TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 08.2017

Diệu Âm lược dịch

 

  

THÁI LAN-MĂ LAI: Hai ngôi chùa được làm từ chai thủy tinh tái chế

 

Hai ngôi chùa ở Thái Lan và Mă Lai được làm hoàn toàn bằng chai thủy tinh, và do tính thẩm mỹ độc đáo của chúng, đă trở thành các điểm du lịch nổi tiếng và là khuôn mẫu đặc biệt về tái chế chất thải:

Chùa Pa Maha Chadi Kaew (c̣n gọi là Wat Lan Kuad – Chùa Triệu Chai) ở tỉnh Sisaket của Thái Lan là ngôi chùa đầu tiên dùng chai thủy tinh làm vật liệu xây dựng chính. Đến nay chư tăng tại đây đă dùng hơn 1.5 triệu chai bia tái chế để xây 20 ṭa nhà tạo thành khu phức hợp này.

Chùa Charok Padang ở bang Kedah, Mă Lai, lấy cảm hứng từ chùa Pa Maha Chadi Kaew, đă xây những cấu trúc chính của bản tự bằng chai và xi măng.

Sự khác nhau chính giữa 2 chùa nói trên là ở chỗ các tu sĩ ở chùa Charok Padang chỉ dùng những chai thủy tinh từ đồ uống không cồn.

(Buddhistdoor Global – August 1, 2017)

 

Wat Lan Kuad
 

Wat Lan Kuad. From weather.com

Chùa Lan Kuad, Thái Lan

Photos: dailymail.co.uk & weather.com

 

Bottle-like structure at Wat Charok Padang, Malaysia. Photo by Seth Akmal. From themalaysianinsight.com

 

Monks resting at Wat Charok Padang, Malaysia. Photo by Seth Akmal. From themalaysianinsight.com

Chùa Charok Padang, Mă Lai

Photos: themalaysianinsight.com

 

 

NHẬT BẢN: 12 nhà sư  xuống hồ Biwa như một phần của nghi lễ Phật giáo hàng năm

 

Ngày 1-8-2017, 12 nhà sư đă nhảy từ cây đà cao 7 mét xuống hồ Biwa như một phần của nghi lễ Phật giáo hàng năm.

Diễn ra tại khuôn viên chùa Isakiji ở thành phố Omihachiman, tỉnh Shiga, nghi thức khổ hạnh này gồm việc các nhà sư từng người một nhảy xuống hồ, với hy vọng rằng hành động “liều thân” ném ḿnh của họ xuống nước sẽ tạo nên ước nguyện của những người khác.

Nghi thức này tương truyền bắt đầu vào thời Heian, với lịch sử kéo dài 1,200 năm. Tại sự kiện của năm nay, khoảng 200 tín đồ từ chánh điện bên trên cây đà đă nh́n xuống để theo dơi các nhà sư nhảy xuống hồ.

(Mainichi – August 2, 2017)

 

https://cdn.mainichi.jp/vol1/2017/08/02/20170802p2a00m0na031000p/8.jpg?1

12 nhà sư  xuống hồ Biwa như một phần của nghi lễ Phật giáo hàng năm

Photo: Mainichi

 

 

 

ẤN ĐỘ: 2 vị thủ tướng Ấn Độ và Nhật Bản sẽ dự lễ hội Phật giáo Quốc tế và viếng các di tích Phật giáo tại Gujarat

 

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và người đồng cấp Nhật Bản Shinto Abe sẽ có mặt tại Gujarat trong 3 ngày kể từ ngày 13-9-2017.

Hai vị thủ tướng sẽ khai mạc Lễ hội Phật giáo Quốc tế và tham gia một loạt các cuộc họp quan trọng để cải thiện quan hệ giữa 2 nước. Họ cũng sẽ viếng các di tích Phật giáo được khai quật gần đây tại thị trấn Vadnagar – sinh quán của ông Modi. Trước đó, 2 ông sẽ chủ tŕ lễ đặt viên đá đầu tiên của dự án tàu cao tốc viên đạn Ahmedabad-Mumbai.

Trong chuyến thăm lần trước, thủ tướng Abe đă đề nghị cung cấp 12 tỉ usd cho các khoản vay mềm để xây dựng tàu cao tốc đầu tiên của Ấn Độ. Đối với chuyến đi lần này, 2 ông Modi và Abe sẽ tham gia lễ khánh thành khu công nghiệp Nhật Bản I và II. Có 15-20 công ty lớn, vừa và nhỏ của Nhật quan tâm đến việc đầu tư tại Gujarat.

(TNN – August 2, 2017)

 

PM Narendra Modi with his Japanese counterpart Shinzo Abe (File photo)

Thủ tướng Ấn Độ Modi và người đồng cấp Nhật Bản Abe trong lần hội kiến trước đây

Photo:TNN

 

 

 

BOTSWANA: Tượng Phật bị đánh cắp từ chùa của Botswana trước chuyến thăm của Đức Đạt lai Lạt ma

 

Một tượng Phật bằng đồng cao 5 feet đă bị đánh cắp từ một chùa ở thủ đô Gaborone của Botswana, trước chuyến thăm gây tranh căi của vị lănh đạo tinh thần Tây Tạng - Đạt lai Lạt ma. Pho tượng trị giá 24,000 usd này đă được Thái Lan tặng vào năm 1996 và do 10 nhà sư khai quang điểm nhăn.

Chủ tịch Darhsini De Silva của Hiệp hội Phật giáo Botswana cho biết pho tượng bị đánh cắp vào ngày 9-7-2017.

Vụ trộm xảy ra vài tuần trước chuyến thăm đầu tiên của Đức Đạt lai Lạt ma đến đất nước Botswana và châu Phi để phát biểu tại một hội nghị về nhân quyền, diễn ra tại Gaborone từ 17 đến 19-8-2017.

Trung Quốc đă cảnh báo Botswana về việc mời đón vị lănh đạo tinh thần Tây Tạng lưu vong dự hội nghị nói trên.

(africannews.com – August 3, 2017)

 

 

MIẾN ĐIỆN: Đối thoại liên tôn giáo về ḥa b́nh, ḥa hợp và an ninh thế giới tại Học viện Phật giáo Quốc tế Sitagu

 

Một đối thoại liên tôn giáo về ḥa b́nh, ḥa hợp và an ninh thế giới đă được tổ chức tại Học viện Phật giáo Quốc tế Sitagu từ ngày 5 đến 6-7-2017.

Đối thoại diễn ra tại Dagon Myothit (Bắc) ở Yangon, được Bộ Tôn giáo và Văn hóa Miến Điện triệu tập, với sự hỗ trợ của quỹ Nhật Bản, quỹ Ấn Độ Vivekananda và Học viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Miến Điện.

Sư trưởng viện Sitagu nhấn mạnh rằng những người tham dự đối thoại mặc dù khác nhau về tôn giáo, văn hóa và thành phần xă hội nhưng có chung một mục tiêu là ḥa b́nh, ổn định và an ninh của thế giới loài người; và rằng thế giới hiện đại không có ḥa b́nh, an ninh và ổn định là do những xung đột chính trị, sắc tộc và tôn giáo khác nhau.

Sự kiện này có sự tham dự của 135 lănh đạo tôn giáo và học giả từ 32 nước, và 120 lănh đạo tôn giáo và học giả từ Miến Điện.

(Mizzima – August 7, 2017)

 

http://www.mizzima.com/sites/default/files/photo/2017/08/Interfaith-Dialogue-for-Peace-Harmony-and-Security-of-the-world-held-in-Yangon.jpg

Đối thoại liên tôn giáo về ḥa b́nh, ḥa hợp và an ninh thế giới tại Học viện Phật giáo Quốc tế Sitagu, Miến Điện

Photo: mizzima

 

 

ẤN ĐỘ: “Chư ni kung fu” tổ chức hội thảo về tự vệ công chúng lần đầu tiên cho phụ nữ 

 

Từ ngày 16 đến 20-8-2017 tại Ladkh, các ni cô nổi tiếng của ḍng truyền thừa Phật giáo Tây Tạng Drukpa sẽ tổ chức hội thảo về tự vệ công chúng lần đầu tiên để dạy phụ nữ cách tự vệ chống lại tấn công t́nh dục và các h́nh thức bạo lực khác. Chương tŕnh này được dành cho phụ nữ thuộc mọi lứa tuổi và tôn giáo, với số học viên lên đến 300 người.

Xuất thân từ các cộng đồng tu viện vùng Hy Mă Lạp Sơn, phần lớn các ni cô Kung Fu tu học và sinh sống tại Ni viện Druk Amitabha ở Kathmandu, Nepal, cùng với các cộng đồng nhỏ hơn có trụ sở tại Ladakh và New Delhi, Ấn Độ.

Các ni cô nổi tiếng v́ đă bênh vực cho sự b́nh đẳng giới và cuộc sống bền vững. Trong những năm gần đây, họ đă mang lại sự chú ư về nạn buôn người và về các mối đe dọa của sự nóng lên toàn cầu bằng các cuộc đi xe đạp hành hương mở rộng qua hàng ngh́n dặm. Sau trận động đất vào năm 2015, các ni cô từ chối di tản, và thay v́ thế đă giúp đỡ các ngôi làng bị ảnh hưởng trong khu vực.   

(Buddhistdoor Global – August 8, 2017)

 

 

A young nun during martial arts practice. Image courtesy of Olivier Adam

Một ni cô trẻ đang luyện tập vơ thuật

Photo: Olivier Adam

 

Poster for the self-defense workshop. From Kung Fu Nuns Facebook

Poster về hội thảo tự vệ của phụ nữ lần thứ nhất do chư ni Kung Fu tổ chức

Photo: Kung Fu Nuns Facebook

 

 

 

CAM BỐT: Phát hiện pho tượng Phật Dược Sư tại di tích Angkor

 

Theo thông tin từ báo Cambodia Daily, một đội gồm các nhà nghiên cứu đang làm việc tại Angkor Thom ở Cam Bốt đă đạt được cuộc khám phá quan trọng thứ hai của họ trong ṿng 2 tuần: Trong khi đang khai quật di tích của một bệnh viện có niên đại từ thế kỷ thứ 12 - được xây dựng dưới triều Vua Jayavarman VII - tại thành phố cổ Angkor, các nhà khảo cổ học đă t́m thấy một pho tượng Phật Dược Sư mà họ tin rằng xưa kia được tôn trí trong ngôi chùa của bệnh viện này.

Tuần trước, đội nghiên cứu nói trên đă phát hiện tượng một vị hộ pháp bằng sa thạch cao 6 feet vốn từng được tôn trí ở phía trước khu phức hợp này –vốn là một trong số 100 bệnh viện được xây bởi Vua Jayavarman VII, người tương truyền là một Phật tử thuần thành.

(archaeology.org - August 8, 2017)

 

WP LastImage 19 800x600

Các mảnh của tượng Phật Dược Sư được t́m thấy tại Angkor, Cam Bốt

Photo: Cambodia Daily

 

 

 

MĂ LAI: Chiếc chuông mạ vàng của chùa Samakhitham ở Kedah bị đánh cắp

 

Kubang Pasu, Kedah – Cộng đồng người Xiêm kinh ngạc khi một chiếc chuông mạ vàng nặng 50 kg được dùng trong nghi lễ tôn giáo tại chùa Samakhitham ở khu Kampung Paya Nongmi, Changlun (bang Kedah) đă biến mất vào ngày 5-8-2017.

Ngoài chiếc chuông trị giá 2,000 RM (636 S$) này, khoảng 500 RM tiền mặt trong 7 thùng phước sương được đặt chung quanh ngôi chùa cũng bị lấy cắp.

Surith Cha Tam, 35 tuổi, một trong các nhà sư của chùa này, cho biết 4 nam nhân không xác định, ở độ tuổi 20 và 30, đă bị nh́n thấy lái xe về hướng một pḥng ăn ở phía sau ngôi chùa vào khoảng 10:25 tối ngày 5-8, trước khi chiếc chuông được phát hiện là đă biến mất.

Ismail Ibrahim, Cảnh sát trưởng Huyện Kubang Pasu, xác nhận vụ việc và nói rằng cảnh sát vẫn đang điều tra.

(The Straits Times – August 8, 2017)

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma dự hội thảo lịch sử của các học giả Nga và Phật giáo tại New Delhi

 

Một cuộc đối thoại lịch sử giữa các học giả Nga và Phật giáo đă được tổ chức tại New Delhi từ ngày 5 đến 8-8-2017, dưới sự hiện diện của Đức Đạt lai Lạt ma.

Đây là hội thảo đầu tiên của loạt cuộc họp có chủ đề “Kiến thức Cơ bản” nhằm khám phá những vấn đề quan trọng đối với thế giới đương đại, như là vật lư và vũ trụ học, sự tiến hóa và sinh học, năo bộ và ư thức, và bản chất của kiến thức và các giá trị của con người.

Sáng kiến này là một trong nhiều hoạt động đáng quư của Telo Tulku Rinpoche, lạt ma trưởng của Cộng ḥa Kalmykia và là đại diện danh dự của Đức Đạt lai Lạt ma đối với Nga, Mông Cổ và các thành viên thuộc Khối Thịnh vượng Chung của các quốc gia độc lập. Hội thảo đầu tiên này mang tên “Bản chất của Ư thức” do Trung tâm Văn hóa và Thông tin Tây Tạng tại Moscow tổ chức, với sự hợp tác của Văn pḥng Đức Đạt lai Lạt ma.

(buddhistdoor – August 10, 2017)

 

Telo Tulku Rinpoche, far left, Prof. Tatiana Chernigovskaya, seated, and His Holiness the Dalai Lama. Image courtesy of the author

 

Dialogue participants and observers join His Holiness the Dalai Lama at the end of the conference. Image courtesy of the author

Đức Đạt lai Lạt ma dự hội thảo (ảnh trên) và chụp ảnh lưu niệm cùng những người tham gia hội thảo và các nhà quan sát (ảnh dưới)

Photos: Lyudmila Klasanova

 

 

NGA: Ngôi chùa bị cháy vào năm 2014 đă được xây dựng lại

 

Vào ngày 11-8-2017, hơn 130 vị lạt ma và hàng trăm tín đồ từ các vùng khác nhau của Nga và Mông Cổ đă làm lễ khánh thành chùa Tsogchen-Dugan, ngôi chùa chính của tu viện Aginsky Datsan – tu viện lớn nhất tại vùng Transbaikalia. Chùa này đă được xây lại sau khi bị cháy vào ngày 27-5-2014.

Chùa Tsogchen-Dugan được xây vào thế kỷ 19 đă bị cháy rụi do chập điện. Các nhà sư và tín đồ khi đó đă chuyển dọn được kinh sách, bàn thờ và những di tích cũng như tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra khỏi ngôi chùa

Trong 3 năm, cư dân của Transbaikalia và các vùng khác của Nga đă cúng dường 21 triệu rúp ($349,000) để tái xây dựng chùa Tsogchen-Dugan.

(TASS – August 11, 2017)

 

https://cdn1.tass.ru/width/744_b12f2926/tass/m2/en/uploads/i/20170811/1174774.jpg

Chùa Tsogchen-Dugan vùng Transbaikalia, Nga, đă được xây lại sau khi bị cháy vào năm 2014 -- Photo: TASS

 

 

MIẾN ĐIỆN: Các bộ trưởng thảo luận với các vị lănh đạo tu sĩ Phật giáo về t́nh h́nh an ninh tại bang Rakhine

 

Các bộ trưởng của chính phủ Miến Điện đă hội kiến với các vị lănh đạo tu sĩ Phật giáo để thảo luận về t́nh h́nh an ninh ngày càng xấu đi tại bang Rakhine, và về những nỗ lực nhằm bảo đảm sự an toàn của người dân tộc Rakhine sống ở đó.

Trong cuộc họp với 11 nhà sư hàng đầu đến từ thủ đô hành chánh Sittwe, Trung tướng Ye Aung, bộ trưởng các vấn đề biên giới, nói rằng chính phủ sẽ bảo đảm sự an toàn tại miền bắc của bang Rakhine sau khi diễn ra những vụ tấn công chết người vào các trạm biên pḥng vào tháng 10-2016.

Vào ngày 13-8-2017, chư tăng và người dân tộc Rakhine tại 15 thị trấn ở Rakhine đă phản đối, kêu gọi chính phủ giải quyết t́nh h́nh an ninh và yêu cầu các cơ quan cứu trợ - mà họ cáo buộc là hỗ trợ các chiến binh Hồi giáo Rohingya – rời khỏi khu vực này.

(Mizzima – August 15, 2017)

 

 

Các bộ trưởng Miến Điện hội kiến với cáchttp://www.mizzima.com/sites/default/files/photo/2017/08/Ministers-meet-with-Buddhist-monk-leaders.jpg vị lănh đạo tu sĩ Phật giáo về t́nh h́nh an ninh tại bang Rakhine

Photo: Mizzima

 

 

NHẬT BẢN: Robot ‘Phật giáo’ Pepper

 

Trong một sáng kiến nhằm giúp các tang quyến tiết kiệm được tiền, công ty Nissei Eco có trụ sở tại tỉnh Kagawa đă lập tŕnh robot ‘Phật giáo’ Pepper có thể niệm chú và đọc kinh Phật giáo – vốn là việc mà một nhà sư thường được thuê để thực hiện.

Được sáng tạo bởi Nhóm Soft Bank, robot Pepper mặc trang phục tăng sĩ truyền thống bằng vải, cao 1.2 m này cũng có thể hiển thị các thông điệp trên màn h́nh của ḿnh.

Có khoảng 10,000 Pepper được sử dụng trên khắp thế giới, với mỗi robot có thể được lập tŕnh theo nhiệm vụ cụ thể dù là kinh doanh hoặc giải trí (mặc dù người dùng phải kư một hợp đồng để hứa không sử dụng cho mục đích t́nh dục). Mỗi robot Pepper có giá khoảng 1,300 Bảng hoặc có thể được thuê với mức 250 Bảng một tháng.

(ibtimes.co.uk – Agust 17, 2017)

 

Pepper robot priest Japan

 

Pepper robot priest Japan

Robot ‘Phật giáo’ Pepper

Photos: Nissei Eco

 

 

 

TRUNG QUỐC: Phục chế các bích họa tại chùa Longxing, Hà Bắc

 

TIN ẢNH: Tại chùa Longxing ở huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), các công việc phục chế và bảo tồn những bức bích họa Phật giáo của triều nhà Minh (1368-1644) có diện tích 400 m2 đang được thực hiện.

 

Experts restore ancient murals at temple in N China

Nhóm chuyên gia đang phục chế một bức bích họa

Experts restore ancient murals at temple in N China

 

 Một thành viên của đội phục chế giới thiệu với du khách một bích họa cổ xưa

Experts restore ancient murals at temple in N China

Experts restore ancient murals at temple in N China

Bích họa Phật giáo được phục chế tại chùa Longxing

Experts restore ancient murals at temple in N China

Một chuyên gia trong đội phục chế bích họa đang làm việc

(NewsNow – August 17, 2017)

Photos: Chen Qibao

 

 

HOA KỲ: Hàng ngh́n người dự lễ khánh thành Ao Quán tưởng tại chùa Munisotaram ở quận Dakota

 

Dakota, Minnesota – Ngày 12-8-2017, gần 7,000 người đă có mặt tại chùa Munisotaram, ngôi chùa Phật giáo Cam Bốt lớn nhất của Hoa Kỳ ở quận Dakota, để dự lễ khánh thành một ao quán tưởng mới. Ao có diện tích 200x175 feet, giữa ao có một tượng Phật cao 20 feet, được xây trong 2 năm với kinh phí khoảng $530,000.

Người Mỹ gốc Cam Bốt từ khắp Hoa Kỳ, cùng với 140 nhà sư từ khắp nơi trên thế giới, đă đến với lễ khánh thành diễn ra trong 3 ngày này. Nhiều người trong số đó cắm trại ngoài trời.

Sự kiện nói trên cũng đánh dấu 29 năm thành lập chùa. Ban đầu tọa lạc tại Eagan, chùa hiện nay nằm trên 40 mẫu đất tại Hampton.

(Star Tribune – August 18, 2017)

 

Monks stood in the shade and took a break from the festivities at the temple.

Chư tăng tại chùa Munisotaram (Dakota, Hoa Kỳ)

Photos: Erin Adler

 

 

MĂ LAI: Đại lễ Cúng dường Toàn quốc Thường niên lần thứ 27

do hội Phật giáo Mă Lai Yayasan Bella tổ chức

 

Những bài đạo ca và tụng niệm đă vang lên khắp Đại sảnh Khu 33 tại Trung tâm Mua sắm Prangin ở Penang trong Đại lễ Cúng dường Toàn quốc Thường niên lần thứ 27.

Khoảng 280 nhà sư từ khắp đất nước Mă Lai đă được cúng dường nhiều loại thực phẩm chay tại sự kiện do hội Phật giáo Mă Lai Yayasan Bella (YBBM) tổ chức này.

Datuk Tan Gin Soon, trưởng ban tổ chức buổi lễ, nói rằng điểm nổi bật của sự kiện nói trên là sự cúng dường thực phẩm đến  Tăng đoàn và sự chuyển nhận công đức. Ông nói Đại lễ Cúng dường là lễ dâng thực phẩm lên các thành viên Tăng đoàn, những người thoát tục để hành đạo nhằm đem Phật-Pháp đến với các thế hệ tương lai. Thông qua sự kiện này, những người tham dự sẽ nhận được phước lành từ chư tăng.

Chủ tịch YBBM là Datuk Ang Choo Hong trong diễn văn khai mạc của ḿnh đă khuyến khích nhiều Phật tử hơn tham gia vào những sự kiện như vậy.

(tipitaka.net – August 20, 2017)

 

 

Volunteers serving food with reverence to the Sangha members at the 27th Annual National Maha Sanghikadana at Prangin Mall’s Lot 33 Convention Hall. — Photos: ASRI ABDUL GHANI/The Star

Chư tăng tại Đại lễ Cúng dường Toàn quốc Thường niên lần thứ 27 ở Penang, Mă Lai

Photo: thestar.com.my

 

 

BANGLADESH: Xuất bản Tam Tạng Kinh (Tripitaka) bằng tiếng Bangla

 

Bản dịch tiếng Bangla của toàn bộ Tam Tạng Kinh (Tripitaka) đă được xuất bản. Đây là bộ kinh Phật giáo cổ xưa nhất và là văn bản duy nhất được Phật giáo Nguyên Thủy thừa nhận là kinh điển.

Ngày 25-8-2017, tại một chương tŕnh trong khuôn viên Tịnh xá Rajbana, Sư trưởng của tịnh xá là ḥa thượng Pragyalanker Mohastahbir đă công bố bản dịch tiếng Bangla 25 tập mang tên “Pabitra Tipitaka” này.

Modhumangal Chakma, chủ tịch hội Xuất bản Tripitaka, cũng được vinh danh tại sự kiện v́ những nỗ lực của ông trong việc xuất bản bản dịch đồ sộ nói trên.

Trong 5 năm, từ 2012 đến 2016, một nhóm gồm 27 nhà sư - do sư Indragupta Mohasthabir của Tịnh xá Rajbana làm trưởng nhóm - đă chuyển ngữ bộ kinh Phật khổng lồ này từ bản dịch nguyên thủy được viết bằng tiếng Pali, gồm 59 tập.

(Dhaka Tribune – August 26, 2017)

 

Bangla translation of ‘Tripitaka’ published

Sư trưởng của tịnh xá Rajbana công bố bản dịch tiếng Bangla 25 tập mang tên “Pabitra Tripitaka”  - Photo: Dhaka Tribune

 

 

HOA KỲ: Chủng viện Liên hiệp Thần học tôn vinh Thiền sư Nhất Hạnh

 

Chủng viện Liên hiệp Thần học (UTS) tại thành phố New York đă thông báo rằng trong buổi lễ của hội nghị tôn giáo hàng năm vào ngày 6-9, Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ được trao Huân chương Liên hiệp, giải thưởng cao quư nhất của chủng viện.

“Thầy” Nhất Hạnh sẽ nhận huân chương này v́ những bài viết và bài giảng phong phú của ông, vốn đă kết nối tâm linh Đông phương và Tây phương. Sư cô Chân Đức, người đại diện từ Làng Mai - cộng đồng tu viện do Thầy Nhất Hạnh thành lập gần Bordeaux, Pháp - sẽ đến New York để nhận huân chương thay mặt ông. 

Là một thiền sư Phật giáo, tác giả, thầy dạy Đạo Pháp, nhà hoạt động ḥa b́nh và học giả nổi tiếng thế giới, Thầy Nhất Hạnh đă đặt ra thuật ngữ Phật giáo dấn thân và đă viết rất nhiều ấn phẩm về chánh niệm và ḥa b́nh. Ông là một trong những người tiên phong của Phật giáo ở Tây phương và đă thành lập nhiều tu viện và trung tâm trên khắp thế giới.

(Buddhistdoor Global – August 25, 2017)

 

Zen Master Thich Nhat Hanh. From plumvillage.org

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Photo: plumvillage.org

 

 

ẤN ĐỘ: Các ni cô Kung Fu dạy phụ nữ cách chiến đấu chống lại những kẻ tấn công t́nh dục

 

Leh, Ấn Độ - Một nhóm nữ tu Phật giáo đang dạy cho hàng chục phụ nữ trẻ cách tự bảo vệ ḿnh bằng những kỹ thuật Kung Fu đặc biệt để chống lại bọn tấn công và săn mồi t́nh dục.

Các ni cô đai đen Kung Fu phái Drukpa này đang gánh vác một trong những mối đe dọa lớn nhất mà phụ nữ và các cô gái tại Ấn Độ phải đối mặt ngày nay: Hiếp dâm.

Gần 100 phụ nữ tuổi từ 13 đến 28 đă theo một lịch tŕnh khắt khe trong suốt khóa học vào tháng 8 này.

Nó bao gồm  các kỹ thuật về xử lư khi bị tấn công từ phía sau, các đ̣n như gỡ thoát và đánh, và các cuộc thảo luận về cách phản ứng trong các t́nh huống có thể xảy ra tấn công t́nh dục.

Theo truyền thống, chư ni chỉ lo việc nấu ăn và dọn dẹp chứ không được phép luyện vơ thuật. Nhưng điều này đă thay đổi cách đây gần một thập kỷ , khi Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa khuyến khích các ni cô học Kung Fu.

(Mirror – August 25, 2017)

 

http://i1.mirror.co.uk/incoming/article11054334.ece/ALTERNATES/s615b/The-Kung-Fu-Nun-teaches-women-how-to-fight-off-sex-attackers-in-India.jpg

 

http://i3.mirror.co.uk/incoming/article11054337.ece/ALTERNATES/s615b/Buddhist-nuns-help-participants-stretch-their-muscles-during-a-five-day-workshop-teaching-young-wome.jpg

http://i2.mirror.co.uk/incoming/article11054336.ece/ALTERNATES/s615b/Buddhist-nuns-help-a-participant-learn-Kung-Fu-a-form-of-martial-art-during-a-five-day-workshop-in.jpg

 

Các ni cô Kung Fu dạy vơ thuật tự vệ cho phụ nữ tại Ấn Độ

Photos: Mirror

 

 

MIẾN ĐIỆN: Các lễ hội Phật giáo diễn ra trong những tháng tới tại Miến Điện

 

Miến Điện đang chuẩn bị cho sự kết thúc Mùa Chay Phật giáo, với một số lễ hội sẽ được tổ chức trong những tháng tới:

Lễ hội Chùa Manuha (Bagan – từ ngày 4 đến 6-9-2017), là lễ hội 3-ngày tại khu Myinkabar của Bagan. Cư dân tặng du khách bánh gạo và dưa muối mùa đông, một truyền thống bắt nguồn từ thời Vua Manuha vào đầu thế kỷ 11. Chư tăng tập trung tại lễ hội để nhận thực phẩm cúng dường trong những b́nh bát lớn xung quanh chùa.

Lễ hội Chùa Phaung Daw Oo (Hồ Inle – từ 21-9 đến 8-10-2017): Lễ hội ngoạn mục trên hồ Inle này có các thuyền với 50-60 người chèo bằng chân kéo theo một sà lan ngang qua các vùng nước của hồ. Trên sà lan có 4 tượng Phật được mang đi từ làng này đến làng khác để Phật tử địa phương có thể chiêm bái và cúng dường các pho tượng.

Thadingyut – lễ hội ánh sáng (Diễn ra trên toàn quốc – từ 4 đến 6-10-2017): Sự kết thúc Mùa Chay Phật giáo là thời gian để bày tỏ ḷng tôn kính cha mẹ, thầy giáo và người cao tuổi. Vào ngày trăng tṛn của tháng 10 (thường nhằm giữa tháng 10) các ngôi nhà và chùa chiền đều được thắp sáng bằng nến.

(traveldailynews.asia – August 25, 2017)

 

 

ẤN ĐỘ: Phát hiện di tích Phật giáo trên đỉnh đồi tại quận Guntur của bang Andra Pradesh

 

Guntur, Andra Pradesh - Một di tích Phật giáo mới đă được phát hiện tại ngôi làng nhỏ Putlagudem ở khu Atchampet vào ngày 27-8-2017. Một nhóm nghiên cứu bao gồm Siva Nagi Reddy, nhà khảo cổ học và là Giám đốc Trung tâm Văn hóa Vijayawada & Amaravati, cùng với Subhakar Medasani, thư kư của Tịnh xá Vijayawada, và đội viên là Gavardhan, đă t́m thấy di tích Phật giáo cổ đại này trong khi họ đang thăm ḍ các ngôi làng tại khu Atchampet như một phần của chiến dịch Bảo tồn Di sản cho Hậu thế.

Trên đỉnh ngọn đồi có tên Bhairava Gutta, nhóm nghiên cứu đă phát hiện những cột trụ của một Silamandapa bị găy vỡ ở trước một ngôi đền Venkateswara đổ nát.

Theo Siva Nagi Reddy, khu di tích Phật giáo ở Putlagudem có niên đại từ thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên. Do tọa lạc trên đỉnh đồi, di tích này thuộc giáo phái Seliya của Tăng già Phật giáo.

(New Indian Express  - August 28, 2017)

 

http://images.newindianexpress.com/uploads/user/imagelibrary/2017/8/28/original/Buddhist.jpg

Di tích Phật giáo tại Guntur (Ấn Độ)

Photo: New Indian Express

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 10/02/17