NGUỒN GỐC NGÀY VỀ NGUỒN

 

Ca dao, Tục ngữ dân gian thường truyền tụng:

“Ẩm hà tư nguyên, thực quả tư thọ.”

Nghĩa là: Uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây.

Đại lăo Ḥa thượng Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang có dạy cho quư anh em Huynh trưởng Gia đ́nh Phật tử Việt Nam, khi vào thăm Ngài, vào ngày 25 tháng 3 năm 2008, như sau: 

"Tôi cám ơn và tán thán v́ trước sau như một, quư vị cũng viếng thăm, vấn an tôi. Nếu cần một lời khuyên th́ đó là:  Trước sau ḿnh vẫn là ḿnh, không thay tên đổi họ, oan trái nên nhận chứ không nên biện bạch. Quư vị làm đúng, dù không ai công nhận, quư vị cũng tồn tại ;  quư vị làm sai, dù cho hào quang nào che chở, quư vị cũng bị đào thải…” (Huyền Quang)

Vương Dương Minh th́ nói:

“Làm thầy thuốc mà nhầm là giết một mạng người,

Làm thầy địa mà nhầm thi giết một ḍng họ,

Làm chính trị mà nhầm thi giết một chính thể,

Làm văn hóa mà nhầm thi giết muôn đời.”

Trong Luật nghi của Sa di cuốn hạ, phần Nhập chúng đệ tứ cũng có day:

… “bất đắc phạt lao, hiển kỷ chi công,...”,  nghĩa là đừng khoe công trạng mệt nhọc của ḿnh để kể có công trạng với người khác, ...

Trong công phu chiều, kinh Di Đà cũng dạy rất rơ:

... “bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhơn duyên dắc sanh bỉ quốc.” ..., nghĩa là:  đừng lấy một chút thiện căn nhỏ mà cho là đầy đủ phước đức, nhơn duyên để được sanh về thế giới Cực lạc.

Riêng trong tôn giáo mà là Phật giáo th́:

.  Làm Lănh đạo mà bất minh, độc tài, chỉ biết đi theo danh lợi, nghe theo kẻ siễm nịnh, thượng đội hạ đạp th́ đưa Giáo phái ḿnh đang lănh đạo đi vào tàn lụi, đi vào đen tối một cách bi thảm…”

Đại Văn hào Nhất Linh trước khi kết liễu đời ḿnh để chống lại bất công của Ngô triều, ông đă để lại câu nói bất hủ:

 ... “Đời tôi để lịch sử xử, không ai có quyền xử đời của tôi được...”

Cho nên, dưới ánh sáng mặt trời, không có cái ǵ có thể che dấu đi được.

Đạo Phật là đạo như thật. V́ từ lư thuyết đến kết quả đều hợp lư, đều như thật ; đạo Phật như ánh sáng mặt trời, do đó, chỉ thấy và nói những sự thật, không thêm không bớt. 

Bản thể Tăng già là một thành phần trong ba thành phần:  Phật, Pháp và Tăng. Chỉ lấy cặp mắt nhỏ hẹp và biên kiến nh́n Đạo Phật trong đó có bản thể Tăng già, làm sao biết được. Bản thể Tăng già chỉ thấy và nói những sự thật, không thêm không bớt.

Bản thể Tăng già qua giáo pháp thường dạy là thanh tịnh, ḥa hợp;  không manh động, ích kỷ, biên kiến...

Từ đó, chúng ta thấy rơ được ư nghĩa của Ngày Về Nguồn. Điều đáng nói ở đây là:  Có một số lớn mà xưng danh là Phật tử, bảo vệ chánh pháp lại đi theo tà đạo, làm lợi cho ngoại đạo lợi dụng để vu khống đủ điều, không chịu đi theo trí tuệ sáng suốt, cứ nhắm mắt tin càng qua sự tuyên truyền lừa gạt, dối trá... Đă thế c̣n có một số Tăng sĩ ăn cơm Phật, cấu kết với ma mà cứ tưởng là làm việc cho chánh đạo, rồi vênh váo tự chặt tay, chặt chân của ḿnh. Điều đáng buồn cười là hô hoán Thân hữu Già Lam là “già hồ,” chính bản thân họ quá mù quáng, không nhận thấy được rằng:  Hầu hết Tăng chúng từ các bậc trưởng thượng đều cùng chung sống dưới một mái nhà với Ḥa thượng Đức Chơn (mà bổn sư của thầy Đức Chơn là Đại lăo Ḥa thượng Thích Trí Thủ), lại hô to lên cho là thân Cộng, đệ tử của thầy Đức Chơn cũng là thân Cộng, hoặc ít ra là quốc doanh riêng thầy Đức Chơn là ngon lành, là không quốc doanh, là không già hồ, là không thân Cộng. Tại v́ sao vậy?  Có lẽ thầy Đức Chơn đă đứng gần HT. Quảng Độ tại chùa Giác Hoa của thầy Viên Định th́ phải. V́ sao có chuyện đứng gần này? - V́ thầy Đức Chơn là thành viên Hội Đồng Trưởng Lăo Viện Tăng Thống, đồng thời là Tổng vụ trưởng Tổng Vụ Cư Sĩ của GHPGVNTN trong nước. Vậy sao không chụp mũ luôn thầy Đức Chơn và cả Hội Đồng Trưởng Lăo, cùng với Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo luôn thể?! Và, biết đâu, chính những người chụp những cái mũ như trên đây cho Thân hữu Già Lam, cho lớp Tăng già Về nguồn, cho Tăng ni Hải ngoại lại là những kẻ đi ngă sau với Cộng sản, hoặc đă từng âm thầm thỏa hiệp với một vài điều kiện ǵ đó với Cộng sản không chừng? Chắc toàn thể Phật giáo đồ trong cũng như ngoài nước, rất sáng suốt và đă nhận ra điều này chứ! Học Phật mà không xử dụng lời Phật dạy th́ làm sao có thể nói: Đạo Phật là đạo của Trí Tuệ!

Sau đây, chúng tôi đi thẳng vào điểm chính, lư do có Ngày Về Nguồn và có từ  lúc nào, kết quả ra sao ?

 

* Nguồn gốc ngày về nguồn: 

Trước hết chữ “Về Nguồn” là xuất phát từ chữ Hán là Quy Nguyên.

Đứng về mặt Đức dục, trước năm 1975, nhà trường thường dạy con em cấp Tiểu học rằng bổn phận làm con cháu th́ phải nhớ ơn gia tộc, tổ tiên;  phải biết tôn trọng và ghi nhớ công đức sinh thành, dưỡng dục. Trong nhà Phật, các bậc xuất gia dù lớn nhỏ đều phải nhớ ơn Thầy Tổ, nhớ ơn Tam Bảo, Tứ ân, ...

Gần đây, trong ngày Thắp nến cầu nguyện do Giáo hội Phật giáo Việt nam Hải ngoại Canada, được trang trọng tổ chức tại chùa Pháp Vân, Đại lăo Ḥa thượng Thượng thủ Thích Tâm Châu đă hướng dẫn rơ ràng về ư nghĩa Về Nguồn, khi Ngài ban đạo từ có đoạn như sau:

“Hai chữ “Về Nguồn” đúng ra chữ Hán gọi là “Quy Nguyên”. Quy Nguyên, Quy là quay về, Nguyên là nguồn gốc, là cội gốc. Quy Nguyên là nguồn gốc, là cội gốc cho nên hai chữ Về Nguồn ở đây có ư nghĩa là ǵ, là quay trở về với nguồn gốc ǵ ?  của đạo pháp. Không những vậy, ở trong Phật Giáo Việt Nam có mấy câu thơ như thế này “Về nguồn chân tính. Thoát cảnh mê lầm”. Ngay câu thơ đó, ở trong ǵ ?  tịnh thất, chùa, các cụ tổ đă đặt ra chữ Về Nguồn đó không phải là về nguồn Hà Nội, mà về nguồn chân tính, không phải là về nguồn Hà Nội mà như những kẻ ác tâm đă xuyên tạc muốn tiêu diệt Phật Giáo  bằng hai chữ đó. Cho nên Pháp Vân bị oan uổng v́ hai chữ Về Nguồn.”

Nói đúng ra, yêu nhau th́ trái ấu cũng tṛn, ghét nhau th́ bồ ḥn cũng ǵ ?... méo. Chúng ta thấy rằng, nếu mà yêu thương th́ chắc hai chữ “Về Nguồn” đó khác hẳn, nhưng ngược lại là ác tâm xuyên tạc, th́ hai chữ “Về Nguồn” đó họ tưởng cho là Về Nguồn đó là về ǵ ?  là trở về Hà Nội. Đâu có phải vậy. Nếu vậy th́ phải là ǵ ?  là Quy Cố Hương, Quy Cố hương là về ǵ ?  về nơi làng mạc cũ của chúng ta, gọi là ǵ ?  gọi là Hồi hương, nhưng không ai dùng chữ Về Nguồn mà gán chỉ cho rằng, đấy là dụng tâm muốn về Việt Nam, về Hà Nội để dự lễ Phật Đản. Đâu có phải vậy. Đó là ác tâm của tất cả mọi người muốn xuyên tạc mà thôi. Vậy mong mỏi toàn thể đồng bào đồng hương Phật tử, nhất là những người có tinh thần chống cộng phải hiểu rơ hai chữ đó, đừng xuyên tạc làm tai hại cho cuộc tranh đấu của chúng ta hiện tại. Trước đây Trung Hoa có vị thiền sư tên là Tông Bổn. Tông Bổn thiền sư ngài có ra một bộ sách là “Quy Nguyên Trực Chỉ”. “Quy nguyên Trực Chỉ” đó là ǵ ?  là trỏ thẳng về nguồn, trỏ thẳng về nguồn ở đây tức là về nguồn chân tính, về nguồn Phật tính để đạt tới đích cao cả giác ngộ và giải thoát. Ở đây tất cả chư vị muốn dùng hai chữ “về nguồn” đấy là hướng về chư vị tổ sư tất cả các hệ phái chúng ta cần phải nhớ ơn các vị, có các vị th́ mới có đạo Phật ngày nay Việt Nam của chúng ta cho nên hai chữ “về nguồn” đó là hai chữ cao quư lắm, chứ không phải như những người ác ư xuyên tạc. Vậy từ nay trở đi tôi mong mỏi toàn thể quư Phật tử hiểu rơ rằng “về nguồn” tức là về nguồn chân tính, thoát chốn mê lầm, “về nguồn” không phải là về nguồn của những người xuyên tạc, trở về Hà Nội để đầu hàng cộng sản, không bao giờ có điều đó...” (hết trích dẫn)...

Sau khi Tâm Thư của đức Đại lăo Ḥa thượng Thích Đôn Hậu, Chánh thư kư Xử lư viện Tăng thống GHPGVNTN, gửi đến các châu lục để kêu gọi chấn chỉnh hàng ngũ Giáo hội, th́ tại Hoa kỳ, Đại hội Khoáng đại đầu tiên của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất Hải ngoại - Hoa kỳ đă được tổ chức vào các ngày 25, 26 và 27 tháng 09 năm 1992 tại thành phố San Jose, miền Bắc Cali thành công viên măn trong tinh thần tương thân, tương kính, tương sám và tương thuận.

Sau đó, Ḥa thượng Thích Đức Niệm (ngày c̣n sinh tiền), nghĩ ngay đến vấn đề kết nạp hài ḥa hàng ngũ Tăng già. Ngài bàn với chúng tôi (Tín Nghĩa) là chỉ có lấy ngày Giỗ Tổ để kết hợp chư Tăng. Ban đầu, hai chúng tôi liên hệ chư Tăng Ni thuộc môn phái Liễu Quán làm chuẩn. Hai anh em vừa thuận ư, Ḥa thượng bảo chúng tôi liên hệ trước những vị thường lui tới sinh hoạt kể từ khi chưa thành lập Giáo hội. Chúng tôi đứng ra lo chuyện này.

1.- Ngày về nguồn đầu tiên tức là Ngày giỗ đầu tiên được trang trọng tổ chức tại Tổ Đ́nh Từ Đàm Hải Ngoại tháng Mười ta năm Canh th́n - 2000 và suy tôn Ḥa Thượng Thích Đức Niệm là Trưởng Môn phái tại Hoa Kỳ.

V́ quá mới mẻ đối với hải ngoại cũng như đối với chư Tôn đức, nên lần giỗ tồ này chỉ vỏn vẹn mười vị cả Tăng và Ni. Tuy thế, cũng khơi nguồn cho những năm kế.

2.-  Năm Tân tỵ  - 2001, tại Phật Học Viện Quốc tế, cũng chỉ trong tinh thần huynh đệ môn phái, nhưng có sự tham dự của Thượng tọa Minh Dung và một vài vị Tăng trẻ không thuộc môn phái Liễu Quán.

3.-  Năm Nhâm ngọ - 2002, tại Tu viện Pháp vương, San Diego, CA., th́ đa dạng hơn, v́ sự giao t́nh của Thượng tọa Thích Nguyên Siêu có đạo t́nh nên quư Tăng Ni của các tông phái cùng tham dự. Cúng Tổ cũng giống như những năm trước. Tuy thế, quy anh em trong môn phái thưa thỉnh với Ḥa thượng Đức Niệm làm cách nào để chư Tăng gặp gỡ nhau thuận duyên trong tinh thần đạo vị. Ḥa thượng cùng chúng tôi cũng đang t́m phương cách, Ḥa thượng lâm trọng bệnh.

4.-  Năm Quư mùi - 2003, tại chùa Bát Nhă, đề nghị tấn phong một số lên ngôi vị Ḥa thượng, Thượng tọa và Ni trưởng (trong đó có thầy Trí Lăng và thầy Đồng Trí, lúc nầy Ḥa thượng Thích Đức Niệm c̣n tại thế lại đang tại bệnh, nhận thấy có một số chư tôn đức không phải là môn phái Liễu Quán, mà suy tôn sợ khó xử, nên đành gác lại đợi khi thuận duyên,...). Con đường dài chưa bước đến, Ḥa thượng Trưởng Môn phái quy tây.

5.-  Năm Giáp thân - 2004, tại chùa Cổ Lâm, Seattle, WA. (Có sự tham dự của Thượng tọa Tâm Ḥa, chùa Pháp Vân, Canada, Thượng tọa Nhật Trí, chùa Pháp Vũ, Orlando, FL. và quư Thầy, Cô không thuộc môn phái hiện đang hành hoạt tại Seattle, WA và vùng phụ cận). Các vị Thượng tọa Tín Nghĩa, Nguyên An, Ni sư Nguyên Thanh và Sư cô Tịnh Thường được tấn phong theo phương vị ;  đồng thời, suy tôn Ḥa thượng Thích Minh Tâm lên ngôi vị Trưởng môn phái thay thế Cố Ḥa thượng Đức Niệm. Và từ đó, Ḥa thượng Minh Tâm không những chỉ là Trưởng môn phái Liễu Quán tại Hoa kỳ mà cả hải ngoại nữa. Cũng từ lần Giỗ Tổ Liễu Quán năm thứ tư đó, Ḥa thượng Minh Tâm chính thức gắn bó với môn phải trong ngày Giỗ Tổ nhiều hơn (lư do, v́ Ḥa thượng ở quá xa). Cũng trong lần Giỗ Tổ nầy, chúng tôi đă nghĩ ngay đến một ngày Giỗ Tổ chung các Tổ của các môn phái thật rộng răi, để chư Tăng có dịp gặp gỡ nhau.

6.-  Năm Ất dậu - 2005, tại chùa An Lạc, San Jose, CA. Chỉ cúng b́nh thường mà không có ǵ mới mẻ hơn.

7-  Năm Bính tuất - 2006, tại Phật học viện Quốc tế. Sau lần Giỗ Tổ ở chùa Cổ  Lâm, Seattle (Người miền Trung thường gọi là Kỵ tổ), quư Ḥa thượng Minh Tâm, Trí Chơn và Nguyên Lai cùng môn phái họp lại (lần này rất đông chư Tăng trong và ngoại môn phái Liễu Quán, có chư Tăng từ Canada tham dự nữa ;  đồng thời Thượng tọa Thích NGuyên Trí được tấn phong lên ngôi vị Ḥa thượng). Tất cả đồng thanh t́m một phương thức mới để chư Tăng có dịp gặp gỡ nhau, sách tấn nhau trên bước đường tu tập và làm Phật sự ở một xứ văn minh, rộng răi, mặc dù hằng năm có An cư Kết hạ, nhưng không có chư Tăng phương từ các châu lục. Đại chúng đồng thanh chọn danh xưng là “Ngày Về Nguồn” và Thượng tọa Thích Tâm Ḥa, Trú tŕ chùa Pháp Vân, Canada được Đại Tăng cung thỉnh làm Trưởng ban Tổ chức đầu tiên.

8.- Năm Đinh hợi - 2007, tại chùa Pháp Vân, Canada, chính thức lấy tên là Ngày Về Nguồn. Nhờ uy tín và sự khéo léo cũng như sự thương thưởng của chư Tăng Ni, nên Ngày Về Nguồn đầu tiên này đă quư tụ hầu hết chư Tăng Ni ở Canada, c̣n có chư Tăng Ni khắp cả các châu lục là 96 vị, ngoại trừ Á châu không có vị nào tham dự. Kết quả thành công mỹ măn trong tinh thần lục ḥa, đạo vị. Nhưng cũng chính lần này, không những chỉ Thượng tọa Tâm Ḥa, chùa Pháp Vân mà tất cả chư Tăng ni Phật tử có tham dư Ngày Về Nguồn đều bị bóp méo, đều bị xuyên tạc ác ư thậm tệ.

9.- Năm Mậu tư – 2008, tại chùa Bát Nhă, thành phố Santa Ana, miền nam California. Ḥa thượng Viện chủ Thích Nguyên Trí làm Trưởng ban Tổ chức cả cho Ngày Về Nguồn và Đại hội Khoáng đại thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ. Đại Hội Thành Lập Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức ngày 20 và 21 tháng 9 năm 2008 tại Chùa Bát Nhă, qui tụ 92 phái đoàn với 183 đại biểu Tăng Ni và cư sĩ từ các tu viện, tự viện, Phật học viện, tịnh xá, trung tâm, các tổ chức hội đoàn Phật giáo và Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam khắp các tiểu bang Hoa Kỳ. Ngoài ra c̣n có sự tham dự của trên 20 chư tôn đức Tăng Ni thành viên GHPGVNTN Âu châu, Úc châu và Canada. Giờ cúng Tổ khoảng 300 vị Tăng Ni tham dự và hai ngàn hơn Phật tử từ các nơi về cùng tham dự.

10.- Năm Kỷ sửu – 2009, tại Tu Viện An Lạc, thành phố Ventura, California do Thượng tọa Viện trưởng Thích Thông Hải đương kim Trưởng ban Tổ chức Ngày Về Nguồn lần thứ III (ngày 18 – 20.9.2009). Ngoài chương tŕnh huân tu giới đức của Tăng già, c̣n có Đại hội Thường niên lần thứ I, Nhiệm kỳ 1 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ cũng được diễn ra tại đây trong các ngày 17 & 18 tháng 9.

Hàng ngũ Tăng già là một bảo trong Tam Bảo, là mạng mạch của Ḥa thượng Trưởng ban Điều hợp Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại, Ngài đă nhấn mạnh những điểm chính như sau:

1.-  Nhận định:  “Những dị biệt giữa cá thể với cá thể, tổ chức với tổ chức, trong sinh hoạt Tăng Ni Việt Nam tại hải ngoại, trên thực tế cũng như trên mặt lư thuyết, khó ḷng tiến đến sự hiệp nhất, đồng bộ ;  nhưng đứng về mặt bản thể của Tăng, sự ḥa hợp cảm thông và chia sẻ nhau về lư tưởng xuất trần, sứ mệnh hoằng pháp lợi sinh, sự nghiệp tiếp dẫn hậu lai, cùng các vấn đề của Tăng sự, là điều có thể chung ḷng chung sức thực hiện. Do nhận định chung như thế, toàn thể cử tọa đồng tâm quyết định thành lập một tổ chức, lấy Tăng thể làm nền tảng, lấy Tăng sự làm sinh hoạt chung, lấy đạo t́nh tăng lữ làm dây liên lạc nối kết.”

2.- Tôn chỉ và Mục đích: “Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại cần tiến đến một sinh hoạt Tăng đoàn mở rộng, ḥa hợp và nhịp nhàng, không phân biệt hệ phái, tông môn, giáo hội, hỗ trợ nhau thực hiện các sinh hoạt Tăng sự nhằm hoằng dương Phật đạo, phổ độ chúng sinh. Sự tồn tại và phát triển của Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại nên đặt nền tảng nơi bản thể thanh tịnh ḥa hợp của Tăng đoàn, v́ Tăng đoàn là gốc rễ cho mọi sinh hoạt tổ chức cành-nhánh của Phật giáo khắp nơi và mọi thời đại.”

3.- Danh xưng và thành phần nhân sự: “Từ nền tảng của bản thể Tăng già, quyết định thành lập tổ chức lấy tên là "Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại" (viết tắt là TNVNHN), nhằm qui tụ và kết hợp sinh hoạt Tăng Ni Việt Nam liên châu, liên quốc gia; - Toàn thể Tăng Ni Việt Nam sinh hoạt và hành đạo tại hải ngoại, không phân biệt hệ phái, tông môn và giáo hội, đều có thể là thành viên của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại.”

4.- Dự án Tăng sự: “Tổ chức "Ngày Về Nguồn", mỗi năm một lần, là ngày hiệp kỵ chư Tổ, để Tăng Ni nhiều thế hệ thuộc các giáo hội, tông môn, pháp phái, có cơ hội ngồi lại với nhau trong thâm t́nh pháp lữ, cùng phúng kinh bái sám, trao đổi kinh nghiệm tu tập và hành đạo, tŕnh bày và chia sẻ những Tăng sự cần thiết ; - “Ngày Về Nguồn” sẽ được luân phiên tổ chức tại các châu và quốc gia, với chương tŕnh chính thức ít nhất là 3 ngày cho việc gặp gỡ và trao đổi đạo t́nh và Tăng sự”  (điều 5 trong 6 dự án Tăng sự).

 

Và, để kết thúc bài này, chúng tôi xin mượn ư Ca dao có câu:

“Chuột chù đi giữa vườn hoa,

Bôi son, trét phấn cũng ra chuột chù!”

 

Thân ái, 

Điều Ngự Tử TÍN NGHĨA

 

 

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 05/31/12