TRUNG QUỐC TỪ BI VỚI NEPAL

 Cư Sĩ Nguyên Giác 

 

Có bao giờ Đảng Cộng Sản Trung Quốc bỗng nhiên từ bi bất ngờ, bơm nhiều tỉ đô la để sẽ xây chùa, đại học Phật Giáo tại nơi Phật ra đời? Vậy mà chuyện này đang xảy ra.

Thị trấn Lumbini, thường được phiên âm sang tiếng Việt là Lâm Tỳ Ni tại Nepal, là nơi Đức Phật ra đời hơn 2,500 năm trước. Bây giờ Trung Quốc đang tiến hành một dự án trị giá 3 tỉ đôla để biến thị trấn nhỏ này trở thành một thánh địa hành hương cho Phật Tử khắp thế giới. Theo đó, dự kiến Lumbini sẽ có một phi trường, các tuyến xa lộ, các khách sạn, một trung tâm hội nghị, nhiều ngôi chùa thuộc nhiều khuynh hướng tông phái khác nhau, và một đại học Phật Giáo. Đó là chưa kể những linh tinh hạ tầng cho các cơ sở trên, thí dụ hệ thống nước, điện và viễn thông.

Tiền từ Bắc Kinh bơm sang, y hệt như từ trên trời rớt xuống. Con số 3 tỉ đô là quá nhiều đối với đất nước Nepal, nơi mà GDP năm ngoái chỉ có 35 tỉ đôla thôi. Như thế, dự án Trung Quốc xây thánh địa trị giá gần 10% tổng sản lượng quốc dân Nepal. Vậy th́ TQ muốn ǵ? Tổ chức đứng sau dự án này là Asia Pacific Exchange and Cooperation Foundation (APECF) – cái tên này dịch ra có nghĩa cực kỳ hiền lành, là Hội Hợp Tác và Trao Đổi Châu Á Thái B́nh Dương. Thực ra đây là hội mang danh nghĩa một phi chính phủ nhưng lại lệ thuộc nhà nước TQ. Ông Phó Chủ Tịch hội là Xiao Wunan, là đảng viên CSTQ và giữ một chức vụ trong Ủy Ban Cải Cách và Phát Triển Quốc Gia, một cơ quan nhiều quyền lực của TQ.

Hồi giữa tháng 7-2011, hội này tổ chức lễ kư tên cho dự án với cơ quan UNIDO của LHQ.

Với chính nghĩa hỗ trợ của LHQ, Xiao nói rằng ông hy vọng Lumbini sẽ mang cả 3 trường phái Phật Giáo vào nơi này: Bắc Truyền (c̣n gọi là Bắc Tông, khuynh hướng Phật Giáo phát triển mạnh ở TQ, Nhật, Nam Hàn, VN); Nam Truyền (c̣n gọi là Nam Tông, ảnh hưởng mạnh ở Thái Lan, Lào, Cam Bốt, Tích Lan); và Phật Giáo Tây Tạng.

Hội APECF nói là đă được ủng hộ từ Phật Tử từ 3 tông pháí trên. Chỉ có điều duy nhất: không ai nói ǵ về Đức Đạt Lai Lạt Ma, và hội này cũng không t́m cách liên hệ tới văn pḥng của vị Phật Sống này.

Như thế, thấy rơ là có vấn đề.

Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị sư nổi tiếng thế giới, là người được Giải  Nobel Ḥa B́nh, là Giáo Trưởng Hoàng Mạo Tây Tạng Phái (ḍng tu Gelug, c̣n gọi là ḍng tu mũ vàng)... lẽ ra phải được những người thực hiện dự án  thánh địa Lumbini tiếp cận. Vấn đề là, TQ nh́n ngài như kẻ thù.

Xiao từng là cán bộ Ngân Hàng Kỹ Thương TQ, nên chuyện kiếm tiền tài trợ cho dự án là dễ, nói theo nguyên tắc. Bởi v́ mặt ngoà́, hội APECF không có vẻ ǵ là cánh tay nối dà́ của Đảng CSTQ, nhưng Xiao nói rơ 3 tỉ đô sẽ không phảỉ là tiền của nhà nước TQ, mà bày tỏ niềm tin rằng Xiao sẽ kiếm tiền quyên từ khắp thế giới cho dự án.

Xiao nóí, hiện thời có khoảng 500,000 du khách tới hành hương Lumbini hàng năm. Con số này sẽ lên tới nhiều triệu du khách mỗi năm, khi dự án hoàn tất.

Như thế, thánh địa này sẽ trở thành kho tàng vô giá cho dân Nepal. Và từ nơi hành hương tôn giáo, Lumbini sẽ trở thành đặc khu kinh tế, y hệt như Thẩm Quyến của TQ với các ưu đăi thuế và đầu tư đặc biệt.

Hu Yuandong của UNIDO, cơ quan sẽ cố vấn cho việc thành lập khu phát triển, nói tập trung dự án là tạo việc làm, xóa nghèo và bảo vệ môi sinh.

Đă có những dấu hiệu cho thấy bàn tay phù thủy của TQ dàn dựng. Lumbini là nơi đầu tiên mà vị tân đại sứ TQ tại Nepal tới thăm khi ông nhậm chức trong giữa tháng 7-2011.

Và do vậy, dự án này đă gây báo động cho Ấn Độ, v́ Nepal là quốc gia nằm giữa TQ và Ấn.

Mới trong tháng 7-2011, viện nghiên cứu chiến lược Centre for Air Power Studies, bản doanh ở New Delhi, cảnh cáo rằng Lumbini sẽ “giúp TQ đạt mục tiêu chiến lược dà́ hạn là mang Nepal tất yếu vào ảnh hưởng TQ.”

Viện này nói thêm rằng dự án Lumbini nghĩa là “TQ sẽ vượt qua Hy Mă Lạp Sơn và thiết lập ảnh hưởng nơi các chân đồi giáp giới Ấn Độ.”

Robbie Barnett, giám đốc Chương Tŕnh Tây Tạng Học Hiện Đại ở Columbia University, nói như thế sẽ có ảnh hưởng lớn hơn người ta nghĩ, bởi v́ Phật Giáo không có cơ quan quyền lực trung tâm như Vatican, và như vậy TQ sẽ không bị sức cản nào, và có thể sẽ ảnh hưởng được khu vực này.

Câu hỏi nơi đây là, đaị học tại Lumbini sẽ đóng vai tṛ nào? Sẽ cung cấp học bổng miễn phí cho   các vị sư toàn cầu không? Chương tŕnh học sẽ dạy những ǵ? Khi học về Phật Giaó Tây Tạng, chương tŕnh học sẽ nói ǵ về Đức Đạt Lai Lạt Ma và về Tây Tạng, nơi có nhiều cuộc biểu t́nh bộc phát đ̣i độc lập?

Vậy rồi, thánh địa này sẽ mời Đức Đạt Lai Lạt Ma tới hay không? Nếu không mời ngài tới thăm, th́ dự án thấy rơ là bàn tay phù thủy của TQ.

Xiao Wunan không nói ǵ về những câu hỏi phức tạp như thế. Họ Xiao luôn luôn bày tỏ rằng bản thân ông là một Phật Tử thuần thành, nhiệt tâm, cùng nhiều người khác trong hội chúi đầu, chúi mũi cặm cụi làm việc. Như dường rằng, ngoài chuyện xây khu Thánh Địa Lumbini, họ không bận tâm vào bất kỳ chuyện nào trên đời nữa.

C̣n một chi tiết khác, Đức Đạt Lai Lạt Ma không được pháp tới thăm Lumbini kể từ cuối thập niên 1980s, và chính phủ Nepal v́ áp lực TQ vẫn liên tục dùng bàn tay sắt với cộng đồng dân Tây Tạng lưu vong ở đây.

Cũng nên nhắc rằng, ngày 06 tháng 7-2011 là ngày Phật Tử Tây Tạng mừng sinh nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma tṛn 76 tuổi. Và trong ngaỳ này, cảnh sát Nepal đă dùng bạo lực đàn áp, giải tán các lễ hội mừng sinh nhật của ngài trong các cộng đồng Tây Tạng lưu vong ở Nepal.

Vậy mà chính phủ Nepal từ chối một đề nghị y hệt như thế. Một tháng sau khi hội bất vụ lợi Asia Pacific Exchange and Cooperation Foundation (APECF), một hội do chính phủ Bắc Kinh hỗ trợ có trụ sở chính ở Hồng Kông, kư bản ghi nhớ với cơ quan Phát Triển Kỹ Nghệ LHQ (UNIDO) sẽ làm một dự án 3 tỉ đô để xây Lumbini (Việt ngữ, phiên âm là Lâm Tỳ Ni), nơi Đức Phật ra đời, trong lănh thổ Nepal để thành một thánh địa Phật Giáo, trong đó sẽ có một Đại Học PG dạy theo 3 truyền thống -- Nam Tông, Bắc Tông, Phật Giáo Tây Tạng -- một mạng lưới xa lộ, cầu đường, một phi trường quốc tế để đón du khách toàn cầu, nhiều chùa viện, và mọi thứ cần thiết cho ngành du lịch.

Ngày lễ cắt băng động thổ, đặt viên đá góc, là ông Đạị Sứ  Trung Quốc tới, ca ngợi rằng chính phủ Trung Quốc biết tôn trọng truyền thống tôn giáo địa phương, và vân vân... Tuy nhiên, khi nói rằng dự án Phật Giáo này sẽ dạy cả PG Tây Tạng, nhưng hội bất vụ lợi TQ nêu trên không hề mời các vị lạt ma hay tăng ni có khuynh hướng thân với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Điều này cho thấy có vẻ như tương lai, nếu dự án xây xong, TQ sẽ đưa vị Ban Thiền Lạt Ma do nhà nước TQ dàn dựng tới Lumbini trụ tŕ, vân vân kiểu như thế.

Và hôm Thứ Bảy, một tháng sau khi TQ ầm ĩ về ḷng từ bi với thánh tích Đaọ Phật như thế, chính phủ Nepal chính thức từ chối dự án này. Bộ Trưởng Văn Hóa Nepal là Mod Raj Dotel nói với các phóng viên rằng chính phủ Nepal không muốn dự án xúc tiến, v́ không có thông tin chính thức từ biên bản  ghi nhớ của LHQ.

Tại sao Nepal bác bỏ dự án nhiều lợi ích kinh tế như thế? Nếu nhớ rằng, 3 tỉ đô là gần bằng 1/10 tổng thu nhập quốc dân GDP trị giá 35 tỉ đô/năm của Nepal, chúng ta mới thấy sự hy sinh can đảm của chính phủ Nepal.

Dân số Nepal chỉ mới 29 triệu người, theo bản thống kê dân số 2010, và chỉ cần mỗi năm, theo dự án này, thu hút ít nhất 1  triệu du khách tới thăm Lumbini, th́ dân Nepal đếm tiền vô số kể. 

Vậy mà Nepal từ chối. Đó là bà́ học cho VN vậy: chủ quyền là quan trọng. Bài học Tây Tạng, Tân Cương c̣n đó."

 _______________________ 

GHI CHÚ: Các thông tin trên viết theo bài “Lumbini project: China’s $3bn for Buddhism” của tác giả Melissa Chan trên mạng aljazeera.net.

 

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 05/31/12