TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 07.2017

Diệu Âm lược dịch

 

  

ẤN ĐỘ: Thủ tướng Mori hoạch định tượng đài Đức Phật tại bang Gujarat

 

Gujarat, Ấn Độ - Thủ tướng Ấn Độ Narendra Mori đă tiết lộ các kế hoạch xây dựng một tượng đài Đức Phật lớn tại di tích của một tu viện Phật giáo ở bang Gujarat.

Phát biểu vào ngày 30-6-2017 tại một cuộc tập trung để khởi động các dự án cơ sở hạ tầng để cung cấp nước uống, ông Modi nói với các đại biểu rằng ông mong muốn xây một đài tưởng niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lớn bên cạnh một khảo sát khảo cổ gần đây tại quận Aravalli của Gujarat. Đây là nơi các nhà nghiên cứu đă khai quật phế tích của một tu viện Phật giáo có niên đại từ thế kỷ thứ 3 đến thứ 5. Cuộc khai quật ở gần ngôi làng Dev Ni Mori này cũng đă phát hiện một b́nh đựng xá lợi của Đức Phật.

(Buddhistdoor Global – July 3, 2017)

 

Indian prime minister Narendra Modi waves to supporters in the western state of Gujarat. From indianexpress.com

Archaeologists working at the Gujarat dig. From indianexpress.com

Ảnh trên: Thủ tướng Mori tại bang Gujarat

Ảnh dưới: Các nhà khảo cổ học đang làm việc tại phế tích một tu viện Phật giáo tại Gujarat

Photos: indianexpress.com

 

 

HOA KỲ: Bảo tàng Nghệ thuật Thành phố New York triển lăm ‘Chư Phật Vũ trụ luận tại Hi Mă Lạp Sơn’

 

Bảo tàng Nghệ thuật Thành phố New York giới thiệu cuộc triển lăm ‘Chư Phật Vũ trụ luận tại Hi Mă Lạp Sơn’, giúp khám phá thế giới phức tạp của các tín ngưỡng Phật giáo Hi Mă Lạp Sơn - thông qua các tác phẩm tinh tế được trưng bày cho đến ngày 10-12-2017.

Triển lăm sẽ tŕnh bày cấu trúc cốt lơi của tín ngưỡng Phật giáo ở Hi Mă Lạp Sơn bằng cách sử dụng pḥng trưng bày như một phép ẩn dụ cho vũ trụ. Qua 18 tác phẩm điêu khắc và hội họa tinh xảo được sáng tạo từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 19 tại vùng hiện nay là Nepal và Tây Tạng, cuộc triển lăm sẽ kể lại câu chuyện về 5 vị Phật khác nhau và một số biểu hiện quan trọng nhất của các vị, cũng như mối quan hệ của chư Phật với 4 tầng trời.

(UK.BLOUINARTINFO.COM – July 5, 2017)

 

‘Cosmic Buddhas in the Himalayas’ at MET, New York

Tranh Phật tại triển lăm ‘Chư Phật Vũ trụ luận tại Hi Mă Lạp Sơn’

Photo: MET

 

 

ẤN ĐỘ: Người Tây Tạng tại Leh dự lễ sinh nhật thứ 82 của Đức Đạt lai Lạt ma

 

Leh, Jammu & Kashmir – Ngày 6-7-2017, hàng ngàn người Tây Tạng đă tham dự lễ kỷ niệm sinh nhật thứ 82 của Đức Đạt lai Lạt ma. Những đám đông lớn trong trang phục truyền thống bắt đầu tập trung từ sáng tại khu phức hợp Shiwatsel Phodrang ở ngoại ô Leh để dự lễ.

Đức Đạt lai Lạt ma tham dự các lễ cầu nguyện và ngài đă ban phước cho mọi người. Ngài sẽ lưu trú tại Shiwatsel Phodrang cho đến ngày 30-7.

Trong chuyến thăm của ḿnh, Đức Đạt lai Lạt ma sẽ tham gia các nghi lễ tôn giáo, thực hiện khoá tu thiền và thuyết giảng tại Tu viện Diskit ở Thung lũng Nubra, Padum ở khu Zanskar và khu giảng dạy Shiwarsel tại Leh.

(Firstpost – July 6, 2017)

 

File image of Dalai Lama. Reuters

Đức Đạt lai Lạt ma

Photo: IANS

 

 

HOA KỲ: Hội Phật giáo Từ Tế Hoa Kỳ công bố chương tŕnh lưu diễn nghệ thuật từ thiện Ngh́n Bàn tay Cứu giúp 2017

 

Hội Phật giáo Từ Tế Hoa Kỳ công bố chương tŕnh lưu diễn từ thiện Ngh́n Bàn tay Cứu giúp 2017 của Đoàn Nghệ sĩ Khuyết tật Trung Quốc (CDPPAT), bắt đầu vào ngày 9-9 và kết thúc vào ngày 1-10, vởi tổng cộng 7 show diễn trên khắp Texas và California.

Sự chung sức của Từ Tế Hoa Kỳ cùng với CDPPAT có tính tượng trưng và có ư nghĩa sâu sắc. Thông qua chuyến lưu diễn này, Hội Từ Tế Hoa Kỳ hy vọng sẽ truyền cảm hứng và động viên mọi người cùng tham gia giúp đỡ những người kém may mắn và ít được phục vụ.

Từng tŕnh diễn tại Đại hội Thể thao Người khuyết tật Thế giới và được UNESCO mệnh danh là Nghệ sĩ v́ Ḥa b́nh UNESCO, CDPPAT gồm những nghệ sĩ tài năng bị khiếm thị, khiếm thính hoặc suy yếu thể chất đă tŕnh diễn tại 91 quốc gia.

(PRNewswire – July 7, 2017)

 

THH2017-Thousands of Helping Hands

Poster của chương tŕnh lưu diễn nghệ thuật từ thiện Ngh́n Bàn tay Cứu giúp 2017

Photo: tzuchi.us

 

 

ÚC ĐẠI LỢI: Chùa Nam Thiên tổ chức lễ kỷ niệm sự giác ngộ của Quán Thế Âm Bồ Tát

 

Tại vùng Illawarra của bang New South Wales, Phật tử sẽ tổ chức một buổi lễ để đánh dấu sự giác ngộ của Quán Thế Âm Bồ Tát.

Sư cô Maio You, ni trưởng của chùa Nam Thiên tại Wollongong, nói Quán Thế Âm là một biểu tượng của vị bồ tát từ bi, “Đức Quán Thế Âm là đấng giác ngộ nghe thấu những âm thanh hoặc tiếng khóc của chúng sinh”.

“Nếu không có Đức Quán Thế Âm, tiếng khóc của Phật tử sẽ không được nghe thấy, và những đau khổ của họ sẽ không được cứu độ”.

“Đây là một ngày quan trọng đối với Phật tử”.

Chùa Nam Thiên thờ Bồ Tát Quán Thế Âm, là nơi buổi lễ sẽ được tổ chức vào Chủ nhật, 9-7-2017.

(abc.net.au – July 7, 2017)

 

Reverend Maio You sits in the garden at the Nan Tien Temple at Wollongong

Sư cô Maio You, ni trưởng của chùa Nam Thiên tại Wollongong, Úc Đại Lợi

Photo: ABC Illawarra

 

 

THÁI LAN: Lễ khởi đầu Mùa Chay Phật giáo tại Tịnh xá Bowonniwet

 

Ngày 9-7-2017, tại Tịnh xá Bowonniwet ở Bangkok, vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn đă tham gia một buổi lễ Phật giáo để làm công đức và đánh dấu sự khởi đầu của khóa tu mùa mưa Phật giáo (c̣n gọi là Mùa Chay Phật giáo) kéo dài 3 tháng.

Được thành lập vào năm 1826, Tịnh xá Bowonniwet là trụ sở quốc gia của tông phái Thammayut Nikaya thuộc Phật giáo Nguyên thủy Thái. Chùa này có pho tượng Phật thời Sukhothai, tương truyền có niên đại khoảng năm 1357. Bowonniwet cũng nổi tiếng với bức bích họa độc đáo trong pḥng truyền thống, bao gồm cả những mô tả về cuộc sống của Tây phương vào đầu thế kỷ 19. Tịnh xá Bowonniwet là một ngôi chùa chính bảo trợ cho sự cai trị của vương triều Chakri, trong số đó nhà vua Maha Vajiralongkorn hiện nay là quốc vương thứ 10.  Nhiều thành viên nam trong hoàng gia đă học và được truyền giới tại chùa này, kể cả đương kim quốc vương. Hoàng gia Chakri đă cai trị Thái Lan kể từ khi thành lập Kỷ nguyên Rongakosin và thành phố Bangkok vào năm 1782.

(buddhistdoor – July 10, 2017)

 

Thailand’s King Maha Vajiralongkorn on Sunday took part in a ceremony to mark the beginning of the three-month Buddhist rains retreat at Wat Bowonniwet Vihara Temple. From nationmultimedia.com

From nationmultimedia.com

Quốc vương Thái Lan tại lễ khởi đầu Mùa Chay Phật giáo tại Tịnh xá Bowonniwet

Photo: nationmultimedia.com

 

 

NHẬT BẢN: Hiệp hội Phật giáo Quốc tế hoan nghênh Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân

 

Tokyo, Nhật Bản – Việc thông qua Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York vào ngày 7-7-2017 đă được Hiệp hội Phật giáo Quốc tế Soka Gakkai (SGI) hoan nghênh như một bước đi lịch sử đối với nhân loại.

Hiệp ước này là kết quả của các cuộc đàm phán sâu rộng tại Liên Hiệp Quốc liên quan đến hơn 120 chính phủ và nhiều đại diện xă hội dân sự.

Năm nay đánh dấu 60 năm kể từ khi bắt đầu các hoạt động của Soka Gakkai để thúc đẩy sự băi bỏ vũ khí hạt nhân, khi Josei Toda - chủ tịch thứ nh́ của tổ chức này - đưa ra Tuyên bố Kêu gọi Băi bỏ Vũ khí Hạt nhân vào tháng 9-1957.

SGI là một hiệp hội Phật giáo dựa vào cộng đồng với hơn 12 triệu hội viên trên khắp thế giới. Các hoạt động của hiệp hội để thúc đẩy ḥa b́nh, truyền bá văn hóa và giáo dục là một phần của truyền thống lâu đời về chủ nghĩa nhân đạo của Phật giáo.

(PRNewswire – July 11, 2017)

 

Kết quả h́nh ảnh cho The Soka Gakkai International (SGI) images 

 

Kết quả h́nh ảnh cho Soka Gakkai International logo

Cờ và biểu trưng của Hiệp hội Phật giáo Quốc tế Soka Gakkai (SGI)

Photos: Google

 

 

ẤN ĐỘ: Số người Dalit cải đạo sang Phật giáo tại Gujarat tăng gấp 3 lần

 

PG Jyotikar, một trong những người Dalit (tiện dân) đầu tiên cải đạo sang Phật giáo tại Gujarat, nói rằng có khoảng 1,500 đến 1,600 người Dalit tại bang này đă theo đạo Phật kể từ vụ Una. Ông cho biết gần 500 người trong số đó đă đến Nagpur để cải đạo. Ông nói thêm rằng trước vụ Una, bang Gujarat thường có 400 đến 500 người cải đạo mỗi năm.

Vào tháng 11-2016, khi 4 người Dalit bị công khai tấn công tại Una do cáo buộc giết một con ḅ, số người Dalit cải đạo sang Phật giáo tại Gujarat đă tăng lên ít nhất gấp 3 lần – theo ước tính của Hiệp hội Phật giáo của Ấn Độ do Tiến sĩ Babasaheb Ambedkar thành lập.

(The Indian Express – July 11, 2017)

 

una, dalit conversion, gujarat dalit convert, dalit Buddhism conversion, indian express news, india news

Một lễ cải đạo sang Phật giáo tại Ấn Độ

Photo: Javed Raja

 

 

CAM BỐT: Nông dân khai quật được một tượng Phật cổ tại Siem Reap

 

Một nông dân tỉnh Siem Reap trong khi đang cày đất cho cây trồng mới đă t́m thấy một tượng Phật phong cách Bayon bằng sa thạch, được tạo tác vào thế kỷ thứ 12 hoặc 13.

Tác phẩm điêu khắc này - miêu tả một con rắn 7 đầu vươn ḿnh bên trên Đức Phật ngồi - được phát hiện vào ngày 5-7-2017 tại khu Kantuot của huyện Svay Loeu và được trao cho Cơ quan Apsara, nơi quản lư việc bảo tồn Công viên Khảo cổ Angkor – một di sản thế giới của Cam Bốt.

Một chuyên gia xác nhận rằng tượng Phật nói trên được chạm trổ theo phong cách Bayon, có niên đại khoảng cuối thế kỷ 12 hoặc đầu thế kỷ 13. Pho tượng cao 59 cm và có bề ngang 18 cm này sẽ được lưu giữ tại Bảo tàng Preah Norodom Sihanouk-Angkor ở thành phố Siem Reap.

(tipitaka.net – July 1 2, 2017)

 

https://www.cambodiadaily.com/cdfiles/wp-content/uploads/2017/07/cam-photo-statue-apsara.jpg

Tượng Phật thế kỷ 12-13 được t́m thấy tại Siem Reap, Cam Bốt

Photo: Apsara Authority

 

 

THÁI LAN: Khóa tu-hội nghị “Phật giáo và Chủ nghĩa Nhân đạo tại Á châu”

 

Tu sĩ Phật giáo từ khắp Á châu đă cam kết tiếp tục tăng cường các mối liên kết giữa Phật giáo và công tác nhân đạo, và cộng tác với các nhà hoạt động nhân đạo để cùng làm việc nhằm hướng đến việc mang lại ḥa b́nh, thịnh vượng và ḷng từ bi cho thế giới.

Tuyên bố được đưa ra vào cuối khóa tu-hội nghị 3 ngày mang tên “Phật giáo và Chủ nghĩa Nhân đạo tại Á châu”, do Cơ quan Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) và Quỹ Vimuttayalaya của Thái Lan đồng tổ chức, diễn ra từ ngày 7 đến 9-7-2017 ở Chiang Rai.

Hơn 500 người tham dự sự kiện này, bao gồm tu sĩ, học giả và sinh viên từ 12 quốc gia như Bangladesh, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan và Việt Nam.

(tipitaka.net – July 13, 2017)

 

From unhcr.or.th

From unhcr.or.th

H́nh ảnh Khóa tu-hội nghị “Phật giáo và Chủ nghĩa Nhân đạo tại Á châu” tại Chiang Rai, Thái Lan

Photos: uchcr.or.th

 

 

HOA KỲ: Chùa Seabrook tổ chức Lễ hội Obon thường niên lần thứ 72

 

Upper Deerfield, New Jersey – Lễ hội Múa Dân gian Obon năm thứ 72 đă được tổ chức tại Chùa Seabrook vào ngày 15-7-2017.

Lễ hội bao gồm thực phẩm và hàng thủ công truyền thống của Nhật Bản cùng với phần múa dân gian và đánh trống taiko phổ biến.

Sự kiện này là dịp để người Mỹ gốc Nhật chia sẻ các truyền thống của họ với khách tham quan, và cũng là một thời gian quan trọng để tôn vinh tổ tiên.

Lễ hội Obon đă được tổ chức thường niên tại chùa Seabrook kể từ năm 1945.

Khoảng 500 gia đ́nh gốc Nhật đă di chuyển đến khu Seabrook thuộc thị trấn Upper Deerfield trong Thế chiến II. Nhiều người t́m được việc làm tại khu Trang trại Seabrook, một trong những công ty chế biến rau củ lớn nhất thế giới vào thời điểm đó.

Năm nay cũng là năm đặc biệt v́ là lần đầu tiên kể từ thập niên 1990, một cuộc hội ngộ của những người từng làm việc tại khu Trang trại Seabrook và gia đ́nh họ đă được tổ chức.

(nj.com – July 16, 2017)

 

http://image.nj.com/home/njo-media/width960/img/south-jersey-times/photo/2017/07/15/-86a88e0875853fc9.JPG 

http://image.nj.com/home/njo-media/width960/img/south-jersey-times/photo/2017/07/15/-6b671d00b34edae8.JPG 

http://image.nj.com/home/njo-media/width960/img/south-jersey-times/photo/2017/07/15/-2684afe422699706.JPG

Lễ hội Obon lần thứ 72 tại chùa Seabrook (New Jersey, Hoa Kỳ)

Photo: nj.com 

 

 

NHẬT BẢN: Triển lăm nghệ thuật Phật giáo Thái Lan tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo

 

Bảo tàng Quốc gia Tokyo giới thiệu cuộc triển lăm mang tên “Thái Lan: Vùng đất rực rỡ của Đức Phật”, được trưng bày tại bảo tàng từ ngày 4-7 cho đến ngày 27-8-2017.

Triển lăm kỷ niệm 130 năm t́nh hữu nghị và quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Thái Lan. Hai nước đă nỗ lực hợp tác để tổ chức cuộc triển lăm nói trên.

Lịch sử Thái Lan tự hào về một nền văn hóa Phật giáo đa dạng và sự tạo tác những kiệt tác mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng. Với tập hợp một tuyển chọn của nghệ thuật Phật giáo, cùng với các bảo vật hiếm khi được trưng bày bên ngoài Thái Lan, triển lăm giới thiệu vai tṛ của Phật giáo trong sự phát triển của các nền văn hóa tại đất nước này. 

(tipitaka.net – July 17, 2017)  

 

ナーガ上の仏陀坐像法輪

 

 金舎利塔仏陀遊行像

従三十三天降下図

Một số hiện vật nghệ thuật Phật giáo nổi bật tại triển lăm “Thái Lan: Vùng đất rực rỡ của Đức Phật” - Photos: tnm.jp

 

TRUNG QUỐC: Di hài của đại sư Cixian thời nhà Liêu được bảo quản tốt tại chùa Ding Hui

 

Wuan, Hà Bắc - Di hài từ xác ướp của một đại sư Phật giáo, với răng và xương vẫn được bảo quản tốt, đă được tặng cho chính quyền địa phương tại tỉnh Hà Bắc ở bắc Trung Quốc.

Tương truyền rằng di hài này là của Cixian Sanzang, một đại sư Phật giáo thuộc Đế chế Khiết Đan, tức Triều đại nhà Liêu (916-1125). Đại sư Cixian Sanzang người Ấn Độ đă đến Khiết Đan và dịch nhiều kinh điển quan trọng. Khi ông viên tịch, nhục thân của ông đă được giữ trong đất và sơn.

Wu Yongqing, một bác sĩ chỉnh h́nh cao cấp tại Wuan, nói, “Bên dưới lớp vàng lá và tro nhang của tượng, răng hàm trên cũng như xương sườn và xương sống đă được bảo quản tốt, kể cả các khớp xương”.

Chùa Ding Hui ở thị trấn Houshui đă tặng di hài nói trên cho viện bảo vệ di tích văn hóa của thành phố Wuan.

Theo Wang Wei, viện trưởng viện bảo vệ di tích văn hóa của thành phố Wuan cho biết do điều kiện bảo quản kém tại viện nên hiện thời chùa Ding Hui vẫn sẽ giữ di hài của sư Cixian.

(Big News Network – July 18, 2017)

 

The gilded remains of Buddhist master Cixian underwent a X-ray scans earlier this month. From dailymail.co.uk

Di hài mạ vàng của Đại sư Cixian Sanzang được quét X-quang vào đầu tháng 7, 2017

Paying respect to Master Cixian's preserved body at Ding Hui Temple. From dailymail.co.uk

Nơi thờ Đại sư Cixian tại chùa Ding Hui

Photos: dailymail.co.uk  

 

 

HÀN QUỐC: Tranh Phật giáo được trả lại cho Hàn Quốc sau 30 năm

 

“Địa Tạng Bồ Tát và Thập Điện Diêm Vương”, bức tranh Phật giáo bị đánh cắp từ Chùa Donghwasa ở Daegu vào ngày 5-8-1988, cuối cùng đă trở về với Hàn Quốc sau 30 năm.

Vào năm 2014, Cơ quan Di sản Văn hóa Hàn Quốc đă phát hiện rằng tranh này thuộc sở hữu của bảo tàng Nghệ thuật Hạt Los Angeles (Lacma) ở Hoa Kỳ và vào năm 2015 đă chính thức yêu cầu trả nó về với bản quốc.

Năm ngoái, Lacma đă đồng ư, cho biết đă mua bức tranh nói trên cùng với các tác phẩm khác từ Hàn Quốc khoảng 20 năm trước.

Ngày 20-7-2017, ông Michael Gorvan, giám đốc của Lacma, và sư trưởng Hyogwang của Chùa Donghwasa đă dự buổi lễ mừng sự hồi hương của tranh này, diễn ra tại Nhà Tưởng niệm Văn hóa và Lịch sử Hàn Quốc ở Quận Jongro, Seoul.

“Địa Tạng Bồ Tát và Thập Điện Diêm Vương” là bảo vật quốc gia số 1773, là bức giữa của bộ 3-tranh từng được tôn trí tại Điện Daeungjeon của Chùa Donghwasa vào năm 1728 cùng với tranh chư bồ tát khác. 

(joongangdaily.com  - July 21, 2017)

 

http://pds.joins.com/jmnet/koreajoongangdaily/_data/photo/2017/07/20202643.jpg

Giám đốc của Lacma (Hoa Kỳ), và sư trưởng Chùa Donghwasa tại buổi lễ mừng sự hồi hương của tranh “Địa Tạng Bồ Tát và Thập Điện Diêm Vương”

Photo:Yonhap 

 

 

NHẬT BẢN: Lễ hội chuông gió tại chùa Heiken

 

Chùa Kawasaki ở nam Tokyo đă khai mạc lễ hội chuông gió truyền thống vào đúng thời điểm chính thức sang mùa hè.   Chùa đă thu nhận từ khắp nước Nhật khoảng 30,000 chuông gió. Chúng được triển lăm và bán cho khách tham quan trong 5 ngày lễ hội, diễn ra từ 19 đến 23-7-2017.

Dự kiến sẽ có khoảng 300,000 du khách tham gia sự kiện này.

Chuông gió Nhật Bản (furin) là một trong những vật liên quan nhất với mùa hè v́ âm thanh mát mẻ mà chúng mang lại cho một đất nước có độ ẩm cao.

Nhiều chuông được làm bằng thủy tinh, trong khi những chiếc khác bằng sắt hoặc gốm để tạo ra những âm thanh cao nổi bật.

(AFP – July 20, 2017)

 

No caption

Chuông gió truyền thống của Nhật Bản

Photo: AFP

 

P

NGA, KALMYKIA và TUVA: Lạt ma Jhado Tulku Rinpoche hoằng pháp tại Liên bang Nga

 

Jhado Tulku Rinpoche, một trong những vị lạt ma được tôn kính nhất của truyền thống Phật giáo Tây Tạng Gelug, đă hoằng pháp tại Moscow, St. Petersburg, Kalmykia và Tuva của liên bang Nga từ ngày 30-6 đến 21-7-2017. 

Jhado Tulku Rinpoche sinh năm 1954 tại Tây Tạng, đến Ấn Độ vào năm 1959. Ông tu học tại Tu viện Sera Je ở nam Ấn Độ và sau đó tại Tu viện Gyoto Tantric ở Dharamsala. Vào năm 1991, ông đạt tŕnh độ học vấn cao nhất trong truyền thống Gelug, geshe lharampa (tương đương với bằng tiến sĩ).

Từ năm 1992 đến 1996, Jhado Tulku Rinpoche giảng dạy tại Tu viện Namgyal ở Dharamsala. Năm 1997 ông trở thành trụ tŕ của tu viện này cho đến năm 2004.

Hiện nay ông đi khắp thế giới để truyền bá lời giáo huấn của truyền thống Gelug và được Phật tử Nga tôn quư.

(buddhistdoor – July 24, 2017)

 

 

Jhado Tulku Rinpoche at Gunzechoinei Datsan in St. Petersburg. Image courtesy of Mike Iokhvin 

Jhado Tulku Rinpoche at Gunzechoinei Datsan in St. Petersburg. Image courtesy of Mike Iokhvin 

Jhado Tulku Rinpoche hoằng pháp tại Phật học viện Gunzechoinei ở St. Petersburg, Nga

Photos: Mike Iokhvin

 

 

MĂ LAI: Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo quốc tế tại trường Đại học Phật Pháp ở Bentong

 

Bentong, Mă Lai – Hơn 300 người tham gia, bao gồm chư tăng và các đại diện từ 45 tổ chức Phật giáo, đă tập trung tại khuôn viên trường Đại học Phật Pháp (DBU) để dự một hội nghị thượng đỉnh quốc tế.

Diễn ra tại huyện Bentong thuộc bang Pahang của Mă Lai, Hội nghị Phật giáo Toàn cầu lần thứ nh́ và Hội nghị Thượng đỉnh Tăng già Phật giáo Thế giới này đă có nhiều quan chức đến từ Tích Lan tham dự, và Bộ trưởng Bộ Giao thông  Mă Lai Datuk Seri Liow Tiong Lai là khách mời danh dự.

Phát biểu sau phần khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Liow nói rằng ông hy vọng sự kiện này cũng có thể dẫn đến các mối quan hệ ḥa hợp hơn ở Mă Lai, và đề cập đến việc các phần tử cực đoan như là Nhà nước Hồi giáo (IS) bây giờ không chỉ hiện diện ở Trung Đông mà c̣n ở vùng Đông Nam Á nữa.

(thestar.com.my – July 23, 2017)

 

Warm greetings: Liow with Dharma Buddhist University vice-chancellor Most Venerable Hui Hai speaking with monks from other countries during the summit in Bentong, Pahang.

Bộ trưởng Bộ Giao thông  Mă Lai Datuk Seri Liow Tiong Lai và chư tăng từ các nước dự hội nghị thượng đỉnh Bentong

Photo: The Star 

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma sẽ tôn vinh Lễ Kỷ niệm Vàng của Khu Định cư Tây Tạng

 

Dharamsala, Ấn Độ - Ngày 24-7, ủy ban tổ chức Lễ Kỷ niệm Vàng của Khu Định cư Tây Tạng tại Tsuglagkhang công bố rằng vị lănh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt lai Lạt ma, sẽ tôn vinh lễ này vào ngày 4-10-2017.

Quyết định kỷ niệm 50 năm thành lập được nhất trí tiến hành tại cuộc họp vào tháng 4 năm nay, với sự tham gia của khoảng 40 tổ chức và hiệp hội trong và xung quanh Dharamsala. Ủy ban tổ chức 10-thành viên bao gồm các trường Tây Tạng, các tổ chức phi chính phủ Tây Tạng, các hiệp hội khác nhau, Hội đồng Tây Tạng Địa phương Dharamsala, Văn pḥng Định cư và Tổ chức Phong trào Tự do Tây Tạng.

Văn pḥng Định cư Tây Tạng được thành lập vào năm 1967 với tư cách là nơi liên lạc giữa những người tị nạn Tây Tạng và Chính quyền Lưu vong Tây Tạng (CTA) tại Dharamsala. So với ban đầu, dân số Tây Tạng tại đây hiện nay là khoảng 15,000 người.

(Phayul – July 24, 2017)

 

http://tibet.net/cta-thumbs/4110_300x200.jpg

Van pḥng CTA tại Dharamsala, Ấn Độ

Photo: tibet.net

 

 

MIẾN ĐIỆN: Lũ lớn cuốn trôi ngôi chùa vàng Thiri Yadana Pyilone Chantha ở Magway

 

Lũ lớn đă cuốn trôi một ngôi chùa vàng Phật giáo ở miền trung Miến Điện và khiến hàng chục ngàn người phải di dời.

Ngôi chùa vàng Thiri Yadana Pyilone Chantha bên bờ sông Ayeyarwady bị nước lũ dữ dội cuốn đi. Sự việc xảy ra ở khu vực Magway, khiến người qua đường kinh ngạc khi chứng kiến đỉnh chùa ch́m xuống nước.

Sư trụ tŕ U Pyinnya Linkkara cho biết ngôi chùa bị phá hủy vào ngày 20.7. "Ngôi chùa này được xây dựng vào năm 2009, khi nó nằm cách xa con sông", ông nói. "Qua nhiều năm, con sông làm xói ṃn đất và nay chùa đă trôi xuống sông." 

Sư trụ tŕ cho biết lũ lụt thường xảy ra trong khu vực vào mùa mưa, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhưng lũ lụt năm nay đang gây xói ṃn đáng báo động. Một số làng ven sông đă bị cuốn trôi hoàn toàn, ông nói.

(Straits Times – July 25, 2017)

 

lu lon “nuot chung” chua vang o myanmar hinh anh 1 

Ngôi chùa vàng Thiri Yadana Pyilone Chantha ở Magway, Miến Điện, bị lũ cuốn trôi

Photo: U Pinnya Linkara

 

 

HOA KỲ: Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo Chùa Hilo tổ chức bán hàng gây quỹ thường niên

 

Hawaii, Hoa Kỳ - Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo (BWA) Chùa Hilo tổ chức bán hàng gây quỹ thường niên tại Sảnh Tăng già ở số 4 Đại lộ Kilauea từ 7 a.m. đến trưa ngày 5-8-2017.

Karen Maedo, chủ tịch BWA và là đồng chủ tịch của sự kiện này cho biết sẽ bày bán đồ dùng nhà bếp, đồ gia dụng, sách, đồ chơi, tṛ chơi, hàng gia dụng, đồ gỗ, quần áo cho mọi người cùng với ví, đồ trang sức và tất cả các loại bảo vật.

Một số mặt hàng thủ công do các hội viên BWA tự may và các loại thảo mộc cũng sẽ được bán vào dịp này.

Hàng năm các hội viên của chùa và bè bạn giúp vận chuyển những mặt hàng được đóng góp cho buổi bán hàng gây quỹ của BWA. Đây là dự án lớn nhất đối với BWA và cho phép hiệp hội thực hiện các khoản tiền đóng góp đáng kể cho các dự án nhỏ và lớn tại Chùa Hilo.

(tipitaka.net – July 27, 2017)

 

H́nh ảnh có liên quan

Chùa Hilo (Hawaii, Hoa Kỳ)  

Photo: Google

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 08/07/17