VÀO ĐẤT CHẾT, TẶNG SỰ SỐNG
 

Huệ Trân

 

Trận động đất với cường độ 6.9 xảy ra ở Yushu, Trung Quốc khiến hàng ngàn người bị chôn vùi dưới gạch vụn, là tiếp nối một chuỗi kinh hoàng liên tục, cách nhau không xa, đối với nhân loại. Từ trận ở Haiti với 7.0, rồi Chili với 8.8, Hoa Kỳ tiếp theo với 7.2, đến quần đảo Sumatra Indonesia với 7.7 là những dấu hiệu đi kèm với những lời tiên tri về ngày tận thế!

Mọi loài đều có bản năng sinh tồn kỳ diệu như nhau. Dù nh́n thấy sự chết nhưng c̣n hơi thở là c̣n quyết liệt bám víu vào sự sống. Cho nên những ai có từ tâm th́ không thể không ra tay cứu vớt những mạng sống đang chới với bên bờ sinh tử.
Chỉ mấy tiếng đồng hồ sau khi đất giận dữ lắc mạnh, th́ hàng loạt hậu địa chấn với cường độ được ghi nhận từ 5.0 đến 6.0 đă tiếp sức tích cực tàn phá, để những cao ốc, nhà cửa c̣n ngất ngư được sụp đổ, khiến những thị trấn nhỏ ngoại thành Gyegu hầu như biến thành b́nh địa. Những nạn nhân c̣n ngắc ngoải với gạch ngói ập xuống lúc đầu, giờ bị chôn vùi sâu hơn! Xác người quằn quại trộn lẫn với bê tông cốt sắt, gạch vụn, ngói bể.

Ngay nơi vùng đất kinh hoàng đó, ngay ở thời điểm mà sự chết đang cợt đùa, chụp bắt sự sống đó, th́ người ta đă thấy thấp thoáng bóng cà-sa của các vị Lạt Ma Tây Tạng.

Ai cũng biết đất vừa rung th́ hậu địa chấn sẽ tiếp theo, và sự hoành hành này không lường nổi khốc liệt. Nhưng những vị sư Tây Tạng đă là những người đầu tiên đến tiếp cứu. Chùm ảnh được phổ biến trên trang nhà Phật Tử Việt Nam, thật ra không cần một lời chú thích nào, v́ ở đó những tấm ḷng từ bi, dũng cảm đă bao trùm mọi ngôn ngữ thế gian. Những nhà sư thầm lặng nhưng nhanh nhẹn đào bới gạch vụn nhấp nhô, t́m người c̣n sống để tiếp cứu, t́m xác chết để tẩm liệm. Các vị không trang bị ǵ để bảo vệ ḿnh ngoài khẩu trang đơn sơ che từ mũi xuống cằm. Nơi này một vị dịu dàng nâng thi hài bé gái xơa mái tóc dài đẫm máu ḷa x̣a trên thân thể dập nát, nơi kia một vị cẩn trọng nhấc từng miểng gạch trên một thân người đang đau đớn rên la. Đó đây, sống và chết đang trộn lẫn nhau giữa tan hoang cùng cực của địa ngục trần gian.

Chỉ mấy tiếng đồng hồ sau cơn địa chấn, khi quân đội c̣n chờ lệnh, chính quyền c̣n bàng hoàng th́ các nhà sư Tây Tạng đă có mặt.

Lều được dựng ngay trên đổ nát để những xác chết được đặt nằm ngay ngắn bên nhau, những thương tích được băng bó, chăm sóc, những đói khát được chia sẻ thực phẩm, những bơ vơ được an ủi, vỗ về…

Vùng đất chết đó, ngay thời khắc mà cả người sống lẫn kẻ chết đều rất cần sự tiếp cứu th́ những vị Lạt Ma đă có mặt để thể hiện lời dạy của Chư Phật, chư Bồ Tát.

Nếu có ai băn khoăn tự hỏi “Các ngài có sợ chết khi bước vào vùng đất chết ở những thời khắc sớm nhất như thế không?” th́ có lẽ không cần tới ngôn ngữ v́ ngôn ngữ vốn vong thân! Câu trả lời trung thực chỉ là những giọt nước mắt xót thương khi bới được một thi hài chẳng toàn thây, là quặn thắt khi nghe tiếng rên la mà chẳng thể đào bới nhanh hơn, là bi thiết cất lời tụng kinh siêu độ cho hàng ngàn người vô danh xấu số, là chí thành gửi năng lượng từ bi theo ngọn lửa bùng cao nơi giàn hỏa được cất lên thô sơ để hỏa táng những người rời bỏ thế gian này trong tận cùng đau đớn và sợ hăi … Câu trả lời ở ngay đấy. Ḷng từ bi bao la luôn vượt lên trên sự sợ hăi, dù đối tượng sợ hăi là ǵ. Chính v́ thế mà ḷng từ bi luôn hóa thân thành sự dũng cảm.
Chùm ảnh các vị Lạt Ma Tây Tạng đến vùng đất chết, ban tặng t́nh thương và sự sống, là những hạt mưa quư giá giữa sa mạc khô cạn t́nh người. Dân chúng quanh vùng thiên tai đă thấy. Ống kính các phóng viên khắp nơi đă thấy. Họ đến khi hàng trăm lều đă dựng, xác người đă được nằm ngay ngắn, tiếng tụng kinh đă vang lên ở Qinghai, thực phẩm đă được chia sẻ ở Jiegu. Họ đă thấy các nhà sư Tây Tạng tiếp tục đến từ Ganzi, Sichuan, từ Tứ Xuyên, từ chùa Kardze. Các nhà sư đến bằng mọi phương tiện có thể. Xe đạp, xe gắn máy, xe lôi hoặc ngay cả bám bên thành xe vận tải.

Ấy thế mà, khi quân đội và chính quyền có thể đến nơi thiên tai th́ điều đầu tiên họ làm là ra lệnh cho các nhà sư Tây Tạng phải rời khỏi vùng động đất ngay, cũng như không được phổ biến ǵ với các cơ quan truyền thông về sự cứu giúp dũng cảm của các nhà sư trong những giờ phút cực kỳ khẩn cấp và nguy hiểm vừa qua! Bất nhẫn, nhưng quá dễ hiểu trước lệnh truyền này!

Làm sao mà Bắc Kinh không lo ngại khi nhân dân Trung Quốc cảm nhận được ḷng từ bi không ranh giới của những người mang mầu áo và quốc tịch mà chính quyền luôn rêu rao phải loại bỏ, phải tiêu diệt!? Khi đă cảm nhận được th́ tâm lư sẽ thay đổi. Điều tất nhiên này sẽ lặng thầm xảy ra, để khi hữu sự sẽ biến thành hành động.
Nỗi lo sợ của chính quyền Trung Quốc đă thể hiện quá rơ rệt khi các cơ quan thông tin nhà nước phổ biến tin tức và h́nh ảnh thiên tai. Không ḍng chữ nào nói về sự có mặt của các vị Lạt Ma ở những giờ phút sớm nhất. Không có thước phim nào ghi h́nh ảnh những vạt áo cà-sa lấp lánh nơi máu đỏ ngập loang nền đất. Sự giấu diếm ấu trĩ giữa thời đại tin học toàn cầu này quả là điều đáng thương hại.

Nhà nước không phổ biến, nhưng những ống kính trung thực đă phổ biến. Nhà nước không viết tin nhưng những ng̣i bút cương trực đă viết tin. Thế giới biết và thấy. Nhân dân Trung Quốc cũng biết và thấy.

Nội tâm con người là nơi cực kỳ riêng tư và nhạy bén. Cái biết và thấy sẽ nằm ngay trái tim, để mỗi hơi thở, ta sẽ tự cảm nhận điều ǵ đích thực xứng đáng trong kiếp làm người?
Xin ghi lại đây lời chia sẻ của Đức Đạt Lai Lạt Ma khi thuyết giảng về đề tài Đi T́m Hạnh Phúc:
“… Tôi nhớ có lần được gặp một vị tu sĩ Tây Tạng tại Ấn Độ. Ông là một, trong nhiều ngàn tu sĩ bị bắt giam khi Trung Quốc đưa quân xâm chiếm Tây Tạng. V́ quyết tâm không từ bỏ tôn giáo của ḿnh nên ông đă phải trải qua hơn 20 năm dài tù đầy với biết bao cực h́nh tra tấn. Thế mà khi tôi hỏi, suốt thời gian chịu cực h́nh, ông có khi nào sợ hăi không, th́ ông chậm răi trả lời là ông chỉ có một điều lo sợ duy nhất. Đó là, nếu ông đánh mất ḷng từ bi đối với những kẻ đă hành hạ ḿnh …”

Cũng trong tinh thần này, vị lănh đạo tăng đoàn Phật Giáo Tây Tạng đă nói một câu rất đáng cho chúng ta suy ngẫm: “Nếu ta bị đốt cháy, chẳng lẽ ta nổi giận cùng lửa, khi bản chất của lửa là đốt cháy?”

 

Huệ Trân

(Thiên Di Am, chớm hạ 2010)

Việt Báo Thứ Năm, 4/29/2010

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 05/31/12