Thư ṭa soạn số 71
(tháng 10.2017)
THU XẾP CHO NGÀY MAI
Giông băo từ đại dương liên tục đánh vào bờ, gây lũ lụt, tàn phá nhà cửa, làm thiệt mạng cả mấy trăm người ở miền trung nam và đông nam Hoa-kỳ, rồi Ấn-độ và Việt-nam trong tháng qua. Tiếp theo là động đất, làm hàng trăm người ở Mễ-tây-cơ tử vong, mất tích. Rồi lại băo, quét qua các đảo quốc phía biển đông nước Mỹ, lấy đi mạng sống mấy chục người. Rồi lại động đất đâu đó ở châu lục Á châu. Lại có dự đoán động đất mạnh tại California (the Big One) vào tháng 10 năm nay. Thiên tai liên tục thị uy, đe dọa đời sống nhân loại bằng sức mạnh vô bờ mà dù đă đạt đến những kỹ thuật tân tiến hiện đại, người ta vẫn chưa t́m ra cách nào để khống chế. Chỉ có tiên liệu, dự đoán mà thôi. Sự tiên liệu có thể làm giảm thiểu tổn thất từ một số người nơi một xứ sở nào đó, nhưng cũng không sao tránh được một số trường hợp cá biệt.
Hậu quả thiên tai được thống kê rất nhanh, rất rơ ràng bằng h́nh ảnh và số liệu cụ thể: bao nhiêu nhà cửa, mùa màng và của cải bị tiêu tán, bao nhiêu nhân mạng bị lấy đi hoặc mất tích chưa t́m ra. Nhưng nguyên nhân của thiên tai th́ dù đă được các triết gia, thần học gia, đạo gia… giải thích từ vài thiên kỷ trước, cho đến thời cận đại và hiện đại th́ các nhà khoa học về địa chất, địa lư, thiên văn, khí tượng, nhân chủng… cũng đă giải tŕnh cặn kẽ từ các chứng liệu và dữ kiện khoa học, vẫn chưa đem lại giải đáp chung cuộc để có thể tiên liệu chính xác và dự pḥng chu đáo. Ngay cả vấn đề “hâm nóng toàn cầu” (global warming), đă là một tiêu đề nhận thức môi trường phổ quát của thế giới, th́ vẫn c̣n là điều bàn căi, với những bất đồng từ các khoa học gia hàng đầu khác, thậm chí trở thành điều tin hay không tin của một vài nhà lănh đạo chính trị nước lớn. Vậy rồi, dù ở những xứ văn minh nhất, người ta vẫn cứ phải đón nhận những thảm họa kinh hoàng của thiên tai… có khi trong bất ngờ, không thể chuẩn bị trước.
Thiên tai không thể tiên liệu, hoặc tiên liệu được với một xác suất rất thấp. Nhưng thiên tai là chuyện lớn, giải thích theo nghĩa đen là tai họa do Trời, do ư của thần linh (theo Phật giáo th́ là nhân-quả, nhân duyên từ nhiều điều kiện thuận và nghịch chằng chịt tác động lẫn nhau), rất khó lường và thường dẫn đến thái độ tuân phục, chấp nhận; c̣n chuyện nhỏ hơn như là chiến tranh với gươm đao thời xưa, súng đạn thời cận đại, và bom nguyên tử hiện nay—do con người bé nhỏ tạo nên, nhưng có thể gây tai họa khủng khiếp c̣n hơn thiên tai—th́ sao, có thể tiên liệu và giải quyết ổn thỏa hay không, có thể an phận xuôi tay, cúi đầu chấp nhận hay không?
Và bao nhiêu chuyện nhỏ hơn nữa trong đời sống hàng ngày th́ thế nào, con người có thể dự trù và sắp xếp tương lai theo ư ḿnh hay không? – Được. Từ ngh́n xưa đến nay, mọi người đă làm được. Từ dài hạn mấy mươi năm, đến ngắn hạn mười năm, năm năm, một năm, một tháng, một tuần, một ngày, và vài giờ, đều có thể hoạch định một điều ǵ đó để thực hiện cho tương lai. Kết quả có khi như ư, có khi không. Mà đa phần sự bất như ư đều từ cái chết. Cái chết có thể làm gián đoạn, hoặc xóa sạch những ǵ con người trù liệu. Cái chết là chuyện lớn. Cái chết làm con người sợ hăi, dù chưa ai trải nghiệm khi đang sống—tức là sợ hăi điều mơ hồ ở tương lai, sợ hăi điều xảy ra cho người khác trong quá khứ. Cái chết chưa hề có mặt trong hiện tại, nhưng lại làm con người đánh mất đi hiện tại của ḿnh bằng nỗi lo âu, khiếp sợ. Cho nên tôn giáo nào cũng đưa ra một viễn ảnh đầy hứa hẹn sau khi chết, như để an ủi, khích lệ con người sống vui, sống tích cực trong hiện tại.
Nhà Thiền cũng nêu chuyện sinh-tử làm “đại sự.” Sống như thế nào, và chết như thế nào. Hành giả phải thường quán niệm về vô thường, khổ, vô ngă [1], thực hành giới-định-tuệ để vượt qua sợ hăi, sống an vui, chết tự tại. Những phương châm và khẩu quyết của thiền gia từ đời xa xưa, hướng dẫn cho những nỗ lực quyết liệt nhằm thoát ly sinh-tử, th́ nay được làm mới lại bằng ngôn ngữ b́nh dị, phổ thông hơn, với sự thực hành dễ dăi, đơn giản hơn: hiện pháp lạc trú, đi-đứng-nằm-ngồi trong chánh niệm, an trú trong hiện tại, tỉnh thức trong từng hơi thở… Để rồi những hành giả dụng công hời hợt có thể tự tin, trêu giỡn với tử thần: tử thần là ai, ở đâu? ta chỉ biết th́ hiện tại, c̣n ngươi ở th́ tương lai xa xôi, cớ chi ta phải sợ mi!
Nhưng nếu không quán triệt được một cách rốt ráo bản chất của vô thường, khổ, vô ngă; không đi vào thiền định sâu xa để phá vỡ vô minh, tham ái, th́ việc lấy hiện tại che lấp quá khứ và tương lai, cũng chỉ là choàng lên tử thần chiếc áo hoa mịn màng đẹp đẽ. Tử thần vẫn sẽ gơ cửa đúng giờ hẹn, hoặc không hề hẹn trước. Khi ấy, thân xác đớn đau khốc liệt, hơi thở dồn dập tán loạn, và tâm thần hốt hoảng, hăi sợ, tiếc nuối, sẽ che lấp đi chánh niệm. Vậy rồi, ai sẽ đi cùng ta đi vào đời sau? Ta sẽ mang theo được ǵ cho đời sống kế tiếp?
Tương lai mơ hồ, bất định th́ cái chết cũng mơ hồ, bất định, không sao lường trước được. Nó không tùy thuộc hoàn toàn vào cơ thể mạnh khỏe và tâm trí minh mẫn; cũng không hệ thuộc vào những lầu đài kiên cố, điện thờ nguy nga. Nó sẽ đến bất cứ lúc nào và sẽ lôi ta đi cùng với những hành nghiệp ta tạo tác trong đời sống. Nghiệp sẽ là bạn đồng hành duy nhất của ta trên con đường tương lai mờ mịt của đời sau.
(Sự) nghiệp mà chúng ta đă tạo tác trong đời sống là ǵ? – Từ thuở ấu thời đến lúc trưởng thành, từ trung niên đến khi già cỗi: vui chơi, học hành, sinh nhai, yêu đương, lập gia đ́nh, nuôi dạy con cái; xấu tính th́ đố kỵ ganh ghét người hơn ḿnh, tự măn khinh thường người thua ḿnh, kỳ thị, thù hằn, cầu danh, hám lợi, bủn xỉn, giữ của, thụ hưởng vật chất, cố ư hại người v́ lợi ḿnh… Có khi được môi trường giáo dục tốt hơn th́ chăm lo học hành, thi cử, thành đạt, rồi siêng năng làm việc sinh nhai, ích kỷ chỉ biết chăm lo cho bản thân và gia đ́nh, không có tâm ganh ghét, tổn hại ai, mà cũng chẳng bao giờ quan tâm làm lợi ích cho ai.
(Sự) nghiệp như thế suốt một đời (chưa kể những nghiệp nhân tích lũy từ những đời trước) có đủ bản lĩnh, tự tin để b́nh thản, an vui, đối diện, trêu chọc cái chết hay không?
Cái chết là ǵ, ở đâu? – Chính là cái sắp tới, sẽ tới, bất kỳ lúc nào trong tương lai. Từ hiện tại hướng đến tương lai, là từ sinh bước đến cái sắp sinh. Cái sắp sinh là cái sẽ sinh, và sẽ diệt, sẽ chết. Cái sinh (hiện tại) sẽ diệt (vào quá khứ) để cái sắp sinh (tương lai) bước vào làm cái sinh hiện tại; rồi cái sinh hiện tại nầy lại diệt để cái sắp sinh khác tiến vào hiện sinh. Nhưng tương lai là cái chưa có, không thực có th́ làm ǵ có diệt, có chết? – V́ hiện tại được nh́n nhận là thực có, nên tương lai sẽ thực có; tương lai nếu sẽ thực có trong hiện tại th́ nó sẽ diệt vào quá khứ. Cũng vậy, nếu xác nhận sự thực-hữu của hiện tại tức cũng xác nhận sự thực-hữu của quá khứ. Cái nầy có th́ cái kia có, cái nầy sinh th́ cái kia sinh, cái nầy không th́ cái kia không, cái nầy diệt th́ cái kia diệt [2]. Chấp vào sự thực hữu của hiện tại cũng chính là chấp vào thực hữu của quá khứ và tương lai. Vượt khỏi ba thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai), tức là thấu-triệt lư vô thường, khổ, vô ngă, mới thực sự giải thoát, không c̣n sợ hăi sinh-tử.
Trở lại chuyện giông băo, động đất, lũ lụt… từ thiên tai; và hận thù, bạo lực, chiến tranh… từ con người.
Đă có lời cảnh báo và hướng dẫn cách pḥng bị thức ăn, nước uống, đèn pin, tiền mặt, chăn mền cho mọi người trong gia đ́nh trong ṿng bảy ngày; và cũng đă có những quảng cáo xây lắp hầm trú ẩn để tránh bom nguyên tử. Có nghĩa là người ta đă biết nh́n thẳng vào cái chết (vô thường) và ách nạn (khổ), biết tiên liệu, sắp xếp việc bảo vệ thân mạng để đón chờ một tai họa lớn ập đến trong tương lai; c̣n phần tinh thần, mỗi người hăy tự lo liệu lấy.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng khẩn cấp (family emergency kits), chúng ta có cần thu xếp một hành trang tinh thần để mang theo không? Đừng nói suông như vẹt theo ngôn ngữ nhà Thiền là “sống ngày nay biết ngày nay, c̣n xuân thu trước ai hay làm ǵ!” [3]. Đừng tưởng thiền gia chỉ biết hiện tại, không cần biết quá khứ, tương lai. Thiền sư chân chính là người quán thông cả ba thời gian, mà không vướng mắc vào khoảnh khắc sinh-diệt nào. Những người hành thiền ngày nay đều biết thu xếp nơi ăn chốn ở, nơi đi nơi đến, thời khóa biểu tu tập, giảng dạy, họp chúng, ngày nghỉ giải lao, v.v… tức là không thể không tiên liệu, dự liệu tương lai.
Hành trang tinh thần cần mang theo là ǵ? – Là tội hay phước, là ác nghiệp hay thiện nghiệp, tùy chọn. Nhưng để trang bị cho đời sau tốt đẹp hơn, chuẩn bị tinh thần an tĩnh trước khi tai họa ập đến, tất nhiên phải nghĩ đến thiện nghiệp.
Không cần phải liệt kê những ǵ là thiện. Chỉ cần nhận thức rơ những ǵ chúng ta làm mà cảm thấy ḷng an vui, hân hoan, phơi phới, nhẹ bẫng như mây… khi có thể giảm thiểu khổ đau cho người, mang lại ích lợi cho số đông, th́ việc ấy đáng làm, nên làm.
Và nếu trong những ngày sắp tới, chẳng có tai họa thảm khốc nào xẩy ra cả, th́ hăy cứ như vậy: tránh xa những điều ác có thể làm hại ḿnh, hại người; vui làm điều thiện, v́ lợi ích cho ḿnh, cho người; và hăy luôn giữ tâm thanh thản, an b́nh, không hận thù, kiêu căng, không tham lam, bủn xỉn [4].
Thiên tai hay nhân họa cũng khó lường; có thể sẽ không bao giờ xảy ra trong đời ta, nhưng vô thường là điều có thực, đang diễn ra trong từng phút giây đời sống. Không chờ đợi, không mong cầu, nó cũng sẽ đến, vào một lúc nào đó trong tương lai, xa hay gần. Chúng ta không thể ỷ lại, thờ ơ, thiếu cảnh giác khi đời sống b́nh an trôi qua từng ngày. Bởi v́, như tục ngữ Tây Tạng có nói: “Ngày mai hay đời sau, chẳng biết cái nào sẽ đến trước.”
California, ngày 26.9.2017
Vĩnh Hảo
______________
(1) Tam pháp ấn (vô thường, khổ, vô ngă) là 3 dấu ấn, 3 nguyên lư xác định tính cách chân thực của chánh pháp. Thiếu một trong ba nguyên lư nầy, một giáo lư hay một triết thuyết nào dù được cho là từ kinh Phật, cũng không thể được xác nhận như là chánh pháp.
(2) “Nhược thử hữu tắc bỉ hữu, nhược thử sinh tắc bỉ sinh, nhược thử vô tắc bỉ vô, nhược thử diệt tắc bỉ diệt," Kinh A-hàm.
(3) “Đản tri kim nhật nguyệt, thùy thức cựu xuân thu,” hai câu của Thiền sư Thiền Lăo thời nhà Lư, Nguyễn Lang dịch.
(4) “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ư, thị chư Phật giáo.”