngày nhận danh hiệu hoàng gia Thái Lan
Photos: tricy.cl
NGA & KALMYKIA: Lạt ma trưởng truyền thống Dudjom Tersar viếng Moscow và Cộng ḥa Kalmykia
Dudjom Yangsi Sangye Pema Shepa Rinpoche, người đứng đầu ḍng truyền thừa Dudjom Tersar thuộc trường phái Phật giáo Tây Tạng Nyingma, viếng thăm Moscow và nước cộng ḥa Kalmykia từ ngày 12-8 đến 1-9-2019, là lần đầu tiên ngài đến thăm và hoằng pháp tại Liên bang Nga.
Chương tŕnh của Dudjom Yangsi Rinpoche được tổ chức theo yêu cầu của cộng đồng Dechen Daki Ling (Nga) và hiệp hội các cộng đồng Phật tử Arya Sangha.
Dudjom Yangsi Sangye Pema Shepa sinh năm 1990 tại Jyekundo ở vùng truyền thống Kham thuộc miền đông Tây Tạng, là cháu nội của Dudjom Rinpoche, một trong những vị thầy hàng đầu của trường phái Nyingma.
Dudjom Yangsi Rinpoche đă được công nhận là một hóa thân của Dudjom Rinpoche bởi nhiều vị lạt ma nổi tiếng, bao gồm cả vị bổn sư của ngài là Chadral Rinpoche.
Năm 1994, Dudjom Yangsi Rinpoche nhậm chức trong một lễ đăng quang được tổ chức tại Nepal bởi Chadral Rinpoche, với sự tham dự của nhiều đệ tử của Dudjom Yangsi Rinpoche.
(Buddhistdoor Global – August 21, 2019)
Dudjom Yangsi Sangye Pema Shepa Rinpoche hoằng pháp tại trung tâm Bắc Kunsangar, Nga
Photo: facebook.com
HÀN QUỐC: Các hoạt động Phật giáo tại lễ hội văn hóa Insa-dong
Đoàn Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc, một chi nhánh của Phật tông Hàn Quốc Jogye, sẽ tổ chức một loạt các sự kiện kết nối với chương tŕnh Ở lại chùa của ḿnh tại Hội chợ Văn hóa Quốc tế Insa-dong lần thứ 32.
Sự kiện thường niên này diễn ra từ ngày 29 -8 đến 2-9-2019 trên đường phố chính Insa-dong ở trung tâm Seoul. Tại hội chợ, Đoàn Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc sẽ vận hành một gian hàng từ 1 đến 5 giờ chiều mỗi ngày, và sẽ mời người dân địa phương và người nước ngoài trải nghiệm miễn phí các hoạt động dễ thực hành: Người tham gia có thể làm các túi nhỏ và đế lót ly, đồ trang trí có h́nh hoa sen, và tràng hạt (danju).
Dự kiến sẽ có 300,000 du khách tham gia các hoạt động này.
(The Korea Herald – August 25, 2019)
Du khách ngoại quốc làm hoa sen tại một gian hàng của Đoàn Văn hóa Hàn Quốc
Photo: CCKB
HOA KỲ: Đấu giá chiếc xe Land Rover 1966 của Đức Đạt lai Lạt ma
Chiếc Land Rover cá nhân của Đức Đạt lai Lạt ma sẽ được bán đấu giá bởi RM Sotheby’s tại Hoa Lỳ vào cuối tháng 8 này. Việc đăng kư đấu thầu trong phiên đấu giá này hiện đang mở, và phiên đấu giá sẽ bắt đầu từ ngày 29-8 đến 1-9-2019.
Giá thầu ban đầu cho phiên đấu giá được đặt ở mức 100,000-150,000 usd.
Đức Đạt lai Lạt ma không lái chiếc Land Rover đời 1966 này bao giờ, nhưng nó đă được sử dụng để giúp ngài đi trên những con đường gồ ghề ở phía bắc Ấn Độ từ năm 1966-76.
Xe được chế tạo tại Anh Quốc vào tháng 2-1966 và được chuyển ngay đến Nepal. Sau đó nó được điều khiển bởi Tenzin Cheogyal, em trai của Đức Đạt lai Lạt ma, để vào Ấn Độ. Sau nhiều năm chuyên chở Đức Đạt lai Lạt ma, chiếc Land Rover này thôi phục vụ và được Cheogyal chăm sóc. Vào năm 2005, nó được tặng cho Quỹ Đạt lai Lạt ma tại California, Hoa Kỳ.
(Buddhistdoor Global – August 24, 2019)
Chiếc Land Rover 1966 của Đức Đạt lai Lạt ma
Photos: Buddhistdoor Global
NHẬT BẢN: Lễ thắp nến hàng năm dành cho người quá cố không người thăm viếng
Kyoto, Nhật Bản – Hàng ngàn đèn cầy đặt trên các tượng Phật và chùa bằng đá đă thắp sáng ngôi chùa Nenbutsu-ji ở khu Adashino vào ngày 23-8-2019 trong “lễ tưởng niệm ngàn ánh sáng” để tưởng nhớ những người quá cố bị lăng quên. Adashino là khu vực dành cho các hoạt động tang ma kể từ thời Heian (794-1185).
Được gọi là “sentokuyo” theo tiếng Nhật, buổi lễ này diễn ra khi chư tăng bản tự và cư dân từ khu vực này cùng tụ tập và xếp các tượng Phật bị chôn vùi trước đó. Bây giờ nó là một truyền thống cuối mùa hè.
Từ 6 giờ chiều 23-8 những người cúng bái đă thắp từng ngọn nến trên những ḥn đá h́nh tượng này, rồi chắp tay cầu nguyện trong tiếng tụng kinh Phật vang vọng không gian.
(Maichini Japan – August 24, 2019)
Lễ thắp nến cho người quá cố không người thăm viếng
Photo: Maichini Japan
TRUNG QUỐC: Phát hiện tác phẩm Phật giáo 1,200 năm tuổi khắc trên vách đá tại tỉnh Tứ Xuyên
Di tích Phật giáo chạm khắc h́nh Đức Phật trên vách đá có niên đại khoảng 1,200 năm đă được t́m thấy lần đầu tiên tại huyện Bạch Ngọc của châu tự trị Tây Tạng Garze ở tỉnh Tứ Xuyên.
Dựa và phong cách, các nhà khảo cổ học tin rằng đây là di tích được tạo tác vào cuối thời Vương quốc Tây Tạng Tubo (khoảng năm 618 - 842).
Phát hiện này có thể chứng minh cho quan điểm rằng con đường cổ xưa nối giữa nhà Đường (618-907) và Vương quốc Tây Tạng Turbo không phải là một độc đạo mà là một mạng lưới đường bộ.
(NewsNow – August 26, 2019)
Di tích chạm khắc Phật giáo trên vách đá 1,200 năm tuổi tại huyện Bạch Ngọc của châu tự trị Tây Tạng Garze (Tứ Xuyên, Trung Quốc)
Photo: NEWS.CN
THÁI LAN: Các tu sĩ Phật giáo trẻ thắng giải đấu eSports
Tháng 8 này, một nhóm tăng sĩ trẻ đă giành chiến thắng trong một giải đấu eSports tại khu Nong Khai của trường Đại học Khon Kaen.
Những người chiến thắng là học sinh lớp lớn của trường đào tạo tăng sinh Balee Sathit Suksa. Bên cạnh việc tu học Phật Pháp khoảng 20 tiếng mỗi tuần, các học viên tại đây c̣n được tiếp xúc với nhiều loại h́nh học tập và luyện tập khác bao gồm cả máy tính.
Thông qua các lớp học máy tính, nhóm sư trẻ đă có cơ hội biết đến và làm quen với eSports. Họ bắt đầu trau dồi các kĩ năng thi đấu trong tựa game Speed Drifters vào thời gian rảnh rỗi. Đội tuyển gồm toàn sư săi này thực tế đă có một khoảng thời gian cân đối rất chính xác giữa tu học, vui chơi và luyện tập thi đấu.
(kotaku.com – August 26, 2019)
Các tu sĩ Phật giáo trẻ thắng giải đấu eSports
Photo: kotaku.com