TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 02.2010

 

MĂ LAI Á: Nơi kết thúc cuộc hành tŕnh dang dở đến Ấn Độ của nhà sư gốc Hoàng tộc Nhật Bản

 

Vào ngày 27/1 năm 865 sau Công nguyên, một nhà sư Nhật Bản tên là Shinnyo bắt đầu cuộc hành tŕnh đến Ấn Độ để tu học. Nhưng ông đă không thực hiện được ước nguyện của ḿnh và phải kết thúc cuộc hành hương tại tỉnh Johor, ở cực nam bán đảo Mă Lai.

Có một đài kỷ niệm và đền thờ để tưởng niệm ông tại nghĩa trang của người Nhật ở Jalan Kebun Teh, Johor Baru.

Tăng sĩ Shinnyo sinh năm 799, vốn là hoàng tử Takaoka, là con trai thứ ba của Hoàng đế Heizei. Năm 822, hoàng tử xuất gia và đổi tên thành Shinnyo.

Theo ghi chép th́ trong khi đang tu học tại Trung quốc, Shinnyo quyết định đến Ấn Độ để học chuyên sâu hơn về Phật giáo, và vào tháng 1 năm 865 ông khởi hành từ Kwang Chu (có thể là tỉnh Guangzhou/Quảng Châu ngày nay). Tuy nhiên ông đă không đến được Ấn Độ và vào năm 866, ông  mất ở tuổi 67 tại một nơi mà nay là Johor.

Do đó, đài kỷ niệm tăng sĩ Shinnyo này có thể là di tích cổ nhất về sự hiện diện của người Nhật tại Mă Lai.

Tổng Thư kư Câu lạc bộ Nhật Bản của Johor, ông Nishikawa Takeshi, nói rằng việc Shinnyo phải kết thúc chuyến đi tại Johor quả là một điều bí ẩn. "Có thể ngài đă bị lạc đường hoặc có lẽ ngài thật sự có một lư do phải dừng chân tại đây. Tất cả điều chúng tôi biết là ngài đă không bao giờ hoàn thành được ước nguyện đi đến Ấn Độ", ông Nishikawa nói, "Vào năm 1970, sư trưởng của giáo phái Shinnyo đă đến viếng nghĩa trang này và lập một bản đồng để tôn vinh ngài về sự gian khổ mà ngài đă trải qua".

(Newstraitstimes - February 3, 2010)

 

 

 

INDONESIA: Khách viếng chùa Borobudur phải tuân thủ qui định mới về trang phục

 

Theo một kế hoạch mới nhằm bảo vệ sự tôn nghiêm của ngôi chùa cổ Borobudur, khách tham quan sẽ phải quấn xà-rông do chính phủ Indonesia cấp phát.

Chùa Borobudur, địa điểm thu hút du lịch hàng đầu của Indonesia, được xây từ năm 750 đến 850 trên một đồng bằng xanh tươi tại miền trung đảo Java.

Các quan chức nói rằng du khách mặc quần shorts và váy ngắn sẽ được yêu cầu phải quấn xà-rông trong suốt cuộc tham quan tại chùa này.

Người quản lư chùa là Purnomo Siswo Prasetyo nói rằng: "Khi khách tham quan đến một nơi linh thiêng, họ phải biểu lộ sự kính trọng. Họ không nên mặc quần shorts hoặc váy mini v́ như thế là vô lễ".

Ông cho biết: Trong một đợt thử nghiệm kéo dài một tháng, du khách cũng sẽ được yêu cầu phải mang dép cao su có quai để tránh làm hư hỏng công tŕnh bằng đá được chạm khắc phức tạp của ngôi chùa. Để bảo đảm càng ít gây hư hại cho những đá nham thạch của chùa càng tốt, th́ giày dép tốt nhất là loại được đan bằng lá thông.

Ông nói: “Những vật dụng như thế th́ chưa có sẵn, nhưng chúng đă được đặt hàng cho cộng đồng địa phương. Và chúng có thể sớm được thêm vào danh mục những thứ mà các du khách có trang phục không thích hợp sẽ phải mang, mặc. Trong thời gian thử nghiệm, du khách sẽ dùng xà-rông và dép quai miễn phí, nhưng không loại trừ khả năng thời gian sau đó sẽ tính tiền khoản này. Chúng tôi hy vọng việc này sẽ mở ra những cơ hội việc làm dành cho các cộng đồng sống quanh đây và dẫn đến sự phát triển kinh tế.”

(AFP - February 3, 2010) 

 

 

ẤN ĐỘ: Lễ rước tro hoả táng của Đức Phật tại Phật Đà Da

 

Phật Đà Da, Bihar - Tăng sĩ từ khắp đất nước Ấn Độ vào ngày 3-2-2010 đă tập trung tại Phật Đà Da để tham dự một lễ diễn hành tôn giáo.

Những con voi, ngựa, lạc đà và những chiếc kiệu được tô điểm trang trí đă diễn hành cùng các tăng sĩ. Chư tăng rước tro hoả táng của Đức Phật và hai đại đệ tử của Ngài để công chúng được chiêm bái.

Phật tử mộ đạo và ngay cả những người khác đều xem việc được chiêm bái b́nh đựng tro của Đức Phật là niềm hạnh phúc thiêng liêng.

Thượng toạ P. Sivli của Hội Đại Bồ đề Ấn Độ, một tổ chức hàng đầu của các đền thờ Phật giáo, nói: "Chúng tôi có những người đến từ Ấn Độ, Thái Lan, Tích Lan, Việt Nam, Sikkim và Nepal với ao ước được chiêm bái tro của Đức Phật một lần trong đời họ. Họ cảm thấy hạnh phúc và hài ḷng sau khi đến đây".

Đức Phật đă giác ngộ dưới một cây Bồ đề (cây Giác ngộ) gần một ngôi chùa ở Phật Đà Da. Ngài là người sáng lập đạo Phật, và vốn là một thái tử sinh tại Lâm T́ Ni ở Nepal cách đây hơn 2.500 năm.    

ANI - February 4, 2010)

 

 

THÁI LAN: Phật điện bằng thép không gỉ duy nhất của thế giới

 

Bangkok, Thái Lan -  Toạ lạc tại tỉnh Kanchanaburi cách Bangkok 130 km, Chùa Pak Lam Kha-Khaeng có đền thờ Phật thật đặc biệt. Phản chiếu ánh nắng lấp lánh, đền thờ lớn này nổi bật giữa các công tŕnh tôn giáo khác trong một khuôn viên trang nghiêm.  

Đây là đền thờ được tạo tác từ thép không gỉ và được xây dựng thật độc đáo để gây ấn tượng với các tín đồ cũng như khách tham quan.

Chùa Pak Lam Kha-Khaeng ở quận Sri Sawat cho du khách được chiêm ngưỡng đền thờ bằng thép không gỉ sáng loáng được miêu tả là duy nhất của thế giới, qua tài nghệ chạm khắc thủ công tinh xảo của người Thái.

Sư trụ tŕ chùa nói rằng ông muốn tạo một sự khác biệt bằng cách xây công tŕnh này để một ngày nào đó đền thờ sẽ trở thành một trong những di tích lịch sử nổi bật của Thái Lan. Và cũng v́ thép không gỉ là một vật liệu thật bền vững.

Phải mất 7 năm và chi phí 30 triệu Baht để hoàn thành Phật điện rộng 4,5m, cao 12m và dài 9,5m này. Ngoài ra, một tượng Phật lớn bằng thép không gỉ cao 15m cũng được tạo tác trong khuôn viên chùa để tôn vinh Đức Vua Bhumibol Adulyadej.

Sư trụ tŕ nói rằng ngôi đền thờ đặc biệt này thu hút rất đông khách tham quan đến chiêm ngưỡng, nhất là vào cuối tuần hoặc những ngày công lễ. (MCOT - February 4, 2010) 

 

Đền thờ Phật bằng thép không gỉ tại chùa Pak Lam Kha-Khaeng, Thái Lan - Photo: MCOT

 

 

 

NAM HÀN: 4.000 du khách sẽ viếng Bắc Hàn vào tháng 3

 

Giữa các cuộc thảo luận về khả năng tái lập các chuyến đi qua biên giới để đến Núi Geumgang của Bắc Hàn, dự kiến vào tháng sau sẽ có hàng ngh́n Phật tử Nam Hàn viếng thăm một ngôi chùa toạ lạc trong khu cảnh viên này - một nhà tổ chức của chuyến tham quan đă được lên kế hoạch này nói.

Khoảng 4.000 tín đồ tông phái Tào Khê, hệ phái Phật giáo lớn nhất tại Nam Hàn, sẽ viếng Chùa Singye như là một phần của một cuộc hành hương. Hoà thượng Ja Seung, trưởng tông phái, đă cho biết trong một cuộc họp báo vào ngày 3-2-2010, sau khi ông trở về từ B́nh Nhưỡng. Trong chuyến đi 4 ngày đến bang Stalinist của Bắc Hàn, ông đă gặp gỡ các đối tác đồng đạo để hoàn tất các kế hoạch cho chuyến tham quan nói trên.

Thông báo được đưa ra khi mà hai miền Triều Tiên đă đồng thuận trong các cuộc thảo luận, để tổ chức một cuộc họp bàn về tái lập dự án tour tham quan.

"Tuy nhiên chuyến tham quan sắp đến chỉ là một phần của một cuộc hành hương tôn giáo, và không nên được hiểu là một dấu hiệu của sự tái lập các tour du lịch Núi Geumgang thường xuyên," trưởng pḥng xă hội của Tào Khê là Thượng toạ Hyegyeong nói.

Qua 3 chuyến đi một-ngày diễn ra vào tháng Ba, cuộc tham quan này sẽ đánh dấu chuyến thăm lớn nhất của các công dân Nam Hàn đến khu nghỉ mát của miền Bắc trong những năm gần đây.

Hoà thượng Ja Seung nói, "Cuộc tham quan này nhằm mục đích phát huy sự giao lưu tôn giáo giữa hai miền Triều Tiên, và sẽ được tiến hành theo kế hoạch trừ khi phát sinh t́nh h́nh đặc biệt. Miền Bắc đang chào đón cuộc tham quan."

(The Korea Times - Febreuary 5, 2010)

 

TÍCH LAN: Cuộc triển lăm lớn về Phật giáo châu Á

 

Từ ngày 04 đến 10-02-2010, cuộc triển lăm lớn Deyata Kinula của Tích Lan đă được tổ chức tại thủ đô Colombo. Cuộc triển lăm giới thiệu nhiều di tích Phật giáo chính tại Ấn Độ và các nước châu Á khác, cho thấy một viễn cảnh tốt đẹp của các di tích và di sản nghệ thuật cổ xưa nhất của Phật giáo.

Tŕnh bày rất nhiều di sản của cả hai tông phái Theravada và Mahayana-Vajrayana, cuộc triển lăm đem đến một cảm quan về sự phong phú của toàn thể truyền thống Phật giáo.

Cao uỷ Ấn Độ tại Tích Lan tham gia sự kiện này với phần trưng bày ảnh chụp các di tích Phật giáo ở Ấn Độ và di sản nghệ thuật. Đây là một bộ gồm 40 ảnh có tựa đề "Con đường của Ḷng Từ bi" của nhiếp ảnh gia Binoy K Behl nổi tiếng của Ấn Độ.

Cuộc triển lăm này đă từng đến các nước khác nhau trên khắp thế giới và cũng đă được Ấn Độ và các nước khác tự tổ chức.

(ColomboPage News Desk - February 6, 2010)

 

 

 

THÁI LAN: Đại giới đàn truyền giới lớn nhất thế giới

 

Một đại lễ truyền giới lớn nhất thế giới cho 100.000 tăng sĩ đă được tổ chức vào ngày 06-02-2010 tại Thái Lan. Đây là một phần của Dự án Phục hưng Đạo Đức của sư trụ tŕ Chùa Dhammakaya, nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức và trau dồi việc hành thiện qua sự chứng nhận 100.000 người chính thức trở thành tăng sĩ trong 49 ngày. Sự kiện này được tổ chức tại Chùa Dhammakaya và 330 chùa khác trên mọi miền đất nước Thái lan.

Chùa Dhammakaya là tự viện phật giáo lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 1.000 mẫu Anh. Chùa giảng dạy về Thiền định Dhammakaya với niềm tin rằng đạt được sự tịnh tâm cá nhân là một điều kiện tiên quyết dẫn đến việc góp phần vào nền hoà b́nh thế giới.

Được sự cúng dường của công chúng, chùa là một tổ chức phi chính phủ chuyên dạy thiền cho học viên từ khắp thế giới. Do có diện tích rộng và những điều kiện thuận lợi, chùa Dhammakaya thường được dùng làm một địa điểm hội họp của tăng sĩ, Phật tử lẫn những người yêu hoà b́nh của mọi tôn giáo.

Và Hội Dhammakaya là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, đă tham gia nhiều sự kiện quốc tế về thúc đẩy nền hoà b́nh thế giới cũng như sự đoàn kết trong và giữa các tôn giáo.

(Demotix.com - February 6, 2010) 

 

 

Quang cảnh đại lễ truyền giới tại Thái Lan - Photo: Demotix.com

 

 

 

BHUTAN: Thư viện quốc gia nhận sách tặng về chủ đề Phật giáo

 

Ngày 08-02-2010, chính phủ Ấn Độ đă tặng thư viện quốc gia Bhutan tại thủ đô Thimphu trên 100 cuốn sách.

Số sách này phần lớn thuộc chủ đề Phật giáo và liên quan đến triết học Phật giáo, được đại sứ Ấn Độ Pavan K Verma tại Bhutan trao tặng.

Tại một lễ bàn giao được tổ chức đơn giản, bộ trưởng bộ nội vụ Bhutan là Lyonpo Minjur Dorji nói rằng số sách này không những sẽ giúp nhận thấy các mục tiêu của bộ là sưu tập và tăng tiến tài sản, mà c̣n mang thật nhiều lợi ích cho giới sinh viên học sinh, học giả, giáo viên, tác giả và nhà báo.

Bộ trưởng nói, "Đây là một trong những món quà vô giá, và chúng tôi mong nó sẽ làm giảm đi các vấn đề hiện nay mà cả thư viện lẫn độc giả gặp phải do số sách hạn chế được bày trên các kệ trong thư viện và văn thư lưu trữ".

Đại sứ Pavan K Verma nói rằng thư viện là một nơi mà mỗi nước ǵn giữ nền văn hoá quốc gia. "Số sách mà chúng tôi đóng góp có thể là nhỏ, nhưng chúng tôi tự cảm thấy rất vinh dự". Ông nói thêm rằng Ấn Độ sẽ tiếp tục sự ủng hộ này thậm chí trong tương lai rất gần.

Thư viện Quốc gia Bhutan giữ vai tṛ là một kho lưu trữ trung ương của các tác phẩm văn học quan trọng của vương quốc, bao gồm tất cả các truyền thống chính yếu của Phật giáo Vajrayana. 

(Kuensel Online, February 9, 2010)

 

 

 

TÂY TẠNG: 70.000 Phật tử đón mừng Năm Mới

 

Lhasa, Tây Tạng - Khoảng 70.000 Phật tử Tây Tạng đă tập trung tại một tu viện ở Lhasa vào thứ Tư ngày 10-02-2010 để mừng một ngày lễ tôn giáo và cầu may trong Năm Mới Tây Tạng bắt đầu vào Chủ nhật.

“Lễ hội Sera Bengqin” hàng năm là một sự kiện tôn giáo quan trọng được tổ chức trước Năm Mới Tây Tạng 4 ngày. Lễ được tổ chức riêng biệt tại Tu viện Sera, một trong ba tu viện hàng đầu tại Lhasa.

Vào ngày này, Phật tử được sư trưởng trường Ngaba Zhacang (một trong ba trường Phật giáo trong tu viện) dùng Dorje Pestle chạm lên đầu. Đây là một vật dụng Phật giáo có tính truyền thuyết từ Ấn Độ, tương truyền là dùng để truyền Phật lực và sự phù hộ cho tín đồ.

Sự kiện hàng năm này kéo dài trong 24 giờ, bắt đầu từ 1 giờ sáng thứ Tư (10-02-2010). Lễ hội thu hút Phật tử Tây Tạng từ khắp Khu Tự trị Tây Tạng, cũng như các cộng đồng Tây Tạng tại các tỉnh  miền tây.

Năm Mới Thiết Hổ theo lịch Tây Tạng bắt đầu vào ngày 14-02 năm nay, trùng ngày với Năm Mới Âm lịch của Trung quốc. Sự trùng hợp ngẫu nhiên này đă xảy ra 18 lần kể từ năm 1950, theo các chuyên gia về thiên văn học và các phép tính lịch của TâyTạng.

(Xinhua - February 10, 2010) 

 

 

ẤN ĐỘ: Các di tích Phật giáo là điểm nổi bật trong Du lịch Tôn giáo vào năm 2009

 

Theo Bộ trưởng Bộ Du lịch Ấn Độ, du lịch tôn giáo của đất nước ông không cho thấy sự suy yếu nào trong năm 2009 v́ người ta không xem việc hành hương tôn giáo là điều xa xỉ mà là một mục đích.

Điểm nổi bật của Du lịch Tôn giáo tại Ấn Độ trong năm 2009 là các di tích tôn giáo của đạo Phật đă thu hút rất đông khách tham quan đến từ các nước châu Á. Ngày nay Phật giáo là một tôn giáo toàn cầu và người ta quan tâm đến việc t́m đến các cội nguồn của tôn giáo này.

Bihar có lẽ là bang đạt được nhiều thuận lợi nhất từ du lịch tôn giáo. Trong vài năm qua, Bihar đă cố gắng cải thiện để trở thành một điểm đến du lịch. Dưới sự lănh đạo của Thống đốc Nithish Kumar, có thể thấy rơ rằng Bihar ngày nay là nơi an toàn hơn nhiều so với vài năm trước. Du khách đang có lại sự tin tưởng khi du lịch đến bang Bihar.

Ấn Độ tiếp tục quản lư chặt chẽ về du lịch tôn giáo với lễ hội Maha Kumbh trong năm nay. Dự kiến sẽ có hàng ngh́n du khách ngoại quốc tham dự lễ hội tôn giáo lớn nhất thế giới này.

Ngành công nghiệp Du lịch của Ấn Độ có vẻ đang phục hồi từ sự suy thoái toàn cầu: Số du khách nước ngoài đến Ấn Độ vào tháng 12 năm ngoái tăng 21% so với tháng 12 năm 2008.

(Easy Destination Blog - February 12, 2010)

 

NGA: Tổng thống Medvedev chúc mừng Phật tử Nga nhân dịp Năm Mới Âm lịch

 

Mạc Tư Khoa, Nga - Vào ngày 14-02, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đă gửi một điện mừng đến Phật tử Nga nhân Năm Mới Âm lịch.

"Tôi xin thân gửi lời chúc mừng Năm Mới Âm lịch - Sagaalgan - đến Phật tử Nga," cơ quan báo chí của điện Cẩm Linh trích dẫn lời điện mừng.

"Ngày lễ được Phật tử đặc biệt tôn quư này là biểu tượng của sự phục hồi đạo đức và những tư tưởng trong sáng, và là thời gian dành cho việc hành thiện và những quan hệ công bằng. Các truyền thống của nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua nhiều thế kỷ. Nó tạo nên phần thống nhất về di sản tinh thần của nhiều dân tộc thuộc đất nước chúng ta," Tổng thống nói trong điện mừng.

"Ngày nay các tổ chức Phật giáo Nga hợp tác một cách năng động với nhà nước trong việc giải quyết những công việc rất quan trọng, như là dạy dỗ về mặt tinh thần và đạo đức cho thanh niên, phát triển đối thoại giữa các tín ngưỡng và làm cho sự đồng thuận của công chúng mạnh hơn lên. Chúng ta đă làm nhiều việc để  trùng tu các di tích văn hoá và phục hưng các truyền thống giáo dục tôn giáo," Tổng thống Nga nói.

(ITAR-TASS - February 14, 2010)

 

 

HOA KỲ: Hội Phật giáo Từ Tế góp sức trong nỗ lực cứu trợ Haiti

 

Chi nhánh của Hội Từ Tế Đài Loan tại thành phố San Dimas (Los Angeles, California) đă hợp tác tham gia vào cuộc cứu trợ đa quốc gia dành cho Haiti.

Nhóm này đă tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 15-02 để nói về các nỗ lực của họ và về các nhu cầu đang tồn tại ở Haiti.

Hội Từ Tế đă quyên được trên 3 triệu usd cho việc cứu trợ Haiti, nơi họ đă gửi thực phẩm và các hàng tiếp tế, và giúp thiết lập các pḥng khám bệnh miễn phí.

Trưởng ban quản trị là William Keh nói, "Bất cứ thứ ǵ chúng tôi nhận được từ các nhà hảo tâm, chúng tôi sẽ mang t́nh thương đó trực tiếp đến Haiti". 

Hội Từ Tế đă gửi 11,5 tấn gạo ăn liền, 10,700 tấm vải bạt để làm lều tạm thời, và phục vụ cho hơn 1.600 người tại các pḥng khám bệnh.

Phó ban quản trị là Debra Boudreaux cho biết: Làm việc trong các pḥng khám đó gồm có một bác sĩ khoa chỉnh h́nh răng hàm mặt, 2 bác sĩ khám tổng quát, 2 nha sĩ và 2 chuyên gia châm cứu. Những hậu quả như bệnh truyền nhiễm và bệnh nấm đang lan tràn tại Haiti, v́ vậy hội cũng lên kế hoạch khởi động việc tiến hành gây miễn dịch, với sự ủng hộ của UNICEF.

Và một phần công việc mà hội sẽ làm là giúp những người Haiti dọn vệ sinh và xây dựng lại đất nước họ.

(DailyBullentin.com - February 16, 2010)

 

 

PHÁP: Lễ mừng Năm Mới của người Tây Tạng tại Pháp

 

Paris, Pháp - Ngày 14 tháng 2, lễ mừng Năm Mới Trung quốc đă được khởi động tại Toà Thị chính Paris.

Nhưng song song với những lễ hội này, cộng đồng người Tây Tạng tại Pháp cũng đón mừng Năm Mới của chính họ tại một vùng ngoại ô của Paris. Hàng trăm người đă tập trung tại trung tâm văn hoá Saint Gratien ở ngoại ô thành phố này vào ngày 14 tháng 2 để mừng lễ Losar - Năm Mới Tây Tạng - do Cộng đồng Tây Tạng tại Pháp tổ chức.

Pháp quốc là nơi sinh sống của một cộng đồng người Tây Tạng đông đảo, có trên 100 ngôi chùa và trung tâm thiền của Phật giáo Tây Tạng. Phần lớn trong số này toạ lạc tại miền nam nước Pháp.

Trong công viên Bois de Vincennes ở cực đông Paris có đền Kagyu-Dzong, là đền thờ Tây Tạng nổi bật nhất tại khu vực thành phố này. Trong công viên c̣n có Chùa Vincennes rất đẹp, là nơi được dùng làm một Trung tâm Phật giáo Quốc tế.  Chùa Vincennes mở cửa đối với công chúng và tổ chức nhiều lễ hội trong suốt năm. Chùa có h́nh Đức Phật lớn nhất châu Âu, cao khoảng 30 feet và được trang trí bằng vàng lá.

(goparis.about.com - February 16, 2010)

 

 

 

Chùa Vincennes tại Paris, Pháp - Photo: About.com Paris Travel

 

 

 

ĐÀI LOAN: Những người ủng hộ việc bảo vệ môi trường lo ngại về lễ phóng sinh

 

Giải thoát cho những con vật bị bắt là một truyền thống tôn giáo cổ xưa và có liên quan mật thiết với Phật giáo, tín ngưỡng chính của Đài Loan, phản ảnh sự coi trọng của tôn giáo này về việc bảo vệ mạng sống của mọi sinh linh.

Nhưng những mối quan ngại tăng lên khi những người ủng hộ việc bảo vệ môi trường cảnh báo rằng nghi lễ phóng sinh này làm hại môi trường và, thật nghịch lư, thường gây điều ác đối với các loài vật.

Nhà xă hội học Lin Penhsuan của trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Đài Loan nói rằng: Nhiều tín đồ tin tưởng họ có thể nhận được nghiệp quả tốt đẹp hơn qua việc phóng sinh, và việc này giúp họ vượt qua được bệnh tật hoặc điều đau khổ khác.

Chim, cá, rùa, ếch, cua, dế và ngay cả giun đất là một số trong nhiều loài động vật được dùng trong các lễ cúng.

Tuy nhiên, với hàng triệu con vật mỗi năm được thả về hoang dă theo số lượng lớn mà không có sự giám sát, những người ủng hộ bảo vệ môi trường sợ rằng lễ phóng sinh sẽ thường đem đến ít điều tốt đẹp và gây nên nhiều điều hại.

Chen Yu-min, giám đốc Hội Môi trường và Động vật Đài Loan, nói: "Chim hoang dă bị bắt và bán cho các tổ chức tôn giáo để chúng được 'trả tự do', và kết quả là chúng bị thương hoặc chết hàng loạt".

Qua phỏng vấn cho một cuộc nghiên cứu của hội này vào năm 2004, gần 60% các tiệm bán chim thú nhận đă bắt hoặc nuôi chim để cung cấp cho thị trường 'phóng sinh' khổng lồ.

Những người chỉ trích cảnh báo: Hệ sinh thái dễ bị tổn thương của đảo Đài Loan cũng gặp nguy hiểm khi những số lượng lớn các loài động vật được thả về hoang dă trong cùng một lúc. Ví dụ như khi phóng sinh hàng trăm ngh́n con cá vào một con sông hoặc hồ chứa nước, sẽ không có đủ chỗ cũng như thức ăn cho chúng. Tất cả chúng có thể phải chịu chết và gây ô nhiễm cho môi trường.

(AFT - February 16, 2010)

 

 

ẤN ĐỘ: Nhật Bản muốn đầu tư vào mạng mạch Phật giáo của bang Bihar

 

Một viên chức của văn pḥng thống đốc bang Bihar cho biết Nhật Bản muốn đầu tư và phát triển mạng mạch du lịch Phật giáo tại bang này.

Nhật Bản sẽ đầu tư tại Bihar để cải thiện mạng mạch Phật giáo của bang, viên chức này trích lời của Tổng Lănh sự Nhật Fuzio Samukawa. Các con đường nối liền các đền thờ linh thiêng của Phật giáo ở đây đang ở trong t́nh trạng xấu và gây trở ngại cho du khách ngoại quốc đến với khu vực này.

Đến viếng Bihar vào ngày 18-02, ông Samukawa nói với các viên chức ở đây rằng chính quyền Bihar muốn vay Ngân hàng Nhật Bản về Hợp tác Quốc tế (JBIC) để xây dựng các con đường trong mạng mạch Phật giáo.

JBIC đă đồng ư cấp quỹ cho việc xây dựng  481,20 km đường 4 làn xe.

Ông Samukawa nói việc đầu tư của Nhật Bản vào miền đông của Ấn Độ, kể cả bang Bihar, là thấp so với miền tây. “Các khoản đầu tư do các công ty Nhật thực hiện ở các bang miền đông như Bihar, Tây Bengal và Orissa là rất thấp,” ông nói.

(Asia Pacific News Net - February 19, 2010)  

 

NHẬT BẢN: Thành phố Nara tổ chức hội thảo Nhật-Uzbek

 

Một cuộc hội thảo Nhật-Uzbek có chủ đề "Các nền văn minh và Tôn giáo cổ đại tại Uzbekistan: T́m các Nguồn gốc của Nền văn hoá Nhật Bản" đă được tổ chức tại trường Đại học Nara vào ngày 17-02-2010.

Cuộc hội thảo tập trung vào lễ kỷ niệm 1.300 năm của thành phố Nara, kinh đô đầu tiên của Nhật Bản. Các nhà tổ chức sự kiện này gồm Quỹ Hội thảo, Đại học Nara, Đoàn khám phá khảo cổ Nhật-Uzbek tại Uzbekistan và Viện Khoa học Uzbekistan.

Thành phố Nara được xem là một thánh địa của Nhật Bản. Nó là cổng vào  dẫn đến các nền văn minh cổ của Con đường Tơ lụa Vĩ đại. Nara tiếp tục là một thành phố quan trọng về lịch sử, là nơi đă đón nhận nền văn hoá và nghệ thuật Phật giáo cổ xưa từ Trung Á.

Hội thảo Nhật-Uzbek có mục đích cung cấp thông tin cho những người tham dự về di sản lịch sử phong phú, các truyền thống, nền văn hoá và nghệ thuật cổ xưa của hai nước này và các nền văn minh cổ của Con đường Tơ lụa Vĩ đại.

Uzbekistan, với vai tṛ là một trung tâm các nền văn hoá tôn giáo cổ đại, là đất nước có nhiều đền thờ Phật giáo cổ. Những di tích này và những tài liệu t́m được về khảo cổ là rất quan trọng đối với Nhật Bản. Và điều này chứng minh rằng nền văn hoá và triết học Phật giáo đă từ Uzbekistan du nhập Nhật Bản qua Con đường Tơ lụa.

Hội thảo quốc tế này gồm các cuộc thảo luận về tầm quan trọng và t́nh trạng hiện nay của các di tích Phật giáo cổ tại Uzbekistan, về nghiên cứu các mối quan hệ giữa những di tích tại Nara với các tài liệu phát hiện tại thành phố Termez (Uzbekistan), cũng như về sự đa dạng của các nền văn hoá và tôn giáo của thế giới.

(UzReport - February 22, 2010)

 

 

BANGLADESH: Chính phủ sẽ xây lại các nhà cầu nguyện bị phá huỷ trong cuộc bạo động

 

Chính phủ Bangladesh cho biết sẽ xây dựng lại 4 nhà cầu nguyện đă bị đốt phá trong hai ngày bạo động chống các bộ tộc theo Phật giáo tại vùng đồi Chittagong.

Dipankar Talukdar, bộ trưởng phụ trách khu vực của người bản xứ này nói rằng việc tái xây dựng sẽ được thực hiện càng sớm càng tốt. Ông cũng hứa trong ṿng 7 ngày sẽ hành động chống lại những kẻ đă gây ra sự vụ này.

Trong vụ tấn công đốt phá vào ngày 20-2-2010, đă có ít nhất 4 nhà cầu nguyện bị thiêu rụi bởi những cư dân Hồi giáo tại khu vực Gangaram Mukh và các làng lân cận thuộc tiểu khu Baghaichhari.

Một đền thờ Hồi giáo và một nhà thờ tại Gangaram Mukh, một ngôi chùa ở Maitreepur và một ngôi chùa khác tại cụm làng thuộc tiểu khu Baghaichhari đă bị đốt cháy.

Tăng sĩ Sumonalanka Mohathero nói rằng có khoảng 40 đến 50 thanh niên Bengali với vũ khí tự tạo đă tấn công khu vực này và đốt cháy ngôi chùa vào chiều ngày 20-02-2010. Các vị lănh đạo tôn giáo và môn đồ đă chạy thoát sau một vụ xung đột giữa những người bản xứ và lực lượng an ninh.

Phật tử Jyotsna Chakma, một phụ nữ bản xứ ở khu vực Gangaram Mukh, nói rằng không những một nhà thờ và một tịnh xá Phật giáo mà cả một đền thờ Hồi giáo cũng bị đốt. Bọn tội phạm c̣n cướp đi những vật quư giá từ chùa và nhà thờ.

(Bangladesh News Net - February 22, 2010)

 

 

ẤN ĐỘ: Hội chợ Phật giáo Tsechu tại bang Himachai Pradesh

 

Hàng ngh́n Phật tử từ Ấn Độ và nước ngoài đă tập trung về hồ Rewalsar ở quận Mali, bang Himachai Pradesh, để dự hội chợ Tsechu. Đay là hội chợ được tổ chức trong 2 ngày để kỷ niệm ngày sinh của Đại sư Padma Sambhava.

Một nhà tổ chức nói, "Hàng ngh́n Phật tử đă tề tựu tại Rewalsar để tham dự hội chợ Tsechu nổi tiếng bắt đầu vào thứ Tư (ngày 24-02-2010). Từ nhiều thế kỷ nay, hội chợ được tổ chức vào ngày mồng mười của tháng giêng mỗi năm mới, theo lịch Tây Tạng".                   

Hội chợ kỷ niệm ngày sinh của Padma Sambhava, người đă từ Ấn Độ qua Nepal để đến Tây Tạng và truyền giảng đạo Phật tại đó vào năm 747 sau Công nguyên. Ông đă tham thiền trong nhiều năm bên bờ hồ Rewalsar, cách thủ phủ của bang Himachai Pradesh khoảng 200 km.

Các quận Lahaul, Spiti và Kinnaur ở Hiamchai Pradesh có rất đông cư dân theo đạo Phật.

Và vào năm 1959, vị lănh tụ tinh thần của Tây Tạng là Đức Đạt Lai Lạt Ma khi cùng hàng ngh́n tín đồ của ngài trốn thoát khỏi Tây tạng đă tị nạn tại khu Dharamsala của bang này và thành lập một chính phủ lưu vong.

(India Gazette - February 25, 2010)

 

 

THÁI LAN: Chương tŕnh cai nghiện tại Tu viện Thamkrabok

 

Tu viện Thamkrabok tại Saraburi, Thái Lan, điều hành một chương tŕnh cai nghiện. Tại đây các con nghiện người Thái cũng như người ngoại quốc được trải nghiệm một sự tiếp cận rất tự nhiên với Phật giáo để cai nghiện. Người ta chỉ được theo chương tŕnh này một lần và phải lập một lời tuyên thệ thiêng liêng (Sajja) rằng không sử dụng những chất gây nghiện. Trong 5 ngày đầu tiên, các con nghiện được uống một loại thảo dược giúp cho việc giải độc nhanh, do thuốc này gây nôn mửa tức th́. Sau khi tuyên thệ, các con nghiện được dự kiến sẽ ở tại tu viện này trong ít nhất là một tuần. Nhưng họ được khuyến khích sống tại tu viện lâu hơn nữa, cho đến khi họ cảm thấy đă được thanh tẩy về tinh thần và thể chất.

(denverpost.com - February 25, 2010)  

 

Việc quét dọn vệ sinh hàng ngày của những người cai nghiện Thái Lan trong khuôn viên tu viện Thamkrabok (Photo: Paula Bronstein /Getty Images)

 

 

Sean Lampon,19 tuổi, đến từ Alaska (Hoa Kỳ) nghe lời khuyên trước khi uống thảo dược để gây nôn mửa tại tu viện Thamkrabok ở Saraburi, Thái Lan (Photo by Paula Bronstein /Getty Images)

 

 

Một phụ nữ Áo uống thảo dược gây nôn mửa, bên cạnh là một người cai nghiện Mỹ

(Photo by Paula Bronstein /Getty Images)

 

 

AFGHANISTAN: Phần hồi kư về các tượng Phật Bamiyan bị Taliban phá huỷ

 

Từng làm đại sứ tại Pakistan, Abdul Salam Zaeef là gương mặt được công chúng biết đến nhiều nhất của Afghanistan vào thời Taliban cai trị nước này.

Zaeef đă viết trong cuốn hồi kư "Đời tôi cùng Taliban" của ông ta - vừa được xuất bản tại Hoa Kỳ - rằng: Nhật Bản là nước năng động nhất trong việc can ngăn chế độ Taliban đừng phá huỷ các pho tượng Bamiyan 1.500 năm tuổi vào năm 2001. Một phái đoàn chính thức từ Nhật, cùng với một nhóm Phật tử từ Tích Lan, đă đề nghị di dời từng phần nhỏ các pho tượng này và ráp chúng lại ở nước ngoài. Họ cũng đưa một đề nghị khác là muốn che kín các tượng từ đầu đến chân, để không ai nhận ra rằng chúng đă từng tồn tại ở đó trong khi họ bảo tồn chúng từ bên dưới.

Bất chấp những lời kêu gọi mạnh mẽ của quốc tế, Taliban đă dành một tháng để dùng súng pḥng không, rồi sau đó dùng thuốc nổ để phá huỷ các tượng Phật v́ nói rằng đạo Hồi cấm sự sùng bái thần tượng.

Zaeef nói ông ta tin rằng việc phá huỷ này là đúng với luật sharia của Hồi giáo. Nhưng ông ta viết rằng quyết định đó đă có "cách chọn thời cơ tồi tệ", v́ nó làm xấu đi các mối quan hệ ngoại giao của Taliban.

Vài tháng sau, phe Taliban bị liên quân do Hoa Kỳ đứng đầu đánh bại. Zaeef bị cầm tù tại trại giam của Hoa Kỳ ở vịnh Guantanamo (Cuba) và hiện nay ông ta sống tại Kabul, Afghanistan.

(AFP - February 28, 2010)