TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 07.2012

Diệu Âm lược dịch

 

 

ANH: Thị trưởng và Tu viện trưởng Phật giáo Tây Tạng trồng bụi cây thường xanh tại Spa Gardens

Luân Đôn, Anh – Một cây thường xanh Mễ Tây Cơ có hoa màu cam đă được trồng tại Spa Gardens, Bermondsey vào ngày 30-6-2012, như một phần của sự kiện môi trường liên tín ngưỡng.

Cây Sundance Choisya này được trồng bởi Lạt ma Yeshe Losal, Trưởng tu viện Phật giáo Tây Tạng Samye Ling ở Scotland và Thị trưởng Cllr Althen Smith của thành phố Southwark.

Bụi cây được trồng đối diện với Trung tâm Thiền Ḥa b́nh và Sức khỏe Thế giới Kagyu Samye Dzong Luân Đôn của Phật giáo Tây Tạng tại đường Spa.

Trước đó, các vị khách đă tập trung tại trung tâm để nghe các lănh đạo tôn giáo phản ảnh về những cách tiếp cận dựa trên tín ngưỡng để bảo vệ môi trường.

Đây là dự án nhằm làm nổi bật và kỷ niệm việc phụng sự thiện nguyện của người dân có đức tin trong các cộng đồng địa phương của họ.

(London SE 1 – July 1, 2012)

 

Description: Lama Yeshe Losal Rinpoche and Althea Smith

 

Lạt ma Yeshe Losal Rinpoche và Thị trưởng của Southwark trồng cây tại Spa Gardens - Photo: London SE 1

 

 

HOA KỲ: Tu viện Phật giáo Lynn kỷ niệm 6 năm thành lập

 

Lynn, MA – Sáng ngày 1-7-2012, các quan chức thành phố và Phật tử gốc Cam Bốt, Tích Lan và Nepal đă tụ tập trước Tịnh xá Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Trung tâm Vipassana Quốc tế (ISBV&VC), một tu viện tọa lạc tại 140 đường Cottage, để kỷ niệm năm thứ 6 của trung tâm cũng như đánh dấu kỷ niệm năm 2.600 Đức Phật Thành đạo.

Mọi người tụng kinh, cầu nguyện và ăn những món ăn truyền thống từ một số nước châu Á.

ThỊ trưởng Judith Flanagan Kennedy và các tu sĩ đă thảo luận về cách để thành phố và các tu viện có thể cùng làm việc, để tạo ra các chương tŕnh dành cho những cư dân Lynn quan tâm đến cách sống của Phật giáo.

Thượng tọa Tiến sĩ Bhikkhu Praghyalok, một nhà sư Nepal, đă thành lập trung tâm này cách đây 6 năm, sau khi ông trải qua nhiều năm tại Cambridge và Malden và nhận thấy cần có một trung tâm dành cho cộng đồng Phật tử tại Lynn.

Trung tâm ISBV&VC được dùng như một không gian cho mọi người đến để chúc mừng các sự kiện như sinh con và kết hôn. 

(Itemlive.com – July 2, 2012)

 

Description: http://images.townnews.com/itemlive.com/content/articles/2012/07/02/news/news06_thumb.jpg

 

Nữ Thị trưởng J.F Kennedy của thành phố Lynn và chư tăng tại lễ kỷ niệm 6 năm thành lập của ISBV&VC  - Photo: Taylor Provost

 

 

INDONESIA: Sách Kỷ lục Thế giới Guinness (GWR) công nhận Borobudur là đền thờ Phật lớn nhất thế giới

 

GWR đă tuyên bố đền thờ Borobudur ở Magelang, Trung Java, là di tích khảo cổ học lớn nhất thế giới.

Purnomo Siswoprasetijo, chủ tịch công ty tư nhân PT Taman Wisata Candi (TWC) quản lư ngôi đền này nói, “Vào ngày 27-6, chúng tôi đă nhận được sự công nhận chính thức từ GWR ở Luân Đôn với tuyên bố mang số 396-198”.

Ông Purnomo hy vọng rằng sự công nhận này sẽ giúp di tích thu hút sự tiếp thị đặc biệt và những lợi ích quảng cáo thông qua hoạt động quốc tế do GWR thực hiện.

Ngôi đền Borobudur được xây vào thế kỷ thứ 9, trước đây đă được UNESCO xếp hạng là một di sản thế giới mang số 592.

(The Jakarta Post – July 4, 2012)

 

Description: Borobudur temple: (Antara/Wihdan Hidayat)

 

Đền Borobudur - Photo:  The Jakarta Post

 

 

ẤN ĐỘ: Lễ mừng sinh nhật thứ 77 của Đức Đạt lai Lạt ma

 

Vị lănh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt lai Lạt ma, đă sang tuổi 77 vào ngày 6-7-2012.

Tại ngôi đền Phật giáo Lha Ghyal Ri ở Dharamsala, đông đảo đệ tử của ngài đă cầu nguyện cho ngài được an lạc.  

Nhân dịp này, nội các và quốc hội Tây Tạng kêu gọi người Tây Tạng bảo tồn di sản văn hóa của ḿnh và bày tỏ ḷng biết ơn đối với sự giúp đỡ của nhân dân Ấn Độ.

DN Cholak, bí thư Bộ Tôn giáo và Văn hóa, nói rằng đây là dịp rất có ư nghĩa, v́ chính vào sinh nhật của ḿnh Đức Đạt lai Lạt ma đă được chúc mừng với giải thưởng Templeton. “Chúng tôi tổ chức lễ sinh nhật lớn hơn v́ ngay vào dịp này, ngài đă được trao giải thưởng Templeton, và nó cũng đánh dấu cột mốc trong sự nghiệp chính trị của ngài”, ông Cholak nói.

(ANI – July 6, 2012)

 

 

ẤN ĐỘ: Nhóm tăng ni Tây Tạng đầu tiên tốt nghiệp chương tŕnh giáo dục khoa học

 

26 tăng ni đă tốt nghiệp chương tŕnh chuyên sâu mùa hè trong 5 năm, được điều hành bởi các giáo sư từ trường Đại học Emory, Hoa Kỳ.

Trong 6 tuần mỗi mùa hè, họ tập trung tại Sarah, ở Bắc Ấn Độ, để học các môn từ toán cơ bản cho đến khoa học thần kinh. Các tăng ni đă không kiếm được bằng cấp nào, nhưng họ sẽ trở về các tu viện của ḿnh với một chương tŕnh giảng dạy mới bằng tiếng Tây Tạng mà họ sẽ dạy.

Quan hệ đối tác Tây Tạng-Emory là một trong số các chương tŕnh nhằm đưa giáo dục khoa học vào các tăng viện và ni viện, với sự khuyến khích từ Đức Đạt Lai Lạt ma.

Larry Young, một giáo sư tâm thần học và thần kinh học nổi bật của Emory nói, “Phật giáo có một ư niệm sâu sắc về tâm trí cách đây hàng ngh́n năm. Bây giờ họ đang học về điều ǵ đó khác hơn về tâm trí: sự hỗ tương tâm trí-cơ thể, cách bộ năo điều khiển cơ thể”. 

(Shambala Sun – July 6, 2012)

 

PAKISTAN: Nhiệm vụ của các nhà khảo cổ học sau việc thu hồi các cổ vật Phật giáo bị đánh cắp

 

Karachi, Pakistan – Một số cổ vật Phật giáo Gandhara mất cắp, được thu hồi vào ngày 6-7-2012, đă bị hư hỏng do việc xử lư bất cẩn của cảnh sát và nhân công.

V́ vậy các chuyên gia khảo cổ học đă đến để chăm sóc các vật tạo tác này. Vào ngày 07-7, họ đă cẩn thận mở gói và ghi lại chi tiết của các cổ vật nói trên tại đồn cảnh sát Awami Colony ở Korangi, Karachi.

Đến nay đă có 80 cổ vật Gandhara bị tịch thu từ chiếc xe tải được ghi chép chi tiết.

Giám đốc Bảo tàng Quốc gia, ông M.S Bokhari, nói rằng các cổ vật được tạo tác vào khoảng 1.500 đến 2.000 năm trước. “Trong số này có nhiều cổ vật mô tả bằng h́nh ảnh những câu chuyện của các giai đoạn khác nhau từ cuộc đời Đức Phật Cồ Đàm”, ông nói.

(The Express Tribune – July 8, 2012)

 

Description: http://www.buddhistdoor.com/file/page/8064/6899262.bin.jpg?w=437&h=291&crop=1

Các công nhân bốc dỡ số cổ vật mất cắp từ chiếc xe tải bị cảnh sát bắt giữ - Photo: Buddhist Door

Description: http://i1.tribune.com.pk/wp-content/uploads/2012/07/405122-ArchaeologistsPhotoAtharKhanExpress-1341687403-967-640x480.JPG

Cảnh sát đang xem một tác phẩm điêu khắc trong kho của bọn buôn lậu - Photo: Athar Khan

 

 

ANH QUỐC: Nhóm hỗ trợ Phật giáo của cảnh sát tại thị trấn Falmouth

 

Một nhóm hỗ trợ cho các cảnh sát viên Phật giáo đă được khởi động bởi trung sĩ Gary Watts thuộc thị trấn Falmouth, hạt Cornwall.

Nhóm được gọi là Mạng lưới Hỗ trợ Cảnh sát Phật giáo (BPSN), được lập ra với mục đích cung cấp một diễn đàn, trong đó các viên chức cảnh sát có cùng tín ngưỡng có thể “là chính ḿnh”.

Gary nói, “Các thành viên của nhóm (khoảng 40 cảnh sát viên của hạt Devon và Cornwall) sẽ cung cấp những liên kết cho các cảnh sát viên với các nhóm Phật giáo khác trong cộng đồng, và một liên kết dành cho các nhóm Phật giáo với lực lượng này”.

BPSN hiện đang hướng đến việc kết nối với các viên chức cảnh sát khác trên khắp Vương quốc Anh và thế giới. Và Gary đă tiếp xúc với các cảnh sát viên từ Úc, Hoa Kỳ và Ḥa Lan, cũng như với một nhóm cảnh sát Phật giáo tại hạt Cambridgeshire, Anh quốc.

(Tipitaka Network – July 8, 2012)

Description: Photograph of the Author

Cảnh sát Phật tử Gary Watts, người khởi động nhóm hỗ trợ cảnh sát viên Phật giáo - Photo: Greg Fountain

 

 

ẤN ĐỘ: Ḅ Tây Tạng, Phật giáo và Cuộc đời

 

Hi Mă Lạp Sơn, Ấn Độ - Tăng sĩ Jinpa và nhóm gồm 22 người chăn giữ và khuân vác đă dẫn 108 con ḅ Tây Tạng qua vùng núi hiểm trở, vượt khoảng 14,5 km để đến làng Rolwaling, nơi đàn ḅ này sẽ được dân làng chăn giữ an toàn.

Sư Jinpa đă quyết định quay phim cuộc hành tŕnh của họ, với kết quả là phim tài liệu ‘108 con ḅ Tây Tạng: Hành tŕnh của T́nh thương và Tự do’.

“Chúng tôi đă không có dự định làm phim: Đây là một công tác mà Pháp sư Lạt ma Zopa đă giao cho tôi. V́ bản chất của chuyến đi thật lạ thường, nên chúng tôi nghĩ sẽ ghi h́nh và chia sẻ với mọi người về ư nghĩa của việc giải phóng cho động vật”, Jinpa giải thích.

Lạt ma Pháp sư Zopa là người hướng dẫn tinh thần của Quỹ Bảo tồn Truyền thống Phật giáo Đại thừa (FPMT). Cuộc hành tŕnh được h́nh thành khi vị lạt ma nghe nói về việc mua bán ḅ Tây Tạng để lấy thịt tại Nepal, và ông muốn can thiệp vào vụ việc.

Hành động giải thoát những con ḅ này ứng hợp với việc giải phóng động vật, là một thực hành theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng.

(The Hindu – July 10, 2012)

Description: http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/64362079ff48c99999eced0e562ba265bda6f93c/350/0

Nhà sư Jinpa kể về chuyến đi gian khổ qua dăy Hi Mă Lạp Sơn với 108 con ḅ Tây Tạng và về phim tài liệu từ trải nghiệm này - Photo: K.Kumar Murali

 

 

NHẬT BẢN: Thiền sư Sato sẽ tranh tài trong cuộc thi cưỡi ngựa Thế Vận Hội Luân Đôn 2012

 

Kenki Sato, một thiền sư Nhật Bản và là vận động viên cưỡi ngựa đă đoạt huy chương vàng Á Vận Hội 2010, sẽ đến Luân Đôn để tranh tài tại Thế Vận Hội 2012. Ông sẽ tham gia cuộc thi cưỡi ngựa, bao gồm các nội dung vượt chướng ngại vật, điều khiển ngựa và đua ngựa.

Sato xuất thân từ một gia đ́nh tu sĩ và kỵ sĩ. Cha của ông là trụ tŕ chùa Myosho ở Ogawa, tỉnh Nagano, và cũng là cựu kỵ sĩ Thế Vận Hội (là thành viên đội Nhật Bản của Thế Vận Hội 1980).

Sato có em trai, là một tu sĩ, đă thi đấu tại Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008, và em gái ông đă 5 lần vô địch quốc gia về môn cưỡi ngựa vượt chướng ngại vật.

Sato hiện đang rời chùa để luyện tập cho lần tham dự tại Thế vận Hội Luân Đôn 2012 này.

(Buddhadharma – July 11, 2012)

 

Description: http://shambhalasun.com/news/wp-content/uploads/2012/07/Kenki-Sato-300x238.jpg

Thiền sư – kỵ sĩ Kenki Sato - Photo: Buddhadharma

 

 

NEPAL: Phim tài liệu ‘Dấu chân Đức Phật’

 

Kathmandu, Nepal – ‘Dấu chân Đức Phật’, một phim tài liệu dựa vào cuộc đời của Đức Phật, đă được hoàn thành.

Một cuộc họp báo để công bố với công chúng đă diễn ra tại Câu lạc bộ Nhà báo ở thủ đô Kathmandu vào ngày 9-7-2012.

Với kịch bản được viết bằng 3 thứ tiếng Nepal, Anh và Nhật, phim tài liệu này nhằm mục đích truyền bá thông tin về nơi đản sinh của Đức Phật.

Phim dài 30 phút, do Mani Aryal viết kịch bản và làm đạo diễn.

Vị đạo diễn này cho biết phim Dấu chân Đức Phật - vốn làm nổi bật những bối cảnh tại ngôi đền Mayadevi và các địa điểm Tilaurakot, Kudan, Devdaha- sẽ được tŕnh chiếu trên toàn thế giới.

( tipitaka.net – July 14, 2012)

 

Description: Maya Devi Temple, Lumbini

Đền Mayadevi ở Lâm T́ Ni, Nepal - Photo: Google

 

 

NHẬT BẢN: Kim Các Tự bị ngập lụt do mưa lớn

 

Kyoto, Nhật Bản – Ngày 16-7-2012, một phần tư triệu người di tản bắt đầu trở về nhà, sau khi những trận mưa lớn khốc hại đă giảm đi tại miền nam và tây Nhật Bản.

Những trận mưa trước đó đă làm ít nhất 25 người chết, gây lũ cuốn và lở đất.

Mưa gây ngập lụt Kim Các Tự - một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của đất nước này. Nước ao tràn vào khuôn viên chùa, nhưng ngôi chùa vẫn ở cao hơn mực nước dâng.

Các quan chức cho biết có 5 người bị mất tích, và Cơ quan Khí tượng Nhật Bản nói có thể có mưa lớn tại một số khu vực, cùng với nguy cơ có thêm lũ lụt.

Vào ngày 15-7, quân đội Nhật đă tiếp tế hàng bằng máy bay cho hơn 3.000 người bị mắc kẹt tại tỉnh Fukuoka ở tây nam Nhật Bản.

(UPI – July 16, 2012)

 

Description: http://images2.sina.com/english/world/p/2008/1225/U100P200T1D207351F8DT20081225203402.jpg

Kim Các Tự ở Kyoto - Photo: AP

 

 

ẤN ĐỘ: Thành phố hành hương Phật giáo Kushinagar sẽ có phi trường quốc tế

 

Chính quyền bang Uttar Pradesh sẽ sớm thực hiện việc xây dựng một phi trường quốc tế tại thành phố Kushinagar.

Dự án xây dựng được đề xuất theo mô h́nh quan hệ đối tác công-tư (PPP), với chi phí ước tính 3,5 tỉ rupee. Sân bay nhỏ hiện nay sẽ được nâng cấp thành một phi trường quốc tế, với khoảng 615 mẫu Anh đất đă được mua lại từ cục hàng không dân dụng.

Chính quyền cũng sẽ đưa ra một kế hoạch hành động lớn để phát triển mạng mạch Phật giáo tại bang.

Kushinagar là một điểm hành hương Phật giáo quan trọng, là nơi hỏa táng Đức Phật Cồ Đàm. Nơi đây đă trở thành một trong 4 thánh địa được Đức Phật truyền ngôn là những nơi thích hợp cho các tín đồ.

(IANS – July 18, 2012)

 

 

THÁI LAN: Sự tôn kính chư tăng qua nghệ thuật

 

Bangkok, Thái Lan – Sau thành công của cuộc triển lăm “Sáng tạo của Nghệ thuật Phật giáo” cách đây 2 năm, vốn thu hút nhiều người yêu nghệ thuật và các nhà sưu tập, năm nay “Sáng tạo của Nghệ thuật Phật giáo II’ sẽ được tổ chức từ ngày 19-7 đến 9-8-2012 tại khu mua sắm OP Garden.

Lần này, “Sáng tạo của Nghệ thuật Phật giáo II” sẽ trưng bày hơn 50 tranh và tác phẩm điêu khắc của 25 nghệ sĩ hàng đầu Thái Lan.

Trong số này có nhiều tác phẩm sáng tác về các tăng sĩ được tôn kính v́ đạo đức và v́ vai tṛ của họ trong việc giúp truyền bá với thế giới việc thực hành Phật pháp và giáo lư của Đức Phật.

Các tác phẩm là sự biểu thị ḷng tôn kính về phẩm hạnh và vẻ đẹp của các nhà sư Phật giáo.

(Bangkok Post – July 18, 2012)

 

Description: http://www.bangkokpost.com/media/content/20120718/407696.jpgDescription: http://www.bangkokpost.com/media/content/20120718/407695.jpg

Hai trong số các tác phẩm nghệ thuật của triển lăm “Sáng tạo của Nghệ thuật Phật giáo II”  - Photos: Bangkok Post

 

 

HÀN QUỐC: Truyền bá ẩm thực Phật giáo Hàn quốc tại New York

 

Seoul, Hàn quốc - Ẩm thực của chùa chiền Hàn quốc đang trở nên phổ biến hơn đối với thực khách lành mạnh trong và ngoài đất nước này. 

Đáp lại xu hướng ấy, vào tháng trước, tông phái Tào Khê đă chọn thực phẩm làm chủ đề chính của chuyến thăm New York, Hoa Kỳ của họ. Tông phái này đă tổ chức một chiến dịch quảng bá kéo dài 2 tuần, nhằm làm nổi bật và nâng tầm nhận thức về ẩm thực chùa chiền.

Đoàn Văn hóa Phật giáo Hàn quốc, một chi nhánh của Tào Khê, đă cố gắng hiện đại hóa các công thức nấu ăn và làm cho chúng dễ tiếp cận hơn đối với công chúng.

Các nhóm nhỏ từ 20 đến 50 người, bao gồm các đầu bếp, chuyên gia thực phẩm, giới truyền thông cũng như các nhà tư vấn công nghiệp du lịch đă được mời đến trung tâm Astor ở Manhattan trong 3 ngày, để nếm thử các món ăn khác nhau vào bữa trưa và tối của chùa chiền Hàn quốc.

(Buddhist Door – July 18, 2012)

 

Description: http://www.buddhistchannel.tv/picture/upload/kr-food.jpg

Ẩm thực của chùa chiền Hàn quốc - Photo: The Korea Times

 

 

ẤN ĐỘ: Cây Bồ đề 2.500 năm tuổi vẫn sống tốt

 

Hai nhà khoa học từ Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp ở Dehradun, bang Uttarakhand, cho biết cây bồ đề 2.500 năm tuổi tại Bồ đề Đạo tràng ở bang Bihar vẫn c̣n sống và khỏe.

Tương truyền Đức Phật Cồ Đàm đă giác ngộ dưới cây này.

Khoa học gia Subhash Nautiyal nói, “Cây bồ đề hoàn toàn khỏe mạnh”. Sau khi kiểm tra cây, các nhà khoa học đă dời những tấm xi măng bao quanh gốc cây và nói, “Như vầy sẽ giúp cây nhận được nước và dinh dưỡng trong rễ của nó”.

Phía sau cây bồ đề thiêng liêng này là ngôi chùa 1.500 năm tuổi.

Mỗi năm, một số lượng lớn du khách từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là từ Nhật Bản, đến viếng di tích này.

(Bignews Network – July 19, 2012)

 

Description: Bodhi Tree in Bodhgaya, India - Night view

Cây Bồ đề 2.500 năm tuổi tại Bồ đề Đạo tràng vào ban đêm (ảnh trên) và ban ngày (ảnh dưới) - Photos: bestourism 

Description: Bodhi Tree in Bodhgaya, India - General view

 

AFGHANISTAN: Bảo tàng Anh quốc trả những bảo vật bị cướp cho Afghanistan

 

Được cảnh sát Anh và  Lực lượng biên giới Vương quốc Anh trợ giúp, Bảo tàng Anh quốc đă trả cho Afghanistan hàng trăm cổ vật bị cướp sau khi tịch thu từ bọn buôn lậu.

Ngày 19-7-2012 tại Afghanistan, Thủ tướng Anh David Cameron công bố rằng 850 bảo vật đă trở vể với đất nước Afghanistan, sau khi chúng bị tịch thu và được giao cho Bảo tàng Anh bảo quản.

Vào tuần trước đó, trong một chiến dịch bí mật, toàn bộ số cổ vật này đă được 2 máy bay quân sự chở đến bảo tàng quốc gia Afghan tại Kabul.

Trong số này có một tác phẩm điêu khắc Đức Phật tuyệt đẹp thuộc thế kỷ thứ 2, một đồng tiền thuộc thế kỷ thứ 12 từ Bamiyan – nơi các tượng Phật bị Taliban phá hủy, các hiện vật bằng ngà của thế kỷ thứ nhất và những hộp mỹ nghệ tinh xảo vùng Bactria Thời kỳ Đồ Đồng, cho thấy di sản phong phú của một vùng đất từng là giao lộ của các nền văn minh Đông và Tây phương.

(Tipitaka Network – July 23, 2012)

 

Description: http://www.independent.co.uk/incoming/article7959165.ece/ALTERNATES/w460/2010.07.007.jpg

Một cổ vật của Afghanistan - Photo: The Independence

 

 

TÍCH LAN: Tổng thống Rajapaksa khánh thành Bảo tàng Tượng Phật điêu khắc gỗ

 

Ngày 21-7-2012, Tổng thống tích Lan Mahinda Rajapaksa đă khánh thành Bảo tàng Tượng Phật điêu khắc gỗ đầu tiên của thế giới tại Đại Tịnh xá Sri Vijayarama ở Kaluwadumulla, Ambalangoda.

Trong số các hạng mục xây thêm cho tịnh xá có gian nhà tôn trí tượng chính, gian nhà tôn trí 28 tượng Phật bằng gỗ giáng hương, pḥng trưng bày các tượng Phật bằng gỗ...Các công tŕnh này được xây với chi phí hơn 50 triệu Rupee, từ tiền cúng dường của các thành phần khác nhau, gồm Giáo hội Dayaka của tịnh xá và những người cúng dường trong và ngoài nước khác.

Pho tượng Di Lặc Bồ tát bằng gỗ lớn nhất Tích Lan là một trong số các tượng, tranh Phật giáo có tính lịch sử và nổi tiếng thế giới này của bảo tàng.

(dailynews.lk – July 24, 2012)

 

Description: http://www.dailynews.lk/2012/07/23/z_p03-President.jpg

Tổng thống Rajapaksa vào ngày khánh thành Bảo tàng Tượng Phật điêu khắc gỗ đầu tiên của thế giới tại Đại Tịnh xá Sri Vijayarama (Tích Lan) - Photo: Nalin Hewapathirana

 

 

THÁI LAN: Chiến dịch giảm béo trong mùa chay Phật giáo

 

Một chiến dịch kiểm soát trọng lượng đă được Bộ Y Tế Thái Lan tổ chức trong 3 tháng mùa chay của Phật giáo, từ 3-8 đến 30-10-2012, với mục tiêu giảm béo ph́ cho người Thái.

Bộ Y tế nói rằng sự giảm cân sẽ được thực hiện như một cách làm công đức trong mùa chay Phật giáo, với mức giảm tối thiểu là 4 kg mỗi tháng cho mỗi người.

Bộ này lập một quỹ, với mục tiêu đă đề ra là giảm 10 ngh́n tấn trọng lượng cơ thể - con số này qui ra tiền tổng cộng là 1 triệu Baht.

Tiền này sẽ đến với các dự án từ thiện của nhiều chùa chiền Phật giáo, và chiến dịch dự kiến sẽ có 10 triệu người tham gia.

Số người Thái được xem là béo ph́ gồm 17 triệu người, và mỗi năm c̣n có khoảng 4 triệu người có khuynh hướng trở nên béo hoặc ph́. Sự béo ph́ khiến chính phủ tốn 100 tỉ Baht mỗi năm cho các chi phí chữa trị.

 (Bignews Network – July 25, 2012)

 

Description: http://www.asiaone.com/A1MEDIA/news/07Jul12/20120724.111857_obeseman_afp.jpg

Chiến dịch giảm béo ph́ trong mùa chay Phật giáo dự kiến sẽ có 10 triệu người tham gia - Photo: AFP

 

 

BANGLADESH: Phật giáo, tôn giáo lớn thứ ba của Bangladesh

 

Bangladesh ngày nay có đa số dân theo đạo Hồi, nhưng Phật giáo vẫn đóng vai tṛ không nhỏ trong lịch sử và văn hóa của quốc gia này. Phật giáo là tôn giáo lớn thứ ba của cả nước, nhưng tại một số khu vực như Chittanong, Phật tử đạt con số ấn tượng là 12% dân số.

Các số liệu cũng như lịch sử Phật giáo ở Bangladesh làm cho đất nước này trở thành quan trọng trong thế giới Phật giáo. Tử Bồ đề Đạo tràng ở Ấn Độ đến Bengal của Bangladesh không xa, và khu vực này đă đóng một phần quan trọng trong sự phát triển của đạo Phật.

Gần đây, các học giả nghiên cứu đă t́m thấy một trụ A Dục tại Damrai gần Dhaka, và hiện nay họ đang cố t́m hiểu bằng cách nào nó đến được Bangladesh. Ngoài ra c̣n có một số phát hiện khác cho thấy sự hiện hữu của Phật giáo từ trước thời kỳ Thiên Chúa giáo tại Bangladesh.

(Buddhist Door – July 27, 2012)

 

Description: http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/5ba5236a6b65927cf4ab23cd8010914a3c6eb1e8/350/0

Description: http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/4c423793c2da39b3990771a2e81f99d77f7fb4e4/350/0

 Description: http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/823bf3658acdebd20ed210168a8d96d963d3644b/350/0

H́nh ảnh chùa chiền, tăng sĩ và di tích Phật giáo tại Bangladesh - Photos: Buddhist Door

 

 

HOA KỲ: Trường Đại học Naropa nhận trợ cấp từ Quỹ Frederick P. Lenz

 

Trường Đại học Naropa có trụ sở tại thành phố Boulder, bang Colorado, thông báo đă nhận 250.000 usd tiền trợ cấp do Quỹ Frederick P. Lenz cấp cho “những học giả Naropa hiện nay và tương lai của Phật giáo Mỹ”.

Đại học Naropa và Quỹ Frederick P. Lenz có mối quan hệ bền vững kể từ năm 2004.

Bắt đầu vào năm 2012 này, Quỹ sẽ cấp cho 3 chương tŕnh: Trợ cấp Lenz cho Học bổng về Thành tích, Diễn giả Xuất sắc Lenz và Học bổng nghiên cứu sinh Lenz.

Quỹ Phật giáo Mỹ Frederick P. Lenz được dành cho việc phát huy những lợi ích của Thiền Phật, thiền định, yoga và những thực hành liên quan đến Phật giáo như một con đường dẫn đến sự tự nhận thức và sự ḥa hợp của vật chất và tinh thần trong xă hội Mỹ hiện đại.

(Shambala Sun – July 27, 2012)

Description: http://www.shambhalasun.com/sunspace/wp-content/uploads/2011/04/naropa-seal-sm.jpg

 

Biểu trưng của Đại học Naropa (Hoa Kỳ) - Photo: Shambala Sun

 

  

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 08/29/12