TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 06.2014
Diệu Âm lược dịch
ẤN ĐỘ: Kỳ giảng dạy thường niên của Đức Đạt lai Lạt ma cho thanh thiếu niên
Dharamshala, Ấn Độ - Ngày 4-6-2014, khoảng 2.000 sinh viên từ các miền khác nhau của Ấn Độ và nước ngoài, học sinh từ các trường tại Dharamshala và đội ngũ giáo viên của Trường TCV (Làng Trẻ em Tây Tạng) đă tập trung tại thính đường của trường TCV để nghe 2 ngày giảng dạy của Đức Đạt lai Lạt ma cho thanh thiếu niên về Bát Nhă Tâm Kinh, và về sự tôn vinh Đức Văn Thù Sư Lợi và Quán Thế Âm.
Đây là lần thứ 8 của kỳ giảng pháp như vậy của ngài kể từ lần đầu tiên vào năm 2007, được tổ chức bởi Ủy ban Phật giáo Nhập môn của Dharamshala.
Trưởng ủy ban là Dawa Tsering nói, “Giáo lư chủ yếu là để thúc đẩy thanh niên Tây Tạng lưu vong t́m hiểu Phật giáo ở mức độ học tập và thấm nhuần một sự hiểu biết sâu sắc hơn về nền văn hóa Phật giáo Tây Tạng và các giá trị tinh thần cốt lơi của nó”. Ông cho biết cũng sẽ có thời gian dành cho phần vấn đáp trực tiếp với Đức Đạt lai Lạt ma và các học giả Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng khác trong kỳ giảng dạy này.
(Phayul – June 4, 2014)
Đức Đạt lai Lạt ma giảng pháp tại thính đường của trường TCV
Thanh thiếu niên tham dự kỳ giảng dạy thường niên của Đức Đạt lai Lạt ma
Photos:Kunsang Gashon
TRUNG QUỐC: Dấu chân của nhà sư in sâu vào mặt sàn gỗ qua hơn 20 năm cầu nguyện
Tại tu viện Rongwo Gonchen Gompa có niên đại từ năm 1301, là tu viện chính của Phật giáo Tây Tạng của thị xă Đồng Nhân (tỉnh Quư Châu), nhà sư 70 tuổi Hua Chi đă cầu nguyện tại một vị trí chính xác trong hơn 20 năm, tạo ra một dấu chân chính xác hằn lên lớp gỗ có từ hàng thế kỷ.
Mỗi ngày ông đến và lạy hàng ngh́n lần tại bệ thờ của ngôi chùa, và ông làm như vậy từ 2 thập kỷ qua.
Hàng ngày trước khi mặt trời mọc, ông đến và đặt 2 bàn chân vào dấu chân của ḿnh tại bệ thờ của chùa, rồi cúi xuống để cầu nguyện vài ngh́n lần trước khi đi quanh ngôi chùa.
Dấu chân nơi phần đầu bàn chân và gót chân hằn xuống gỗ sâu hơn 3 cm.
Nhưng thời gian đang bắt đầu tác động lên cơ thể của sư Hua Chi. Ông cho biết trong những năm đầu ông thường cầu nguyện từ 2 đến 3 ngh́n lần một ngày, nhưng do tuổi tác nên những năm gần đây ông chỉ lạy khoảng 1 ngh́n lần mỗi ngày, và đôi khi chỉ cố lạy được 500 lần trong cái lạnh của mùa đông.
(Mahabhodi – June 5, 2014)
Dấu chân in sâu vào sàn gỗ của nhà sư Hua chi
Photo: Reuters
THÁI LAN: Băo và động đất làm sụp đổ tượng Phật tại Chiang Rai
Một tượng Phật chính của chùa Mae Saruayluang ở tỉnh Chiang Rai đă sụp đổ, sau khi một số tượng nhỏ chung quanh chùa phải chịu đựng một trận động đất và một cơn mưa giông lớn vào tối 29-5-2014.
Sư trụ tŕ chùa Mae Saruayluang nói rằng pho tượng đă sụp đổ do một trận mưa băo lúc 7:35 PM tối 29-5. Không có ai bị thương tích.
Pho tượng đang xây dựng được 3 năm và đă gần hoàn thành th́ các cơn băo tàn phá tỉnh này.
Trong trận động đất 6,5 độ richter vào đầu tháng 5, pho tượng theo phong cách Chiangsaen nói trên đă bị thiệt hại. Rồi do một loạt dư chấn và mưa lớn, cuối cùng tượng đă đổ. Tổng thiệt hại ước tính mất 5 triệu baht.
Nhiều chùa ở Chiang Rai, Chiang Mai và các tỉnh lân cận đă bị thiệt hại trong các cơn dư chấn, bao gồm Chùa Rong Khun – tức ngôi Chùa Trắng nổi tiếng có trang trí công phu.
(Tipitaka Network – June 5, 2014)
TÍCH LAN: Đại sứ quán Hoa Kỳ cấp 100.000 usd để bảo tồn tu viện Phật giáo Rajagala
Đại sứ quán Hoa Kỳ đă trao cho trường Đại học Sri Jayewardenepura của Tích Lan khoản tài trợ 100.000 usd vào năm 2013, và đang làm việc chặt chẽ với trường và cục Khảo cổ học về dự án bảo tồn tu viện Phật giáo Rajagala quan trọng này.
Tọa lạc tại Huyện Ampara ở Tỉnh Đông, Rajagala không chỉ có ư nghĩa như một khu tu viện Phật giáo cổ xưa; nó cũng là một trong những di tích khảo cổ hoang sơ nhất tại Tích Lan. Trong chuyến tham quan di tích tu viện trong rừng này, Đại sứ Hoa Kỳ Sison phát biẻu, “Đại sứ quán Hoa Kỳ tự hào là đối tác trong dự án này, nhờ vậy chúng tôi có thể giúp tiến đến một sự hiểu biết tốt hơn về niềm tự hào, di sản và lịch sử độc đáo của Tích Lan. Đây thật sự là một vinh dự khi được tham gia vào một công việc có giá trị như vậy”.
Khu phức hợp tu viện Phật giáo rộng 400 hecta Rajagala được xây dựng giữa những năm 119 đến 109 trước Công nguyên, nhưng bị bỏ hoang vào khoảng năm 993 sau Công nguyên và bị suy thoái dần kể từ thời điểm đó. Nó được “tái khám phá” trong một cuộc khảo sát khảo cổ học vào năm 1890. Khoản tài trợ của Hoa Kỳ sẽ giúp xác định, bảo tồn và khôi phục khoảng 80 loại di tích khác nhau, bao gồm các bảo tháp, một chánh điện, nhà tắm nước nóng, pḥng ăn và các công tŕnh khác. Công việc bắt đầu vào cuối năm 2013 và sẽ tiếp tục đến năm 2017.
(Buddhist Art News – June 5, 2014)
Đại sứ Hoa Kỳ Michele J. Sison (thứ 2 từ bên trái sang) và các vị chức sắc Tích Lan bên pho tượng Phật nằm có chiều dài 30 feet, một trong những điểm nổi bật của di tích thiền lâm Rajagala
Photo: Asian Tribune
ĐỨC: Đức Karmapa thứ 17 đến Bá Linh
Ngày 4-6-2014, Đức Karmapa 17 Ogyen Trinley Dorje đă đến Bá Linh trong chặng thứ nh́ của chuyến thăm châu Âu đầu tiên của ngài. Tuần này Đức Karmapa sẽ gặp gỡ các thành viên của cộng đồng Do Thái tại Bá Linh và viếng Bảo tàng Holocaust và Bức tường Bá Linh.
Nhà lănh đạo Phật giáo trẻ tuổi này sẽ giảng pháp tại Trung tâm Hội nghị Estrel ở Sonnenallee, Bá Linh. Ngài sẽ thuyết tŕnh về trách nhiệm xă hội đối với thanh niên, Phật giáo và môi trường, và cũng sẽ truyền giảng về Phật giáo thế kỷ 13 cho các tín đồ.
Phù hợp với chủ đề liên tôn giáo của chuyến thăm, Đức Karmapa sẽ gặp gỡ các vị lănh đạo Cộng đồng Do Thái của Bá Linh là Giáo sĩ Ben-Chorin và Gesa Ederberg.
Trong chặng thứ nhất của chuyến thăm, ngài đă giảng pháp trước đông đảo Phật tử tại Eifel, và tham dự buổi cầu kinh tối cùng các tu sĩ Benedictine tại Tu viện Maria Laach. Tu viện trưởng Benedickt đă ca ngợi chuyến thăm của Đức Karmapa là một cuộc gặp gỡ tốt đẹp của 2 nền văn hóa tôn giáo, ghi nhận rằng ḍng truyền thừa Karmapa và Tu viện Maria Laach đều được thành lập cách đây 900 năm.
(Phayul – June 6, 2014)
Đức Karmapa 17 và 2 tu sĩ cao cấp nhất của tu viện Maria Laach
Photo: James Gritz
ẤN ĐỘ: Đạo diễn Ấn Độ S. Haricharan sẽ làm phim về Đạt ma Sư tổ
Đạo diễn S. Haricharan, người Ấn Độ, đă được mời đến Trung quốc để làm một bộ phim về cuộc đời của Bồ đề Đạt ma, sư tổ thứ 28 của Phật giáo.
Haricharan , một đạo diễn từ bang Tamil Nadu của Ấn Độ, đă được cấp giấy phép để quay phim trong khuôn viên của một ngôi chùa Thiếu Lâm tại Trung quốc. Theo truyền thuyết, chính Bồ đề Đạt ma đă dạy Kung Fu cho các nhà sư Thiếu Lâm. Ngày nay, Thiếu Lâm tự là một trong số những tu viện nổi tiếng nhất thế giới, các kỹ năng Kung Fu của chư tăng chùa này đă được mô tả trong các tài liệu và phim khác nhau.
Đạo diễn Haricharan sẽ có sự cộng tác của nhà quay phim Sharon, và sẽ được sự hỗ trợ từ một nhóm người Trung quốc trong thời gian quay phim tại chùa.
Đạo diễn Haricharan nói, “Tôi xem đây là một đặc ân hiếm có và thậm chí là một vinh dự lớn lao hơn nữa khi được phép quay phim bên trong chùa Thiếu Lâm tại Tung sơn ở tỉnh Hà Nam của Trung quốc. Đây có lẽ là lần đầu tiên một đạo diễn phim từ Tamil Nadu được tiếp cận để quay phim bên trong chùa Thiếu Lâm”.
(Buddhist Art News – June 8, 2014)
Bồ đề Đạt ma
Photo: Digital Journal
ĐÀI LOAN: Chương tŕnh Khóa tu Phật giáo Phật Quang dành cho sinh viên toàn thế giới
Khóa tu Phật giáo Phật Quang dành cho sinh viên toàn thế giới sẽ được tổ chức vào mùa hè này tại nam Đài Loan.
Hai tuần đầu của chương tŕnh 28 ngày sẽ được tổ chức theo hướng định hướng cho sinh viên trong cuộc sống tu viện, thông qua các buổi thiền định buổi sáng, các lớp về Phật giáo, từ Phật giáo Ấn Độ thời kỳ đầu đến Phật giáo Trung Hoa hiện đạị, cũng như tư tưởng và thực hành Phật giáo. Phần thảo luận sẽ được hướng dẫn bởi đội ngũ giảng dạy tu học có nhiều kinh nghiệm. Họ sẽ truyền đạt những sự phức tạp và nền văn hóa của Phật giáo Trung Hoa cho các học viên chủ yếu là người phương Tây của họ. Cao trào cuả khóa tu sẽ là một đại hội thanh niên Phật giáo hiện đại với hơn 1.000 sinh viên khắp thế giới tham dự, sau đó là 3 ngày tham quan đảo Đài Loan, hấp thụ nền văn hóa địa phương và ở lại tại các tự viện khác nhau trên đường đi.
Khóa tu Phật Quang được thành lập bởi Sư nữ Tiến sĩ Yifa, một sư cô và là học giả nổi tiếng. Chương tŕnh này được thực hiện để thúc đẩy sự hiểu biết giữa các tôn giáo, phát huy sự phát triển tinh thần của mỗi các nhân, và tạo ra một cộng đồng sinh viên quốc tế có chung mục tiêu là những người đại diện cho ḥa b́nh và ḷng từ bi trên thế giới.
(Mahabhodi IP – June 9, 2014)
Chùa Phật Quang Sơn, Đài Loan, nơi tổ chức Khóa tu Phật Quang
Photo: Mahabhodi IP
THÁI LAN: Tỉnh Ayutthaya sẽ xây ngôi chùa Tích Lan đầu tiên tại Thái Lan
Tỉnh miền trung Ayutthaya của Thái Lan đang lên kế hoạch để cộng tác với Tích Lan trong việc xây dựng ngôi chùa Tích Lan đầu tiên tại Thái Lan nhằm tăng cường sự liên kết tôn giáo giữa 2 nước.
Tỉnh trưởng tỉnh Ayutthaya, ông Witthaya Pewpong, nói rằng tỉnh này cùng với Cục Mỹ thuật và chính phủ Tích Lan sẽ xây ngôi chùa trên diện tích khoảng 36 rai (1 rai = 1.600 m2) giữa một đồng lúa gần ngôi chùa bỏ hoang Wat Kra Chai ở tiểu huyện Baan Pom thuộc huyện Phra Nakhon Sri Ayutthaya.
Mục đích chính của việc xây chùa là để kỷ niệm 260 năm quan hệ Phật giáo giữa 2 nước.
Việc xây dựng ngôi chùa sẽ được thực hiện theo sự thỏa thuận của 2 thành phố kết nghĩa Ayutthaya của Thái Lan và Kandy của Tích Lan. Khi hoàn thành, các nhà sư Tích Lan sẽ đến chùa này để tu tâp trong Mùa Chay Phật giáo.
Hai bên cũng đă đồng ư sẽ xây một ngôi chùa Thái tại Tích Lan.
(tipitaka.net – June 12, 2014)
NEPAL: Pḥng trưng bày Nghệ thuật Phật giáo tại Bảo tàng Quốc gia
Pḥng trưng bày Nghệ thuật Phật giáo tại Bảo tàng Quốc gia Nepal trưng bày những hiện vật khảo cổ học và h́nh tượng học quư hiếm. Điều quan trọng đáng chú ư là Pḥng này được thành lập bằng Chương tŕnh tài trợ Văn hóa vào năm 1995, với sự tài trợ dành cho dự án cơ sở (1996) từ chính phủ Nhật Bản và được khánh thành vào ngày 28-2-1997.
Nội thất của pḥng trưng bày được thiết kế rất đẹp, gồm tầng trệt và tầng một.
Tầng trệt gồm 3 phần: Khu Tarai – nơi sinh và khu cung điện của Đức Phật – trưng bày nghệ thuật và cổ vật cực kỳ quư hiếm và có giá trị, vốn phát hiện được từ việc khai quật Lâm T́ ni và Kapilvastu; khu Thung lũng Kathmandu – trung tâm của Phật giáo – trưng bày một số tác phẩm điêu khắc quan trọng bằng đá, đồng và gỗ, cùng nhiều hiện vật nghi lễ của Phật giáo Newar của Thung lũng Kathmandu; và khu Bắc Hi Mă Lạp Sơn – trưng bày những mô h́nh thu nhỏ các phụ kiện của các hiện vật nghi lễ bằng đồng.
Tầng một được đặt tên là Pḥng Trưng bày Mạn Đà La, được thiết kế đặc biệt bởi Giáo sư Tachikawa của bảo tàng Dân tộc học Osaka, Nhật Bản.
(Buddhist Art News – June 13, 2014)
Bảo tàng Quốc gia Nepal
Photo: buddhistartnews
HOA KỲ: Thư viện Harvard tải 10 triệu trang văn học Phật giáo Tây Tạng vào Hệ thống Kho lưu trữ Kỹ thuật số
Cambridge, Masachusetts - Thư viện Harvard đă công bố một dự án hợp tác với Trung tâm Tư liệu Phật giáo Tây Tạng (TBRC) để tải lên hơn 10 triệu trang văn học Phật giáo Tây Tạng vào Hệ thống Kho lưu trữ Kỹ thuật số của ḿnh – như một phương tiện để cung cấp một “nơi an toàn” cho kho lưu trữ của TBRC.
TBRC được thành lập vào năm 1999 bởi Gene Smith, với sự ủy quyền quét và lập danh mục cho bộ sưu tập cá nhân của ông, gồm hơn 12.000 tập từ kinh điển Phật giáo Tây Tạng mà ông đă nhận được từ những người tị nạn Tây Tạng chạy trốn khỏi bất ổn chính trị tại quê hương họ.
Các chuyên gia của Thư viện Harvard sẽ bắt đầu tải lên vào tháng 7 và dự kiến sẽ mất một năm để hoàn thành. Sau đó, bộ sưu tập này sẽ được cung cấp cho những người sử dụng Thư viên Harvard thông qua danh mục HOLLIS của thư viện. Dan Hazen, thủ thư phụ tá về việc phát triển bộ sưu tập, đă gọi quan hệ đối tác với TBRC để bảo tồn nền văn học Tây Tạng là một trong những “dự án chuẩn” của Thư viện Harvard.
(Buddha Dharma - June 13, 2014)
Bộ sưu tập kỹ thuật số kinh điển Phật giáo Tây Tạng của TBRC
Photos: Harvard Magazine
HÀN QUỐC: Blogger người Canada chia sẻ hiểu biết về Phật giáo Hàn quốc
Dale Quarringto người Canada, 36 tuổi, một giáo viên tiếng Anh tại Hàn quốc, cũng đóng góp vào việc truyền bá vẻ đẹp và kiến thức về Phật giáo Hàn quốc thông qua blog của ḿnh với tiêu đề “Những cuộc phiêu lưu Chùa chiền của Dale”.
Từ tháng 1-2011, Quarrington đă viếng hơn 190 ngôi chùa tại Hàn quốc – b́nh quân mỗi tháng 3 hoặc 4 chùa – và đă đăng lên những h́nh ảnh và b́nh luận.
“Tôn giáo, lịch sử, nghệ thuật Hàn quốc, tất cả những điều mà tôi say mê tại Hàn quốc, được cô đọng tại chùa chiền Hàn quốc”, Quarrington nói. “T́m hiểu về chùa Hàn quốc có nghĩa là t́m hiểu về lịch sử Hàn quốc”.
Sinh ra và lớn lên tại Canada, Quarrington trở nên quan tâm đén Phật giáo khi đang học trung học. “Tôi quan tâm đến tôn giáo từ khi c̣n nhỏ”, anh nói. “Ngôi chùa đầu tiên mà tôi t́nh cờ gặp là một ngôi chùa Hàn quốc tại Toronto”.
Quarrington nói rằng trong mắt một người ngoại quốc, sự cao thượng là phần lôi cuốn nhất của Phật giáo Hàn quốc.
“Phật giáo Hàn quốc khác với Phật giáo Đông bắc Á v́ nó bao gồm tất cả, không chỉ Phật giáo mà c̣n là tín ngưỡng thuật sĩ, Đạo giáo và Khổng giáo”.
(Buddhist Art News – June 2014)
Blogger người Canada Dale Quarrington
Photo: Korean Joong Ang Daily
PAKISTAN: Phát hiện g̣ đất Phật giáo cổ đại tại Islamabad
Islamabad, Pakistan – Một nhóm các nhà nghiên cứu đă phát hiện một g̣ đất cổ đại tại Khu E-11, nơi họ t́m thấy một mảnh gốm vỡ bằng đất nung có h́nh vẽ con ḅ, được cho là có niên đại từ thời Đồ đồng.
Được phát hiện trong công tác lập tài liệu của Nhóm Nghiên cứu Potohar (PRG) và trường Cao đẳng Nghệ thuật Quốc gia (NCA), g̣ đất này đang trong t́nh trạng không an toàn và cần được bảo quản.
Nó nằm ở cực bắc Khu E-11, cách những ngôi nhà và khu ổ chuột gần đó vài mét.
PRG t́m thấy h́nh vẽ con ḅ này trên một mảnh vỡ bằng đất nung trong khi thu thập trên bề mặt mà không đào xới ǵ.
Cong việc khai quật đă được tiến hành tại vùng lân cận Islamabad xưa kia và những tàn tích của một di tích Phật giáo đă được phục hồi từ Khu G-12. Tất cả những vật tạo tác này nằm trên một con đường cổ đại mà những đoàn lữ hành Phật giáo từng đi qua để đến Taxila.
Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng nhà chức trách sẽ tiến hành khai quật di tích và bảo vệ địa điểm di sản này khỏi bị cướp đoạt thêm. Họ đề nghị làm rào chắn để bảo vệ cho g̣ đất nói trên không bị xâm phạm nữa.
(The Tribune (Pakistan) – June 16, 2014)
Mảnh gốm bằng đắt nung được t́m thấy ở g̣ đất tại Khu E-11 ở Islamabad
Photo:Riazul Haq
HOA KỲ: Cuộc đời mới của nhà điêu khắc gỗ Tây Tạng tại thành phố Rochester
Rochester, New York - Xa quê hương Tây Tạng hàng ngh́n dặm, nhà điêu khắc gỗ Sampa Lhundup hiện đang đạt được danh tiếng tại thành phố Rochester và xa hơn thế nữa.
Đơn đặt hàng tác phẩm của ông đế từ Boston, San Francisco và những nơi khác. Lhundup, 41 tuổi, đă ở Rochester từ năm 2011 nhờ sự giúp đỡ của Trung tâm Phật giáo Liên Hoa của Rochester.
Vào năm 1997, sau khi trốn khỏi Tây Tạng để sống lưu vong tại Ấn Độ, Sampa Lhundup bắt đầu học nghề điêu khắc gỗ trong 6 năm. Ông đă sáng tác một số tác phẩm cho các tu viện, trong số đó có một tác phẩm điêu khắc dài 63 feet.
Cuôc sống tại Rochester đă ảnh hưởng đến ông; ông đă kết hợp những thiết kế và biểu tượng mới vào một số tác phẩm, tạo thành nghệ thuật Phật giáo, nghệ thuật với các biểu tượng từ tôn giáo khác, cộng với các tác phẩm không thuộc tôn giáo. Dụng cụ khắc gỗ của ông đồng hành cùng ông, bao gồm hơn 20 cái đục cùng với những cái vồ, dầu và các vật dụng cần thiết khác.
(buddhistartnews – June 17, 2014)
Nhà điêu khắc gỗ Sampa Lhundup đang tạo tác
Photos: Matt Wittmeyer
HOA KỲ: Lễ khánh thành ngôi chùa đỉnh vàng tại Raynham
Wat Nawamintararachutis, ngôi chùa Thái lớn nhất thế giới bên ngoài Thái Lan, đă chính thức khánh thành vào ngày 15-6-2014. Chùa tọa lạc tại 382 Đường Nam ở Đông Raynham, Massachusetts.
Chùa có 3 tầng, được xây để tôn vinh Nhà Vua Thái Lan, người được sinh ra tại khu Boston vào năm 1927.
Ngôi chùa tuyệt đẹp này có một gác chuông vàng cao 185 feet. Bên trong chùa có một trung tâm thiền định và một sân ngoài trời để cộng đồng tụ họp và cầu nguyện.
Hơn 500 tăng sĩ đă đến dự lễ khánh thành chùa kéo dài một tuần này. Ngoài ra c̣n có sự tham dự của các quan chức từ Thái Lan và những hội viên của cộng đồng Mỹ gốc Thái đến từ khắp đất nước Hoa Kỳ.
Ngôi chùa có kinh phí 60 triệu usd này được xây dựng với nguồn vốn huy động hoàn toàn thông qua cúng dường.
(Mahabhodi IP – June 18, 2014)
Chùa Wat Nawamintararachutis vừa được khánh thành vào tháng 6-2014 tại Raynham
Photo: NBC
TÍCH LAN: Lễ hội Poson của Phật giáo Tích Lan
Tại Tích Lan, 12 triệu Phật tử đă tổ chức lễ hội Poson vào ngày trăng tṛn 12-6-2014.
Poson là một sự kiện trọng đại thường niên theo Phật lịch Tích Lan để kỷ niệm sự du nhập của Phật giáo vào Tích Lan vào thể kỷ thứ 3 trước Công nguyên.
Tại thành phố cổ Anuradhapura, Lễ hội Poson 2014 được tổ chức với sự tham dự của tổng thống Mahinda Rajapaksa. Tổng thống tham gia một nghi lễ tôn trí xá lợi tại bảo tháp Sandagiri của Anuradhapura cũng như các lễ cúng dường vật phẩm tại cây Đại Bồ đề Sri. Để kỷ niệm sự kiện này, hơn 200 gian hàng thực phẩm miễn phí được thiết lập tại khu vực Anuradhapura. Những người hành hương và khách mời được chiêu đăi các bữa ăn, món tráng miệng, món ăn nhẹ và thức uống miễn phí suốt ngày trăng tṛn này.
Tương tự, các lễ hội Poson như vậy cũng được tổ chức tại hầu hết các thành phố lớn với sự tham dự của giới chức chính quyền.
(Buddhist Door – June 19, 2014)
Tổng thống Tích Lan tại các hoạt động lễ hội Poson
Photo: colombopage.com
ẤN ĐỘ: Bang Maharashtra lên kế hoạch cho hành tŕnh tâm linh Phật giáo
Hội đồng Cục Du lịch Maharashtra (MTDC) đă quyết định phục hồi di sản 2.600 năm tuổi bằng cách chuyển hóa một bảo tháp ở Nalasopara thành điểm xuất phát của một mạng mạch tâm linh.
MTDC đă chọn bảo tháp tại Nalasopara v́ tương truyền từ nơi này 2 người con của A Dục Vương đă ra đi để đến Tích Lan truyền bá đạo Phật. Sáng kiến này sẽ giúp thúc đẩy du lịch tâm linh Phật giáo tại bang.
Các sử gia và chuyên gia nghiên cứu về Phật giáo nói rằng Nalasopara từng là một trung tâm thương mại thịnh vượng ở tây Ấn, với những tuyến đường thương mại đến Trung Hoa, Nhật Bản, Tích Lan và nhiều nước khác. Theo truyền thuyết các bảo tháp được h́nh thành sau khi một nhà sư lập ra một Tịnh xá Phật giáo. Nơi này về sau được A Dục Vương chuyển thành một bảo tháp.
Từ Nalasopara, hành tŕnh tâm linh nói trên sẽ đi tiếp đến các điểm đến Phật giáo khác trước khi kết thúc tại Dikshabumi ở Nagpur.
(Buddhist Art News – June 22, 2014)
Di tích Phật giáo tại bang Maharashtra
Photo: DNA
NEPAL: Bà Aung San Suu Kyi viếng Lâm T́ Ni
Bà Aung San Suu Kyi, người đoạt giải Nobel Ḥa b́nh, đă nhận được sự chào đón nồng nhiệt tại Tịnh xá Dharmakirti ở Naghal, Kathmandu, khi bà đến thăm nơi này vào ngày 16-6-2014. Cách đây 40 năm, vào năm 1974, bà đă từng học giáo lư Phật giáo trong 9 tháng tại Tịnh xá này.
Suu Kyi đă viếng Lâm T́ Ni một ngày trước đó, ngày 15-6. Bà nói rằng ḿnh cảm thấy hạnh phúc vô bờ khi cuối cùng bà có thể viếng Lâm T́ ni sau rất nhiều chuyến thăm Napal. Bà đă chiêm bái và lễ Phật tại ngôi chùa Miến Điện ở Lâm T́ Ni.
Suu Kyi, người ủng hộ nền dân chủ cho miến Điện và thế giới, đă đến Nepal theo lời mời của Ban quản trị Đài kỷ niệm BP để đánh dấu lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Thủ tướng BP Koirala. Trong thời gian ở Nepal, bà đă hội kiến với Tổng thống, Thủ tướng và các lănh đạo các đảng phái chính trị khác nhau của Nepal.
(Buddhist Door – June 24, 2014)
Aung San Suu Kyi tại Kathmandu, Nepal
Photo: S,M, Shiiwakoti
NHẬT BẢN: Nhà nghỉ hữu nghị Nhật – Hàn trên đường hành hương Shikoku
Những nỗ lực xây dựng một nhà nghỉ tại Takase, Mitoyo (tỉnh Kagawa, Nhật Bản) dọc theo đường hành hương Phật giáo đang được tiến hành để kỷ niệm những mối quan hệ Nhật – Hàn.
Choi Sang-hee, một người Hàn quốc 38 tuổi, là người trở thành phụ nữ nước ngoài đầu tiên tại Nhật được chứng nhận như một hướng dẫn viên cho người hành hương, đă quyết định xây dựng một ṭa nhà để cám ơn ḷng tốt mà cô đă nhận được trong những chuyến đi của cô.
Được gọi là đường “henro’, mạng mạch hành hương này bao gồm 88 ngôi chùa Phật giáo xung quanh đảo Shikoku, là một trong những địa điểm tôn giáo nổi tiếng nhất tại Nhật Bản.
Cho Sang-hee nói rằng “nhà nghỉ hữu nghị Nhật – Hàn tại Takase” là cách để cô đền đáp lại những người đă mời cô trà và giúp đỡ cô trong các cuộc hành tŕnh. Cô đă hoàn thành tuyến hành hương này 4 lần.
Nhà nghỉ của Cho dự kiến sẽ được xây giữa điểm dừng thứ 70 (là chùa Motoyamaji) và 71 (là chùa Iyadaniji) ở Mitoyo, nơi có rất ít khu nghỉ ngơi.
Cô dự định trang trải 2 triệu yen cho việc xây dựng bằng những khoản tiền đóng góp, và hy vọng sẽ hoàn thành công tŕnh vào tháng 10.
(buddhistartnews – June 24, 2014)
Địa điểm (ṿng tṛn màu đỏ) để xây nhà nghỉ hữu nghị Nhật Bản – Nam Hàn theo kế hoạch
Photo: Asahi Shimbun
ẤN ĐỘ: 25 sự kiện thế giới để kỷ niệm “Năm của Đạt lai Lạt ma”
Chính phủ lưu vong Tây Tạng đă tuyên bố năm 2014 là “Năm của Đạt lai Lạt ma” để tôn vinh kỷ niệm 25 năm giải thưởng Nobel Ḥa b́nh của ngài.
Tashi Phuntsok, Bí thư Bộ Thông tin và Quan hệ Quốc tế của Chính quyền Trung ương Tây Tạng (có trụ sở tại Dharamsala, Ấn Độ), đă công bố các kế hoạch cho 25 sự kiện kỷ niệm của thế giới từ tháng 6 đến ngày 20 tháng 12, là ngày Đức Đạt lai Lạt ma nhận giải Nobel Ḥa b́nh vào năm 1989.
Các sự kiện này sẽ “bao gồm sinh nhật thứ 79 của Đức Đạt lai Lạt ma, Ngày Dân chủ Tây Tạng, và ngày sinh của Mahatma Gandhi”.
Bí thư Phuntsok nói thêm rằng “những sự kiện này được tổ chức hàng năm bởi chính phủ Tây Tạng lưu vong, nhưng năm nay sẽ được tổ chức ở qui mô rộng lớn hơn, với sự tham dự của nhiều khách mời hơn, trong số đó có những người đoạt giải Nobel Ḥa b́nh”.
(Buddha Dharma – June 24, 2014)
Đức Đạt lai Lạt ma nhận giải Nobel Ḥa b́nh vào năm 1989
Photo: Buddha Dharma
NAM HÀN: Seoul chấp thuận việc tổ chức sự kiện Phật giáo liên-Triều
Ngày 20-6-2014, Bộ Thống nhất của Nam Hàn cho biết nước này có kế hoạch phê duyệt sự kiện tôn giáo do các nhóm Phật giáo Nam và Bắc Hàn đồng tổ chức trên núi Kumgang của Bắc Hàn vào cuối tháng này.
Tông phái chính của Nam Hàn là Tào Khê cùng với hiệp hội Phật giáo Bắc Hàn đang vận động tổ chức sự kiện chung kỷ niệm 70 năm ngày mất của Han Yong-un vào ngày 29-6 trong một ngôi chùa trên núi Kumgang ở Bắc Hàn.
Han là một nhà cải cách và nhà thơ Triều Tiên nổi tiếng của thế kỷ 20, người đă đấu tranh cho nền độc lập của Triều Tiên chống lại tham vọng của đế quốc Nhật Bản muốn xâm chiếm bán đảo này.
Các nhóm Phật giáo từ 2 miền Nam, Bắc Hàn đang thực hiện những bước cần thiết để tổ chức sự kiện nói trên, bao gồm việc gởi lời mời chính thức của nhóm Bắc Hàn đến phía Nam Hàn.
(Mahabhodi IP – June 26, 2014)