Thư ṭa soạn số 115

 

(tháng 06.2021)

 

 

 

 

BƯỚC QUA LỊCH SỬ

 

 

 

Cơn đại dịch quét qua địa cầu gây điêu đứng và làm xáo trộn cả đời sống của nhân loại. Nó tước đi những sinh mệnh, làm đảo lộn nếp sống của từng cá nhân, gia đ́nh, xă hội, quốc gia và quốc tế. Nó không phân biệt, nể trọng hay nhường nhịn ai; không kỳ thị trí thức hay b́nh dân, giàu hay nghèo, già hay trẻ, nam hay nữ, khỏe mạnh hay yếu đuối. Nó ly cách từng cá nhân, chia ĺa những gia đ́nh, khoanh vùng từng xă hội; và như lưỡi hái khổng lồ của tử thần, nó phạt ngang, san bằng tất cả những ǵ nằm trên lối đi thần tốc của nó.

Hơn ba triệu người nằm xuống (1) dưới lưỡi hái này kể từ khi dịch bắt đầu lây lan; và số nhân mạng tử vong vẫn c̣n tăng lên từng ngày ở quốc gia này, quốc gia kia, dù các khoa học gia đă bào chế và sản xuất được thuốc chủng ngừa từ cuối năm trước.

Hăy thử nh́n những con số của dịch cúm năm 1918: khoảng 500 triệu người bị lây nhiễm, và khoảng ít nhất là 50 triệu người tử vong trên toàn thế giới (2). Số người chết năm xưa so với ngày nay thật quá khủng khiếp. Nhưng ngày nay đọc lại từ sử liệu, chỉ thấy tử vong trên những con số. H́nh ảnh chết chóc sẽ được gợi lên bằng phép toán so sánh thật nhanh: năm ấy và năm nay, con số và người chết. Mức độ xúc cảm sẽ không nhiều, nếu không muốn nói là vô cảm.

Thống kê về tử vong trong chiến tranh, thiên tai, ôn dịch… ở khắp nơi trên thế giới với cấp số ngh́n, muôn, ức, triệu không thể nào chính xác, để rồi con số cuối cùng lưu vào sử chỉ là ước tính. Những con số trên trang sử, dù chuẩn xác hay chỉ ước tính, cũng đă lược bỏ đi danh tánh, tuổi tác, giới tính, chức nghiệp… của từng phận người. Và, sử đă không ghi được nỗi thống khổ cùng tận của những con người bằng xương bằng thịt, có ư thức, xúc cảm và t́nh thương, phải đau đớn quằn quại khi mất đi một phần cơ thể, hoặc mất đi người thân yêu trong gia đ́nh. Sử không ghi được máu đổ nơi chiến trường hay hậu phương, không ghi được nước mắt lăn dài trên những gương mặt sầu đau khổ nạn. Sử cũng không mô tả được nỗi âu lo, niềm hy vọng, thất vọng và từng giây phút căng thẳng của những người ở tuyến đầu lửa đạn hay đại dịch: người lính ở trận tiền, y sĩ y tá nơi pḥng cấp cứu bệnh viện, trực tiếp chứng kiến, cảm nhận và chia sẻ nỗi đớn đau và cái chết với đồng đội, với bệnh nhân.

Có những cơn đau làm oằn cả thân, rồi mau chóng mang đi một đời người. Có những cơn đau vật vă kéo dài như hành hạ xác thân trong nhiều kiếp. Có những cuộc chia ly vội vàng không kịp nói lời từ giă, và những cuộc từ biệt đă biết từ nhiều ngày trước. Có những lời trăng trối đứt quăng theo hơi thở phập phều, và những lời nhắn nhủ ngắn gọn chỉ được gửi qua vị y sĩ. Có những cái chạm tay qua mặt kiếng, hay vẫy tay từ một khoảng cách xa thẳm như từ hai thế giới cách biệt. Những lời nghẹn ngào. Những tiếng khóc lặng câm, đau buốt ở tận tim gan. Sự đau đớn và khiếp hăi của bệnh nhân khi đối diện với cái chết là không cùng tận; niềm đau mất mát của người thân ở lại cũng không cùng tận.

Cái khổ của sinh, già, bệnh, chết đă được nói nhiều trong kinh điển các tôn giáo, trong sử sách, văn chương, báo chí, lời truyền giảng… Nhưng nếu không trực tiếp ở ngay tuyến đầu của chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, người ta khó có thể khởi lên niềm trắc ẩn, xót xa hay phát ḷng từ bi ảnh hưởng lên hành động cứu giúp, vỗ về. Khi khổ nạn chưa đến với bản thân, người ta hăy c̣n thờ ơ, không quan tâm ǵ lắm; cho đến khi dịch bệnh lan đến bạn bè, hàng xóm, người thân, mới để ư và tin rằng nó có thật. Và rồi khi khổ nạn ấy đến với chính tự thân, lời trăng trối cũng không kịp cất lên, niềm hối hận cũng muộn màng không thể chân thành biểu lộ. Tin tức từ các phương tiện truyền thông đại chúng đến lúc này mới được ghi nhận là có thật, mà căn bệnh nguy hiểm đang hành hạ xác thân, hăm he tước đi mạng sống của ḿnh c̣n thật hơn.

 

Cho nên, sống trên cuộc đời khổ đau này, cần phải học và phát triển ḷng thương. Thiếu ḷng thương, người ta sẽ mất đi sự nhạy cảm, đồng cảm với khổ nạn của kẻ khác. Thiếu ḷng thương, người ta chỉ biết có ḿnh, niềm đau của ḿnh, mà không hề biết rằng có những người khác cũng đau khổ, có khi c̣n trăm lần hơn. Ḷng thương là chất liệu có sẵn trong mỗi con người, là sức mạnh vô song có thể vực dậy được những ǵ đă ngă đổ của tự thân và gia đ́nh; xa hơn, có thể làm vơi đi những khổ đau bệnh hoạn của xă hội, cứu vớt an ủi những số phận hẩm hiu nghèo đói.

Hạt mầm thương yêu có sẵn, nhưng không tạo môi trường tốt đẹp và thích hợp th́ mầm ấy cũng không thể nứt lên cây, cho ra hoa trái. Bởi vậy t́nh thương, hay ḷng từ bi, cần phải trau luyện và nuôi lớn. Ḷng từ bi nên được ứng dụng vào tất cả mọi sinh hoạt của con người, từ cá nhân đến gia đ́nh và xă hội, từ giáo dục đến y tế, kinh tế. Động lực và chức năng của ḷng từ bi là nâng dậy. Từ sự nâng dậy ấy, nhân gian sẽ an vui hơn, cuộc đời sẽ hạnh phúc hơn.

Hăy nghe lời nguyện tha thiết phát khởi từ ḷng yêu thương con người và cuộc đời, được tụng đọc mỗi sáng trong chốn thiền môn: “Vào những lúc tật dịch tràn lan, con sẽ hóa hiện thành thuốc men (dược thảo), cứu chữa cả những bệnh trầm kha; gặp khi nạn đói hoành hành, con sẽ hóa hiện thành lương thực để cứu người đói lạnh cơ khổ. Bất cứ điều lợi ích (thiết thực) nào, con nguyện sẽ không từ nan” (3).

Với ḷng từ bi được trau luyện và nuôi dưỡng ấy, chúng ta đối diện và đối kháng với thảm họa dịch bệnh hôm nay bằng trái tim và bàn tay nhân ái. Bất cứ điều ǵ có thể góp phần vào việc pḥng ngừa và chống lại dịch bệnh, chúng ta sẽ tận lực thực thi, v́ điều này sẽ cứu mạng rất nhiều người, trong đó có cả bản thân và gia đ́nh chúng ta. Chúng ta không quên tri ân những nhà khoa học suốt mấy chục năm qua đă vùi ḿnh vào các chương tŕnh nghiên cứu về vi trùng để kịp bào chế thuốc chủng ngừa cho dịch bệnh ngày nay. Chúng ta biết trân quư, biết ơn và hết sức ca ngợi ḷng hy sinh, ư thức trách nhiệm và ḷng nhân ái của những y sĩ, y tá, y công ở tuyến đầu đại dịch.

Trăm năm sau, h́nh ảnh cao đẹp và bi tráng của các nhà khoa học và những người ở tuyến đầu dịch bệnh sẽ được nhắc qua loa trong sách sử; và người đời sau cũng sẽ nh́n thấy những con số lây nhiễm, tử vong, ở nước này nước kia với một thoáng bi thương, hoặc hoàn toàn vô tâm vô t́nh. Người viết sử chỉ khách quan ghi nhận các sự kiện đă xảy ra trong quá khứ cho nên sách sử là những trang giấy khô chết, chứa đựng dữ liệu, sự kiện. Người đọc sử có trách nhiệm nghiên cứu và rút tỉa những bài học từ lịch sử khô chết ấy để tránh tái diễn những thảm họa khó thể lường trước ở tương lai.

Đă khắc ghi bài học lịch sử ấy rồi th́ tiếp đến, cần nhớ rằng bài học vỡ ḷng của tiến bộ là hăy quên đi quá khứ. Bám víu vào những sai lầm lịch sử sẽ ngăn cản bước đi của người trí tuệ hiện tại, ảnh hưởng tiêu cực đến các thế hệ mai sau.

 

Nơi trạm xe buưt cuối ngày, chuyến xe cuối cùng chuẩn bị lăn bánh. Những người đến trễ và những người muốn ngủ lại nơi băng ghế chờ đợi, sẽ bị bỏ lại. Cơ hội tái diễn cho một chuyến xe khác, có thể là ngày hôm sau. Nhưng hôm sau, nào ai đoán được chuyện ǵ sẽ xảy ra. Người ta cần phải bước qua, bỏ lại lịch sử phía sau, bằng không sẽ bị bỏ lại bên lề lịch sử.

 

 

______________

 

 

(1)               Theo số liệu thống kê từ Worldometer, https://www.worldometers.info/coronavirus/ tính đến ngày 23/5/2021, trên thế giới đă có 167,362,130 ca lây nhiễm, 148,377,916 trường hợp được hồi phục, và 3,475,053 trường hợp tử vong v́ COVID-19.

(2)               Theo CDC (Centers for Disease Control and Prevention – Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh), đại dịch cúm năm 1918 là đại dịch nghiêm trọng nhất trong lịch sử gần đây. Nó được gây ra bởi một loại vi-rút H1N1 với gen có nguồn gốc từ gia cầm. Mặc dù không có sự đồng thuận về nguồn gốc của virus, nhưng nó đă lây lan trên toàn thế giới trong giai đoạn 1918-1919. Tại Hoa Kỳ, nó lần đầu tiên được xác định ở các quân nhân vào mùa xuân năm 1918. Người ta ước tính rằng khoảng 500 triệu người hoặc một phần ba dân số thế giới đă bị nhiễm vi-rút này. Số người chết ước tính lên tới ít nhất 50 triệu người trên toàn thế giới với khoảng 675.000 người xảy ra ở Hoa Kỳ. (Nguồn: https://www.cdc.gov/flu/pandemic-resources/1918-pandemic-h1n1.html )

Theo Wikipedia, đại dịch năm 1918 được ghi vào sử với tên gọi là Spanish Flu (cúm Tây Ban Nha). Nhưng kể từ năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO – World Health Organization) đă yêu cầu các nhà khoa học nên tránh dùng địa danh hay tên gọi cá biệt của một chủng loại nào đó để đặt cho một loại virus hay đại dịch nhằm tránh sự kỳ thị chủng tộc cũng như tác hại về kinh tế đối với địa phương ấy.

(3)               “Tật dịch thế nhi hiện vi dược thảo, cứu liệu trầm kha; cơ cẩn thời nhi hóa tác đạo lương, tế chư bần nổi. Đản hữu lợi ích, vô bất hưng sùng.” Đoạn này trích từ bài “Phát Nguyện Văn” (mà thiền môn Việt Nam gọi nôm na là Sám Qui Mạng) của Thiền sư Di Sơn, đời Đường bên Trung Hoa. Để tỏ ḷng tôn kính, môn đồ lấy tên ngọn núi (Di Sơn) để gọi thay v́ gọi thẳng tên là Thiền sư Kiểu Nhiên. Bài Phát Nguyện Văn này được đưa vào nghi thức tụng niệm để tụng đọc vào mỗi thời công phu sáng tại các chùa miền Trung và Nam Việt Nam.

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG HỘP THƯ T̉A SOẠN

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 05/31/21