Thư ṭa soạn số 146

 

(tháng 01.2024)

 

 

 

BƯỚC ĐI CỦA BẬC ĐẠI SĨ

  

 

 

 

Bậc chân tu thực chứng th́ bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay t́ vết ǵ trong tâm thức và hành xử của ḿnh, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của ḿnh mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của ḿnh mới thật là chứng đắc.

 Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp.

Ḥa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.

Nhẹ nhàng cả thân và tâm. Thân mảnh khảnh, nhỏ nhắn, nói năng nhă nhặn từ bi nhưng khi cần cất tiếng hống của sư tử th́ cả núi rừng và muông chim phải rúng động kinh hăi. Tâm rỗng rang, vô sự, danh không ham, lợi không màng, nhưng trí tuệ thậm thâm sắc bén như kim cương, đặt nơi đâu là nơi đó bừng khai hoa trái giác ngộ.

Một con người như thế, dù có thể như cánh nhạn qua trời, không hề bận tâm lưu vết tích nào trên đường bay, vẫn tự nhiên gửi lại nhân gian cả một di sản kỳ tuyệt, vô giá.

Di sản ấy là ǵ?

- Là ḷng từ bi đối với người và vật; là ḷng khiêm nhẫn đối với kẻ trên người dưới, tận tâm phụng sự, tận tụy giáo hóa không mỏi mệt; có khi v́ lợi ích cho số đông, đă an nhiên trải ḿnh trong ngục tối bao năm dài; có khi v́ sự ḥa hợp của Tăng đoàn, đă phải im lặng, đón nhận bao sự vu hăm, sàm tấu, miệt thị của miệng lưỡi tiểu nhân. Trước vô vàn nghịch duyên, bệnh chướng, chụp phủ xuống thân gầy, vẫn giữ nụ cười từ bi, thương đời, thương người, thương cả những kẻ xấu-ác từng hăm hại, gieo bao tiếng ác cho tự thân. Chướng duyên đeo đuổi con người tài hoa gần như suốt cả cuộc đời, nhưng càng làm lộ hẳn ngọc quư giữa sỏi đá trần gian.

– Là những ấn phẩm văn hóa, văn học qua văn, thơ, tiểu luận; luận tập giảng thuật, chú thích kinh-luật-luận Phật giáo; là bộ Thanh Văn Tạng I [2] được Ḥa thượng tự thân dịch thuật, chú giải và trực tiếp hướng dẫn cho hàng học tṛ phiên dịch, ghi chú, được ghi nhận là thành tựu sơ bộ vào đầu năm 2023. Tuy Thanh Văn Tạng I chỉ là một phần nhỏ của công tŕnh phiên dịch chú giải Đại Tạng Kinh Việt Nam, nhưng là nền tảng cho tiến tŕnh phiên dịch toàn bộ Tam Tạng Thánh Điển sang Việt ngữ mà Viện Tăng Thống đă chỉ thị Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng thực hiện từ năm 1973. Đây là thành tựu to lớn mà chỉ có bậc thông tuệ tài đức như Ḥa thượng Tuệ Sỹ mới có thể đảm đương, tái hoạt công tŕnh sau 50 năm bị ngưng trệ v́ hoàn cảnh đất nước.

- Là nhân vật cốt lơi và cuối cùng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sau khi Đại lăo Ḥa thượng Thích Huyền Quang (Đệ tứ Tăng thống) và Đại lăo Ḥa thượng Thích Quảng Độ (Đệ ngũ Tăng thống) viên tịch. Từ những tháng năm cuối đời, Đại lăo Ḥa thượng Thích Quảng Độ đă giải tán toàn bộ cơ cấu lưỡng viện của giáo hội vào năm 2018. Đến năm 2019, Ḥa thượng Tuệ Sỹ đă được Đại lăo Ḥa thượng Thích Quảng Độ trân trọng chuyển giao trọng trách xử lư thường vụ, chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc phục hoạt Giáo hội. Sau những năm tháng ngưng hoạt động với muôn vàn khó khăn tưởng chừng không thể dựng li, vào năm 2020, Giáo hội đă được Ḥa thượng Tuệ Sỹ dù với thân bệnh, cố gắng phục hoạt với sự tái lập Hội đồng Giáo phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống để từ đây có thể từng bước, ḥa hợp Tăng đoàn, củng cố nhân sự, chờ "khi hội đủ điều kiện thuận duyên” triệu tập đại hội bất thường để bầu lại nhân sự mới cho Viện Hóa Đạo [3]. Đây là Phật sự cuối cùng mà Ḥa thượng Tuệ Sỹ đă v́ sự “duy tŕ mạng mạch Phật Pháp qua sự lănh đạo của Viện Tăng Thống” [3], đóng góp cho sự tồn tục của Giáo hội. Từ một cá nhân đơn lẻ c̣n lại, Ḥa thượng thân mang trọng bệnh, đă v́ cơ nghiệp của tiền nhân, kêu gọi sự ḥa hợp thanh tịnh trong số nhân sự ít ỏi, dựng lại Giáo Hội từ Viện Tăng Thống.  

- Là cả một đời chăm lo giáo dục, đào tạo tăng tài. Từ thời ấu niên, Ḥa thượng đă hiển lộ thiên tư thông tuệ khác thường. Không qua bằng cấp của trường lớp phổ thông nào ở bậc trung, vào tuổi hai mươi, chú sa-di Tuệ Sỹ đă đứng lớp dạy đại học và các trường cao đẳng Phật học. Nhiều vị tỳ-kheo ngang tuổi hoặc lớn hơn chú sa-di giáo thọ thời đó, đă từng là học tṛ của Ḥa thượng từ các Phật học viện Trung đẳng, Cao đẳng, và đại học Vạn Hạnh. Đặc biệt là thời gian sau khi được phóng thích khỏi nhà tù vào năm 1998, Ḥa thượng đă nỗ lực đào tạo những Tăng Ni trẻ, thế hệ 1970, 1980, 1990... tường tận giảng dạy về Phật học và cổ ngữ (Hán, Phạn, Pàli, Tạng), trực tiếp hướng dẫn phương cách nghiên cứu, dịch thuật mang tính hàn lâm quốc tế; ngoài ra c̣n tài trợ, gửi Tăng Ni đi du học ở Nhật và Mỹ, rồi trong 25 năm cuối đời, Ḥa thượng đă đào tạo và tuyển chọn được trên 10 vị Tăng Ni trẻ xuất sắc, có tŕnh độ Phật học, thông thạo ngoại ngữ, cổ ngữ, mỗi vị hay mỗi tổ nhóm có thể thay Ḥa thượng ở một lănh vực chuyên môn, kế tục đảm đương công tŕnh Phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam [4]. Hai sư cô trong số những học tṛ/đệ tử xuất gia xuất sắc ấy có thể đứng lớp dạy tiếng Phạn và tiếng Tạng, đào tạo các thế hệ sau. Có thể nói, đây là thành tựu vẻ vang của Ḥa thượng về mặt Văn hóa Giáo dục.

Thành tựu như thế, đóng góp những công tŕnh to lớn và dài lâu như thế, mà trước khi rời bỏ trần gian mộng huyễn, vẫn không sờn ḷng mệt mỏi trước bao chướng duyên nghịch cảnh đă xảy ra trong đời, vẫn tha thiết với chí nguyện hoằng pháp lợi sinh, vẫn trải ḷng từ bi với con người và cuộc đời qua lời nguyện ghi lại trong Di chúc: “Nhục thân đưa đi hỏa táng. Tro bụi nhục thân đem rải ra Thái B́nh Dương để được tan theo biển, bốc thành mây trời, lang thang khắp cơi hư không: Hư không hữu tận, Ngă nguyện vô cùng.” [5]

 Trong Di chúc cũng có đoạn dặn ḍ môn chúng: “Tang lễ b́nh thường. Không đọc điếu văn, tiểu sử; không sổ tang, xin miễn phúng điếu, tràng hoa, liễn, đối...” Có nghĩa là không cần được tổ chức một tang lễ ŕnh rang, đông đảo; không cần được ca tụng tán thán qua các bài điếu văn, thi điếu; không cần ai biết đến nhiều hơn qua tiểu sử; và không cần sự biểu lộ tràng hoa, liễn, đối của vô số người ngưỡng mộ kính vọng. Làm tất cả việc mà không dính mắc, không khoa trương, không cần bất kỳ tưởng lục hay sự tán dương danh vị nào từ trong nẻo đạo hay ở thế tục.

Bước đi như vậy rơ ràng là không cần lưu dấu; nhưng chính là bước đi siêu tuyệt của bậc đại nhân, đại sĩ: không dấu tích mà lại tràn đầy công đức, lợi ích cho dân tộc, đạo pháp và nhân loại nhiều thế kỷ sau.

 

California, ngày 24 tháng 12 năm 2023

 

___________

 

[1] Kinh Tứ Thập Nhị Chương.

[2] Thanh Văn Tạng Giai đoạn I, Phần I, gồm 29 tập, trong đó Kinh bộ có Trường A-hàm (2 tập và 1 Tổng lục), Trung A-hàm (4 tập và 1 Tổng lục), Tạp A-hàm (3 tập và 1 Tổng lục), Tăng Nhất A-hàm (3 tập và 1 Tổng lục); Luật bộ có Luật Tứ Phần (4 tập và 1 Tổng lục), Luật Tứ Phần Tăng Giới Bổn (1 tập); Luận bộ (5 tập); và Tạp bộ (2 tập). Các Tổng lục đi kèm theo kinh-luật là do Ḥa thượng Tuệ Sỹ soạn viết nhằm giảng giải, hướng dẫn phương cách thâm nhập kinh tạng.

[3] Điều 1 và điều 3 trong Quyết Định Ủy thác Quyền Điều hành Viện Tăng Thống của Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, ban hành ngày 24 tháng 5 năm 2019. Điều 2 của Quyết Định nêu rơ: “Thỉnh cử Ḥa thượng Thích Tuệ Sỹ thay tôi đứng đầu vào vị trí của Viện Tăng Thống, bảo đảm tiếp tục sứ mệnh của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong tương lai. Tôi hoàn toàn tin tưởng và ủy thác trọng trách này cũng như trao toàn quyền cho Ḥa thượng Tuệ Sỹ điều hành mọi hoạt động của Giáo Hội.”

[4] Quyết Định số 07.VTT/CTK/QĐ ban hành ngày 21.9.2023 của Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất: Đổi danh xưng Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời thành Ủy Ban Phiên Dịch Trung Ương, đồng thời thành lập Tiểu Ban Phiên Dịch Chuyên Trách gồm nhiều Tăng Ni trẻ xuất sắc thế hệ mới.

[5] Điều 5 trong Di chúc 7 điều của Ḥa thượng Tuệ Sỹ, kư ngày 19 tháng 9 năm 2023.

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG HỘP THƯ T̉A SOẠN

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 01/12/24