H̉A THƯỢNG UISANG
(625 - 702 A.D.)
Biên tập: Dr. Sungshim Hong
Dịch và chú giải: Thích Nguyên Hải
I.Tiểu sử:
Ḥa Thượng Uisang (V: Vị Tướng, H: 位 相, K:위 상) sinh trong tầng lớp thượng lưu cao quư. Năm 18 tuổi Ngài rời nhà và trở thành tu sĩ tại chùa Hoàng Phúc (H: 皇 福, K: 황 복 사, Hwangboksa Temple) tại Gyeongju (K: 경 주), thuộc năm thứ 12 của Hoàng hậu Seondeok (V: Thiền Đức, H: 禅 德, K: 선 덕), năm 643 sau Tây lịch. Sau khi nhận lễ thụ chức Ngài học ở Seop deaseongnon (K: 섶 대 성 논) và trường Duy Tâm (Mind Only School). Năm 651 ở tuổi 26, Ngài và pháp hữu (bạn đạo, tăng thân) Wonhyo (V: Nguyên Hiểu, H: 元 晓, K: 원 효, 617 - 686), chuẩn bị qua Trung quốc với ư định học theo những trường phái Phật giáo mới được hướng dẫn bởi pháp sư Huyền Trang (H: 玄 奘, Xuanzang) (1). Nhưng họ không thể rời khỏi bán đảo và bị ở lại tại biên giới phía bắc Vương quốc Goguryeo. V́ thế Ḥa Thượng Uisang đă học lư thuyết Phật tánh và dưới những kỷ luật khác của Ḥa Thượng Bodeok (K:보 덕).
Năm 661, ở tuổi 36, ngài đi đến triều đại nhà Đường (H:唐) bằng đường biển. Khi đến nơi, ngài quá kiệt sức và mệt mỏi, ngài phải chấp nhận lời mời ở lại với những người cư sĩ Phật giáo. Một con gái của những người cư sĩ này tên Seonmyo (V: Thiền Miêu, H: 禅 苗, K: 선 묘) đă yêu ngài. Từ khi ngài đă có thời gian dài giữ giới luật sống độc thân một cách nghiêm khắc, ngài không thể chấp nhận t́nh yêu của cô gái đó. Cô gái đó đă thay đổi ư định và trở thành môn đệ trung thành của ngài cho đến suốt cuộc đời và xin thề vĩnh viễn hiến dâng cuộc đời của cô đến ngài, xem ngài là người d́u dắt cho cô .
Theo vài chuyện truyền thuyết về cô Seonmyo, khi Ḥa Thượng Uisang gặp nguy hiểm ở biển trên đường về nhà và khi ngài đă khó khăn tạo lập chùa Buseoksa (부 석 사), Seonmyo đă giúp ngài thoát khỏi những khó khăn. Trong vài lănh vực, mọi người đă tôn kính cô đó như là một vị Bồ tát thực tế.
Năm 662, một năm sau khi ngài đến Trung quốc, Ḥa Thượng Uisang đă học theo những trường phái của triết học Hoa Nghiêm (H:华严, Huayan), với Ḥa Thượng Pháp Tạng (H: 法 藏, Fazang, 643 – 712) (2) môn đệ của Ḥa Thượng Trí Nghiễm (H:知 俨, Zhiyan) (3). Tổ thứ hai của Hoa Nghiêm Tông. Sự hiểu biết của ngài về học thuyết kinh Hoa Nghiêm đă tạo nên ấn tượng rất lớn đối với Tổ Trí Nghiễm. Sau đó, Tổ Pháp Tạng, trở thành một vị chuyên môn lớn của Hoa Nghiêm Tông, đă hỏi ngài Uisang để duyệt lại cuốn sách mà ngài đă viết.
Năm 671, khi Ḥa Thượng Uisang được 46 tuổi, ngài trở về Silla (K: 실 라) và ngài xây dựng chùa Buseoksa (K: 부 석 사) năm 676 theo sự chỉ định của vua Munmu (V: Văn Vơ, H: 文 武, K: 문 무). Ngay khi xây dựng, ngôi chùa đă trở nên trung tâm nghiên cứu kinh Hoa Nghiêm và Ḥa Thượng Uisang đă trở thành vị sáng lập Hoa Nghiêm Tông tại Silla. Và ngài đă xây dựng trên 10 ngôi chùa thuộc Hoa Nghiêm Tông ở nhiều nơi khác nhau trong nước và ngài đă cố gắng không mệt mỏi để phát triển Hoa Nghiêm Tông.
Những t́nh trạng xă hội của đất nước Silla Thống Nhất không tự do một cách hoàn toàn từ những sự cần thiết la hét và ham muốn của mọi người cần tự do của những giai tầng xă hội có tôn ti trật tự. Nhưng Ḥa Thượng Uisang chấp nhận ư muốn của họ tránh khỏi sự kỳ thị và cho họ những chức vụ đến tất cả những loại người trong cộng đồng Phật giáo. Ví dụ, một người đệ tử, Ḥa Thượng Jinjeong (K: 진 정), từ giai tầng thấp kém trong xă hội và Ḥa Thượng Jitong (K: 지 통) đă là một nô lệ trong trong nhà của người quư phái. Thế nhưng từ một tầng lớp thấp kém của xă hội Silla, họ đă trở nên người trung tâm quan trọng của Tông này, nhờ Ḥa Thượng Uisang.
Có một giai thoại của Ḥa Thượng Uisang đă giúp đỡ về sự phúc lợi nhiều bao nhiêu cho mọi người xung quanh. Vua Munmu, đă điều khiển thống nhất ba Vương quốc, vua cho mọi người xây dựng và làm đi làm lại những pháo đài như là một phần của sự biểu lộ uy quyền của nhà vua. Vua đă thử tuyển mộ những người lao động chân tay để lập một pháo đài mới. Khi Ḥa Thượng Uisang nghe chuyện này, ngài đă gởi thư cho vua Munmu.
“Nếu vua quyết định cho mọi người trong sự đúng đắn, một pháo đài đă làm qua khỏi ranh giới phải không được băng qua. Luật lệ đó nên được thay đổi từ thảm họa qua sự may mắn. Nhưng nếu vua quyết định không đúng, rồi th́ mặc dù một pháo đài cao nhất có thể được xây dựng, một loạt tai họa sẽ không tránh khỏi”. Khi đọc lá thư của Ḥa Thượng Uisang, vua hủy bỏ chương tŕnh xây dựng pháo đài mới.
Ngài đă giữ giới luật rất nghiêm khắc đến nỗi ngài chỉ c̣n có bộ quần áo và b́nh bát bố thí. Một ngày vua Munmu, người rất kính trọng Ḥa Thượng Uisang, đă cho ngài một căn nhà và vài người nô lệ. Nhưng Ḥa Thượng Uisang đă từ chối sự hiến cúng này, và ngài nói, “Chúng tôi, những tu sĩ Phật giáo đối xử với mọi người b́nh đẳng cho dù họ từ tầng lớp quư phái hay nghèo khổ. Làm thế nào tôi có thể có một nô lệ? Pháp giới này là nhà của tôi, và tôi bằng ḷng sống với sự bố thí vào b́nh bát”.
Ngài đă sống cuộc đời của nhà tu khổ hạnh, ngài đă dạy triết lư kinh Hoa Nghiêm (H: 华 严, Hwaeom) và ngài đă hướng dẫn Phật giáo nước Silla Thống Nhất trong chu kỳ rất thành công mỹ măn. Năm 702, ngài viên tịch ở tuổi 77.
Môn đệ của ngài có nhiều, trong số đó Ḥa Thượng Uisang có mười đệ tử khôn ngoan nhất . Họ là Sư Ojin (오 진), Jitong (지 통), Pyohun (표 훈), Jinjeong, (진 정) Jinjang (쟌 장), Doyung Yangwon (도 융 양 원), Sangwon (상 원), Neungin (는 긴) và Uijeok (위 적).
II. Tác phẩm:
Các tác phẩm của Ḥa Thượng Uisang là: Biểu đồ pháp giới của Hoa Nghiêm Thừa. Tóm tắt kinh Hoa Nghiêm (Ipbeop gyepum chogi). Thưởng ngoạn về mười huyền môn của Hoa Nghiêm (Hwaeom simmun ganbeopgwan). Giải thích kinh Vô Lượng Thọ (H: 无 量 寿 经, K: Amitha gyeong uigi, S: Sukhāvatīyūha-sūtra). Lời cầu nguyện đến chư Phật và Bồ Tát (Jeban cheongmun). Những lời cầu nguyện hiến dâng tu viện Baekhwa (Baekhwa doryang barwonmun). Lời phát biểu về sự cầu nguyện đến Hoa Nghiêm Thừa (Hwaeom ilseung barwonmun). Sự kính yêu của bậc Thầy (Tusarye). Trong những tác phẩm trên, Biểu đồ pháp giới Hoa Nghiêm Thừa, mô tả triết học Hoa Nghiêm rất rơ ràng và đến nỗi nó được tiếp tục nghiên cứu học hỏi bởi những môn đệ. Và nó được biên soạn như là Cốt tủy bản ghi chép biểu đồ Pháp giới (Beopgye dogi chonsurok) trong triều đại Goryeo.
III. Những nét đặc biệt về học thuyết của ngài
Triết học Hoa Nghiêm rất quan trọng trong Phật giáo Hàn quốc. Là vị sáng lập Hoa Nghiêm Tông tại Hàn quốc, quan điểm của Ḥa Thượng Uisang là xem xét triết học nguyên thủy của Phật giáo Hàn quốc. Cốt lơi triết học Hoa Nghiêm của Ḥa Thượng Uisang đặt căn bản trên Pháp giới của Phật giáo (Luật của vũ trụ) liên quan đến triết học Trung Đạo.
Cốt tủy chính là “Một là tất cả, tất cả là một. Một đồng nhất với tất cả. Tất cả đồng nhất với một”. Trung Đạo được dạy không phân biệt. Đó là, như tất cả sự sự vật vật không có Tự Tánh, mỗi một cái thống nhất với những cái khác không có bất kỳ sự trở ngại nào. V́ vậy, một cái chứa đựng yếu tố của tất cả những cái khác. Mỗi một sự vật bao gồm tất cả những sự vật, không có sự trở ngại. Trong địa hạt duyên khởi, vĩnh cửu là không hiện c̣n, và không có một cách hoàn toàn độc lập với những cái khác. Tất cả những cá nhân hiện hữu bởi và qua những cái khác và qua sự liên hệ tùy thuộc của duyên khởi. Đây là thế giới chung được gọi là Nhân và Quả.
Theo Ḥa Thượng Uisang, lư thuyết tùy thuộc lẫn nhau hay Nhân và Quả nổi bật “Sự soi sáng của Phật tánh”, trong đó tất cả mọi hiện tượng tiêu biểu cho Một sự Tỉnh Thức. Sự liên hệ của một và tất cả là sự công bằng lớn nhất và rồi th́ sự công bằng xa hơn đến thế giới có lư trí và thế giới của những hiện tượng khác nhau. Xa hơn nữa lư thuyết sự soi sáng của Phật tánh là sự liên quan, tất cả mọi hiện tượng chính nó là tự tánh của giác ngộ và mọi sự sự vật vật bao hàm một ư nghĩa sâu xa hơn. V́ vậy, hiện tượng đồng nhất có thể được xem như là lư thuyết tượng trưng sự công bằng và ḥa hợp trong tất cả những thành phần của nó.
Ḥa Thượng Uisang đă gợi ra một giải pháp cho sự xung đột và khó khăn của đời sống thế giới này qua tôn giáo ḥa hợp và điều ḥa những sự cực độ làm căn bản trên triết học này.
oOo
Ghi chú: V: Việt dịch, H: Chữ Hán, S: Chữ Sanskrit, K: Chữ Hàn quốc.
(1) Huyền Trang (玄 奘, 602-664): Vị Cao Tăng Trung quốc, sống vào đời nhà Đường. Ngài người huyện Khu Thị, Lạc Châu (洛 州, tức Lạc Dương, Tỉnh Hà Nam ngày nay), họ Trần, tên Huy, là sơ Tổ Pháp Tướng Tông và là dịch kinh nổi tiếng nhất của Trung Quốc, được người đời tôn xưng là Tam Tạng Pháp sư hay là Đường Tam Tạng. Ban đầu ngài học Kinh Niết Bàn và Nhiếp Đại Thừa Luận, và có chí nghiên cứu dựa trên nguyên điển về Duy Thức Học cũng như Luận A Tỳ Đạt Ma. Vào năm thứ 3 (629) niên hiệu Trinh Quán, với tâm mạo hiểm, ngài đi Ấn Độ, xuất phát từ kinh đô Trường An. Trải qua biết bao nhiêu gian khổ, cuối cùng ông đến được Ấn Độ từ con đường phía Bắc của vùng Tân Cương thuộc miền Tây Turkistan, Afghanistan. Tại Na Lan Đà Tự (S: Nālandā), ngài theo hầu ngài Thật Xoa Nan Đà (S: Śikṣānanda, 529-645, tức là ngài Giới Hiền), học về giáo nghĩa Duy Thức, Du-già Sư-địa luận, v.v. Sau đó, ngài đi khắp Ấn Độ, chiêm bái các Phật tích và đến năm thứ 19 (645) niên hiệu Trinh Quán, ngài trở về Trường An, mang theo 657 bộ kinh văn bằng tiếng Phạn cùng một số tượng Phật, xá lợi, v.v. Sau khi trở về nước, nhờ có sự tín nhiệm của Hoàng Đế Đường Thái Tông Lư Thế Dân, ngài bắt đầu sự nghiệp phiên dịch kinh điển cùng các đệ tử tại chùa Hoằng Phước (弘 福 寺), chùa Từ Ân (慈 恩 寺) và cung Ngọc Hoa (玉 华 宫). Khởi đầu với bộ Đại Bát Nhă Kinh (大 般 若 经) 100 quyển, kinh điển Hán dịch của ông lên đến 76 bộ, 1347 quyển. Sự phiên dịch của ngài nhằm mục đích trung thực dựa trên nguyên điển, cho nên các kinh điển được dịch trước thời của ngài được gọi là “Cựu Dịch” (dịch cũ), và những kinh điển do ngài dịch sau nầy là “Tân Dịch” (dịch mới). Bộ Đại Đường Tây Vức Kư (大 唐 西 域 记), tác phẩm ghi lại chuyến lữ hành của ngài sang Ấn Độ, là tư liệu rất quan trọng cho chúng ta biết được địa lư, phong tục, văn hóa, tôn giáo, v.v., của vùng trung Châu Á và Ấn Độ vào thế kỷ thứ 7. Cũng từ bộ nầy Ngô Thừa Ân viết tác phẩm Tây Du Kư. Vào đầu niên hiệu Lân Đức (麟 德), năm 664, ngài viên tịch. Tương truyền ngài văng sinh về cơi Trời Đâu Suất.
(2) Pháp Tạng (法 藏, 643-712): Vị Cao tăng Trung quốc, sống vào thời nhà Đường, Tổ thứ 3 của Hoa Nghiêm Tông Trung Quốc, tự Hiền Thủ (贤 首), hiệu Quốc Nhất Pháp Sư (国 一 法 师), c̣n gọi là Hương Tượng Đại Sư (香 象 大 师), Khương Tạng Quốc Sư (康 藏 国 师), ngài họ Khương (康). Tổ tiên ngài người nước Khương Cư (康居), nhưng đến đời cha ngài th́ dời sang Trung Quốc, sống tại Trường An (长 安). Ban đầu ngài theo hầu Tổ sư Trí Nghiễm (智 俨), nghe giảng Hoa Nghiêm và thâm nhập huyền chỉ kinh Hoa Nghiêm. Sau khi thầy qua đời, ngài theo thầy khác xuống tóc xuất gia, lúc đó 28 tuổi. Do ngài có thể thông hiểu ngôn ngữ các nước Tây Vức và kinh điển tiếng Phạn (Sanskrit), nên phụng mạng cùng với ngài Nghĩa Tịnh (义 净) tham gia phiên dịch kinh điển như Tân Hoa Nghiêm Kinh, Đại Thừa Nhập Lăng Già Kinh, v.v… hơn 10 bộ. Ngài thường giảng thâm nghĩa Kinh Hoa Nghiêm cho Vơ Tắc Thiên Hoàng Đế, tức Vơ Hậu nghe. Suốt đời ngài đă giảng kinh nầy hơn 30 lần. Ngài tập trung toàn lực để h́nh thành hệ thống giáo học Hoa Nghiêm. Bên cạnh đó, ngài đă chú thích các kinh luận khác như Lăng Già, Mật Nghiêm, Phạm V.ng, Khởi Tín, v.v. Vào tháng 11 năm đầu niên hiệu Tiên Thiên (先天) đời vua Huyền Tông, ngài viên tịch tại chùa Đại Tiến Phước, thọ 70 tuổi. Trước tác của ngài rất nhiều như Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Kư 20 quyển, Hoa Nghiêm Khoa Giản, Hoa Hoa Nghiêm Cương Mục, Hoa Nghiêm Huyền Nghĩa Chương, v.v., hơn 20 bộ. Đệ tử nổi tiếng của ngài có Hoằng Quán, Văn Siêu, Trí Quang, Tông Nhất, Tuệ Uyển, v.v.
(3) Trí Nghiễm (智 俨, 602-668): Vị Cao Tăng Trung quốc, sống vào thời nhà Đường, xuất thân vùng Thiên Thủy (天水, Tỉnh Cam Túc, họ Triệu, ngài là vị Tổ thứ 2 của Hoa Nghiêm Tông, hiệu Chí Tướng Đại Sư (至相大师), Vân Hoa Tôn Giả (雲 华尊者). Lúc nhỏ ngài đă có duyên với Phật đạo, khi nô đùa thường lấy đá xếp thành tháp, hay lấy chúng bạn làm thính chúng và tự xem bản thân ḿnh là pháp sư. Năm 12 tuổi, ngài theo Tổ Đỗ Thuận (杜 顺) đến chùa Chí Tướng (至相寺) ở Chung Nam Sơn (終南山), thọ học với đệ tử của Đỗ Thuận là Đạt Pháp Sư, ngày đêm tinh tấn, siêng năng tu tập. Đến năm 14 tuổi, ngài xuống tóc xuất gia, thường nghe giảng Nhiếp Đại Thừa Luận. Năm 20 tuổi, ngài thọ cụ túc giới, học các kinh luận như Tứ Phần Luật (四分律), Tỳ Đàm, Thập Địa, Địa Tŕ, Niết Bàn, Thành Thật v.v… Sau ngài theo ngài Trí Chánh (智正) học kinh Hoa Nghiêm , đọc Đại Tạng Kinh, nghiên cứu sâu vào huyền chỉ của luận Thập Địa . Năm 27 tuổi, ngài soạn Hoa Nghiêm Kinh Sưu Huyền Kư và nó trở thành khuôn phép của tông Hoa Nghiêm. Ngài thường giảng thuyết Hoa Nghiêm, hóa đạo không hề mệt mỏi. V́ ngài đă trụ tŕ chùa Chí Tướng (至相寺), nên người đời gọi ngài là Chí Tướng Đại Sư. Đến cuối đời, ngài đến trú tại Vân Hoa Tự (雲 华 寺), nên có tên gọi khác là Vân Hoa Tôn Giả. Vào tháng 10 năm đầu (668) niên hiệu Tổng Chương (總 章) đời vua Cao Tông, ngài viên tịch, hưởng thọ 67 tuổi. Đệ tử của ngài có Hoài Tề (懷齊, hay Hoài Tế [懷濟]), Pháp Tạng (法藏), Nguyên Hiểu (元曉), Nghĩa Tương (义 湘), Bạc Trần (薄塵), Tuệ Hiểu (慧曉), Đạo Thành (道成), v.v… Trước tác của ngài có Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Sưu Huyền Phân Tề Thông Trí Phương Quỹ 1 quyển, Hoa Nghiêm Ngũ Thập Yếu Vấn Đáp 2 quyển, Hoa Nghiêm Nhất Thừa Thập Huyền Môn 1 quyển, Kim Cang Bát Nh. Ba La Mật La Lược Sớ 2 quyển, Vô Tánh Nhiếp Luận Sớ 4 quyển, v.v…