XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA Đ̀NH
HT. Thích Thắng Hoan
(đăng nhiều kỳ theo báo Chánh Pháp bản giấy cho đến khi trọn tác phẩm)
LỜI MỞ ĐẦU
Thật là bất hạnh, giới trẻ mới lớn lên khi bước chân vào đời qua cánh cửa gia đ́nh đa số đều thất vọng chua cay, bao nhiêu lư tưởng cuộc đời đều sụp đổ trôi sông v́ họ tự chuốc lấy nhiều khổ đau ngang trái hơn là gặt hái được những hạnh phúc chân thật mà họ hằng ước mơ.
Phần đông giới trẻ nh́n cuộc đời thấy toàn là hoa mộng, đầy trăng sao kết thành bức tranh đời linh hoạt, một bản nhạc sống tuyệt trần. Nhưng chúng không thấy rằng phía sau cuộc đời hoa mộng kia giăng mắc khắp nẻo đường trần đầy chông gai cay đắng.
Thật ra giới trẻ không phải ích kỷ chỉ biết sống theo bản năng dục vọng riêng tư và họ hết sức chăm sóc người họ thương yêu, nhưng v́ khi lập gia đ́nh bắt đầu sống tự lập không được giáo dục chín chắn về hôn nhân của những người lớn nhiều kinh nghiệm, không có phương thức xây dựng hạnh phúc gia đ́nh của các thế hệ trước trao truyền, chỉ đi trong sự ṃ mẫm học lóm bên ngoài với tánh cách vá víu hời hợt. Họ ăn ở bắt chước theo đường lối truyền thông đại chúng miêu tả, nào sách vở, báo chí..v..v... diễn dịch có tánh cách lư luận triết học sinh lư mập mờ thiếu kiểm chứng, cho nên không thể áp dụng được. Cũng v́ những lư do trên, tôi cho ra tác phẩm với nhan đề là "Xây Dựng Hạnh Phúc Gia Đ́nh" ngỏ hầu giúp cho thế hệ trẻ một cẩm nang sống đúng ư nghĩa của một con người trên lănh vực hạnh phúc gia đ́nh. Nhan đề "Xây Dựng Hạnh Phúc Gia Đ́nh" đúng ra gọi cho đủ là "Những Điều Kiện Căn Bản Xây Dựng Hạnh Phúc Gia Đ́nh Theo Tinh Thần Phật Giáo" mới đúng ư nghĩa của nội dung trong tác phẩm này muốn tŕnh bày.
Thật là trớ trêu và buồn cười, tôi là một ông thầy tu, xuất gia vào chùa lúc lên 8 tuổi và hiện nay, năm 2007 đă đến 80 tuổi rồi, đă hoàn toàn không biết chút nào về chuyện đời mà lại bàn luận đến �Những Điều Kiện Căn Bản Xây Dựng Hạnh Phúc Gia Đ́nh Theo Tinh Thần Phật Giáo�. Những điều tôi tŕnh bày trong tác phẩm này chưa chắc được mọi người tin tưởng mà tin tưởng sao được khi một người không biết đời là ǵ lại bàn đến những chuyện không có chút kinh nghiệm. Đúng ra tôi viết nên tác phẩm này là nhờ căn cứ theo tinh thần của các Kinh Luận, như các bộ Kinh Nikàya, phối hợp bốn bộ A Hàm, Kinh Đại Niết Bàn, các bộ Duy Thức Luận, ..v..v.... trong đó có Kinh Thi Ca La Việt (Singàlaka); ngoài ra tôi c̣n căn cứ theo tinh thần Tâm Lư Học, Sinh Lư Học, Xă Hội Học mà tôi đă học qua trong khi c̣n là một sinh viên, chẳng những thế tôi c̣n góp nhặt những sự kiện của một số gia đ́nh Việt Nam đă xảy ra ở hải ngoại mà tôi làm cố vấn tinh thần. Căn cứ theo tinh thần trong các Kinh Luận, nghĩa là tôi đă căn cứ theo những điều mà đức Phật đă chỉ dạy trong các Kinh Luận về hạnh phúc gia đ́nh viết nên tác phẩm này mà không phải căn cứ theo những lời chỉ dạy trong bối cảnh của lịch sử thời đại ngày xưa. Bối cảnh lịch sử của thời đại ngày xưa không phải là bối cảnh lịch sử của thời đại ngày nay, nhưng tinh thần của đức Phật chỉ dạy trong các Kinh Luận về hạnh phúc gia đ́nh th́ có giá trị tuyệt đối ở bất cứ thời đại nào, chẳng những có giá trị từ ngàn xưa mà c̣n có giá trị măi cho đến ngàn sau. Mặc dù tôi không có chút kinh nghiệm nào về hạnh phúc gia đ́nh, nhưng những điều kiện căn bản mà tôi viết trong tác phẩm này chính là những nguyên tắc sống để có hạnh phúc mà không cần đ̣i hỏi phải có kinh nghiệm mới viết được, v́ những điều kiện đó đều đặt trên nền tảng đời sống tâm thức để xây dựng. Người đời thường b́nh luận về hạnh phúc gia đ́nh luôn luôn đặt trên nền tảng vật chất để xây dựng, nào phải có tiền của nhiều, tài năng giỏi, học vấn cao, sắc đẹp tốt..v..v.... mới có hạnh phúc. Nhưng thực ra những thứ đó càng lôi cuốn dục vọng càng phát triển, ham muốn càng nhiều, ḷng tham càng đ̣i hỏi, nếu không đáp ứng thỏa măn nhu cầu của dục vọng th́ phiền năo càng chồng chất và như thế đời sống làm sao có được hạnh phúc chân thật. Đời sống tâm thức có được xây dựng th́ chồng vợ mới có hiểu biết nhau, có thông cảm nhau, mới có chia xẻ cay đắng ngọt bùi với nhau trên mọi nẻo đường đời chông gai quanh co khúc khuỷu và được như thế đôi chồng vợ mới gặt hái được hạnh phúc thực sự.
"Những Điều Kiện Căn Bản Xây Dựng Hạnh Phúc Gia Đ́nh Theo Tinh Thần Phật Giáo" mà tôi sáng tác đều được thiết lập trên quy chế Sáu Pháp Ḥa Kính của đức Phật chỉ dạy để làm phương châm cho nếp sống tập thể của một gia đ́nh. Sáu Pháp Ḥa Kính, gọi tắc là Lục Ḥa là quy chế của đức Phật sáng lập dành cho tập thể người xuất gia sống trong tinh thần ḥa hợp, tương kính, tương thuận để cùng nhau tu tập đạo giác ngộ và giải thoát. Theo tôi, một gia đ́nh cũng là một tập thể nhỏ, đă sống chung th́ nhất định phải có tinh thần ḥa hợp, tương kính, tương thuận mới đồng ḷng để tát cạn biển Đông. Tác phẩm này tuy không phải khuôn vàng thước ngọc nhưng dù sao đi nữa cũng là cẩm nang cần thiết cho những thế hệ trẻ lúc ban đầu khi bước chân vào đời khỏi bị vấp ngă đớn đau. Cha mẹ nào muốn dựng vợ gả chồng cho con cái của ḿnh nên bắt chúng học thuộc ḷng cẩm nang này trước khi tiến tới hôn nhân.
Vấn đề hạnh phúc gia đ́nh, tôi khi c̣n ở Học Đường Ấn Quang, trong lớp Trung Đẳng có học qua, nhưng không chút quan tâm, chỉ chuyên tu học những tư tưởng triết học của Phật Giáo cho được thông suốt. Lúc đó tôi quan niệm rằng, vấn đề hạnh phúc gia đ́nh là chuyện của thế gian thường t́nh, không phải là pháp môn vô lậu giải thoát, cho nên không thích hợp với những người xuất gia như tôi để tâm đi sâu vào nó. Đến khi ra nước ngoài, tôi đi hoằng pháp khắp nơi, nhất là ở nước Mỹ và nước Canada, gặp rất nhiều Đạo Hữu hỏi tôi trong Phật Giáo có Kinh nào dạy cách xây dựng hạnh phúc gia đ́nh, cũng như một số thanh niên Phật Tử cũng hỏi tôi về vấn đề trên. Đó cũng là những lư do thúc đẩy tôi phải nghiên cứu lại các kinh điển của Phật Giáo và viết thành tác phẩm này. Nội dung trong tác phẩm này chưa hẳn không có khuyết điểm, nguyên nhân là v́ tác giả hoàn toàn chưa có kinh nghiệm trên lănh vực t́nh yêu, nhưng dù sao cũng là khởi điểm lúc ban đầu cho những tư tưởng mới đáng giá và thiết thực xuất hiện qua những ng̣i bút đầy kinh nghiệm hơn. Tôi hy vọng sẽ đón nhận rất nhiều sáng kiến đầy kinh nghiệm và thiết thực của quư đọc giả bốn phương để bổ xung tác phẩm này cho được hoàn hảo, mong làm sao cho các thế hệ trẻ bước chân vào đời có một cẩm nang gối đầu quan yếu cho việc xây dựng hạnh phúc gia đ́nh.
Cẩn bút
Phật Lịch 2551, năm Mậu Tư, ngày 4 tháng 3 năm 2008
TỊNH THẤT VIÊN HẠNH
Sa Môn THÍCH THẮNG HOAN.
XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA Đ̀NH
I.- VÀO ĐỀ:
Vấn đề hạnh phúc gia đ́nh là vấn đề trọng đại trong cuộc sống của con người. Từ xưa đến nay không có người nào không bôn ba khắp mọi nẻo đường đời để đi t́m hạnh phúc chân thật cho lẽ sống, nhưng họ hoàn toàn thất bại v́ không biết bản chất của hạnh phúc là như thế nào và phải đi t́m ở đâu. Phần đông họ tưởng rằng hạnh phúc phát xuất từ bên ngoài và trên lạc thú vật chất. Cho nên họ thi đua đổ rất nhiều công sức xây dựng hạnh phúc gia đ́nh trên ngũ dục lạc của thế gian, như xây dựng trên tiền tài, trên sắc đẹp, trên danh vọng, trên ăn uống, trên ngủ nghỉ, rồi đi vào thực tế những người đó không có chút nào hạnh phúc cả. Người giàu có cái khổ của người giàu, người nghèo có cái khổ của người nghèo, người quan quyền có cái khổ của người quan quyền, người thứ dân có cái khổ của người thứ dân..v..v...., nghĩa là gia đ́nh nào cũng có thảm cảnh riêng của họ.
Họ không biết rằng hạnh phúc chân thật đều phát sanh từ nơi tâm linh của mỗi con người và phải được xây dựng trên tinh thần ḥa hợp thân thương. Trong sự sống chung hằng ngày, bất ḥa là một tai họa không ǵ bằng.
- Trong gia đ́nh, vợ chồng không ḥa th́ gia nghiệp không thành, con cái khổ sở v́ xa cha hoặc xa mẹ.
- Trong xă hội, xóm làng không ḥa th́ sanh ra rầy rà, kiện cáo, chém giết lẫn nhau,
- Quốc gia không ḥa th́ sanh ra giặc giă loạn lạc, dân chúng khổ sở,
- Nhân loại không ḥa th́ chiến tranh tiếp diễn, nhân sanh điêu đứng, suy tàn.
V́ sự bất ḥa vô cùng nguy hiểm cho nếp sống tập thể, thế nên đức Phật mới chế ra Pháp Ḥa Kính, Pháp Ḥa Kính gồm có sáu loại, gọi chung là Lục Ḥa.
II.- ĐỊNH NGHĨA:
Lục là sáu, Ḥa là ḥa kính, nghĩa là ḥa thuận và kính nể lẫn nhau. Lục Ḥa là sáu pháp ḥa kính, nghĩa là sáu phương pháp cư xử ḥa thuận, tôn trọng và kính nể lẫn nhau trong sự sống chung. Ḥa ở đây không phải nhu nhược mà nhằm mục đích làm lợi lạc cho tất cả, gây hạnh phúc cho tất cả, trong đó có ta và người.
Muốn xây dựng hạnh phúc gia đ́nh trên tinh thần Lục Ḥa cho được hữu hiệu, trước hết chúng ta cần phải ư niệm rơ tinh thần duyên sanh của Phật Giáo.
III.- TINH THẦN DUYÊN SANH:
Duyên sanh gọi cho đủ là nhân duyên sanh. Tinh thần duyên sanh, nghĩa là tất cả pháp trong thế gian đều quan hệ lẫn nhau để sanh tồn, để phát triển, cái này có th́ cái kia có, cái này không th́ cái kia không, cái này sanh th́ cái kia sanh, cái này diệt th́ cái kia diệt, bác sĩ sống được là nhờ bệnh nhân hổ trợ và bệnh nhân sống được là nhờ bác sĩ trị liệu, cho đến cỏ cây sống được là nhờ con người cung cấp thán khí và con người sống được là nhờ cỏ cây cung cấp dưỡng khí,..v..v.... Tất cả đều nói lên tinh thần duyên sanh cả, cho nên nhà thơ có câu:
"Cây thường cho ta dưỡng khí để ta sống góp mặt đời, Ta thường cho cây thán khí để cho cây lá khoe tươi" (Thắng Hoan Thi Tập)
Trên tinh thần duyên sanh, con người muốn sống có ư nghĩa để được hạnh phúc chân thật trước hết cần phải ư niệm những điều cơ bản sau đây: Giá trị gia đ́nh, giá trị nương tựa và giá trị chức năng.
(c̣n tiếp)