Thư ṭa soạn số 3

(tháng 02.2012)

 

NH̀N D̉NG SÔNG TRÔI 

 

Tết đă qua rồi, xuân c̣n ở lại. Không lâu sau đó, xuân cũng sẽ ra đi, như mọi năm, như mọi mùa.

Sự đến và đi của các mùa khác, hạ, thu, đông, có vẻ trầm lặng, không sôi nổi như là mùa xuân. Đến trong nhẹ nhàng th́ đi cũng trong nhẹ nhàng. Thực ra, mùa nào cũng vậy thôi. Khác chăng là do nơi ḷng người đối xử, phân biệt. Khi xuân sắp đến, chúng ta rộn ràng, hăm hở, chuẩn bị đủ thứ cho những ngày đầu năm, những ngày Tết. Đó là những ngày không làm việc, những ngày vui chơi, hoặc làm việc một cách thư thả, không lăng xăng, chộn rộn như suốt năm. Chúng ta đă tạm gác lại nhiều việc, nhiều vấn đề trong cuộc sống, để có những ngày an vui, nhàn hạ. Chúng ta tiếp xử với mọi người trong sự cởi mở, bao dung và hoan hỷ. Chúng ta dễ dàng khoan thứ cho những người, những việc mà đáng ra trong những ngày thường, khó ḷng khoan thứ. Tết nhứt mà, chuyện ǵ cũng bỏ qua được. Là bởi ḷng chúng ta vui, và bởi thời gian ngắn ngủi ấy (ba ngày hay một tuần, hay nguyên cả tháng Giêng ăn chơi), chúng ta cần buông xả những nhọc nhằn lao lung của một năm dài qua đi. Chúng ta cần hạnh phúc.

Hạnh phúc chân thật không phải là sự tạm dừng của những nhọc nhằn, khổ đau. Nó không đến như là sự đắp đổi của không gian, thời tiết. Nó đến, chỉ khi nào chúng ta nh́n rơ bản chất và sự vận hành của mọi sự, mọi vật. Bản chất ấy là Vô thường, Khổ, Không (vô ngă). Bản chất này không có nghĩa ǵ là tiêu cực, bi quan cả. Đó là vận hành tự nhiên của các nhân duyên, của sự nhóm họp và tan ră. Hạnh phúc mong manh, vô thường th́ khổ đau cũng mong manh, vô thường. Chẳng có ǵ tồn tại vĩnh viễn. Trong đời sống, chúng ta luôn bám víu, lo sợ hạnh phúc trôi đi; nhưng chẳng ai bám víu vào khổ đau, lo sợ khổ đau tan mất. Kỳ thực th́ hạnh phúc hay khổ đau đều sẽ trôi qua, dù có bám víu hay không bám víu, dù lo sợ hay không lo sợ. “Nỗi buồn như giọt nước, niềm vui như nắng chiều,” một nhà thơ—nay đă là người thiên cổ, từng nói thế.

Hạnh phúc hay khổ đau mà chúng ta trải nghiệm hàng ngày, trong suốt cuộc đời, chẳng qua chỉ là hiện tượng, là bèo giạt trên gịng sông chuyển dịch vô thường. Hạnh phúc nhiều hay khổ đau nhiều là do mức độ chấp thủ của chúng ta đối với các pháp (mọi sự, mọi vật). Nỗi khổ to lớn nhất của chúng ta hầu như chính là sự sợ hăi phải bị mất đi những ǵ ḿnh yêu thương, trân quí. Sợ hăi như thế là sợ bèo không chịu dừng đứng yên vị trên gịng sông; sợ mây trắng không tụ măi trên bầu trời xanh biếc; sợ mai vàng sẽ rơi rụng như xác pháo ngày xuân…

Người học Phật không sợ hăi sự chuyển biến đổi thay của vạn pháp. Đổi thay, chính là bản chất của cuộc đời. Không có đổi thay, sẽ không có xuân, hạ, thu, đông; sẽ không có giọt lệ hay nụ cười; và sẽ không có bất kỳ một chúng sanh nào có thể tiến đến Phật quả.

Những ngày Tết đă qua đi. Vẻ rộn ràng tươi vui của hoa xuân, bánh mứt, hội chợ… và những nụ cười rạng rỡ đầu năm, đă nhạt dần từng ngày. Nhưng hăy c̣n đó sự tĩnh tại của tâm chúng ta, những người trầm lặng, biết nh́n và quán sát sự trôi đi của ḍng sông…

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 05/01/22