TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI THÁNG 3.2011

 

SCOTLAND: Nhà cối kinh Tây Tạng tại Viện Bảo tàng Quốc gia Scotland

 

Sau khi được nâng cấp với chi phí 46,4 triệu bảng, Viện Bảo tàng Quốc gia Scotland chuẩn bị mở cửa lại. Viện sẽ có cuộc triển lăm lớn đầu tiên vào ngày 29-07 năm nay.

Nhà cối kinh Tây Tạng là một trong số 6.400 hiện vật mới hoặc chưa từng được xem trước đây. Nhà cối kinh bằng gỗ này được đặt làm đặc biệt, trang trí bằng các khuôn nhựa cây, màu và sơn mài màu nhũ vàng.

Nhà được tạo tác bởi các thợ thủ công Phật giáo Tây Tạng của Tu viện Phật giáo Kagyu Samye Ling tại Eskdalemuir (ở khu Dumfries và Galloway của Scotland). Tu viện này là trung tâm Phật giáo Tây Tạng lâu đời nhất và lớn nhất châu Âu. Đại sư Akong, người đồng sáng lập Tu viện Samye Ling đă được xin ư kiến về các hiện vật triển lăm Tây Tạng.

Cối kinh đóng một vai tṛ quan trọng trong Phật giáo Tây Tạng. Người hành hương vừa đi vừa quay những cối kinh nhỏ, và loại lớn hơn th́ được tôn trí tại các đền thờ. Ở giữa mỗi cối kinh có in lời kinh; theo tín ngưỡng Phật giáo Tây Tạng, lời kinh sẽ được chuyển vào không khí và truyền đi ḷng từ bi khi quay cối kinh.

(Buddhist Channel - March 1, 2011)

 

Description: coikinhtaytang

Nhà cối kinh Tây Tạng được đặt làm đặc biệt tại viện Bảo tàng Quốc gia của Scotland - Photo: Steve Cox

 

 

AFGHANISTAN: Có thể tái tạo tượng Phật khổng lồ Bamiyan

 

Ngày 28-02-2011, các nhà khoa học Đức nói rằng có thể tái tạo một trong 2 tượng Phật khổng lồ 1.500 năm tuổi, vốn bị Taliban phá hủy 10 năm trước tại miền trung Afghanistan.

Giáo sư Erwin Emmerling của trường Đại học Kỹ thuật Munich (Đức) nói rằng các nhà nghiên cứu đă nghiên cứu hàng trăm mảnh vỡ của các tượng Đại Phật bằng đá sa thạch đỏ tại tỉnh Bamiyan trước kia, và phát hiện rằng thời xưa chúng được sơn màu đỏ, trắng và xanh.

Ông Emmerling là giáo sư khoa phục chế và bảo tồn, đă tham quan di sản thế giới này của UNESCO khoảng 15 lần kể từ năm 2007. Ông nói rằng việc nghiên cứu cho thấy pho tượng nhỏ hơn (cao khoảng 38m) của 2 tượng có thể được tái tạo bằng những phần đă được thu hồi, mặc dù có những trở ngại về chính trị và thực tế phải vượt qua.

(Urban Dharma - March 1, 2011)

 

Description: bamiyanbuddha

Đồ họa qua nghiên cứu cho thấy màu sắc của 2 tượng Đại Phật Bamiyan xưa kia - Photo: Kate Melville, Scienceagogo.com

 

 

ẤN ĐỘ: Tượng Phật cổ tại Câu Thi Na (Kushinagar) ở trong t́nh trạng bảo dưỡng kém

 

Câu Thi Na, Ấn Độ - Chư tăng và khách hành hương tại Câu Thi Na, bang Uttar Pradesh, đă than phiền về việc kém bảo dưỡng pho tượng Đức Phật Thành đạo nổi tiếng, vốn được khai quật bởi Công ty Đông Ấn của Anh vào giữa thế kỷ 19.

Tượng hiện nay có một số vết nứt, lớp sơn đă bị tróc, và nhiều phần khác đă bị hư hỏng.

Giới hữu trách của ngôi đền lo ngại rằng pho tượng bằng đá sa thạch đỏ 1.500 năm tuổi này có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.

Một số khách tham quan nước ngoài đă than phiền về sự quản lư kém trong việc ngăn chặn du khách sờ và xâm phạm các hiện vật bên trong Đền Niết Bàn.

Du khách người Canada là Geoffery nói, "Phật tử từ nhiều nước sẽ rất khó chịu khi nh́n những vết nứt nơi pho tượng và t́nh trạng của bảo tháp".

Câu Thi Na tương truyền là nơi Đức Phật thành đạo.

(ANI - March 3, 2011)

 

 

MĂ LAI: Trụ sở mới của Hội Phật giáo Mă Lai

 

Hơn 500 tín đồ Phật giáo gần đây đă đến xem ṭa nhà mới của Hội Phật giáo Mă Lai tại Taman Impian Emas, Johor Baru.

Đại diện của các nhóm Phật giáo khác nhau đă tham dự buổi khai trương thân mật này.

Khách mời được xem múa lân và âm  nhạc do dàn nhạc Hoa Nam tŕnh diễn, sau đó mọi người dùng bữa ăn chay.

Được hoàn thành sau 5 năm, ṭa nhà mới sẽ thay thế trụ sở cũ tại Jalan Abdulla Taib.

Tony Tee Lian, trưởng pḥng phúc lợi và cúng dường của Hội, nói rằng ṭa nhà 2 tầng này sẽ chính thức mở cửa vào tháng 11, và dự kiến khoảng 30 tăng sĩ từ các bang sẽ tham dự lễ khánh thành.

"Ṭa nhà mới này là kết quả của việc cúng dường rộng răi từ các tín đồ," ông Tee nói. "Phần lớn các quỹ được thu trong Ngày Phật Đản".

(New Strait Times - March 4, 2011)

 

Description: hoichaymalai

Phật tử tự phục vụ tại bữa ăn chay nhân ngày khai trương trụ sở mới của Hội Phật giáo Mă Lai -Photo: Shenton Thomas De Silva

 

 

NHẬT BẢN: Giải thưởng Ḥa b́nh Niwano được trao cho nhà lănh đạo Phật giáo Thái Lan

 

Tokyo, Nhật Bản - Trụ sở Quỹ Ḥa b́nh Niwano tại Tokyo đă công bố sẽ trao Giải Ḥa b́nh 2011 cho ông Sulak Sivaraksa, một nhà lănh đạo Phật giáo Thái Lan.

Lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 19-05 tại Tokyo. Ngoài giấy chứng nhận giải thưởng, ông Sulak sẽ nhận huy chương và 20 triệu yen (242.743 usd). Quỹ Ḥa b́nh Niwano nói rằng ông Sulak là "một nhà lănh đạo Phật giáo nổi bật và đa dạng, có hoạt động v́ ḥa b́nh được minh chứng bằng sự can đảm, quyết tâm, trí tưởng tượng và nguồn cảm hứng bất tận về những nguyên tắc cốt lơi của tín ngưỡng Phật giáo của ông".

Theo Quỹ Ḥa b́nh Niwano, ông Sulak đă trải qua một đời phục vụ cống hiến và sự tận tụy không mệt mỏi, đem lại nét mới cho giáo lư Phật giáo cổ về bất bạo động và về ḥa b́nh và công lư. Cuộc vận động cho môi trường của ông là một lư do quan trọng khác để tôn vinh ông.

Giải Ḥa b́nh Niwano được trao hàng năm cho một người c̣n sống hoặc một tổ chức đang có đóng góp quan trọng cho ḥa b́nh thế giới qua việc thúc đẩy sự hợp tác liên tôn giáo.

Giải được đặt theo tên của Nikkyo Niwano, nhà sáng lập và là chủ tịch đầu tiên của Rissho Kosei-kai, một tổ chức Phật giáo thế tục quốc tế có trụ sở tại Tokyo, vốn xem ḥa b́nh là mục tiêu của Phật giáo.

(The Christian Century - March 5, 2011)

 

 

Description: Sulak_Sivaraksa

Ông Sulak Sivaraksa, học giả, nhà hoạt động cho môi trường và ḥa b́nh, sáng lập tổ chức International Network of Engaged Buddhists – Photo: norfolkchurch

 

 

NEPAL: Trung tâm Thế giới v́ Ḥa b́nh và Đoàn kết Lâm T́ Ni sẽ khánh thành vào tháng 4-2011

 

Lâm T́ Ni, Nepal - Lễ khánh thành Lumbini Udyama Mahachaitya - Trung tâm Thế giới v́ Ḥa b́nh và Đoàn kết sẽ diễn ra vào ngày 04-4-2011.

Đây là tổ hợp đền thờ và thiền đường mới nhất và lớn nhất được xây tại Lâm T́ Ni, Di sản Thế giới UNESCO.

Công tŕnh rộng 48.600 feet vuông này cũng là đền thờ Phật giáo hiện đại đầu tiên được xây dựng như một "tu viện sinh thái", có thiết kế cách âm cách nhiệt đặc biệt, và có các tấm nhật năng diện tích lớn dùng để tạo điện cho toàn thể công tŕnh.

Đây sẽ là ṭa nhà thân thiện với sinh thái nhất trong khu tu viện ở Lâm T́ Ni.

Tổ hợp công tŕnh này c̣n có một hệ thống chống động đất giúp ṭa nhà chống các rung động mạnh 7,7 độ Richter.

(PR Newswire - March 9, 2011)

Description: lumbini plan1Description: lumbini%20plan2

Bản vẽ mặt tiền và mặt bằng của tu viện sinh thái - Trung tâm Thế giới v́ Ḥa b́nh và Đoàn kết Lâm T́ Ni - Nguồn h́nh: LumbiniWorld.org & United Trungram Buddhist Fellowship

 

 

ẤN ĐỘ - Du lịch vùng đất Phật với tàu Tốc hành Mahaparinirvan (Đại Bát Niết bàn)

 

Ngành du lịch ở Ấn Độ được đẩy mạnh nhờ ngân sách mới của ngành Đường sắt Ấn Độ: Tổng công ty Trách nhiệm Hữu hạn Dịch vụ Ăn uống và Du lịch Hỏa xa Ấn Độ đă đưa nhiều tàu hỏa đến các vùng miền khác nhau của đất nước.

Điều này đang thu hút mọi người từ khắp thế giới, cũng như việc đi lại bằng xe lửa tạo cho việc du lịch được dễ dàng đối với du khách.

Bây giờ việc đến đất Phật dễ dàng hơn nhờ có tàu Tốc hành Mahaparinirvan, một tàu hỏa duy nhất có bữa ăn trưa đặc biệt dành cho Du lịch Phật giáo. Tàu đang sử dụng các toa có đầy đủ tiện nghi sang trọng như bất cứ các tàu hạng sang khác tại Ấn Độ.

Hành tŕnh 7 đêm/ 8 ngày của tàu Tốc hành Mahaparinirvan với tour du lịch tâm linh sẽ đưa khách tới những địa điểm liên quan đến Phật giáo, có nguồn gốc cách đây trên 2.500 năm.

(Online PR News - March 9, 2011)

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố rời khỏi vai tṛ lănh đạo chính trị

 

Dharamsala, Ấn Độ - Ngày 10-3-2011, Đức Đạt Lai Lạt Ma thông báo rằng ngài chuẩn bị thôi giữ vai tṛ lănh đạo chính trị của chính phủ Tây Tạng lưu vong.

"Từ thập niên 1960, tôi đă nhiều lần nhấn mạnh rằng người Tây Tạng cần một nhà lănh đạo được bầu cử tự do bởi nhân dân Tây Tạng, để tôi có thể trao quyền", Đức Đạt Lai Lạt Ma nói trong một bài phát biểu được soạn. "Bây giờ, rơ ràng chúng ta đă đến thời điểm thực hiện điều này."

Đức Đạt Lai Lạt Ma từ lâu đă tự xem ḿnh là "bán-từ-chức" vai tṛ lănh đạo chính trị, với việc một thủ tướng đă được bầu lên tại thành phố Dharamsala ở nam Ấn Độ. Phần ngài th́ vẫn giữ vai tṛ nhà lănh đạo tinh thần của Tây Tạng.

(Reuters - March 10, 2011)

 

Description: dalailama tuchuc

Đức Đạt Lai Lạt Ma - Photo: AFP

 

 

ẤN ĐỘ: Chư tăng cầu nguyện cho nạn nhân sóng thần tại Nhật Bản

 

Ngày 09-3-2011, chư tăng khắp bang Uttar Pradesh đă tổ chức cầu nguyện cho nạn nhân của trận động đất kèm sóng thần tại đông bắc Nhật Bản.

Các tăng sĩ tại thành phố Gorakhpur của bang này cũng cầu nguyện cho những người sống sót. Trưởng ban tăng sĩ là Gyaneswar nói, "Chúng tôi rất đau buồn khi nghe tin về trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản. Chúng tôi đang cầu nguyện hàng ngày cho sự b́nh yên và ổn định của người dân ở đó. Chúng tôi cầu nguyện rằng mọi người được sống an lành và nỗi đau của những người sống sót được vơi đi".

Đây là trận động đất mạnh thứ năm trên thế giới trong một trăm năm qua, làm ít nhất trên 1.000 người thiệt mạng.

(ANI - March 12, 2011) 

 

 

NHẬT BẢN: Giải thưởng Phật giáo Nhật Bản trao tặng Tiến sĩ người Tích Lan

 

Tiến sĩ A.T. Ariyaratne đă được Hội Phật giáo Nhật Bản chọn để nhận Giải thưởng Văn hóa lần thứ 45 về Phát huy Phật giáo trên thế giới. Tiến sĩ Ariyaratne là người Tích Lan thứ nh́ được nhận giải thưởng uy tín này.

Với cuộc đấu tranh liên tục và kiên định trong hơn 50 năm qua Phong trào Sarvodaya, Tiến sĩ Ariyaratne đă chứng minh cụ thể với thế giới qua hành động, các cuộc diễn thuyết và bài viết rằng giáo lư Phật giáo có thể được ứng dụng hiệu quả trong thời hiện đại.

Ông đă cho thấy lời Phật dạy có thể được dùng để xây dựng các hệ thống dân bản, bất bạo động, xă hội, kinh tế và chính trị trên toàn thế giới.

Lễ trao giải sẽ được tổ chức tại Tokyo vào ngày 17-03-2011. Tiến sĩ Ariyaratne đă thông báo rằng cùng với sự đóng góp của thân nhân và bạn bè, toàn bộ giải thưởng bằng tiền mặt của ông sẽ được dùng để xây dựng một nhà nghỉ cho khách hành hương và một bảo tháp tại Tịnh xá Purana Palliyagodella - tọa lạc bên cạnh Trụ sở của Sarvodaya ở thành phố Moratuwa (Tích Lan).

(Sunday Observer - March 13, 2011)

 

Description: Ariyaratne lecture

Tiến sĩ A.T. Ariyaratne

 

 

PAKISTAN: Phái đoàn của Hội Các Nền Văn Minh Châu Á viếng di tích Phật giáo Takht Bhai

 

Mardan, Pakistan - Một phái đoàn của Hội Các Nền Văn minh Châu Á đă tham quan các di tích tôn giáo và lịch sử Phật giáo tại Takht Bhai và Trung tâm Nghiên cứu Gandhara của trường Đại học Abdul Wali Khan ở Mardan vào ngày 21-3-2011.

Phái đoàn gồm 2 tăng sĩ và 7 học giả Phật giáo đến từ Thái Lan. Họ được chào đón nồng nhiệt bởi Phó Viện trưởng danh dự là Giáo sư Ihsan Ali và các viên chức khác của trường đại học.

Phái đoàn cùng các viên chức của trường đă thám quan các di tích lịch sử và tôn giáo của Phật giáo tại Takht Bhai, nơi nổi tiếng với tên gọi Takht Bhai Kandarat.

Các nhà sư và đồng sự của họ đă cầu nguyện tại Takht Bhai Kandarat và sau đó viếng những khu vực khác nhau của di tích lịch sử Phật giáo này.

(Buddhist Channel - March 23, 2011)

 

Di tích lịch sử Phật giáo Takht Bhai (Pakistan) - Photo: google.com

 

 

TRUNG QUỐC: Lau sạch bụi các tượng La hán tại chùa Bạch Mă

 

Ngày 23-3-2011, lần đầu tiên trong 30 năm, 18 tượng La hán tại chùa Bạch Mă ở Lạc Dương (tỉnh Hà Nam, Trung quốc) được lau sạch bụi. Các tượng Thập bát La hán này là bảo vật quốc gia, có niên đại từ thời nhà Nguyên (1271 - 1368 sau Công nguyên). Theo Phật giáo, La hán là người đă đạt được niết bàn qua tu tập tinh thần.

(China Daily - March 24, 2011) Photos: CFP

 

Ảnh 1: Các nhà sư đạt một tương La hán về lại vị trí sau khi lau bụi

 

Ảnh 2: Một tượng La hán tôn trí tại chùa Bạch Mă ở Lạc Dương, Hà Nam (Trung quốc)

 

 

Ảnh 3: Các nhà sư và tín đồ nh́n các tượng La hán vừa được lau bụi tại chùa Bạch Mă ở Lạc Dương

 

 

 

 

HÀN QUỐC: Khánh thành trường Phật giáo Hàn quốc

 

Seoul,Hàn quốc - Trường Phật giáo Giáo phái Tào Khê (Jogye) về Nghiên cứu Quốc tế, trường đầu tiên thuộc loại này ở Hàn quốc, đă khánh thành vào ngày 25-3-2011 tại chùa Hwaunsa ở tỉnh Gyeonggi.

Trường đào tạo 2 năm đặc biệt này nhằm mục đích truyền bá Phật giáo truyền thống Hàn quốc đến với thế giới bằng việc bồi dưỡng các kỹ năng song ngữ cho các tu sĩ chuyên ngành. Đây là điều cần thiết khi thuyết giảng giáo lư Phật giáo Hàn quốc cho người ngoại quốc.

Nhà trường tổ chức một loạt các khóa học, từ giáo lư và thực hành Phật giáo căn bản đến tiếng Anh kỹ thuật.

Có 9 t́ kheo ni theo học tại ngôi trường mới mở này. Họ khác nhau về tuổi tác và kinh nghiệm, nhưng có cùng một mục đích là giải thoát mọi người trên toàn cầu khỏi đau khổ bằng việc giác ngộ họ thông qua Phật giáo Hàn quốc.

(Arirang - March 25, 2011)

 

 

ẤN ĐỘ: Di tích Phật giáo tại thị trấn Midnapore ở bang Tây Bengal

 

Các nhà khảo cổ học từ trường Đại học Calcutta đă khai quật các di tích tại Moghalmari ở vùng tây Midnapore, cho thấy sự hiện diện mạnh mẽ của Phật giáo tại bang Tây Bengal từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 12.

Trong các cuộc khai quật tại làng Moghalmari của khu Dantan, cách Koltaka 180 km, đội khảo cổ đă phát hiện các chi tiết cấu trúc của một tu viện, một đầu người bằng vữa (có thể là của Đức Phâtj) và một dấu khắc. Chữ Phạn trên dấu khắc có niên đại từ thế kỷ thứ 7 đến thứ 8, đă được xác định là bài Dharmaparyay, một bài đạo ca giới thiệu sơ lược những lời dạy của Đức Phật về triết học.

Các nhà khảo cổ, do khoa trưởng Khảo cổ học của trường Đại học Calcutta là Asok Datta dẫn đầu, cũng t́m được những bảng tạ lễ bằng đất nung có minh họa h́nh ảnh chư Phật.

(Indiaexpress.com - March 28)

 

 

NEPAL: Hội thảo về Thực hành Phật giáo và Đổi mới Đa nguyên

 

Kathmandu, Nepal - 50 đại biểu gồm chư tăng, các học giả và các nhà nghiên cứu từ Nepal, Ấn Độ, Thái Lan, Nam Hàn, Miến Điện, Nhật Bản, Tích Lan và Bhutan đă tham dự cuộc hội thảo 3 ngày (bắt đầu từ 27-3-2011) tại Kathmandu. Hội thảo có chủ đề "Thực hành Phật giáo và Đổi mới Đa nguyên".

Tổng thống Nepal Ram Baran Yadav phát biểu vào ngày khai mạc rằng lời Phật dạy rất thích ứng trong thế giới ngày nay. Ông đề xuất rằng đất nước ông cần hướng về các giáo lư này để đạt được ḥa b́nh bền vững và hiến pháp dân chủ.

Ông nói Nepal có thể học được nhiều điều tốt đẹp từ những lời dạy của Đức Phật Tổ.

Các diễn giả tại hội thảo công nhận rằng thông điệp của t́nh thương yêu, thiện chí, ḥa b́nh và bất bạo động do Đức Phật thuyết giảng vẫn thich ứng cho nền ḥa b́nh tại Nepal và trên thế giới.

(PTI - March 27, 2011)