TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 12.2018

Diệu Âm lược dịch

 

ẤN ĐỘ: Tôn trí tượng Phật Thích Ca bằng tre lớn nhất thế giới tại thị trấn Namsai

 

Itanagar, Arunachal Pradesh – Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni làm bằng tre lớn nhất thế giới đă được cúng dường tại Noi-Cheynam ở Tengapani (thuộc thị trấn Namsai) trong lễ hội 3 ngày – kết thúc vào ngày 16-11-2018. Người cúng dường tượng là ông Chow Tewa Mein, thuộc Hiệp hội Ngôn ngữ Hiện đại ở Chongkham, và gia đ́nh.

Tượng Phật Tre đă được tôn trí bên trong khuôn viên của Trung tâm Thiền Vipassana đối diện Chùa Vàng.

Tượng này được tạo tác trong quá tŕnh 7 tháng 20 ngày bởi 9 thợ thủ công bậc thầy đến từ bang Shan của Miến Điện. Đây là tượng Phật Tre thứ 111 trên thế giới hiện nay, và cũng là tượng cao nhất và lớn nhất với chiều cao 42,7 feet.

(tipitaka.net – December 2, 2018) 

 

Buddha statue ‘Lubhamuni’ consecrated in Namsai district

Tượng Phật Tre được tôn trí trong khuôn viên của Trung tâm Thiền Vipassana ở Namsai, AP (Ấn Độ)

Photo: The Sentinel

 

 

HOA KỲ: Hội Phật giáo Từ Tế giúp nạn nhân cháy rừng tại California

 

Tổ chức nhân đạo Phật giáo Từ Tế tại Hoa Kỳ trong cuối tuần qua đă thông báo sẽ cấp phiếu nhận tiền mặt cho những người bị ảnh hưởng bởi vụ cháy Camp Fire tại Bắc California, bao gồm phần lớn thị trấn Paradise. Camp Fire là vụ cháy rừng gây tổn thất lớn tàn khốc nhất trong lịch sử tiểu bang California, với ít nhất 85 người chết và kinh phí phục hồi ước tính hàng tỉ đô la.

“Khi vụ cháy xảy ra, điều đầu tiên mà chúng tôi làm là đến những nơi trú ẩn để t́m nơi cư ngụ cho mọi người và cấp phát chăn mền,” Minjhing Hsieh, giám đôc điều hành của Hội Từ Tế vùng tây bắc Hoa Kỳ, nói. “Và bây giờ trong giai đoạn hai, chúng tôi đang cố gắng phân phối tiền mặt đến những người sống sót. Nhiều t́nh nguyện viên từ Bay Erea đă đến trợ giúp trong thời gian rảnh của ḿnh. Vào đầu năm nay, nhóm này cũng đă từng giúp mọi người trong suốt vụ cháy Carr Fire ở Redding, California.

(Buddhistdoor Global – December 1, 2018) 

 

The Camp Fire was the deadliest wildfire in California history, with at least 85 fatalities. From tzuchi.us

Camp Fire là vụ cháy rừng gây tổn thất lớn tàn khốc nhất trong lịch sử tiểu bang California

Photo: tuzchi.us

Damage map of the Camp Fire from space. From nasa.gov

Bản đồ về thiệt hại của vụ cháy rừng Camp Fire nh́n từ không gian

Photo: nasa.gov

 

 

UZBEKISTAN: Bức bích họa Phật giáo cổ đại được phát hiện tại khu khảo cổ Kara Tepe

 

Một bức bích họa với màu sắc rực rỡ, có niên đại từ thế kỷ thứ 2 hoặc thứ 3, đă được t́m thấy tại miền nam nước Uzbekistan. Các chuyên gia nói rằng bích họa này cung cấp một cái nh́n thú vị về sự truyền bá và phát triển của Phật giáo thời kỳ đầu dọc theo Con đường Tơ lụa cổ xưa.

Bức bích họa nói trên có chiều rộng 1 m và chiều dài 1m, được phát hiện trong một căn pḥng bằng đá tại khu khảo cổ Kara Tepe ở ngoại ô thành phố Termez vào năm 2016.

Gần đây, những h́nh ảnh của bức bích họa đă được công bố cho công chúng với sự đồng ư của Viên Hàn lâm Khoa học Mỹ thuật Uzbek. Một chuyên gia nhận định rằng bích họa này có thể là một phần của một tác phẩm lớn hơn từng mô tả cuộc đời của Đức Phật.

(Buddhistdoor Global – December 4, 2018)

 

Uzben mural 1

 

Uzbek mural 2

 

Uzbek mural 3

uzbek mural 4

Những h́nh ảnh của bức bích họa Phật giáo cổ đại tại Kara Tepe

Photos: asahi.com

 

Kara Tepe archeological site. From pmadventures.com

Khu khảo cổ Kara Tepe ở ngoại ô thành phố Termez (Uzbekistan)

Photo: pmadventure.com

 

 

BỈ: Tu viện Phật giáo Tilorien mở cửa cho công chúng

 

Mặc dù việc xây dựng chưa hoàn thành, Tu viện Tilorien ở vùng Ardennes, đông nam nước Bỉ, hiện đang mở cửa cho công chúng và đă bắt đầu tổ chức các nhóm thiền định thường xuyên và các hoạt động đạo pháp khác.

Lễ khánh thành chính thức của Tu viện Nam tông này đă diễn ra vào ngày 28-10-2018 , do Hội Liên hiệp Phật giáo Bỉ tổ chức. Ngày khánh thành trùng với ngày lễ Kathina (lễ dâng y) mà theo truyền thống - kể từ thời của Đức Phật – người dân thường đến các tu viện và dâng tặng chư tăng y cà sa cùng các vật dụng cần thiết khác.

Tọa lạc tại làng Engreux ở vùng Ardennes gần biên giới Đức và Luxemburg, Tu viện Tilorien là mảnh đất có diện tích 1,790 m2, được mua vào năm 2016.

(Buddhistdoor Global – December 6, 2018)

 

The progress of the building work at Tilorien Monastery. From tilorien.org

Tu viện Phật giáo Tilorien tại làng Engreux, Ardennes (Bỉ)

Photo: tilorien.org

 

 

ĐÀI LOAN: Triển lăm Phật giáo Nam Tông tại Bảo tàng Yonghe

 

Để kỷ niệm 17 năm thành lập, Bảo tàng Tôn giáo Thế giới ở quận Yonghe của thành phố Đài Bắc đă tổ chức một cuộc triển lăm đặc biệt về Phật giáo Nam Tông.

Chung Wei-kai, người lập kế hoạch triển lăm, nói rằng triển lăm này nhấn mạnh lịch sử, văn hóa và thực hành tâm linh của Phật giáo nam Tông để bối cảnh hóa các hiện vật trưng bày, bao gồm các tượng Đức Phật và các vị thần, cũng như các b́nh lọ nghi lễ và kinh sách.

Ông Chung cho biết phim, bản đồ và các h́nh thức giải trí về những cảnh từ các lễ hội tôn giáo đă được chuẩn bị cho khách tham quan bảo tàng. Triển lăm sẽ kéo dài đến ngày 21-4-2019.

(Taipei Times – December 6, 2018)

 

http://www.taipeitimes.com/images/2018/12/07/thumbs/P02-181207-1.jpg

Triển lăm Phật giáo Nam Tông tại Bảo tàng Yonghe, Đài Bắc (Đài Loan) Photo: Taipei Times

 

 

HOA KỲ: Tiến sĩ Tenzin Dorjee, dịch giả - học giả Phật giáo Tây Tạng, được bầu làm chủ tịch ủy hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế

 

Vào tháng 6-2018, Tenzin Dorjee, dịch giả& học giả Phật giáo Tây Tạng, đă được nhất trí bầu làm chủ tịch ủy hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế .Ủy hội độc lập, lưỡng đảng này xem xét các vi phạm tự do tôn giáo trên khắp thế giới và đưa ra các khuyến nghị chính sách cho Quốc hội Hoa kỳ.

Dorjee là một giáo sư trợ lư tại Đại học bang California ở Fullerton. Ông cũng từng là phiên dịch cho Dalai Lama và là người ủng hộ lâu dài cho nền độc lập của Tây Tạng.

Ông phát biểu: “Những thách thức đối với tự do tôn giáo trên toàn cầu đang tăng lên hàng ngày, nhưng quyết tâm đương đầu với những thách thức này của chúng ta cũng mạnh lên . Là Phật tử Tây Tạng đầu tiên được bầu làm chủ tịch, tôi mong muốn sẽ lănh đạo Ủy hội này trong năm tới một cách bao quát khi chúng ta cung cấp các khuyến nghị chính sách cho Nhà Trắng, Ngoại trưởng và Quốc hội về việc giải quyết các thách thức toàn cầu đối với tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng.”

(Lion’s Roar – December 9, 2018) 

 

https://www.uscirf.gov/sites/default/files/Commish_4X6_Crop-4.jpg

Tiến sĩ Tenzin Dorjee, dịch giả - học giả Phật giáo Tây Tạng, chủ tịch ủy hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế

Photo: Google

 

 

HỒNG KÔNG: Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo tại trường Đại học Hồng Kông tổ chức Hội thảo chuyên đề về tư vấn Phật giáo

 

Từ ngày 8 đến 9-12-2018, Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo tại trường Đại học Hồng Kông tổ chức Hội thảo chuyên đề của Hội Từ thiện MaMa, có tiêu đề: “Tư vấn Phật giáo dẫn tuệ trí vào quá tŕnh chữa bệnh”. Các chuyên gia, nhà nghiên cứu và nhà chuyên môn từ khắp thế giới đă được mời đến Hồng Kông trong 2 ngày diễn thuyết và hội thảo chuyên đề về tư vấn Phật giáo và các kỹ thuật tư vấn.

Sự kiện này là một cuộc gặp gỡ hiệu quả của các quan điểm đa dạng, lấy cảm hứng từ cách các giáo lư nhà Phật được liên kết với phúc lợi của cuộc sống của bệnh nhân và gia đ́nh, cũng như của những người chăm sóc họ. “Đây là hy vọng mà những người tham gia có thể thông hiểu hơn về sự đau khổ và diệt khổ của Phật giáo, và có thể khéo léo áp dụng kiến thức này v́ lợi ích của tất cả mọi người”, chương tŕnh hội thảo nhận định.

(Buddhistdoor Global – December 10, 2018) 

 

Speakers at the symposium. From HKU CBS

Các diễn giả tại Hội thảo chuyên đề về tư vấn Phật giáo

Photo: HKU CBS

 

 

ÚC: Công dân Úc trả lại tượng Phật Ganhara cho Pakistan

 

Canberra, Úc - Một công dân Úc đă trả lại bức tượng Phật thuộc về nền văn minh Gandhara của Pakistan như một cử chỉ thiện chí. Một buổi lễ đă được tổ chức tại Cao ủy Pakistan ở Canberra để mừng sự trở lại của pho tượng này.

Pho tượng thuộc sở hữu của Cô Romy Dingle, một công dân Úc có mẹ là người sưu tầm các đồ tạo tác và đă mang tượng từ Pakistan về Úc vào đầu thập niên 1970. Gia đ́nh bây giờ muốn tặng pho tượng cho Pakistan, nơi nó từng thuộc về.

Sự kiện này có sự tham dự của các khách mời từ xă hội dân sự, các cơ quan học thuật, ngoại giao và truyền thông.

 (nation.com.pk – December 12, 2018) 

 

Romy Dingle with High Commissioner of Pakistan, Babar Amin

Cô Romy Dingle và Cao ủy Pakistan bên tượng Phật Gandhara

Photo: sbs.com.au

 

 

MIẾN ĐIỆN: Tổng thống Ấn Độ tặng xá lợi Đức Phật cho bà Suu Kyi

 

Ngày 11-12-2018, tại thủ đô Miến Điện Nay Pyi Taw, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind đă tặng bà San Suu Kyi, Cố vấn ngoại giao nước Miến Điện, một bản sao hộp tráp đựng xá lợi của Đức Phật Cồ Đàm, đánh dấu “các mối liên kết lịch sử và văn minh sâu đậm giữa Ấn Độ và Miến Điện”.

Hộp tráp nguyên bản đă được khai quật từ Dev Ni Mori tại bang Gujarat của Ấn Độ.

Trong chuyến thăm Miến Điện đầu tiên trong 3 ngày này, Tổng thống Kovind và phu nhân đă gặp bà Suu Kyi tại Dinh Tổng thống, nơi 2 Bản Ghi nhớ (MoU) được kư giữa Miến Điện và Ấn Độ  - một bản về lĩnh vực đào tạo tư pháp và một về hợp tác khoa học và công nghệ.

(ANI – December 12, 2018)

 

Kết quả hình ảnh cho President Kovind gifts relics of Buddha to Suu Kyi

Tổng thống Ấn Độ tặng bà Suu Kyi xá lợi Đức Phật

Photo: ANI

 

 

NHẬT BẢN: Những viên ngói liên kết chùa chiền cổ đại tại Nhật

 

Ritto, Shiga – Tại di tích khảo cổ Hachiya thuộc thành phố Ritto của tỉnh Shiga, những viên ngói h́nh tṛn có hoa và những đường vân trang trí đă được khai quật ở một nơi có thể từng là một đền thờ Phật giáo cuối thế kỷ thứ 7.

Những h́nh trang trí nói trên giống với trang trí của những viên ngói được t́m thấy trong khu chùa Horyuji, và tại phế tích chùa Chuguji – 2 chùa này đều nằm ở tỉnh Nara, phía nam Nhật Bản.

Ngói từ tất cả các di tích này được cho là đă được đúc từ cùng một khuôn gỗ.

Ông Hirimichi Hayashi của trường Đại học Tỉnh Shiga giải thích rằng khám phá nói trên tại Ritto là bằng chứng vật chất cho thấy ngôi chùa này được thành lập dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của ngôi chùa Horyuji nổi tiếng. 

(The Asahi Shimbun – December 13, 2018) 

Ngói h́nh tṛn có trang trí hoa và những đường vân, khai quật được tại Ritto thuộc tỉnh Shiga (Nhật Bản)

Photo: The Asahi Shimbun

 

 

PAKISTAN –THỤY SĨ: Triển lăm tượng Phật tại Thụy Sĩ để quảng bá du lịch tôn giáo tại  tỉnh Khyber Pakhtunkhwa của Pakistan

 

Việc trưng bày một tượng Phật cổ của Bảo tàng Peshawar, Pakistan, tại Bảo tàng Rietberg ở Zurich, Thụy Sĩ, được mong đợi sẽ hồi sinh và thúc đẩy du lịch tôn giáo ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa của Pakistan.

Tác phẩm điêu khắc cao 9 feet này là một trong hai tượng Phật quư hiếm tại Bảo tàng Peshawar, đă được chuyển đến Bảo tàng Rietberg sau khi chính phủ hai nước kư thỏa thuận cách đây vài tháng.

Đây là pho tượng được khai quật từ làng Sahri Bahlol (gần khu khảo cổ của một tu viện Phật giáo cổ đại ở Mardan) vào năm 1909 và đă được trưng bày trong Bảo tàng Pashawar kể từ đó.

Tượng Phật nói trên sẽ được triển lăm trong 100 ngày, cùng với các tượng và các di tích khác của 6 quốc gia.

(The Gulf Today – December 17, 2018)

 

The Buddha statue being prepared for transport to Switzerland. From thenews.com.pk

 

It took curators over a week to dismantle the nearly two-ton-weighing statue from its exhibit at the Peshawar Museum. From thenews.com.pk

 

The Buddha statue is being checked before it is transported to Switzerland. From thenews.com.pk

Tượng Phật đang được di dời khỏi Bảo tàng Pashawar, Pakistan, trước khi vận chuyển sang tiển lăm tại Thụy Sĩ

Photos: thenews.com.pk

 

 

ÚC ĐẠI LỢI: Đại học Quốc gia Úc và Đại học Mở Úc sẽ mở các khóa học ngôn ngữ liên quan đến Phật giáo

 

Vào năm 2020, Đại học Quốc gia Úc (ANU) ở Canberra, hợp tác với Đại học Mở Úc, sẽ giảng dạy 8 ngôn ngữ “ít được dạy” -  6 trong số các ngôn ngữ này liên quan trực tiếp đến Nghiên cứu Phật giáo và Thế giới Phật giáo.

Tám ngôn ngữ sẽ được giảng dạy là: tiếng Quan thoại, tiếng Hàn, tiếng Nhật, Phạn ngữ, Tạng ngữ, tiếng Thái, tiếng Hindi, và tiếng Austronesian của Tetum.

Tiếng Quan thoại rất quan trọng để thu hút những người theo đạo Phật ở Trung Quốc đại lục, đảo Đài Loan và khối nói tiếng Hoa.

Tiếng Hàn, tiếng Nhật và tiếng Thái là những ngôn ngữ thiết yếu để tham gia vào công việc học thuật về các nền văn hóa Phật giáo của các quốc gia đó, trong khi việc bổ sung tiếng Tây Tạng có thể tạo điều kiện cho các nghiên cứu Ấn-Tạng, đặc biệt là trong các lĩnh vực ngôn ngữ, bác ngữ học, lịch sử và triết học. 

(Buddhistdoor Global – December 17, 2018)

 

ANU campus. From ksouhouse.com

Khuôn viên trường Đại học Quốc gia Úc

Photo: ksouhouse.com

 

 

ẤN ĐỘ: Phát hiện tác phẩm điêu khắc Phật giáo cổ đại miêu tả măng xà vương Naga Muchulinda tại Guntur

 

Một tác phẩm điêu khắc Phật giáo cổ đại Naga Muchulinda trên phiến đá vôi Palnadu đă được t́m thấy tại thành phố Guntur, bang Andhra Pradesh, vào ngày 19-12-2018.

Tiến sĩ E Sivanagi Reddy, một học giả Phật giáo và là Giám đốc điều hành Trung tâm Văn hóa Vijayawada&Amaravati, đă viếng chùa Agasthyeswara và nhận ra tác phẩm điêu khắc này.

Tiến sĩ Reddy nói rằng đây là tác phẩm miêu tả Naga Muchulinda, măng xà vương đă bảo vệ Đức Phật khi Ngài đang tham thiền dưới cây Bồ đề .

Ông giải thích rằng những tác phẩm điêu khắc Naga Muchulinda tương tự thuộc về giai đoạn Phật giáo Nam Tông và Đại Thừa (từ thế kỷ thứ 1 BC đến thế kỷ thứ 3 AD) đă được ghi nhận trước đó tại các địa phương khác của bang Andhra Pradesh.

Tiến sĩ Reddy kêu gọi các vị chức sắc chùa Agasthyeswara và cục khảo cổ bảo vệ và trưng bày tác phẩm điêu khắc nói trên v́ nó tượng trưng cho giai đoạn cuối của trường phái nghệ thuật Amaravati thuộc thời Ikshwaku.

(TOI – December 19, 2018) 

 

Tiến sĩ E Sivanagi Reddy bên tác phẩm điêu khắc Phật giáo Naga Muchulinda tại Guntur, Ấn Độ

Photo: TOI

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma dự cuộc tranh luận của tất cả truyền thống về cuốn sách của Tsongkhapa tại Bồ đề Đạo tràng

 

Ngày 19-12-2018  tại Bồ đề Đạo tràng, Đức Đạt lai Lạt ma đă dự ngày đầu tiên trong cuộc tranh luận 3-ngày giữa các học giả về cuốn ‘ Sự thiết yếu của thực biện’ của Tsongkhapa.

Tổng cộng có hơn 700 người tham dự một sự kiện đánh dấu sự mở đầu của cuộc tranh luận.

Cùng với chư tăng ni và công dân ngoại quốc đến từ 12 quốc gia, 200 Geshe và 12 Geshema (học vị của tăng và ni tương đương Tiến sĩ triết học Phật giáo Tây Tạng) từ tất cả các truyền thống Phật giáo Tây Tạng và tôn giáo Bon đă tham dự cuộc tranh luận.

Kirti Rinpoche, Gaden Tripa thứ 104, và chư đại sư của các tu viện Tây Tạng cũng hiện diện. Đây là lần thứ ba trong loạt tranh luận do Tu viện&Quỹ Kirti Jhepa tổ chức.

Đức Đạt lai Lạt ma khen ngợi công việc tuyệt vời mà Kirti Rinpoche đang làm trong việc tạo điều kiện giáo dục tu viện cho học viên Phật giáo.

(Phayul – December 19, 2018)

 

All-Scholars Debate in Bodhgaya

H́nh ảnh cuộc tranh luận 3-ngày về cuốn sách ‘ Sự thiết yếu của thực biện’ của Tsongkhapa

Photo: Phayul

 

 

TRUNG QUỐC: Kiểm tra và tu sửa tượng Đại Phật của Lạc Sơn

 

Tượng Lạc Sơn Đại Phật ở tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc đang trải qua kỳ kiểm tra vật lư trong bốn tháng để sửa chữa và bảo quản. Bức tượng cao 71 mét này có một vết nứt lớn trên ngực và bị rêu vi mô bao phủ.

Cuộc kiểm tra, bắt đầu vào ngày 8 tháng 10, được giám sát bởi hàng chục chuyên gia và sử dụng công nghệ tiên tiến như quét laser 3D, khảo sát trên không bằng máy bay không người lái và chụp ảnh nhiệt hồng ngoại.

Ngoại trừ đôi tai dài bảy mét được làm bằng gỗ phủ đất sét, tượng Đại Phật của Lạc Sơn gần như được làm hoàn toàn bằng đá và được chạm khắc vào thời nhà Đường (618-907 sau Công nguyên). Phải cần đến hàng ngàn công nhân làm việc trong gần một thế kỷ để hoàn thành tượng này: việc xây dựng bắt đầu vào năm 713 và hoàn thành vào năm 803. Đây được cho là bức tượng Phật bằng đá chạm khắc lớn nhất thế giới, và được liệt kê là Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 1996.

(Buddhistdoor Global – December 20, 2018)  

 

The Leshan Buddha. From blogodisea.com

Tượng Lạc Sơn Đại Phật ở Tứ Xuyên, Trung Quốc

Photo: blogodisea.com

The Leshan Buddha covered in scafolding. From ecns.cn

 

The Leshan Buddha covered in scafolding. From ecns.cn

Giàn giáo bao bọc tượng Phật Lạc Sơn

Photos: ecns.cn

 

 

ẤN ĐỘ: Đoàn đại biểu đa quốc gia viếng Buddhavaanam (Công viên chủ đề Phật giáo)

 

Nagarjunasagar, Nalgonda (Telangana) - Ngày 13-12-2018, một đoàn gồm hơn 200 tăng sĩ và Phật tử đă được chiêm ngưỡng mọi thứ liên quan đến Đức Phật tại Buddhavaanam.

Đoàn đại biểu này, đến từ ít nhất 10 quốc gia, đă viếng Công viên Jataka, nơi trưng bày những câu chuyện chọn lọc về Đức Phật và công viên điêu khắc Buddhacharitha Vanam, nơi trưng bày các tác phẩm điêu khắc miêu tả những sự kiện quan trọng trong đời Đức Bổn Sư, cùng với các hiện vật di sản khác.

Trong chuyến thăm đầu tiên của họ đến một thánh địa Phật giáo ở miền nam Ấn Độ lần này, các nhà sư nói rằng ư tưởng xây dựng một công viên tích hợp về Đức Phật (Buddhaavanam) tại bang Telangana tự nó là một sự kính ngưỡng công nhận di sản gắn liền với thánh địa này.

(tipitaka.net – December 25, 2018)

 

Delegates admiring sculptures of Lord Buddha at Buddhavanam on Thursday.

Các đại biểu chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc về Đức Phật tại Buddhaavanam (Ấn Độ)

Photo: tipitaka.net

 

 

 

THÁI LAN: Ra mắt kinh Tam Tạng tiếng Thái tại chùa Wat Bovoranives

 

Ngày 26-12-2018, tại Tịnh xá Wat Bovoranives ở Bangkok, Đức Tăng thống Thái Lan đă chủ tŕ lễ ra mắt phiên bản “Tam Tạng cho Nhân dân” dễ đọc nhất của tiếng Thái, được viết bởi cố học giả Phật giáo Sucheep Poonyanupap (1017-2000).

“Tam Tạng cho Nhân dân” là sự diễn giải tóm tắt bằng tiếng Thái của bộ kinh Tam Tạng nguyên bản 45 chương. Sucheep, một cựu tu sĩ Phật giáo, đă dành nhiều năm để tóm lược giáo lư Phật giáo từ 12,000 trang bản gốc xuống c̣n khoảng 1,200 trang.

Bản kinh của Sucheep được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1979, và sau đó đă được in lại nhiều lần.

“Đây là phiên bản Tam Tạng kinh điển dễ đọc nhất của Vương quốc. Ajarn Sucheep đă giảm bớt các giáo lư Phật giáo toàn diện từ 45 chương của bộ kinh 5 cuốn thành một cuốn sách, trong khi vẫn giữ được cốt lơi của giáo lư nhà Phật. Cuốn sách dễ đọc của ông đă đơn giản hóa Phật giáo trí thức để những người b́nh thường có thể đọc,” Phó Giáo sư Suchao Ploychum, người trong ban biên tập, nói.  

(The Nation – December 26, 2018) 

 

http://www.nationmultimedia.com/img/news/2018/12/26/30361184/1b82477a323937c05ccc877483275f8e.jpeg

http://www.nationmultimedia.com/img/photos/2018/December/26/8b5af9c3e67a3d51e15a3cccae4b8012.jpeg 

http://www.nationmultimedia.com/img/photos/2018/December/26/90a9c6b9501334903ff4b392823989e3.jpeg 

http://www.nationmultimedia.com/img/photos/2018/December/26/9f4976d7494db5a135119f4e8466608a.jpeg

Pḥng trưng bày và giới thiệu về phiên bản “Tam Tạng cho Nhân dân” dễ đọc nhất của tiếng Thái

Photos: The Nation

 

 

TÍCH LAN: Hai nghi phạm bị bắt v́ phá hại các tượng Phật

 

Cảnh sát Mawanella đă bắt giữ 2 thanh niên bị nghi ngờ làm hư hại một số tượng Phật tại khu vực này trong vài ngày qua.

Sáng sớm 26-12-2018, hai thanh niên này đi xe gắn máy đến và cố phá hỏng một pho tượng Phật tại ngă ba đường ở Mawanella. Hai kẻ này đă bị cư dân khu vực bắt giữ và giao cho cảnh sát.

Một sĩ quan cảnh sát cho biết 2 thanh niên nói trên bị nghi ngờ về một loạt các cuộc phá hoại gần đây nhắm vào các tượng Phật ở khu vực Mawanella. Ông nói rằng những hành động phá hoại này được thực hiện với mục đích tạo ra căng thẳng tôn giáo giữa người Sinhala theo Phạt giáo Nguyên thủy và người Hồi giáo.

An ninh đă được tăng cường tại Mawanella và cảnh sát đặc nhiệm được triển khai tại một số khu vực.

(Colombo Page – December 26, 2018) 

 

 

THÁI LAN: Các vị lănh đạo Phật giáo cùng tham gia lễ đếm ngược để đón Năm Mới

 

Năm nay đánh dấu lần đầu tiên các vị lănh đạo chư tăng của Cam Bốt, Miến Điện, Tích Lan và Chùa Thiếu Lâm Trung Quốc sẽ cùng tham gia đại lễ cầu nguyện đếm ngược đón Năm Mới  tại Thái Lan.

Các vị bộ trưởng về tôn giáo và văn hóa của các quốc gia này cũng được mời dự lễ cầu nguyện nói trên.

Mục đích của việc mời các nhân vật quan trọng này tham dự lễ đếm ngược là để tăng cường sự liên kết Phật giáo Thái Lan với các nước láng giềng.

Các xá lợi của Đức Phật được ǵn giữ tại 13 nước – Bhutan, Cam Bốt, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Ấn Độ, Lào, Mông Cổ, Miến Điện, Singapore, Tích Lan, Việt Nam và Thái Lan – cũng sẽ được trưng bày như một phần của một lễ tôn giáo tại công viên Sanam Luang, Bangkok, từ ngày 30-12-2018 đến ngày đầu Năm Mới 1-1-2019.

Tổng cộng có 544 ngôi chùa Thái trên khắp thế giới sẽ tổ chức lễ cầu nguyện nhân Năm Mới của ḿnh, như thông lệ hàng năm.

(Bangkok Post – December 27, 2018)

 

 

TRUNG QUỐC: Quà Giáng Sinh của chư ni Phật giáo

 

Thiên Tân, Hà Bắc – Bất chấp những nỗ lực để đàn áp các ngày lễ Kitô giáo tại Trung Quốc, chư ni Phật giáo ở thành phố Thiên Tân đă gởi một món quà Giáng Sinh đến các nữ tu của nhà thờ Công giáo gần đó.

Chư ni chùa Lianzong đă tặng bắp cải, gạo, bột ḿ, dầu ăn và các thực phẩm khác cùng với 2,000 nhân dân tệ (290 usd) bằng tiền mặt cho các nữ tu của Nhà thờ Thánh Joseph.

“Điều kiện sống của các nữ tu tại nhà thờ rất nghèo nàn, nhưng họ vẫn kiên tŕ truyền bá Kinh Phúc Âm và tận tụy làm từ thiện”, nhà chùa đă viết trên trang mạng xă hội Weibo . “Tất cả chúng tôi đều là những người có đức tin, và chúng tôi sẽ làm việc cùng nhau để thanh lọc trái tim, phát huy giá trị của ḿnh và mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.”

Tuy chùa Lianzong lớn hơn Nhà thờ Thánh Joseph, nhưng nhóm sư cô chùa này cũng bị thiếu tiền trong những năm gần đây.

(tricycle.org – December 27, 2018) 

 

https://cdn4.i-scmp.com/sites/default/files/styles/980x551/public/images/methode/2018/12/21/2ef32690-0505-11e9-b0d2-cf4a0f50367e_image_hires_202927.JPG?itok=SfaM7S3l

Chùa Lianzong ở Thiên Tân (Hà Bắc, Trung Quốc)

https://cdn3.i-scmp.com/sites/default/files/images/methode/2018/12/21/2e70026a-0505-11e9-b0d2-cf4a0f50367e_1320x770_202927.JPG

Quà Giáng Sinh của Chùa Lianzong gởi Nhà thờ Thánh Joseph

Photos: scmp.com  

 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 01/06/19