TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 05.2018

Diệu Âm lược dịch

 

 

NEPAL: Tổng thống Bhandari đặt viên đá đầu tiên cho Hội trường Phật giáo Quốc tế tại Lâm T́ Ni

 

Ngày 30-4-2018, Tổng thống Nepal, bà Bidhya Devi Bhandari, đă đặt viên đá đầu tiên cho Hội trường Phật giáo Toàn cầu mang tầm quốc tế tại Lâm T́ ni.

Hội trường này sẽ chịu được động đất và theo tiêu chuẩn quốc tế.

Kỹ sư Saroj Bhattarai của Quỹ phát triển Lâm T́ Ni cho biết hội trường sẽ chứa được 5,000 người và một công nghệ mới sẽ được cài đặt cho phân vùng tự động theo yêu cầu cần thiết.

Với thời hạn hoàn thành công việc trong 2 năm, việc xây dựng hội trường có chi phí ước tính 400 triệu rupees.

Quỹ Phát triển Lâm T́ Ni nói rằng hội trường này sẽ là một mô h́nh ở châu Á.

(The Himalayan Times – May 1, 2018)

 

http://1hu9t72zwflj44abyp2h0pfe-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2018/05/President-Bidya-Devi-Bhandari-Lumbini-Sabha-hall.jpg

Tổng thống Nepal Bidhya Devi Bhandari (người ngồi trên ghế) đặt viên đá đầu tiên cho Hội trường Phật giáo Toàn cầu mang tầm quốc tế tại Lâm T́ ni.

Photo: THT

 

 

TÂY BAN NHA: Hội nghị Liên minh Phật giáo Âu châu được tổ chức tại thị trấn Benalmádena

 

Từ ngày 13 đến 15-4-2018, Liên minh Phật giáo Âu châu (EBU) đă tổ chức một hội nghị mang tên “Truyền bá Trí huệ và Từ bi trong các các hội châu Âu”. Được tổ chức tại Bảo tháp Giác ngộ ở thị trấn Benalmádena, nam Tây Ban Nha, hội nghị h́nh thành với mục đích kết hợp Phật tử Âu châu và phát triển tiếng nói Phật giáo trong phạm vi Phật giáo quốc tế.

Hội nghị có 17 bài thuyết tŕnh, ba cuộc hội thảo và một buổi nói chuyện chung của các diễn giả từ Pháp, Đức, Ư, Ḥa Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh.

Là một tổ chức bảo trợ quốc tế tập hợp 50 hội Phật giáo và giáo hội phật giáo quốc gia từ 16 nước châu Âu, EBU nhằm mục đích tạo thuận lợi cho việc trao đổi và thúc đẩy t́nh hữu nghị tinh thần quốc tế giữa các Phật tử châu Âu, bảo trợ hành động xă hội Phật giáo, và tăng tầm tiếng nói của Phật giáo ở châu Âu và trên toàn thế giới.

(Buddhistdoor Global – May 2, 2018)

 

Participants of the EBU conference in Spain. From europeanbuddhism.org

Các đại biểu tham dự Hội nghị Liên minh Phật giáo Âu châu tại Tây Ban Nha

Photo: europeanbuddhism.org

 

 

MIẾN ĐIỆN: Ngôi chùa cổ ở Sagaing sẽ được các chuyên gia Thái và Miến Điện trùng tu

 

Bắt đầu từ tuần thứ 2 của tháng Năm, ngôi chùa cổ tại tu viện Maha Thein Daw ở vùng Sagaing sẽ được tu sửa với sự cộng tác của các chuyên gia từ Thái Lan và Miến Điện.

Vào ngày 2-5-2018, Sư trụ tŕ U Thu Mingala cho biết công tŕnh bảo tồn tại chùa Maha Thein Daw sẽ được thực hiện bằng tiền do Đội Bảo tồn Di sản Cổ đại Thái Lan và công chúng.

U Win Maung, trưởng nhóm trùng tu, nói rằng chùa Maha Thein Daw 200 năm tuổi được trang trí bằng các bức bích họa Thái, nhưng nước đă gây hư hỏng công tŕnh nghệ thuật này.

“Chúng tôi chủ yếu sẽ xây dựng các bức tường và các mái cong để ngăn chặn ḍng chảy của nước trên các bức tranh,” ông nói. 

(MYANMAR TIMES – May 2, 2018)

 

http://www.burmeseclassic.org/img/news/2018/_News_050218_5.gif

 

Hình ảnh cĂ³ liĂªn quan

Ngôi chùa cổ tại tu viện Maha Thein Daw ở vùng Sagaing

Photos: free4readers.com & placesmap.net

 

 

HÀN QUỐC: Bốn ngôi chùa Hàn Quốc được đề cử là Di sản Thế giới

 

Gần như chắc chắn rằng 4 sơn tự của Hàn Quốc sẽ trở thành Di sản Thế giới UNESCO.

Cục Quản lư Di sản Văn hóa Hàn Quốc vào ngày 4-5-2018 đă cho biết rằng hội đồng Quốc tế về Tượng đài và Di tích (ICOMOS), một nhóm cố vấn của UNESCO, nói rằng 4 ngôi chùa Hàn Quốc này xứng đáng với vị thế di sản thế giới hằng mong đợi.

Đó là 4 chùa Tongdo trên núi Yeongchuk ở Yangsan, Buseok trên núi Bonghwang ở Yeongju, Bepoju trên núi Songni ở Boeun và Daeheung trên núi Duryun ở Haenam.

Đề xuất công nhận 4 chùa này là di sản thế giới đă được thực hiện sau các đánh giá tại chỗ của 7 ngôi chùa trên toàn quốc.

(Yonhap – May 4, 2018)

 

Kết quả hình ảnh cho Temple Tongdo on Mount Yeongchuk in Yangsan

Chùa Tongdo trên núi Yeongchuk ở Yangsan, một trong 4 ngôi chùa được đề cử là di sản thế giới của Hàn Quốc

Photo: san-shin.net

 

 

PAKISTAN: Phát hiện nhiều đồng tiền cổ tại khu di tích Phật giáo 2,000 năm tuổi

 

Ngày 4-5-2018, nhiều đồng tiền có niên đại từ thế kỷ thứ nhất đă được t́m thấy trong quá tŕnh khai quật và bảo tồn tại di tích Phật giáo ở khu vực Takht-e-Bahi lịch sử, tây Pakistan.

Ông Nawazuddin, giám đốc Cục nghiên cứu Khảo cổ và Bảo tàng cho biết công việc bảo tồn và khai quật đang được cơ quan này và Tổ chức Hỗ trợ Nhân Đạo (HAFO) thực hiện tại Takht-e-Bahi, một di tích Phật giáo cổ đại đă được đưa vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 1980.

Ông nói thêm rằng nền văn minh Phât giáo đă hội tụ tại các khu vực chung quanh Takht-e-Bahi, bao gồm nền văn minh Gandhara vốn là nơi từ đó tôn giáo này truyền bá sang các vùng khác của thế giới. Ông Nawazuddin cũng nói rằng Takht-e-Bahi từng là một cách cửa dẫn đến một thế giới cổ đại và ngày nay rất quan trọng đối với các mục đích nghiên cứu.

(Financial Tribune – May 7, 2018)

 

Takht-i-Bahi or bai Buddhist Monastery in Pakistan

Khu di tích Phật giáo ở khu vực Takht-e-Bahi lịch sử, tây Pakistan.

Photo: aroundpakistan.com

 

 

LIÊN HIỆP QUỐC (LHQ): Tổng thư kư LHQ kêu gọi: t́m nguồn cảm hứng từ thông điệp đồng cảm của Đức Phật giữa cuộc khủng hoảng về đoàn kết

 

Tại một sự kiện kỷ niệm Ngày Vesak, Tổng thư kư LHQ António Guterres đă kêu gọi cộng đồng toàn cầu t́m đến với cảm hứng từ những lời dạy và thông điệp của Đức Phật về sự khoan dung, đồng cảm và chủ nghĩa nhân văn.

Tổng thư kư nêu rơ sự nhấn mạnh của Phật giáo về phi bạo lực như một lời kêu gọi mạnh mẽ cho ḥa b́nh và nói rằng những lời dạy của Đức Phật vẫn c̣n rất liên quan trong công việc của LHQ.

Cùng với ông Guterres, Chủ tịch Đại Hội Đồng LHQ Miroslav Lajcak cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của “đạo lư vượt thời gian” của Phật giáo đối với công việc của LHQ.

Năm 1999, Đại Hội Đồng LHQ đă thông qua một nghị quyết công nhận Ngày Vesak để thừa nhận sự đóng góp mà Phật giáo - một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới -  đă thực hiện trong hơn 2,500 năm và tiếp tục thực hiện cho tâm linh của nhân loại.

(Tipitaka Network –  May 8, 2018)

 

Kết quả hình ảnh cho United Nations Secretary-General AntĂ³nio Guterres

Tổng thư kư LHQ António Guterres

Photo: Google

 

 

NHẬT BẢN: Quang tuyến X cho thấy 180 hiện vật ẩn bên trong tượng Phật Nhật Bản 700 năm tuổi

 

Qua việc quét quang tuyến X, một tượng Văn Thù Bồ Tát nhỏ 700 năm tuổi được phát hiện bên trong có ẩn chứa 180 hiện vật.

Pho tượng nhỏ tại chùa Hokkeiji ở cố đô Nara này chỉ cao 73 cm (30 inches), nhưng bên trong có chứa ít nhất 180 hiện vật, kể cả các cuộn giấy.

Các viên chức tại Bảo tàng Quốc gia Nara - nơi tượng Phật nói trên hiện đang được trưng bày - đă nghi ngờ rằng  pho tượng có chứa vật ǵ đó, có lẽ là một khoang ẩn, nhưng họ không biết thêm điều ǵ khác.

 Khi chụp CT (CT scanning), kết quả cho thấy pho tượng này về cơ bản là rỗng. Và khi sử dụng các tia X, họ kinh ngạc khi thấy ở phần đầu của tượng có khoảng 30 cuộn giấy, xá lợi và các vật khác. C̣n ở phần c̣n lại của tượng có thêm khoảng 150 vật.

(iflscience.com – May 9, 2018)

 

https://pbs.twimg.com/card_img/993593352133136384/bTn0tPTK?format=jpg&name=600x314

Tượng Văn Thù Bồ Tát được phát hiện bên trong có ẩn chứa 180 hiện vật.

Photo: nhk.or.jp

 

 

NEPAL: 23 quốc gia đồng ư phát triển Lâm T́ Ni làm cửa ngơ đến Mạng mạch Phật giáo

 

Ngày 30-4-2018 tại Kathmandu, một cuộc tụ họp của 23 quốc gia trên toàn cầu đă đồng ư quảng bá Lâm T́ Ni là nơi Đức Phật đản sinh, và là một nền tảng của Phật giáo và ḥa b́nh thế giới – như đă h́nh dung trong tuyên bố trước đó của họ, được ban hành vào năm 2016.

Trong năm 2016, Tuyên bố Lâm T́ Ni đă quyết định khởi động một diễn đàn Phật giáo để thiết lập một mạng lưới giữa các truyefn thống Phật giáo.

Năm nay, ban hành Tuyên bố Lâm T́ Ni 2018 gồm 10 điểm, cuộc tụ họp này thừa nhận những thành tựu đă đạt được trong quá khứ để quảng bá tầm quan trọng của Lâm T́ Ni  là nơi đản sinh linh thiêng của Đức Phật và là nền tảng của Phật giáo và ḥa b́nh thế giới. Những người tham gia đến từ 23 quốc gia trên toàn cầu đă tụ hội tại Lâm T́ Ni để đánh dấu Lễ kỷ niệm Phật Đản 2562 và tham ga Hội nghị Phật giáo Quốc tế. Họ thảo luận một loạt các vấn đề đối với việc quảng bá trên toàn cầu về thánh địa Lâm T́ Ni.

 (tipitaka.net – May 9, 2018)

 

Kết quả hình ảnh

Thánh địa Lâm T́ Ni, Nepal

Photo: Wikipedia

 

 

NAM HÀN: Liên đoàn Phật giáo Bắc Hàn gởi lời cầu nguyện đến Nam Hàn để ủng hộ cho các thỏa thuận gần đây giữa 2 miền

 

Trước Lễ Phật Đản diễn ra vào tháng 5 này, Liên đoàn Phật giáo Bắc Hàn đă gởi lời cầu nguyện đến Hiệp hội Phật giáo Nam Hàn để ca ngợi tuyên bố của hội nghị thượng đỉnh liên-Triều gần đây.

Hiệp hội Phật giáo Nam Hàn cho biết lời cầu nguyện này đă được gởi đến tăng sĩ Jingwan, đồng chủ tịch của ủy ban nhân quyền của Hiệp hội các tông phái Phật giáo Hàn Quốc, và sẽ được đọc để đánh dấu các hy vọng chung của các nhóm Phật giáo ở cả Nam và Bắc Hàn trong một buổi lễ Phật giáo quan trọng nhân lễ Phật Đản vào ngày 22-5-2018.

(Yonhap – May 10, 2018)

 


AFGHANISTAN: Các di tích Phật giáo của Afghanistan được cứu khỏi các phế tích và phục chế tại Nhật Bản

 

Một bức bích họa Phật giáo cao 79 cm và rộng 117 cm, và một tượng bằng đất sét khai quật tại một địa điểm khảo cổ Phật giáo ở Afghanistan đă được đưa đến Nhật Bản và phục chế.

Được công bố vào cuối tháng 4-2018, đây là các hiện vật phục chế đầu tiên tại trường Đại học Nghệ thuật Tokyo theo một chương tŕnh cứu các di tích từ phế tích.

Cả hai hiện vật nói trên đă được khai quật tại khu phế tích Mes Aynak (Afghanistan), một thành phố Phật giáo từng thịnh vượng từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 8.

(The Asahi Shimbun – May 13, 2018)

 

Photo/Illutration

Bích họa từ Mes Aynak, Afghanistan, được phục chế tại Nhật Bản

Photo: Eiichi Miyashiro

 

 

VATICAN: Bản thảo Phật giáo cổ xưa từ Thái Lan sẽ được triển lăm tại Bảo tàng Vatican

 

Ngày 16-5-2018 tại Vatican, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thái Lan Vira Rojpojchanarat đă tặng Giáo hoàng Fracis cuốn sách thiêng liêng của Phật giáo. Bản thảo này sẽ được trưng bày tại một cuộc triển lăm các bản thảo thế giới ở Bảo tàng Vatican.

Trong chuyến thăm châu Âu vào năm 1934, Vua Xiêm Rama VII đă tặng Giáo hoàng Pius XI một bản sao của bản thảo nói trên, được viết bằng ngôn ngữ Khmer cổ.

“Khi Vatican đang có kế hoạch triển lăm các bản thảo thế giới tại Bảo tàng Vatican, Giáo hoàng Francis muốn dịch bản thảo này sang ngôn ngữ Bali-Thái ngày nay”, ông Vira nói.

Tháng 8 năm ngoái, Giáo hoàng đă yêu cầu các Giám mục Công giáo của Thái Lan liên lạc với Chùa Wat Pho để mượn và dịch bản thảo.

Dự án dịch do ThaiBev tài trợ đă mất gần một năm để hoàn thành. Bản thảo gồm 186 trang, với 6 chương có kèm các tranh vẽ nhiều màu sắc.

(The Nation – May 17, 2018)  

 

http://www.nationmultimedia.com/img/news/2018/05/17/30345631/3dbc5051fc2bc9a69555dbda6a9052bd-sld.jpeg

Lễ tặng bản thảo Phật giáo cổ từ Thái Lan tại Vatican

http://www.nationmultimedia.com/img/news/2018/05/17/30345631/ef22494d5483be943609b1a0cf482e85-sld.jpeg

Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thái Lan Vira Rojpojchanarat (bên phải) và Giáo hoàng Fracis

 

 http://www.nationmultimedia.com/img/news/2018/05/17/30345631/acd3de1710ca8c50370c595b95df3c99-sld.jpeg

Giáo hoàng Francis xem bản thảo Phật giáo cổ do Thái Lan tặng Vatican

Photos: The Nation

 

 

MĂ LAI: Hội Phật giáo Từ Tế tổ chức 3 lễ kỷ niệm tại Kepong

 

Hơn 2,800 t́nh nguyện viên đă tập trung tại hội trường Jing Si của Hội Từ Tế ở Kepong để kỷ niệm Ngày lễ Wesak,  Ngày của Mẹ và Kỷ niệm 52 năm toàn cầu của Hội.

Từ Tế hy vọng sự kiện này sẽ nhắc nhở mọi người về Phật đạo và để đưa ư niệm vào thực hành, cũng như truyền bá ḷng tốt và t́nh thương đến mọi chủng tộc hay tôn giáo.

Trong lễ kỷ niệm nói trên, 70 nhà sư trên toàn quốc đă tham gia cùng các t́nh nguyện viên để hướng dẫn lễ tắm Phật và cầu nguyện, dọc theo 144 tượng Phật bằng pha lê được xếp thành hàng trước hội trường.

Để tăng tầm kỷ niệm sự kiện, các tổ chức Từ Tế trên toàn quốc cũng sẽ tổ chức lễ này như một biểu hiện tri ân Đức Phật, gia đ́nh và toàn nhân loại.

(thestar.com.my – May 17, 2018)

 

Quang cảnh 3 lễ kỷ niệm do Hội Từ Tế tổ chức tại Kepong, Mă Lai

Photos: thestar.com.my

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma tham gia cuộc đối thoại lần thứ hai giữa các khoa học gia Nga và các học giả Phật giáo

 

Từ ngày 3 đến ngày 4-5-2018, Đức Đạt lai Lạt ma đă tham gia cuộc đối thoại lần thứ hai giữa các khoa học gia Nga và các học giả Phật giáo tại Dharamsala, dưới chủ đề “Thông hiểu thế giới”.

Những người tham gia và các quan sát viên của diễn đàn đă tập trung tại Thekchen Choling – nơi cư trú chính thức của Đức Đạt lai Lạt ma. Các đại biểu Nga bao gồm 10 khoa học gia và 75 khách mời, cùng tham dự sự kiện này với chư tăng, các quan chức và sinh viên, học sinh Tây Tạng.

Hội nghị nói trên do Trung tâm Văn hóa và Thông tin Tây Tạng tại Moscow, Hội Cứu Tây Tạng tại Moscow và Quỹ Đạt lai Lạt ma tổ chức, với sự tài trợ từ Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Trung tâm Nghiên cứu Ư thức của trường Đại học Quốc gia Lomonosov Moscow.

(Buddhistdoor Global – May 17, 2018)

 

Telo Tulku Rinpoche opens the dialogue in Dharamsala. Photo by Tenzin Choejor. From dalailama.com

Đức Đạt lai Lạt ma tham gia cuộc đối thoại lần thứ hai giữa các khoa học gia Nga và các học giả Phật giáo

Photo: dalailama.com 

 

 

 

HÀN QUỐC: Các vị lănh đạo Phật giáo bày tỏ hy vọng cho ḥa b́nh trước lễ Phật Đản

 

Trước lễ Phật Đản mồng 8 tháng tư (22-5-2018), các vị lănh đạo Phật giáo tại Hàn Quốc đă có những bài pháp giảng và phát biểu chúc mừng.

Họ bày tỏ hy vọng cho ḥa b́nh trên Bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh tái ḥa hợp sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều và việc thông qua Tuyên bố Bàn Môn Điếm.

Trong một bài pháp giảng vào ngày 18-5, Ḥa thượng Jinje, nhà lănh đạo tinh thần tối cao của tông phái Tào Khê, Phật phái lớn nhất của quốc gia, nói rằng một kỷ nguyên ḥa b́nh đă mở ra trên Bán đảo Triều Tiên.

Thượng tọa Seoljeong, Trưởng ban Trị sự của Tào Khê, đă nói trong một bài phát biểu chúc mừng rằng ḥa b́nh đă đến trên Bán đảo Triều Tiên sau một mùa đông dài của sự chia cắt. Ông kêu gọi quốc gia vươn lên khỏi các tầng lớp xă hội và những khác biệt ư thức hệ để mang lại ḥa b́nh.

(world.kbs.co.kr – May 18, 2018)


Buddhist Leaders Express Hope for Peace Ahead of Buddha's Birthday
Ḥa thượng Jinje, nhà lănh đạo tinh thần tối cao của tông phái Tào Khê 

Photo: YONHAP News

 

 

 

SINGAPORE: Lễ kỷ niệm 100 năm của ngôi chùa Phật giáo Nam tông cổ nhất tại Singapore

 

Chùa Wat Ananda Metyarama đă tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm vào ngày 13-5-2018. Đây là ngôi chùa Phật giáo Nam tông cổ nhất tại Singapore và là ngôi chùa Thái đầu tiên được thành lập bên ngoài vương quốc Đông Nam Á này, và được gia đ́nh hoàng gia Thái Lan chính thức công nhận.

Lễ kỷ niệm có sự tham dự của khoảng 1,500 người, bao gồm Thủ tướng Singapore Lư Hiển Long, các đại biểu của 10 tôn giáo từ tổ chức Liên-Tôn giáo của Singapore và 634 tu sĩ Phật giáo đến từ châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ.

Chùa Wat Ananda Metyarama do Ḥa thượng Luang Phor Hong Dhammaratano thành lập vào năm 1918, và việc xây dựng hoàn thành vào năm 1923. Kể từ khi thành lập, chùa này đă trải qua một số lần tu sửa, và các ṭa nhà mới đă được xây thêm. Đáng chú ư nhất là việc bổ sung ṭa nhà mới năm tầng vào năm 2014.

(Buddhistdoor Global – May 18, 2018)


A silent prayer from 10 interfaith representatives at Wat Ananda Metyarama’s centennial celebration. From facebook.com

Lễ cầu nguyện của 10 đại diện liên tôn giáo tại lễ kỷ niệm trăm năm của Wat Ananda Metyarama. 

Photo: facebook.com

 

Singaporean Prime Minister Lee Hsien Loong speaking to abbot of Wat Ananda Metyarama before the celebration. From facebook.com

Thủ tướng Singapore Lư Hiển Long đàm đạo với vị trụ tŕ của Wat Ananda Metyarama trước lễ kỷ niệm. 

Photo: facebook.com

 

The latest addition to Wat Ananda Metyarama. From aasarchitecture.com

Ṭa nhà mới, cao năm tầng, của Chùa Wat Ananda Metyarama

Photo: aasarchitecture.com

 

 

HÀN QUỐC: Lễ Phật Đản tại chùa Jogyesa ở Seoul

 

Đông đảo người dân thủ đô Seoul đă đến chùa Jogyesa, ngôi chùa chính của Tông phái Jogye của Phật giáo Hàn Quốc để mừng Ngày Lễ Phật Đản mồng 8 tháng Tư âm lịch, một ngày quốc lễ tại đất nước này – năm nay nhằm ngày 22-5.

Mọi người chắp tay cầu nguyện, mong được may mắn và phước lành trong tương lai, cùng với cầu cho gia quyến được mạnh khỏe và cho ḥa b́nh trên bán đảo Triều Tiên.

Chùa Jogyesa, tọa lạc tại trung tâm Seoul, cho biết có hàng ngàn Phật tử và người dân tham dự vào lễ buổi sáng. Và nhà chùa đă tổ chức các hoạt động thủ công cho trẻ em tham gia. (heraldcorp.com – May 22, 2018)


https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/7b/Jogyesa_Temple_%281509839597%29.jpg/250px-Jogyesa_Temple_%281509839597%29.jpg

Chùa Jogyesa ở Seoul, Hàn Quốc

http://res.heraldm.com/content/image/2018/05/22/20180522000194_0.jpg

Đèn lồng tại chùa Jogyesa

Photos: wikipedia & heraldcorp.com

 

 

INDONESIA: Tro núi lửa bao trùm chùa Borobudur

 

Núi Merapi đă hoạt động từ ngày 11-5 và nhiều vụ phun trào đă được ghi lại. Vào ngày 17-5 tro núi lửa từ Núi Merapi đă lan đến chùa Borobudur, ngôi chùa Phật giáo Đại thừa thế kỷ thứ 9.

Hari Setyawan, một nhân viên của hiệp hội Bảo tồn Borobudur, nói, “Lớp tro trên chùa này rất mỏng, gần ngôi bảo tháp. Nó bao phủ toàn bộ bề mặt của chùa.”

Ông nói thêm rằng người ta đang theo dơi t́nh h́nh. Nhóm nghiên cứu đang đánh giá lớp tro núi lửa và đă chuẩn bị một lá chắn cho bảo tháp và nền của ngôi chùa.

Mặc dù vụ phun trào núi lửa tại Núi Merapi vào ngày 17-5 chỉ xảy ra trong 4 phút, tro của nó phun ra cao đến 6.000 mét hướng về huyện Srumbung.

(catchnews.com – May 24, 2018)

 

http://images.catchnews.com/upload/2018/05/24/Mahayana_Buddhist_temple_1_114530_730x419-m.jpg

 

http://images.catchnews.com/upload/2018/05/24/mount_merapi__buddhist_temple_114530.jpg

Núi lửa Merapi phun trào gây tác động xấu đến chùa Borobudur ở Indonesia

Photo: catchnews.com

 

 

THÁI LAN: Công chúa Maha Chakri Sirindhorn khai mạc tuần lễ Phật giáo

 

Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn hôm thứ Sáu , 25-5-2018, đă khai mạc Tuần lễ Phật giáo tại một buổi lễ ở thủ đô Bangkok.

Tuần lễ đặc biệt này trùng với Ngày Vesak (Ngày Visakha Bucha) – kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh, giác ngộ và nhập Niết Bàn. Ngày Vesak năm nay nhằm ngày 29-5-2018.

Để đánh dấu Ngày Vesak, Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn đă chỉ định Tướng Sarayud Chulanont, Ủy viên Hội đồng Cơ mật, là người đại diện nhà vua để làm công đức dâng tặng cố phụ vương Bhumibol Adulyadej và Hoàng thái hậu Sirikit. Lễ làm công đức đă diễn ra tại quảng trường Royal Plaza.

(The Nation – May 25, 2018)3

 

http://www.nationmultimedia.com/img/photos/2018/May/25/60dbc3119e863eddd7b958463b90e2e4.jpeg 

http://www.nationmultimedia.com/img/photos/2018/May/25/f09f2fc0b8015b0cf9cbbf97858c5278.jpeg

Công chúa Maha Chakri Sirindhorn khai mạc Tuần lễ Phật giáo

tại Bangkok, Thái Lan

Photos: The Nation

 

 

MĂ LAI: Chiêm ngưỡng tranh về cuộc đời Đức Phật trên tháp chuông cao 8 mét

 

Trên tháp chuông cao 8 mét tại chùa Mahindarama ở Jalan Kampar (George Town, Penang) Phật tử có thể chiêm ngưỡng những bức tranh mô tả những sự kiện lịch sử về cuộc đời của Đức Phật.

Vào ngày 29-5, 9 bức tranh này sẽ được trưng bày để đánh dấu ngày lễ Wesak, và các tín đồ cùng tăng sĩ cũng đang chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 100 năm thành lập chùa.

Lilianne Lim, tín đồ phụng sự tại bản tự trong hơn 20 năm, nói rằng: Một số nhà sư từ Tích Lan đă được mời để thiết kế các đồ trang trí, bao gồm các biểu ngữ và đèn lồng. Tất cả vật liệu dùng làm đồ trang trí đến từ Tích Lan và cũng do các nhà sư này thực hiện.

(thestar.com.my – May 26, 2018)

 

Đèn lồng khổng lồ tại chùa  Mahindarama (Mă Lai)

 

Tranh vẽ về cuộc đời của Đức Phật trên tháp chuông của chùa Mahindarama

Photos: Chan Boon Kai

 

 

HOA KỲ: Học giả Phật giáo của trường Đại học Chicago được Học viện Mỹ thuật & Khoa học Mỹ vinh danh cấp quốc gia

 

Matthew Kapstein, một học giả triết học Phật giáo của trường Đại học Chicago, cùng với cựu Tổng thống Barack Obama và diễn viên Tom Hanks và những người khác được Học viện Mỹ thuật & Khoa học Mỹ danh tiếng tuyển chọn là thành viên mới nhất của viện này.

Làm việc tại Đại học Chicago, Matthew Kapstein là giáo sư chuyên về lịch sử triết học Phật giáo ở Ấn Độ và Tây Tạng.

Kapstein nói rằng ông “có niềm vui được gặp Đức Đạt lai Lạt ma liên tục” trong hơn 40 năm qua. Ông đă từng ở trong một phái đoàn đi theo vị lănh đạo tinh thần Tây Tạng trong một chuyến đi đến Israel vào thập niên 1990.  

(Chicago Sun Times – May 27, 2018)

 

Matthew Kapstein — a University of Chicago Buddhist philosophy scholar — joins former President Barack Obama and Tom Hanks among the new inductees in the prestigious American Academy of Arts & Sciences.

Matthew Kapstein, học giả triết học Phật giáo của trường Đại học Chicago

Photo: Chicago Sun Times

 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 09/30/18