TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 01.2019

Diệu Âm lược dịch

 

 

LIÊN BANG NGA: Triển lăm Nghệ thuật Phật giáo tại Bảo tàng Mỹ thuật Ekaterinburg

 

Một cuộc triển lăm mang tên “Phương Đông của chúng ta. Nghệ thuật Phật giáo của thế kỷ 14 đến 20 từ các Bảo tàng và các Bộ sưu tập Cá nhân,” đă khai mạc vào ngày 14-12-2018 và kéo dài đến ngày 17-2-2019 tại Bảo tàng Mỹ thuật Ekaterinburg - một trong những bảo tàng nghệ thuật lớn nhất trong vùng Ural của Nga.

Triển lăm quy tụ 80 hiện vật Phật giáo, bao gồm các tác phẩm điêu khắc bằng đồng, tranh thangka và các đồ vật nghi lễ từ các nước Bhutan, Buryatia, Trung Quốc, Mông Cổ, Nepal, Nam Hàn và Tây Tạng.

Tựa đề của cuộc triển lăm phản ảnh các khía cạnh quan trọng của các truyền thống Phật giáo Nga, vốn có từ thế kỷ thứ 18: nghiên cứu khoa học về văn hóa Phật giáo và việc thực hiện sưu tập các tác phẩm nghệ thuật.

(Buddhistdoor Global – January 2, 2019)

 

02

 

Bronze sculpture. From geometria.ru

 

One of the exhibition halls with a virtual map. From geometria.ru

Sách giới thiệu và hiện vật trưng bày của Triển lăm Nghệ thuật Phật giáo tại Bảo tàng Mỹ thuật Ekaterinburg, Nga  -- Photos: geometria.ru

 

 

ẤN ĐỘ: Triển lăm 80 tranh  Thangka Phật giáo của 31 họa sĩ tại Bảo tàng Bihar

 

Patna, Bihar – Tại cuộc triển lăm-hội thảo kéo dài một tuần ở Bảo tàng Bihar,  31 họa sĩ đến từ Ladakh, Varanasi và Bồ đề Đạo tràng đă trưng bày khoảng 80 tranh Thangka dựa trên các triết lư Phật giáo khác nhau.

Triển lăm mang tên “Hành tŕnh Điển h́nh của Nghệ thuật Thangka” được tổ chức từ ngày 30-12-2018 đến ngày 5-1-2019.

Những người am hiểu về hội họa từ khắp nơi của bang Bihar có cơ hội xem các họa sĩ vẽ tranh Thangka bằng những phương pháp truyền thống vào ngày 2-1. Trung tâm của sự chú ư là họa sĩ 11 tuổi Jigmeth Tsewang Norbu đến từ Ladakh, là người đă sáng tác những tranh Thangka thật đẹp từ khi 5 tuổi.

Amrit Prakash, cộng tác viên nghệ thuật tại Bảo tàng Bihar, nói, “Khách tham quan sẽ dần hiểu được về hành tŕnh của Thangka, về việc thực hành và truyền bá của nó trên khắp thế giới ngày nay”.

(TNN – January 3, 2019)

 

 

Các họa sĩ Thangka tại triển lăm “Hành tŕnh Điển h́nh cả Nghệ thuật Thangka” ở Bào tàng Bihar (Ấn Độ)

Photos: TNN

 

 

PAKISTAN: Tỉnh Khyber-Pakhtunkhwa (KP) thông báo phát triển các di tích Phật giáo tại Mardan

 

Peshawar - Chính quyền KP đă thông báo gói phát triển bảo tồn và quảng bá các di tích Phật giáo tại Takht Bahi, Jamal Garhi và Shehbaz Garhi.

Bộ trưởng Văn hóa, Du lịch và Thanh niên Atif Khan nói điều này trong chuyến thăm của ông tại các di tích Phật giáo ở Mardan vào ngày 3-1-2019.

Ông cũng công bố việc mở lại lối đi hàng ngàn năm tuổi từ làng Seri-Bahlol của huyện Mardan đến các phế tích này, và việc xây dựng một pḥng triển lăm nghệ thuật và quán ăn tự phục vụ tại khu khảo cổ Takht Bahi.

Bộ trưởng Atif nói, “Chúng tôi đang mong chờ chính phủ liên bang tạo điều kiện cho du khách Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đến viếng các thánh địa Phật giáo. Chúng tôi cũng đang làm việc cùng các cộng đồng quốc tế để bảo tồn các di tích Phật giáo có liên quan và sớm quảng bá để mọi người trên  thế giới đến viếng các di tích này”.

(The Express Tribune – January 4, 2019) 

 

A general view of the main stupa is seen after it was discovered and unveiled to the public during a ceremony at the Buddhist-period archaeological site near Haripur, Khyber Pakhtunkhwa,  Photo: Reuters

Di tích một bảo tháp Phật giáo cổ xưa ở tỉnh Khyber-Pakhtunkhwa, Pakistan

Photo: Reuters

 

 

THÁI LAN: Diễn đàn Phật tử Quốc tế được tổ chức vào dịp Năm Mới tại Ayuthaya

 

Từ ngày 28-12-2018 đến 2-1-2019, Diễn đàn Phật tử Quốc tế (ILBF), một trong những tổ chức nổi tiếng nhất của tín đồ Phật giáo, đă tổ chức cuộc họp lần thứ 9 tại thành phố Ayuthaya, Thái Lan.

Diễn đàn bao gồm các bài thuyết tŕnh nêu bật những cách thức mà tín đồ Phật giáo có thể giúp đỡ các cộng đồng địa phương và các cộng đồng rộng lớn hơn của họ, trong khi đóng góp vào công việc của tăng đoàn.

ILBF tự mô tả ḿnh là “một phong trào tín đồ Phật giáo độc lập bao gồm tất cả địa vị hội viên và quan điểm”.

Các tổ chức của ILBF không vận động cho quan điểm của bất kỳ trường phái nào, mà thay vào đó đại diện cho lợi ích của Phật tử tại gia và sự phát triển lành mạnh của Phật giáo trong xă hội đương đại.

(Big News Network – January 5, 2019)

 

Attendees at the forum's opening. Image courtesy of ILBF

 

Image courtesy of ILBF

Những người tham dự lễ khai mạc ILBF lần thứ 9 tại Ayuthaya, Thái Lan

Photos: ILBF

 

 

TÍCH LAN: Quốc lễ chính thức tuyên bố Tam Tạng kinh điển là di sản Quốc gia

 

Colombo, Tích Lan – Ngày 5-1-2019, quốc lễ chính thức tuyên bố Tam Tạng kinh điển là Di sản Quốc gia đă được tổ chức tại ngôi chùa lịch sử Aluvihare ở Matale, với sự ban phước của Đại Tăng đoàn và sự bảo trợ của Tổng thống Tích Lan Sirisena.

Tổng thống đă mở tấm bia kỷ niệm và đánh dấu sự tuyên bố bản kinh Tam Tạng là một di sản quốc gia. Bản kinh đă được chính thức tŕnh bày với chư cao tăng tại sự kiện này.

Tổng thống Sirisena cũng giới thiệu với Đại Tăng đoàn một con tem bưu chính được phát hành để đánh dấu sự kiện lịch sử nói trên.

(ColomboPage – January 5, 2019) 

 

http://static.dailymirror.lk/media/images/image_1546749954-7453590c57.jpg

Tổng thống Sirisena mở tấm bia kỷ niệm

 

http://static.dailymirror.lk/media/images/image_1546749962-0f18d66a8f.jpg

 

http://static.dailymirror.lk/media/images/image_1546749977-f1c577e161.jpg

 

http://static.dailymirror.lk/media/images/image_1546749992-1d80895f50.jpg

Quang cảnh Quốc lễ chính thức tuyên bố Tam Tạng kinh điển là di sản Quốc gia của Tích Lan

 

http://static.dailymirror.lk/media/images/image_1546749999-2df501ea84.jpg

Bản kinh Tam Tạng của Tích Lan

Photos: Mirror Daily

 

 

CÁC TIỂU VƯƠNG QUỐC Ả RẬP (UAE): Phật viện nhỏ phục vụ nửa triệu tín đồ thành phố Dubai

 

Tu viện Phật giáo Nguyên thủy Mahamevnawa ở ngoại ô Satwa của Dubai phục vụ cho cộng đồng nửa triệu tín đồ tại thành phố này, trong số đó có gần 350,000 người đến từ Tích Lan.

Phật tử đă sống tại đây trong hàng chục năm, nhưng đến năm 2009 tu viện chính thức Mahamevnawa mới khành thành tại Satwa – nhờ những nỗ lực của các vị lănh đạo cộng đồng nhằm xây dựng nhận thức về Phật giáo.

Vào các ngày thứ Sáu, khoảng 1,000 người từ khắp đất nước đến tu viện để thiền định, nghe các nhà sư giảng pháp và cúng dường Đức Phật. Mọi người cúng dường chư tăng thực phẩm, và các quyên góp tư nhân giúp cho việc bảo tŕ tu viện.

(Tipitaka Network – January 8, 2019)

 

https://www.thenational.ae/image/policy:1.807924:1546514532/CW_0308_MahamevnawaBhavanaAsapuwa_02.jpg?$p=57f9299&w=1136&$w=ec52ab9

 

https://www.thenational.ae/image/policy:1.807929:1546237067/CW_0308_MahamevnawaBhavanaAsapuwa_18.jpg?$p=ddf605e&w=1136&$w=ec52ab9

Sinh hoạt tại Tu viện Phật giáo Mahamevnawa ở Satwa, Dubai (UAE)

Photos: The National

 

 

NEPAL: Mạng mạch Phật giáo ở Lâm T́ Ni

 

Hội chợ Thương mại Du lịch Quốc tế sẽ được tổ chức tại Lâm T́ Ni để giúp đưa các địa điểm Tilaurakot, Kudan, Sagarhawa và Niglihawa của huyện Kapilvastu và khu vực Ramgram của Nawalparasi vào gói chính của thương mại du lịch quốc tế.

Hội chợ diễn ra tại Lâm T́ Ni từ ngày 10-1-2019, dự kiến sẽ thúc đẩy mạng mạch Phật giáo nội bộ và bên ngoài và góp phần cho việc mở rộng thương mại.

Ông CN Pandey, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành và Du lịch Nepal, thông báo rằng đang tiến hành việc chuẩn bị cho một gói đồng bộ mạng mạch Phật giáo toàn thế giới. Ông nói Mạng mạch Phật giáo Nepal sẽ được quảng bá như một con đường tơ lụa bằng cách tích hợp các địa điểm quan trọng của Nepal, Ấn Độ, Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Việt Nam và Trung Quốc.

(The Himalayan Times – January 9, 2019)

 

http://1hu9t72zwflj44abyp2h0pfe-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2019/01/Maya-Devi-Temple-and-Pond-Lumbini.jpg

Chùa Maya Devi tại Lâm T́ Ni, Nepal

Photo: The Himalayan Times 

 

 

ẤN ĐỘ: Pháp luân khổng lồ của Phật giáo sắp hoàn thành tại thành phố Vijayawada

 

Vijayawada, Andhra Pradesh – Pháp luân khổng lồ của Phật giáo đang được xây dựng tại giao lộ Varadhi ở thành phố Vijayawada đă sắp hoàn thành. Với kinh phí khoảng 80 triệu Rupees, công tŕnh kiến trúc này được thiết kế để trở thành một biểu tượng của thủ phủ Amravati sắp tới của bang Andhra Pradesh.

Pháp luân rất lớn – cao 53 feet, có bệ đo được 23 feet x 30 feet x 4 feet và cân nặng 10 tấn. Được làm bằng đá hồng, sau khi hoàn thành và khánh thành, pháp luân sẽ là một quang cảnh đáng chú ư.

Chính quyền bang muốn mang lại cho Amaravati một diện mạo Phật giáo khác biệt, và hầu hết các cấu trúc chính đều dựa trên các công tŕnh Phật giáo.

(Big News Network – January 12, 2019) 

 

The under-construction Buddha Dharma Chakra.

Pháp luân khổng lồ của Phật giáo đang được xây dựng tại Vijayawada, Ấn Độ

Photo: deccanchronical.com

 

 

NHẬT BẢN: “Triển lăm Minh họa Đức Phật của các Họa sĩ Truyện tranh Manga”

 

Vào ngày 29-3-2019, “Triển lăm Minh họa Đức Phật của các Họa sĩ Truyện tranh Manga” sẽ khai mạc tại Chùa Mii-dera (ở Tỉnh Shiga), một trông những ngôi chùa lớn nhất Nhật Bản.

50 họa sĩ tham gia với hơn 70 tác phẩm trưng bày của họ sẽ bảo đảm được nhiều cách giải thích về nhân vật tôn giáo này theo phong cách tranh Manga.

“Triển lăm Minh họa Đức Phật của các Họa sĩ Truyện tranh Manga” sẽ diễn ra cho đến ngày 19-5-2019, bao gồm các tác phẩm của Osamu Tezuka, Fujio Akatsuka, Yumiko Igarashi, Naoki Urasawa, Hisashi Eguchi, George Akiyama, Tetsuya Chiba, Buichi Teresawa và nhiều họa sĩ khác.

(tipitaka.net – January 13, 2019)

 

https://cdn.animenewsnetwork.com/thumbnails/max300x600/cms/interest.2/141571/hotoke_fixw_640_hq.jpg

Poster “Triển lăm Minh họa Đức Phật của các Họa sĩ Truyện tranh Manga”

Photo: tipitaka.net

 

 

THẾ GIỚI: Tin ảnh - Những tượng Phật cao nhất thế giới

 

(Big News Network  - January 12, 2019)

Photos: Wikimedia Commons & naturepost

Awaji Kannon

Tượng Phật Quán Thế Âm cao 80 mét tại Đảo Awaji, tỉnh Hyogo (Nhật Bản)

 

https://www.valuewalk.com/wp-content/uploads/2019/01/Dai_Kannon_of_Kita.jpg

Tượng Phật Quán Thế Âm cao 88 mét tại đô thị Takasaki, tỉnh Gunma (Nhật Bản)

 

https://www.valuewalk.com/wp-content/uploads/2019/01/450px-Phra_Buddha_Maha_Nawamin_Sakayamuni_Sri_Wisetchaichan_3.jpg

Tượng Đại Phật cao 92 mét tại chùa Wat Muang ở tỉnh Ang Thong (Thái Lan)

 

800px-Thousand-armed_and_eyed_Guanyin_in_Miyin_Temple,_12_February_2018,_12

Tượng Quán Thế Âm Bồ tát cao 99 mét ở Nguy Sơn, Vân Nam (Trung Quốc)

 

398px-_Sendai_Daikannon__(17158759727)

Tượng Quán Thế Âm Bồ tát cao 100 mét ở Sendai, tỉnh Miyagi (Nhật Bản)

 

ushiku-daibutsu-1136738_1920

Tượng Phật A Di Đà cao 100 mét ở Ushiku, tỉnh Ibaraki (Nhật Bản)

 

https://www.valuewalk.com/wp-content/uploads/2019/01/Laykyun_Setkyar_Muni_001.jpg

Tượng Đức Phật Cồ Đàm cao 115.8 mét ở đô thị Monywa, vùng Sagaing (Miến Điện)

 

https://www.valuewalk.com/wp-content/uploads/2019/01/391px-Spring_Temple_Buddha_picturing_Vairocana_in_Lushan_County_Henan_China.png

Tượng Đại Nhật Như Lai cao 128 mét ở huyện Lỗ Sơn, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc)

 

 

HÀN QUỐC: Phật phái Tào Khê lên kế hoạch cho nhiều dự án liên Triều

 

Ngày 16-1-2019, Ḥa thượng Wonhaeng, người đứng đầu tông phái Tào Khê Nam Hàn, đă công bố kế hoạch khởi động các dự án liên Triều khác nhau với đối tác Bắc Hàn trong năm nay.

Ḥa thượng nhấn mạnh rằng năm mới sẽ mở rộng tầm nh́n cho các cuộc giao lưu giữa Phật giáo liên Triều.

Ông nói các cuộc thảo luận sẽ được thực hiện với các cơ quan chính phủ liên quan đến kế hoạch triển khai dịch vụ ‘ở lại chùa’ tại chùa Singye trên núi Geumgang của Bắc Hàn.

Ông cũng cho biết sẽ chuẩn bị cho các dự án khác bao gồm việc phái các tăng sĩ đến Bắc Hàn và xây dựng các cơ sở Phật giáo.

Vào tháng 2, tông phái Tào Khê Nam Hàn có kế hoạch tổ chức buổi lễ Năm Mới chung với Liên đoàn Phật giáo Chosun của Bắc Hàn trên núi Geumgang và sẽ thảo luận về nhiều dự án giao lưu liên Triều.

(Yonhap – January 16, 2019)

 

https://pds.joins.com/jmnet/koreajoongangdaily/_data/photo/2019/01/17200752.jpg

Chùa Singye trên núi Geumgang, Bắc Hàn

Photo: JOONGANG ILBO

 

 

TÍCH LAN: Nội các tuyên bố Tam Tạng kinh điển là Di sản Thế giới

 

Ngày 14-1-2019, Nội các Tích Lan đă phê chuẩn một đề nghị của Tổng thống Maithripala Sirisena để tuyên bố Tam Tạng kinh điển Phật giáo là Di sản Thế giới, sau khi bộ kinh này gần đây đă được tuyên bố là Di sản Quốc gia.

Đề nghị do các bộ trưởng phê duyệt nói trên sẽ sớm được tŕnh lên để Quốc hội chấp thuận.

Đồng thời, một cuộc họp riêng đă được tổ chức tại pḥng Ban thư kư của Tổng thống, nơi các nhà ngoại giao nghe thông báo về những nỗ lực để tuyên bố Tam Tạng kinh là Di sản Thế giới của Tổng thống Sirisena. Trong số những người tham dự buổi họp c̣n có các nhà ngoại giao từ 14 quốc gia theo Phật giáo Nguyên thủy. 

Các nhà ngoại giao hứa rằng sẽ ủng hộ hoàn toàn những nỗ lực tuyên bố kinh Tam Tạng là Di sản Thế giới.

(news.lk – January 15, 2019) 

 

Tam Tạng kinh điển của Tích Lan

Photo: news.lk

 

 

THÁI LAN: Hai tu sĩ Phật giáo bị bắn chết tại tỉnh Narathiwat ở miền nam Thái Lan

 

Narathiwat, Thái Lan – Ngày 18-1-2019, các tay súng vô danh đă bắn chết 2 nhà sư và làm hai sư khác bị thương tại một ngôi chùa ở tỉnh Narathiwat – tỉnh có đa số dân là người Hồi giáo Mă Lai.

Cảnh sát quận Su-ngai Padi nói, “Chúng tôi tin rằng có ít nhất 6 kẻ tấn công đă tham gia vào vụ nổ súng này và chúng đă trốn thoát”.

Các nạn nhân, một vị trụ tŕ và một phó trụ tŕ, đă bị giết bên trong chùa Rattanupap vào tối 18-1. Hai người bị thương đang được điều trị tại một bệnh viện gần đó.

Một cuộc nổi dậy của phe ly khai đă lan khắp miền nam Thái Lan trong hơn 15 năm. Các nhân vật tôn giáo, cả Phật giáo và Hồi giáo, cũng như các quan chức nhà nước thường là mục tiêu của các cuộc tấn công.

(thestar.com.my – January 19, 2019)

 

Cảnh sát điều tra tại chùa Rattanaupap sau vụ tấn công của các tay súng khiến 2 nhà sư thiệt mạng

Photo: AFP-JIJI

 

 

ẤN ĐỘ: 432 người Ấn giáo tại thành phố Surat của bang Gujarat cải đạo sang Phật giáo

 

Lần đầu tiên tại thành phố Surat của bang Gujarat, 432 người Ấn giáo đă theo Phật giáo.

Các lễ cầu nguyện đă được tiến hành trong buổi cải đạo nói trên. Đây là động thái diễn ra sau khi những người này phải đối mặt với sự thiếu tôn trọng và sự đàn áp trong Ấn giáo. Họ đă nộp đơn xin thay đổi tôn giáo của ḿnh 5 năm trước tại Văn pḥng Tuyển chọn nhưng quá tŕnh này đă bị tŕ hoăn. Tuy nhiên, họ đă cải đạo thành công sang Phật giáo sau khi nhận được mọi sự chấp thuận.

Nhà tổ chức cho biết, “Hôm nay, 432 người đă thay đổi tôn giáo của họ từ Ấn giáo. Lư do theo đạo Phật là v́ chúng tôi đă nhận được sự tôn trọng trong vùng người Ấn giáo. Phật giáo là một tôn giáo khoa học, và là một tôn giáo nơi mọi người đều được tôn trọng, v́ vậy đó là lư do tại sao chúng tôi theo đạo này”.

(ANI – January 20, 2019)

 

hindus embrace Buddhism in gujarat, surat, hindu religion, buddhism

Nhà tổ chức cho biết 432 người đă cải đạo từ Ấn giáo sang Phật giáo

Photo: ANI

 

 

ĐÀI LOAN: Bảo tàng Các tôn giáo Thế giới trưng bày bức phù điêu ‘Sự đản sinh của Đức Phật Cồ Đàm’

 

Tại Viện Bảo tàng Các tôn giáo Thế giới ở Đài Bắc, một số khách tham quan có thể đủ điều kiện để nhận quà tặng Tết Nguyên đán đặc biệt nếu họ đến xem bức phù điêu ‘Sự đản sinh của Đức Phật Cồ Đàm’, sau khi Viện ra mắt sự kiện kéo dài một-tháng này vào ngày 19-1-2019.

Phù điêu ‘Sự đản sinh của Đức Phật Cồ Đàm’ được chạm khắc từ phiến đá xanh vào thế kỷ thứ 3, chứa nhiều yếu tố thuật sự và là một trong số những tác phẩm quan trọng nhất của Bảo tàng. 

Khách tham quan có tên chứa một kư tự hợp vần với Trư (Zhu: lợn) sẽ có thể tham gia xổ số cho một món quà đánh dầu năm con lợn Kỷ Hợi. 

Bảo tàng sẽ rút thăm 10 tên mỗi ngày cho đến ngày 19-2. Những người trúng thưởng sẽ nhận một con dấu - được cung cấp hạn chế - có h́nh con phong sư, một con thú thần thoại thường xuất hiện trong hội họa và hàng thủ công của Hạt Kinmen.

(Taipei Times – January 21, 2019)

 

http://www.taipeitimes.com/images/2019/01/21/thumbs/P02-190121-pic2c.jpg

Bức phù điêu ‘Sự đản sinh của Đức Phật Cồ Đàm’

Photo: The Museum of World Religions

 

 

NEPAL: Đội khảo cổ học bắt đầu công tác khai quật nơi Đức Phật đă trải qua 29 năm cuộc đời

 

Một đội gồm 10 nhà khảo cổ học từ Anh và Úc, cùng với 20 chuyên gia và 15 sinh viên Nepal thuộc ngành này đă bắt đầu cuộc khai quật tại làng Tilaurakot ( huyện Kapilvastu, Lâm T́ Ni), với mục tiêu là đưa Tilaurakot vào danh sách Di sản Thế giới. Tilaurakot là một thành phố cổ Shakyan của Kapilvastu, nơi Tất Đạt Đa Cồ Đàm đă trải qua 29 năm cuộc đời của Ngài.

Công tác khai quật đă được thực hiện tại 3 nơi khác nhau của Tilaurakot và các nhà khảo cổ nói họ sẽ hoàn thành việc này vào ngày 28-1-2019.

Họ cho biết sẽ thực hiện một cuộc khảo sát địa lư – địa h́nh, chụp ảnh bằng máy bay không người lái, đi bộ trên thực địa, kinh tế xă hội và khảo sát du khách trong quá tŕnh khai quật. “Việc khai quật này sẽ làm sáng tỏ tầm quan trọng văn hóa của Tilaurakot. Thành phố cổ (Tilaurakot) sẽ sớm được liệt kê trong danh sách Di sản Thế giới,” nhà khảo cổ học cao cấp Prasad Acharya nói.

(tipitaka.net – January 23, 2019)

 

Workers carry out excavation works at Tilaurakot in Kapilvastu. Archaeologists say the works will be completed by February end. Post Photo: Manoj Paude

Khai quật Tilaurakot, nơi Đức Phật đă trải qua 29 năm cuộc đời (Nepal)

Photo: Tipitaka Network

 

 

ẤN ĐỘ: Dzogchen Rinpoche Jigme Losel Wangpo được chọn làm trưởng phái thứ 8 của Phật phái Tây Tạng Nyingma

Dzogchen Rinpoche Jigme Losel Wangpo đă được chọn làm trưởng phái thứ 8 của Nyingma, trường phái lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng .

Ông đă được bổ nhiệm vào vị trí này vào ngày 15-1-2019 bởi các sư trưởng của các tu viện chính thuộc truyền thống Nyingma, trong đại lễ cầu nguyện lần thứ 30 của Nyingma tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ.

Dzogchen Rinpoche Jigme Losel Wangpo sinh tại Sikkim vào năm 1964.

Ngoài việc nhận được sự dạy dỗ cá nhân từ Đức Đạt lai Lạt ma , Dzogchen Rinpoche c̣n theo học nhiều bậc thầy cao đạo, tất cả các vị này đầu đă giữ vị trí người đứng đầu trường phái Nyingma.

(Buddhistdoor Global – January 22, 2019)

 

The Seventh Dzogchen Rinpoche Jigme Losel Wangpo. From tibetanreview.net

Dzogchen Rinpoche Jigme Losel Wangpo

Photo: tibetanreview.net

 

 

HOA KỲ: Các tượng Phật tại ngôi chùa Tàu ở Flushing bị phá hoại

 

New York, Hoa Kỳ - Cảnh sát đang t́m kiếm nghi phạm không xác định, bị truy nă v́ đă gây hư hại cho các tượng Phật tại một ngôi chùa Phật giáo Trung Hoa ở khu phố Flushing, thành phố New York.

Vụ việc xảy ra bên trong ngôi chùa nói trên vào lúc 11:10 a.m. ngày 16-1-2019.

Kẻ phá hoại này đă bước vào chùa và ném một mảng bê tông lớn vào các tượng Phật, gây hư hại.

Vào ngày 19-1, Sở Cảnh sát New York đă phát đoạn phim video về nghi phạm bị truy nă liên quan đến vụ phá hoại này. Đó là một người đàn ông châu Á cao 5 feet 6 inches, người tầm thước, nặng 155 pounds và khoảng 30 tuổi. Lần cuối được nh́n thấy, kẻ này mặc áo len có mũ trùm đầu màu xám, quần jeans denim màu xanh và mang đôi ủng công nhân xây dựng màu nâu.

(bignewsnetwork.com – January 22, 2019)

 

https://2sei0v2s93y31n9ndy1lrzmh-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2019/01/RMA-179-19-Criminal-Mischief-109-Pct-1-16-19-pic.jpg

Kẻ bị t́nh nghi phá hoại các tượng Phật tại chùa Tàu ở Flushing, New York

Photo: NYPD

 

 

TRUNG QUỐC: 174 con cáo được giải cứu và đưa về nuôi tại Khu Bảo tồn Phật giáo Cát Lâm

 

174 con cáo được giải cứu từ một trang trại lông thú đă được đưa về nuôi tại Khu Bảo tồn Phật giáo Cát Lâm ở thị trấn Mẫu Đơn Giang (tỉnh Hắc Long Giang), nơi sẽ hoạt động như ngôi nhà tạm thời cho đến khi một chuồng trại thích hợp cho chúng được xây dựng.

Những con cáo trắng này đă được giải cứu bởi nhà hoạt động v́ động vật BoHe, người điều hành một nơi trú ngụ cứu hộ tại Mẫu Đơn Giang cho hơn 2,700 con chó – nhiều con trong số này được cứu khỏi nạn buôn bán thịt chó.

Cô cũng đă được sự ứng trợ của hàng chục t́nh nguyện viên tận tụy, bao gồm Karen Gifford, một người cứu hộ động vật.

Gifford cho biết họ đă cứu được những con cáo này sau khi biết rằng nông dân đang đóng cửa việc kinh doanh lông thú v́ thiếu lợi nhuận. Thay v́ tặng lũ cáo cho khu bảo tồn, nông dân đă lột da cáo c̣n sống và lấy thịt của chúng cho những con cáo khác ăn.

Được nuôi trong nhà trước khi bị giết khi chúng c̣n non tuổi, lũ cáo không bao giờ hoang dă được nên không thể thả chúng vào nơi hoang dă. Thay v́ thế, những con cáo này sẽ sống sót trong khu bảo tồn, được bao quanh bởi thiên nhiên và chư tăng.

(LIVEKINDLY – January 24, 2019) 

 

174 Foxes Rescued From Fur Farm Rehomed at Buddhist Sanctuary

Những con cáo được giải cứu và đưa về nuôi tại Khu Bảo tồn Phật giáo Cát Lâm, Trung Quốc

Photos: LIVEKINDLY

 

 

HÀN QUỐC: Ḥa thượng Jiheo nói về cuộc sống với trà

 

Là người đă dành cuộc đời ḿnh để trồng cây trà xanh, Ḥa thượng Jiheo, 77 tuổi, nói rằng bản chất của văn hóa Phật giáo nằm trong trà.

“Một cuốn sách cổ nổi tiếng ca ngợi trà xanh nói rằng nếu ai uống 7 tách trà, người đó có thể thành Phật. Với mỗi tách trà, cơn khát, sự cô đơn và phiền năo của con người dần dần biến mất. Khi một người uống đến tách thứ 7, người đó có thể cảm nhận làn gió nhẹ thổi vào dưới cánh tay không có một chút gió nào,” ḥa thượng nói.

Ḥa thượng Jiheo bắt đầu cuộc đời tu sĩ của ḿnh tại chùa Seonam và đă trồng và làm trà tại đó trong 25 năm. Khi 50 tuổi, ông đến ngôi chùa Geumdun bỏ hoang và trùng tu chùa này từ năm 1990 đến nay. Sống một ḿnh tại chùa Geumdun, ông “lập trang trại” cho khoảng 6,600 m2 cây trà hoang dă, trong số đó có những cây đến 700 năm tuổi, và trồng cây trà con trên 33,000 m2 đất trên sườn đồi gần đó để bảo tồn giống cây trà xanh Hàn Quốc.

Hào thượng Jiheo cho biết: Khác với trà Tàu hoặc Nhật, trà hoang dă Hàn Quốc được thu hoạch theo cách truyền thống thủ công và được sao từ 9 đến 10 lần.  

(koreatimes.co.kr – January 28, 2019)

 

http://img.koreatimes.co.kr/upload/newsV2/images/201901/23435c1c0edc49469cce00039f5783ce.jpg

http://img.koreatimes.co.kr/upload/newsV2/images/201901/6b9d602aaf774aab9bfeee17c9f4d885.jpg

Ḥa thượng Jiheo pha trà xanh do chính ông trồng và sao

Photos: Choi Won-suk

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 01/31/19