TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

THÁNG 10.2010

 

Úc Đại Lợi: Công tŕnh xây dựng ngôi đền Phật giáo tại Sellicks Hill được địa phương ủng hộ

Các kế hoạch xây ngôi đền Phật giáo tại Sellicks Hill (ở thành phố Adelaide, bang Nam Úc) đă được ngành du lịch và các nhóm cộng đồng địa phương ủng hộ. Họ nói nó sẽ thu hút cư dân từ khắp thế giới.
Báo cáo về công tŕnh xây dựng Đền Nam Hải Phổ Đà rộng 55 hecta trên đường Catus Canyon này đă được công bố vào đầu tháng 10-2010, nêu chi tiết tác động về văn hoá, môi trường và kinh tế của dự án.
Công tŕnh sẽ gồm một ngôi chùa cao 35 m, một tượng Phật bằng đồng cao 18 m, một ngôi đền và các khu vườn Trung quốc.
Phát ngôn viên Lee Chew của Hội Nam Hải Phổ Đà Tự của Úc Đại Lợi nói rằng ngôi đền sẽ là một tài sản cộng đồng và được sử dụng cho các mục đích giáo dục, du lịch, xă hội và tôn giáo.
Ông Chew nói, "Nó sẽ là một trung tâm giáo dục, nơi trẻ em và người lớn có thể đến học về văn hoá Trung quốc và thực hành Phật giáo. Nó sẽ là một điểm thu hút du lịch và là một sự bổ sung cho vùng làm rượu vang Mc Laren Vale ở gần đó".
(Southern Times Messenger - October 5, 2010)

Lee

Ông Lee Chew và vợ tại địa điểm sẽ xây Nam Hải Phổ Đà Tự ở Sellicks Hill, thành phố Adelaide (Úc Đại Lợi)  Photo: Stephen Laffer

 

HOA KỲ: Chuyến thăm Nam Florida vào cuối tháng 10 của Đức Đạt Lai Lạt Ma


Những chi tiết mới về chuyến thăm Nam Florida của Đức Đạt Lai Lạt Ma vào cuối tháng 10 này đă được thông báo:
Sáng ngày 26-10 tại Đền Do Thái Emanu-El trên Băi biển Miami, Ngài sẽ thuyết giảng về "Tầm quan trọng của các Tôn giáo Thế giới". Sự kiện này chỉ dành cho khách mời, và vé được phân phối qua các tổ chức tài trợ - bao gồm ngôi đền Emanu-El, trường Đại học Quốc tế Florida, trường Đại học Florida Memorial và trường Đại học Miami. Buổi thuyết giảng có sự tham gia của các vị đại diện của Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Đạo giáo và đạo Jain.
Vào chiều ngày 26-10, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ thuyết tŕnh về "Đi t́m Hạnh phúc trong Thời đại đầy thử thách" tại Trung tâm Bank United ở Coral Gables. Sự kiện này dành cho sinh viên, giảng viên và nhân viên và khách mời của trường Đại học Miami.
(Miami Herald.com - October 7, 2010)

 

MĂ LAI: Khoá học về Phật Vi diệu pháp (Buddha Abhidhamma)

Kuching, Sarawak - Một khoá học 10 ngày về "Bản chất của Đức Phật" sẽ được tổ chức tại Trung tâm Phật Pháp Vi Thệ Da ở khu Kuching (thành phố cảng Sarawak, Mă Lai).
Khoá học ngắn này là lư tưởng đối với các tín đồ Phật giáo, v́ họ sẽ đạt được tuệ trí về các nguyên tắc và luật lệ của tự nhiên vốn giải thích đầy đủ mọi hiện tượng thể chất và tinh thần trên đời.
Giảng viên của khoá học này là Tiến sĩ Mehm Tin Mon, một cựu Giáo sư Hoá học đến từ Miến Điện.
Tiến sĩ Tin Mon có kiến thức uyên thâm về giáo lư của Đức Phật, v́ vậy việc đem lời dạy sâu sắc của Phật Vi diệu pháp đến với các tín đồ là một nhiệm vụ dễ dàng đối với ông.
Thực tế ông đă từng thực hiện khoá học Vi diệu pháp trong nhiều năm tại vùng này, bao gồm cả Mă Lai và Tân Gia Ba.
Ông là tác giả của trên 30 cuốn sách về giáo dục và Phật giáo, và được bbổ nhiệm làm cố vần của Bộ Tôn giáo Miến Điện từ ngày 01-8- 1993 đến nay.
(Urban Dharma - October 8, 2010)


ẤN ĐỘ: Khai quật tượng Phật 1.800 năm tuổi

Hyderabad, Ấn Độ - Sở Khảo cổ bang Hyderabad đă t́m thấy một tượng Đức Phật Tổ bằng đá vôi có niên đại ít nhất là 1.800 năm. "Đây là một phát hiện t́nh cờ," trưởng khoa khảo cổ và bảo tàng là Giáo sư P.Chenna Reddy nói.
Pho tượng đá vôi này thuộc thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, được t́m thấy khi những người lao động đang cày các cánh đồng tại làng Chada ở Atmakur, huyện Nalgonda. Ngoài pho tượng, người ta c̣n khai quật được những bức điêu khắc Phật giáo và một số viên gạch lớn.
Giáo sư Reddy nói rằng các phát hiện này cho thấy sự tồn tại của một di tích Phật giáo mới tại vùng Telangana. Đây là bằng chứng thêm vào cho nhóm di tích Phật giáo ở quận Nalgonda - tất cả đều toạ lạc trên 2 bờ sông Bikkeru. Quận Nalgonda cũng gắn liền với các di tích Phật giáo nổi tiếng ở bờ phía đông như Yeleswaram và Nagarjunakonda.
(Deccan Chronicle - October 8, 2010)

buddha 1800

Tượng Phật 1.800 năm tuổi được khai quật tại Nalgonda, Ấn Độ - Photo: Deccan Chronicle


NHẬT BẢN: Thành phố Nara mừng kỷ niệm 1.300 năm

Ngày 08-10-2010, thành phố Nara đă mừng lễ kỷ niệm 1.300 năm với sự hiện diện của Nhật hoàng Akihito, Công chúa Michiko và khoảng 1.700 khách mời, gồm cả đại diện của gần 50 chính phủ ngoại quốc. Lễ được tổ chức bên ngoài cung điện Daigokuden ở di tích cố đô Heijo-Kyo (nay là thành phố Nara), cách thủ đô Tokyo 380 km về phía tây.
Như du khách có thể thấy trên khắp thành phố, Nara đă đóng một vai tṛ quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo - vốn được hoàng đế thời đó là Shomu sùng bái. Tại trung tâm thành phố có Tượng Phật Lớn của Nara, được tôn trí vào năm 752 trong khuôn viên của ngôi đền Todaiji.
Nhân lễ kỷ niệm năm thứ 1.300, các quan chức chính quyền địa phương và các trưởng ngành kinh doanh đă nhiệt t́nh quảng bá h́nh ảnh của thành phố Nara để thu hút thêm du khách.
(Deutsche Presse-Agentur - October 8, 2010)

todaij

Tượng Phật Lớn ở Đền Todaiji, thành phố Nara (Nhật Bản) - Photo; Wikipedia

 

TRUNG QUỐC: Phục hồi ngôi đền Phật giáo tại khu vườn hoàng gia 

Bắc Kinh, Trung quốc - Một ngôi đền Phật giáo - là tổ hợp xây dựng cổ duy nhất c̣n lại tại Cổ Hạ Cung (c̣n gọi là Viên Minh Viên hoặc Ngự Viên) của Bắc Kinh - đă được phục hồi và sẽ mở cửa cho khách tham quan trước cuối năm nay.

Đền Zheng Jue này được xây vào năm 1773, làm nơi thờ phụng chính của các vị hoàng đế nhà Măn Thanh (1644 - 1911).

Nó bị hư hại nghiêm trọng vào năm 1860, khi quân Anh và Pháp cướp phá Viên Minh Viên.

Việc phục hồi ngôi đền bắt đầu vào năm 2002, với chi phí khoảng 45 triệu Nhân dân tệ. Công tŕnh kiến trúc này chiếm gần 27.000 mét vuông.

(Xinhua - October 9, 2010)

 

Đ́nh Wen Shu được xây lại của đền Zheng Jue - Photo: Xinhua 

 

HÀN QUỐC: Viện Bảo tàng Quốc gia triển lăm các kiệt tác của hội hoạ Phật giáo Cao Ly 

Nhân lễ kỷ niệm năm thứ 5 dời đến Yongsan, Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn quốc tổ chức cuộc triển lăm đặc biệt về tranh Phật giáo Cao Ly. Sự kiện này diễn ra tại Pḥng Triển Lăm đặc biệt của Viện, từ ngày 12-10 đến 21-11-2010.

Có tổng cộng 61 (trong số khoảng 160 tranh Phật giáo Cao Ly trên khắp thế giới) được trưng bày, bao gồm 27 tranh từ Nhật Bản, 10 tranh từ Hoa Kỳ, 5 từ châu Âu và 14 từ Hàn quốc.

Ngoài ra c̣n có 20 tranh Phật giáo thời Nam Tống và triều Nguyên của Trung quốc và thời Kamakura của Nhật, giúp khách tham quan hiểu được các xu hướng đương thời trong hội hoạ Phật giáo Đông Á.

Cuộc triển lăm cũng trưng bày 5 tranh Phật giáo từ thời đầu Joseon, cùng với 22 tác phẩm điêu khắc và thủ công kim loại về Phật giáo từ thời Cao Ly.

Có 44 viện bảo tàng đă cho mượn những tranh mà họ lưu giữ, bao gồm các viện tại Hàn quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp, Đức và Nga.

(Korea,net - October 11, 2010)

 

 Một số kiệt tác của hội hoạ Phật giáo được triển lăm tại Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn quốc - từ trái sang phải:

1/ Tranh Đức Quán Thế Âm Bồ Tát  (từ Nhật Bản)

2/ Tranh Đức Quán Thế Âm Bồ Tát (từ Nhật Bản)

3/ Tranh Đức Phật Di Đà (từ Hàn quốc) 

 

TÍCH LAN: Lễ kỷ niệm năm thứ 200 của Đại Tịnh xá Rankoth 

Panadura, Tích Lan - Ngày 10-10-2010, tại lễ kỷ niệm 200 năm của Đại Tịnh xá Rankoth ở Panadura, Tổng thống Mahinda Rajapaksa nói rằng đất nước Tích Lan gặp phải thử thách lớn nhất của việc bảo vệ các giá trị văn hoá và đạo đức khi đối mặt với nền văn hoá và các quan điểm của phương Tây đang thấm vào xă hội.

Ông nói Phật giáo Nguyên thủy được bảo vệ và phát huy bởi các thành viên của Đại Tăng già trong suốt lịch sử 2.500 năm là món quà lớn nhất mà Tích Lan có thể tặng cho thế giới.

Đại Tịnh xá Rankoth ở Panadura được thành lập vào ngày 10-10-1810 để truyền bá Phật giáo và Phật học trong nước.

Trong phần phát biểu của ḿnh, Tổng thống Mahinda đă ca ngợi Tịnh xá Rankoth về những cống hiến sâu sắc cho Phật tử và đất nước nói chung. Ông nói rằng xă hội trải qua những thảm kịch khác nhau qua thời gian, và một khi xă hội bị đe doạ th́ Đại Tăng già lại dấn thân để cứu lấy nhân dân.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao là Giáo sư G.L Peries - người từng học đạo pháp và giáo dục Sinhala tại Tịnh xá Rankoth - đă thuyết minh về những cách mà tịnh xá đă hướng đến trong việc phát huy Phật giáo trong nước và thế giới.

(Lanka Daily News - October 11, 2010)   

 

ẤN ĐỘ: Từ điển Phật giáo mới gồm 3 ngôn ngữ 

Pune, Maharashtra - Một dự án độc đáo về từ điển tam ngữ đang được thực hiện tại trường Đại học Pune, để giúp các nhà nghiên cứu có thể t́m hiểu về văn học và triết học Phật giáo.

Dự án nhằm biên soạn cuốn từ điển bao gồm thuật ngữ Phật giáo bằng tiếng Pali, Phạn và Tây Tạng với nghĩa tiếng Anh, được tài trợ bởi Ủy ban Tài trợ Đại học (UGC) phối hợp với trường Đại học Tây Tạng ở Sarnath (bang Uttar Pradesh, Ấn Độ ).

Tiến sĩ Mahesh Deokar, Trưởng khoa Pali của trường Đại học Pune, là người phụ trách dự án và là nhà đầu tư chính, nói rằng công tŕnh này là dự án nghiên cứu quan trọng của UGC. Nó rất cần thiết cho những người nghiên cứu triết học Phật giáo trên khắp thế giới.

Ông nói hiện nay chỉ có các từ điển song ngữ gồm Pali - Phạn, Pali - Tây Tạng hoặc Phạn - Tây Tạng. Cần có một công tŕnh đáng tin cậy với tiếng Pali làm cơ sở, kèm theo là các từ tương đương bằng tiếng Phạn và Tây Tạng - v́ chỉ chỉ một ngôn ngữ thôi th́ không đủ cho việc nghiên cứu sâu về triết học Phật giáo.

Dự án từ điển tam ngữ này được dự kiến sẽ hoàn thành vào giữa năm 2011.

(News.outlookindia.com - October 16, 2010)  

 

HOA KỲ:  Đức Đạt Lai Lạt Ma thăm trường Đại học Emory 

Atlanta, Georgia - Sáng ngày 17-10-2010, những người hâm mộ và tín đồ bắt đầu xếp hàng trước khi Đức đạt Lai Lạt Ma thuyết pháp về ḷng từ bi tại trường Đại học Emory. Đây là ngày đầu tiên của chuyến thăm 3 ngày của Ngài tại nơi này.

Vị lănh đạo tinh thần Tây Tạng đă nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ đám đông khoảng 3.000 người bên trong Trung tâm Thể dục Woodruff, vốn đă được trang trí lại giống với một tu viện Tây Tạng.

Tại một cuộc họp báo, Hiệu trưởng trường Đại học Emory là James Wagner đă tặng Đức Đạt Lai Lạt Ma các sách giáo khoa khoa học mới, như một phần của quan hệ đối tác 3 năm gọi là Sáng kiến Khoa học Emory - Tây Tạng.

"Tại các tu viện của chúng tôi, những bài học về khoa học hiện đại phải được đưa vào chương tŕnh giảng dạy," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói.

Và đáp lại, chương tŕnh giảng dạy của trường Đại  học Emory bao gồm cả nghiên cứu về Phật giáo và thiền hành.

Vào ngày 18-18, Đức Đạt Lai Lạt Ma chủ tŕ một hội nghị quốc tế về thiền từ bi.

(Urban Dharma - October 17, 2010) 

 

 

 

BHUTAN: Những tu viện kiên cố của Phật giáo Đại Thừa

 

Tại vương quốc Bhutan nhỏ bé ở vùng Hi Mă Lạp Sơn, cảnh quan được tô điểm với những tu viện kiêm pháo đài (dzongs) toạ lạc trên các đỉnh đồi, mũi núi hoặc bờ sông có tính chiến lược.

Các tu viện kiên cố này có tường pḥng vệ hướng vào trong, mái màu đỏ và nhũ vàng lấp lánh trong ánh nắng.

Phần trên của chiếc cổng duy nhất và vững chắc của mỗi tu viện-pháo đài có những cửa sổ nhỏ.

Nhiều pháo đài kiêm tu viện như vậy đă được xây vào thế kỷ 17. Ngày nay, chúng tiếp tục phản ảnh sức mạnh kép của tôn giáo và nhà nước tại Bhutan. Bên trong là một mê cung đa sắc gồm đền thờ và sân, pḥng trưng bày, nơi cư trú của chư tăng và các cơ quan dân sự.

Tôn giáo chính của Bhutan là Phật giáo Đại Thừa mật tông. Trong các tu viện-pháo đài của họ có ảnh, tượng Đức Phật và các tôn sư Tây Tạng và chư thần.

(Suite 101- October 17, 2010)

 

Tu viện-pháo đài Trashigang (Bhutan) - Photo: Suite 101

 

 

PAKISTAN: Bảo quản các hang động Phật giáo 2.400 năm tuổi tại thủ đô Islamabad

 

Chính phủ Pakistan đă quyết định bảo tồn vẻ đẹp của thủ đô bằng cách phê duyệt một dự án để bảo vệ các hang động có niên đại 2.400 năm.

Di tích của thời đại Phật giáo hơn 2.400 năm tuổi đang nằm yên trong vùng đồi Margalla (tây bắc thủ đô Islamabad) cho thấy những tranh Phật trên các vách hang.

Địa điểm có các di tích của thời đại Phật giáo này cần sớm có được sự quan tâm của Bộ Khảo cổ và Bảo tàng.

Ông Elahi, Chủ tịch Ban Chuyên trách Phát triển Thủ đô (CDA) cho biết họ đă chấp thuận một dự án bảo tồn di tích khảo cổ này. Ông đă tham quan và thấy được giá trị của các hang động.

Theo kế hoạch th́ chỉ có các công tŕnh kiến trúc nhẹ sẽ được cho phép xây dựng, để tránh làm hỏng thêm vẻ đẹp của nó.

CDA cũng đă dành thêm đất trong môi trường chung quanh di tích này.

Vào quư đầu năm 2011 di tích sẽ được mở cửa cho du khách.

(Xinhua - October 18, 2010)

 

 

HOA KỲ: Ngôi chùa thực hiện lễ cầu nguyện liên tục từ 25 năm qua

 

Liên tục từ một phần tư thế kỷ qua, các thành viên của chùa Kunzang Palyul Choling của Phật giáo Tây Tạng (ở thị trấn Pooleville, Hạt Montgomery, bang Maryland) đă cầu nguyện 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần. Bốn ni cô và các thành viên khác của chùa cầu nguyện để không c̣n đau khổ trên cơi trần gian.

Suốt ngày đêm, khoảng 125 người tham gia thực hiện mỗi phiên cầu nguyện dài 2 tiếng đồng hồ trong pḥng cầu nguyện của chùa. Họ đăng kư tên trên một tấm bảng lớn, nhận từ 1 đến năm phiên tụng niệm mỗi tuần.

Pḥng cầu nguyện có rất nhiều tượng Phật đủ kích cỡ và màu sắc, được mở cửa 24 giờ mỗi ngày cho khách tham quan.

Vào ngày 31-10-2010, chùa Kunzang Palyul Choling sẽ kỷ niệm 25 năm của việc cầu nguyện không bị gián đoạn này. Chùa sẽ tổ chức một nghi thức tụng niệm và sau đó là lễ tiếp tân.

(The Gazette - October 20, 2010)

 

Ni cô Hesber của chùa Kunzang Palyul Choling đang cầu nguyện - Photo: Tess Colwell

 

 

ẤN ĐỘ: Chư tăng yêu cầu dùng năng lượng tái sinh tại Bodhgaya

 

Ngày 19-10-2010, các nhà sư Phật giáo đă thả thiên đăng trước pho tượng Phật cao 80 feet để yêu cầu dùng năng lượng tái sinh như một giải pháp cho sự khủng hoảng điện năng ở thị trấn Bodhgaya (quận Gaya, bang Bihar).

Người Quản lư Đền Bodhgaya là Bhanke Dinanand nói sự kiện này được tổ chức để tạo nhận thức về năng lượng tái sinh.

Các nhà sư từ Thái Lan, Nhật Bản, Trung quốc, Tây Tạng và các nước khác đă cùng đến với nhau để truyền bá sự nhận thức về năng lượng tái sinh tại nhiều quận của bang Biohar, và yêu cầu một cuộc cách mạng năng lượng trong bang. 

"Thông điệp là chúng ta phải tạo ra điện năng và năng lượng an toàn để tránh được sự thay đổi khí hậu", ông Dinanand nói.

Các nhà sư đang tham gia chiến dịch về năng lượng thay thế như một phương tiện để cấp điện năng cho mọi người mà không có tác động xấu đến khí hậu.

(ANI - October 20, 2010)

 

Các nhà sư thả thiên đăng trước tượng Phật ở Bodhgaya - Photo: ANI

 

 

CANADA: Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi Trung quốc bảo tồn ngôn ngữ và văn hoá Tây Tạng

 

Ngày 23-10, Đức Đạt Lai Lạt Ma đă kêu gọi Trung quốc bảo tồn ngôn ngữ và văn hoá Tây Tạng khi Ngài thuyết giảng tại Toronto, Canada - cùng ngày với việc các quan chức Trung quốc tại Bắc Kinh bắt đầu rút lại kế hoạch chỉ dạy bằng tiếng Quan thoại.

Đức Đạt Lai Lạt Ma trong chuyến thăm Toronto 2 ngày đă gặp gỡ một nhóm nhà báo được mời tại khách sạn Fairmont Royal York, trước khi Ngài đến để chúc mừng hàng ngh́n tín đồ tại lễ khánh thành Trung tâm Văn Hoá Tây Tạng - Canada. Ngài giải thích tiếng Tây Tạng cần thiết ra sao trong việc thông hiểu triết lư và truyền thống Phật giáo, gọi đó là "ngôn ngữ tốt nhất đối với đạo Phật", và nói thêm rằng đó là "sự quan tâm lớn đối với hàng triệu thanh niên Trung quốc".

Ngày 24-10, Đức Đạt Lai Lạt Ma chủ tŕ một khoá học tại Trung tâm Văn hoá Tây Tạng - Canada.

(Urban Dharma - October 24, 2010)

 

Đức Đạt lai Lạt Ma tại Toronto, Canada - Photo: Urbandharrma

 

TRUNG QUỐC: Cuốn sách mới của Sư Trụ tŕ chùa Thiếu Lâm

 

Sư Trụ tŕ chùa Thiếu Lâm là Yongxin (được biết đến như 'nhà sư Giám đốc điều hành') gần đây đă phát hành cuốn sách mới của ông, có tựa đề 'Thiếu Lâm Tự trong trái tim tôi'.
Qua sách này, sư Yongxin lần đầu tiên cho biết về mối quan hệ của ông với chùa Thiếu Lâm.
Vào năm 1987, ông trở thành trụ tŕ và bắt đầu sửa sang ngôi chùa Thiếu Lâm hoang tàn. Ông thúc đẩy việc truyền bá những tài liệu vơ thuật cổ xưa của chùa, cũng như thiết lập các chi nhánh được phép kinh doanh của kung fu Thiếu Lâm ở hải ngoại.
Ông cũng xin cho chùa được vào danh sách di sản UNESCO, và chùa đă được trao tặng danh hiệu này vào tháng 8 năm nay.


Nhưng do quản lư việc chùa giống như làm kinh doanh, sư Yongxin thường nhận những lời chỉ trích nặng nề, với nhiều người tuyên bố ngôi chùa đă bị xuống cấp thành một công ty (về kung fu).


Sư Yongxin giải thích rằng Kung fu là một cách để duy tŕ sức khoẻ của tăng sĩ sau các giai đoạn thiền định dài. Kung fu Thiếu Lâm hướng đến sự hài hoà của cơ thể và tâm trí, cũng như sự hoàn thiện nhân cách. Ngoài kết nối thuần tuư về tôn giáo, Kung fu được dùng như một phương tiện để tiếp cận thế giới thế tục.

 

Ông viết, "Tôi ủng hộ Phật giáo là một phần của cuộc sống thế tục. Sự hoà trộn của Thiếu Lâm với xă hội là để cho nhiều người hiểu được và tham gia vào tôn giáo này, và để phụng sự mọi người tốt hơn. Đây là sứ mệnh lịch sử của chúng tôi."


"Tôi hy vọng một ngày nào đó, số môn đệ của Thiếu Lâm lĩnh hội được trí tuệ của chư tổ sư bản môn sẽ nhiều như rừng trên núi Thiếu Thất (trong dăy Tung Sơn). Đó sẽ là Thiếu Lâm Tự trong tim tôi."


(Global Times - October 24, 2010)

 

Thieu Lam

B́a sách "Thiếu Lâm Tự trong tim tôi" của Sư Trụ tŕ Yongxin - Photo: Global Times   

 

 

HÀN QUỐC: Cuốn Du kư của nhà sư thời vương quốc Silla mới được dịch

 

"Hồi kư về cuộc Hành hương đến Ngũ quốc của Ấn Độ" của nhà sư Hyecho từ thế kỷ thứ 8 - vào thời Vương quốc Silla (Triều Tiên) - đă được phát hiện lần đầu tiên tại Trung quốc vào năm 1908.


Vào tháng 10 năm 2010, nó đă được dịch bởi Jian, một trong những nhà sư nổi tiếng của Hàn quốc.


Là người nghiên cứu trong hơn 40 năm về tiếng Trung quốc cổ - ngôn ngữ chung vào thế kỷ thứ 8 - nên việc dịch văn bản này không phải là quá khó khăn đối với tăng sĩ Jian. Ông nói, "Tôi cảm thấy rất vinh dự được làm việc này".


Nhà sư Hyecho từ trần tại Trung quốc ở tuổi 83, sau một đời học tập và giảng dạy Phật giáo bí truyền ở nước ngoài.


Tài liệu gốc hiện đang thuộc sở hữu của Thư viện Quốc gia Pháp. Được Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn quốc mượn tạm, bản thảo này sẽ lần đầu tiên đến Hàn quốc vào mùa đông năm nay, 1.283 năm sau khi nó được viết.

 

Cuốn sách sẽ được trưng bày tại Seoul từ 18-12-2010 đến ngày 03-04-2011.


(Korea Herald - October 24, 2010)

 

 

HÀN QUỐC: Lễ hội liên tôn giáo tại thủ đô Seoul

 

Ngày 23 - 10, các nhà tổ chức của một lễ hội liên tôn giáo - diễn ra tại Viện Bảo tàng Quốc gia (Seoul, Hàn quốc) - đă cam kết thúc đẩy sự thông hiểu giữa các tôn giáo khác nhau và kêu gọi tất cả các tín ngưỡng phụng sự cho hoà b́nh.

 

"Mặc dù đất nước của chúng ta có nhiều tôn giáo. chúng ta đă cho thấy sự hợp tác và hoà hợp với nhau," đồng chủ tịch của Hội đồng các nhà Lănh đạo Tôn giáo Hàn quốc (KCRL) là Hoà thượng Rhee Kwang-sun nói."Là những người tu hành, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để làm cho các tôn giáo của chúng ta gần gũi hơn với xă hội".


KCRL là các nhà tổ chức của Lễ hội Văn hoá Tôn giáo Hàn quốc lần thứ 14, gồm có các vị lănh đạo của Phật giáo, Công giáo, Khổng giáo, đạo Tin Lành, các tôn giáo truyền thống của Hàn quốc cũng như hai Phật phái được thành lập tại Hàn quốc là Chondogyo và Won.
Mỗi tôn giáo có một gian hàng trưng bày các vật tạo tác tôn giáo. Riêng tại cửa hàng của Phật giáo có hoạt động vẽ một bích hoạ hoa sen dành cho mọi người tham gia.
Ngoài ra lễ hội c̣n có các mục tŕnh diễn ca múa, ảo thuật và một cuộc thi vẽ dành cho học sinh tiểu học.


(CBCP News - October 25, 2010)

 

 

ẤN ĐỘ: Bộ Du lịch thúc đẩy mạng mạch Phật giáo Ấn Độ

 

New Delhi , Ấn Độ - Ngày 27 - 10, Bộ Du lịch đă kư một Biên bản Ghi nhớ (MOU) với Tổng công ty Tài chính Quốc tế (IFC), một cơ quan của Ngân hàng Thế giới, để cải thiện và thúc đẩy mạng mạch du lịch Phật giáo trong nước.


Hàng ngh́n khách hành hương và du khách tụ tập tại các điểm đến của Phật giáo trong nước mỗi năm, nhưng hầu hết những nơi này thiếu trầm trọng về các tiện nghi.
IFC đă hỗ trợ một dự án du lịch tại bang Rajasthan ở tây bắc Ấn Độ, và Bộ Du lịch hy vọng cũng có những kết quả như vậy trong mạng mạch Phật giáo.


IFC đă hợp tác với bang Rajasthan để thúc đẩy một môi trường kinh doanh năng động hơn nhằm thu hút sự đầu tư tư nhân, tạo điều kiện cho sự đơn giản hoá quy định, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và tạo việc làm.


Ấn Độ là nơi tiếp xúc lớn nhất của IFC với khoảng 1 tỷ Usd trong các cam kết mới hàng năm. IFC đă có một sự hiện diện mạnh mẽ tại Rajasthan về hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng và các nhà đầu tư tài chính tư nhân.


(ANI - October 27, 2010) 

 

 

TÍCH LAN: Các tự viện Phật giáo sẽ được thành lập trên toàn quốc

 

Colombo, Tích Lan - Ngày 27 - 10, tại buổi lễ ra mắt Uỷ ban Đa tôn giáo tại Quận Trincomalee, Thủ tướng DM Jayaratne nói chính phủ sẽ có ngay các biện pháp để thành lập chùa chiền Phật giáo trên toàn quốc. Ông nhấn mạnh rằng tất cả các tôn giáo khác ở Tích Lan đă được bảo vệ nhờ chư Hoà thượng Phật giáo.


Thủ tướng nói rằng các tu sĩ Phật giáo cũng là người bảo vệ của người Sinhala, Tamil, Hồi giáo và tất cả các quốc tịch khác ở Tích Lan.

 

Chương tŕnh này sẽ cấp 100.000 Rupee cho 502 tu viện trong quận.
Một lễ trao giải đặc biệt cũng được khởi động dưới sự bảo trợ của Thủ tướng DM Jayaratne, và theo chỉ đạo của Tổng thống Mahinda Rajapaksa, để vinh danh cha mẹ của chư tăng Phật giáo đă hy sinh đời ḿnh để duy tŕ sự thống nhất quốc gia trong suốt 30 năm nội chiến.
Mục tiêu chính của sự kiện này là để tưởng nhớ cha mẹ và thân nhân của chư tăng Phật giáo đă hy sinh cuộc sống của họ để ủng hộ quốc gia trong cuộc nội chiến.

 

(Lanka Daily News - October 28, 2010)