TIỂU-SỬ CUỘC ĐỜI

H.T. THÍCH THIỆN-MINH

 

Nguyên Ngọc (sưu tập)

 

Theo các tài liệu được phổ biến trước đây về Ḥa-Thượng Thích Thiện Minh, chúng tôi đă đọc, t́m hiểu và cố gắng ghi lại để lưu giữ, để tưởng nhớ và lấy đó làm một bài học cho toàn thể Phật Tử chúng ta. Trọn đời Ngài đă hiến thân cho Đạo Pháp và Dân Tộc, được cả thế giới ca tụng là một nhà lănh đạo Phật Giáo đại tài, một chiến lược gia ưu việt, một vị thầy, một người anh của thanh niên và Gia đ́nh Phật tử Việt Nam.

Ḥa-Thượng Thích Thiện Minh thế danh Đỗ Xuân Hàng, sinh ngày 21 tháng 4 năm 1922 tại làng Bích-Khê, quận Triều Phong, tỉnh Quảng-Trị, trong một gia đ́nh thức-giả. Thân phụ là ông Đỗ Xuân Quang, Cửu Phẩm Văn Giai trong làng. Thân mẫu là bà Hoàng thị Nhơn.

Ngài là con thứ năm trong tám anh chị em là Đỗ Xuân Tiềm, Đỗ Thị Tiến, Đỗ Xuân Khôi, Đỗ Thị Diệu, Đỗ Xuân Hàng (thứ năm), Đỗ Xuân Tú, Đỗ Xuân Uyển, Đỗ Thị Danh.

Năm 1931: Khi lên 10, Ngài được song thân cho phép xuất gia tu học, đó là thời gian Phật Giáo được chấn hưng: Hội An Nam Phật Học thành lập ở Huế năm 1932.

Năm 1934: Ngài là 1 trong 50 tăng sinh được tuyển chọn vào trường An Nam Phật Học tại chùa Trúc Lâm. Đây là ngôi trường do Ḥa Thượng Giác Tiên cùng đệ tử thân tín của Ḥa Thượng là ngài Mật Khế đứng ra thành lập.

Ngài đă từng học chung với các Thầy Thích Thiện Siêu, Thích Trí Quang, Thích Trí Tịnh, Thích Trí Thuyền...

Năm 1945: Ngài cùng các Tăng sĩ Phật Giáo với ḷng yêu nước và yêu dân tộc, tham gia trong các tổ chức chống Pháp. Ngài phụ trách Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc tỉnh Quảng Trị.

Năm 1946: Quân viễn chinh Pháp tràn vào Quảng Trị, Quảng B́nh gieo nhiều đau thương tang tóc cho đất nước; Ngài đă bị Pháp bắt nhốt một thời gian. Sau  khi được thả, Ngài tiếp tục khôi phục lại các sinh hoạt Phật Giáo.

Năm 1947: Ngài được trợ duyên cùng Ḥa Thượng Thích Trí Thủ khai giảng Phật học đường Trung Việt tại chùa Báo Quốc (Huế), góp sức cùng Ḥa Thượng Thích Mật Hiển, Thích Mật Nguyện vận động thành lập Sơn Môn Tăng Già Trung-Việt.

Năm 1956: Ngài cùng Quư Cao Tăng miền Bắc vô Trung với sự tiếp tay của Cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền đứng ra tổ chức Đại Hội Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam kỳ II . Sau Đại Hội Ngài trở về công tác Phật sự tại Nha Trang.

Năm 1959: Tại Đại Hội Tổng Hội Phật Giáo Trung Phần được tổ chức tại Huế, Ngài được suy cử làm Trị Sự Trưởng Tổng Hội cho đến năm 1962, Sau đó, Ngài giao chức vụ lại cho Ḥa Thượng Thích Trí Quang để nhận trọng trách khác. Đây là giai đoạn mà chính sách kỳ thị Tôn giáo của nền Đệ I Cộng Ḥa phát khởi. Nhà cầm quyền đă trấn áp vô cùng mănh liệt đối với Phật Giáo Việt Nam. Ngài đă viết thư gửi thẳng lên chính quyền yêu cầu đưa ra ánh sáng các vụ bắt bớ, tra tấn giam cầm và bí mật thủ tiêu Phật Giáo đồ với cả bộ hồ sơ trung thực và chính xác.

Năm 1963: Sau vụ triệt hạ cờ Phật Giáo, thảm sát Tín đồ và Đồng bào tại đài phát thanh Huế nhân ngày Đại lễ Phật Đản, Ngài được công cử vào Ban Liên Phái Phật Giáo, dưới sự lănh đạo tối cao của Đại lăo Ḥa Thượng Thích Tịnh Khiết, đ̣i chính quyền đương thời phải hủy bỏ đạo dụ số 10, thỏa măn 5 nguyện vọng chân chính của Phật Giáo qua kiến nghị đề ngày 10-5-1963.

Ngài cùng Ḥa Thượng Thích Trí Quang cung thỉnh Ḥa Thượng Hội Chủ vào Sài-g̣n, và nơi đây Ủy Ban Liên Phái Phật Giáo được thành lập. Ngài là 1 trong 5 thành viên ở ngôi vị cố vấn.

Khi Ḥa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngă tư Phan Đ́nh Phùng và Lê Văn Duyệt, chính quyền Đệ I Cộng Ḥa hốt hoảng, yêu cầu Ủy Ban Liên Phái cử phái đoàn đến để thương thuyết. Trong lần thương thuyết này, Ngài được cử làm trưởng đoàn. Với khả năng hùng biện, lư lẽ vững chắc, Ngài đối chất với Ủy Ban Liên Bộ và thẳng thắn lên án chính phủ đă dồn họ vào thế phải kư Bản Thông Cáo Chung.

Ngày 20/8/1963, Ngài bị bắt cùng với số phận chung của toàn thể Tăng Ni trên toàn quốc và được thả ra ngày 01/11/1963, sau cuộc đảo chánh thành công của tướng Dương Văn Minh và Hội Đồng Cách Mạng  lật đổ chế độ độc tài, kỳ thị Tôn Giáo của Ngô Đ́nh Diệm.

Năm 1964: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời và ngày Đại Lễ Phật Đản được tổ chức huy hoàng chưa từng thấy trước đó. Lể  đài được dựng ngay tại Bến Bạch Đằng Sài-G̣n.

Ngài được công cử làm Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo kiêm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên. Từ cương vị này, Ngài đă vận động xây dựng nên Trung Tâm Quảng Đức trên đường Công Lư Sài-G̣n để làm trụ sở. Trụ sở Tổng vụ Thanh Niên này cũng là trụ sở của các Vụ trực thuộc như Gia đ́nh Phật tử, Thanh Niên Phật Tử, Sinh Viên Phật Tử, Thanh Niên Thiện Chí Phật Tử, Hướng Đạo Phật Giáo...và c̣n là Trung Tâm Văn Hóa Xă Hội hoạt động rất là tích cực. Chính Ngài  đă đứng ra vận động tổ chức Đại Hội Huynh Trưởng Gia Đ́nh Phật Tử lịch sử tại Trường Gia-Long Sài-g̣n.

Rất tiếc không lâu, chính quyền cách mạng lại biến thành chế độ quân nhân trị, mang tính bất công, bè phái, kỳ thị và quay đầu trở lại đàn áp Phật Giáo một lần nữa.                               

Ngày 28/5/1966 : Ngài đă nhân danh các lực lượng đấu tranh và Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên, trực tiếp gặp 2 tướng lănh Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ đưa ra những yêu sách. Hai vị lănh đạo này hứa sẽ phúc đáp ngày hôm sau. Nhưng khi Ngài vừa trở về báo cáo sự việc cho Viện Hóa Đạo và các Phong Trào do Ngài làm chủ tịch, tiếp tục dùng Taxi đến Trung Tâm Quảng Đức th́ bị mưu sát bằng lựu đạn. Rất may Ngài chỉ bị thương ở chân. Hai ngày sau, 2 tướng Thiệu-Kỳ tráo trở trả lời “Không nhượng bộ”.

Ngày 17/3/1969, Ngài bị bắt và Ṭa Án Quân Sự Mặt Trận kết án 15 năm tù khổ sai và cấm cố. Sự việc này làm cho cả thế giới giật ḿnh, trong và ngoài nước vô cùng công phẩn. Một Ủy Ban Vận Động đ̣i hủy bỏ bản án ra đời, trong đó có đủ thành phần các tôn giáo, nghị sĩ, dân biểu Quốc Hội, các nhà chính trị ... nên chính quyền đă ra quyết định phóng thích Ngài  ngày 01-11-1969.

Năm 1970, Ngài lên đường đi tham dự Hội Nghị Tôn Giáo và Ḥa B́nh Thế Giới tại Tokyo, Nhật Bản. Ngài đă đọc bài tham luân với tựa đề “ Quan điểm của Phật Giáo về bất bạo động” được Hội Nghị vỗ tay hoan nghêng tán thưởng, coi như là bài tham luận nổi tiếng nhất trong Đại Hội này. Từ năm 1971 đến 1973 : Ngài được cử làm Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo; và sau khi Ḥa Thượng Thích Thiện Hoa viên tịch, Ngài lại phải ra đảm đương chức Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, cho măi đến Đại Hội Phật Giáo Kỳ IV, Ḥa Thượng Thích Trí Thủ mới nhận chức vụ Viện Trưởng Viện Hóa Đạo (thay thế Ngài)

Năm 1976: Đại Hội Kỳ VII của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất , Ngài được mời làm Cố Vấn Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo.

Ngày 09/6/1977, Giáo Hội ra Thông Điệp kêu gọi Bảo Vệ Nhân Quyền ở Việt Nam. Nhà nước cọng sản Việt Nam ra lịnh truy tầm tịch thu tài liệu, ai lưu giữ Thông Điệp, bắt được lâp tức bị tống giam.

Ngày 15/6/1977, Thượng Tọa Thích Măn Giác vượt biên bằng đường biển, đă mang theo được Thông Điệp này cùng một số tài liệu về đàn áp Phật Giáo. Bọn Việt cọng kết tội cho Ngài đă tổ chức chuyến đi đó; nên ngày 28-3-1978 đă đuổi Ngài ra khỏi Trung Tâm Quảng Đức và ra lệnh không nơi nào được chứa chấp. Ngày 13-4-1978 Ngài bị bắt tại Hàng Xanh,Thị Nghè, đưa về giam giữ tại trại giam Phan Đăng Lưu và tra tấn dă man đến chết (ngày 17-10-1978). Chúng chuyển Ngài về Trại Hàm Tân, B́nh Tuy. Giáo Hội nghe tin đă cử một phái đoàn ra Hàm Tân nhận diên. Thi thể Ngài bị bọc kín, khuôn mặt tím bầm, mắt sâu hóm, râu tóc mọc dài...Giáo Hội xin đưa về mai táng, bọn cai tù lănh đạo không đồng ư, kể cả xin đọc một thời kinh cầu siêu chúng cũng không cho.

Tấm gương sáng của Ngài chính là niềm tin sâu sắc cho những người con Phật trước mọi vấn nạn của Phật Giáo dù vấn nạn đó đến từ thế lực vô minh ngoại đạo nào, kể cả loại tham danh, nội trùng bên trong Phật Giáo Việt Nam. 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 12/03/09