TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI THÁNG 9.2009

 

TRUNG QUỐC: Nga Mi Sơn và 4 kỳ quan

 

Nga Mi Sơn ở tinh Tứ Xuyên là một trong những Phật sơn linh thiêng nhất, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1996.

 Nguyên thuỷ là nơi tu hành của Lăo giáo, Nga Mi Sơn đă trở thành một Phật sơn quan trọng vào thế kỷ thứ 3. Trong các triều đại nhà Minh và Thanh, có hơn 70 tu viện đă được xây dựng trên các đỉnh của núi này. Phần lớn các chùa chiền ở đây thuộc hệ phái Phật giáo Phổ Hiền.

Kiến trúc của tất cả các tự viện này rất đặc biệt, được xây thật hài hoà với địa h́nh của núi và phản ảnh Phật pháp tinh tuư.

Từ đỉnh núi có thể nh́n thấy 4 kỳ quan của Nga Mi Sơn, gồm có:

- Phật Quang: Những quầng sáng như cầu vồng, bao quanh và chuyển động theo bóng người - thấy rơ nhất sau cơn mưa hoặc tuyết rơi.

- Vân Hải: Khi nh́n từ bờ đỉnh núi, tất cả những ǵ thấy được bên dưới là cả một vùng mây bất tận.

- Thánh Đăng: Hàng triệu đốm sáng li ti lấp lánh thật bí ẩn, chỉ thấy được vào ban đêm.

- Nhật Xuất: Khi thời tiết tốt, có thể thấy cảnh mặt trời mọc như từ dưới chân trời nhảy vọt lên khỏi núi thật ngoạn mục.

(China Travel Examiner - August 31, 2009)

 

 

 

Nga Mi Sơn ở Tứ Xuyên, Trung quốc

Photo: Wikipedia.org 

 

 

 

 

Tượng Phật bằng vàng tại Chùa Waintain ở Nga Mi Sơn

Photo: S. Sherrill

 

 

 

PAKISTAN: Di tích Phật giáo bị ảnh hưởng bởi việc khai thác đá và nổ ḿn

 

 Islamabad, Pakistan - Thung lũng Taxila ở tỉnh Punjab từng là một trung tâm văn hoá Phật giáo và Ấn Độ giáo quan trọng thời cổ, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1980.

Nhưng thung lũng này đang chịu sức ép từ việc khai thác đá và nổ ḿn liên tục trong khu vực phụ cận từ nhiều thập kỷ nay.

Các nhà khảo cổ và bảo vệ môi trường đang một lần nữa phản đối về sự xâm hại đến di sản văn hoá không thể thay thế được này - với những công tŕnh kiến trúc, di tích khảo cổ và cổ vật vô giá - do việc khai thác đá liên tục.

Các viên chức của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Pakistan nói rằng Bộ Khảo cổ đă mạnh mẽ đề nghị ngưng và dời hẳn việc khai thác đá trong vùng đồi Margalla để bảo vệ di sản cổ đại Taxila khỏi sự huỷ hoại.

Bộ Khảo cổ đề xuất rằng toàn bộ khu vực Margalla cần được phát triển thành một công viên quốc gia để khu vực này không bị huỷ hoại về môi trường.

(DAWN.COM - August 31, 2009)

 

 

Di tích bảo tháp Dharmarajika ở Taxila (Punjab, Pakistan)

Photo: DAWN,COM

 

 

 

TÍCH LAN: Uỷ ban tăng sĩ làm cố vấn cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp

 

 Colombo, Tích Lan - Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Cải cách Luật Milinda Moragoda đă bổ nhiệm một nhóm cao tăng của tất cả các hệ phái làm những cố vấn danh dự cho Bộ.

Buổi họp đầu tiên của Uỷ ban cố vấn (gồm 30 Tăng sĩ) được tổ chức tại Dinh Tỉnh trưởng Trung ương ở thành phố Kandy vào ngày 01 tháng 9, với sự tham dự của các quan chức Bộ và các khách mời để vạch ra chương tŕnh hành động cho tương lai.

Bộ trưởng Moragoda xin ư kiến cố vấn của uỷ ban để cải cách về hành chánh của ngành Tư pháp và làm cho nhiều người dân hơn hướng về Phật pháp. Bộ trưởng Moragoda, Tỉnh trưởng Trung ương Tikiri Kobbekadwa và quan chức của tất cả các học viện thuộc Bộ cùng tham dự cuộc họp.

Chính sách mới của Chính phủ hướng đến việc bâo đảm một sự tiến bộ thống nhất và bao quát để phát triển và duy tŕ luật pháp và trật tự tại Tích Lan sau khi triệt tiêu được chủ nghĩa khủng bố.

(The Island - September 2, 2009)

 

 

ĐÀI LOAN: Lễ cầu nguyện của Đức Đạt Lai Lạt Ma thu hút hơn 17.000 người tham dự

 

Cao Hùng, Đài Loan - Vào sáng ngày 1 - 9, hơn 17.000 người từ khắp Đài Loan đă tập trung tại Sân vận động thành phố Cao Hùng khi Đức Đạt Lai Lạt Ma tổ chức một lễ cầu nguyện dài 2 giờ cho các nạn nhân trận băo Morakot.

Mặc dù lễ chính thức bắt đầu lúc 9 giờ 30 sáng, nhiều người đă bắt đầu xếp hàng từ tối thứ Hai (ngày 31 tháng 8) và đến 9 giờ sáng th́ sân vận động đă chật kín người.

Giờ mở cửa cho vào dự lễ bắt đầu lúc 7 giờ 30 theo thứ tự người đến trước vào trước. Ngoài người dân địa phương c̣n có hàng trăm người từ Đài Bắc thuê xe đến từ lúc 6 giờ sáng.

Trong khi chờ đợi vị lănh tụ tinh thần đến, khán giả cùng niệm “án ma ni bát nhi hồng” - chân ngôn Phật giáo được tụng niệm phổ biến nhất.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đă hướng dẫn khán giả tụng những bài kinh Phật và b́nh giảng về những lời Phật dạy.

Ngài cũng động viên công chúng suy nghĩ tích cực và sống nhưng đừng đánh mất niềm tin, ngay cả những khi gặp khó khăn.

Vào buổi chiều cùng ngày, Đức Đạt Lai Lạt Ma có một buổi diễn thuyết khác tại một thính pḥng của khách sạn nơi Ngài ở.

(Taipei Times, September 2, 2990)

 

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Đài Loan

Photo: Taipei Times 

 

 

ẤN ĐỘ: Đường hàng không nối Băng Cốc với Gaya và Varanasi

 

Mumbai, Ấn Độ - Jet Airways, hăng hàng không quốc tế đầu tiên của Ấn Độ, sẽ kết nối thủ đô Băng Cốc của Thái Lan với Gaya và Varanasi, hai thành phố quan trọng của Ấn Độ trên mạng mạch Phật giáo nổi tiếng kể từ ngày 6 - 10 - 2009.

Hăng hàng không này sẽ vận hành hai chuyến bay mỗi tuần, lần lượt vào các ngày thứ Ba và thứ Sáu. Các chuyến bay sẽ giúp những người từ vùng Nam Á đến thăm những cảnh quan hành hương của Phật giáo.

Vận hành từ ngày 6 đến ngày 24 - 10 - 2009, chuyến bay 9W từ Băng Cốc sẽ đến Gaya, sau đó bay đến Varanasi. Và chuyến 9W 70 sau đó sẽ từ Varanasi bay trở về Băng Cốc. Và từ giai đoạn 25 - 10 - 2009 đến 27 - 3 - 2010, hai chuyến bay 9W 69 và 9W 70 này cũng theo lịch tŕnh và phi tŕnh này, tuy có đôi chút thay đổi về giờ đi và đến.

Varanasi là một trong những thành phố cổ nhất thế giới. C̣n Gaya là nơi có chùa Đại Bồ đề nổi tiếng, một cảnh quan di sản của UNESCO, và tương truyền là nơi Đức Phật giác ngộ.

 (The Buddhist Channel - September 2, 2009)

 

 

MĂ LAI Á: Hội Giá trị Phật giáo Tzu-Chi đề nghị từ bỏ sự lăng phí 

Kota Kinabalu, Mă Lai Á - Trong buổi cầu nguyện đại chúng được tổ chức vào ngày 5 - 9 2009, Hội Giá trị Phật giáo Tzu-Chi (TC) dă đề nghị các thành viên và ủng hộ viên cần xét lại những nghi thức cúng tế, để được thân thiện hơn với môi trường và không bị lăng phí.

Hội trưởng kiêm Ủy viên Hội TC tại thành phố Kota Kinabalu (thuộc bang Sabah Malaysia) là ông Ong Tuen Yiok đề nghị mọi người từ bỏ dần việc đốt quá nhiều giấy vàng mă và việc cúng các loài vật như lợn, gà và cá cho người đă khuất vào dịp Lễ Xá tội Vong nhân hàng năm, v́ tục lệ như thế được xem là lăng phí và ở một mức độ nào đó là có hại đối với môi trường.

Thay v́ thế, tiền mua những vật phẩm ấy nên được dùng cho các mục đích từ thiện có nhiều ư nghĩa hơn.

Ông Ong cũng xem tục lệ bày các vật phẩm trên mặt đất là không thích hợp, và là bất kính đối với hương hồn những người đă khuất. Ông hy vọng các thành viên và ủng hộ viên của Hội TC có thể nghiêm túc suy nghĩ về đề nghị này và theo đó mà thay đổi trong việc cúng bái.

(Daily Express - September 8, 2009) 

 

TRUNG QUỐC: Bảo tồn hang Mạc Cao 

Nằm trên Con đường Tơ lụa cổ xưa, hang Mạc Cao (c̣n gọi là Hang Ngh́n Phật) ở thành Đôn Hoàng thuộc tỉnh Cam Túc là một Di sản Văn hóa Thế giới.

Nhưng những bức bích họa vô giá có từ nhiều thế kỷ trong hang Mạc Cao đang gặp nguy hại.

Và một nhóm chuyên gia của Học viện Đôn Hoàng hiện đang nỗ lực phục chế những tranh vẽ trên vách các hang này.

Từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 14, các tăng sĩ và Phật tử đă tạo tác nên khoảng 800 hang động lớn nhỏ khác nhau trên các vách đá. Nhưng qua thời gian, các hang sa thạch này bị hỏng đi.

Và sự hủy hoại c̣n do độ ẩm từ hơi thở của lượng du khách đông đảo gây ra, làm hỏng những bức bích họa hàng trăm năm tuổi trong khí hậu sa mạc khô cằn ở đây.

Việc phục chế mỗi chi tiết của những tranh này có thể phải mất nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Đây có vẻ là một nỗ lực bất tận, nhưng các chuyên gia không hề nản chí.

Họ có thể phân tích từng thành phần của bức tranh, giả định những điều kiện bên trong các hang, và xác định mọi vật chất được sửa từ các di tích ấy. Điều này giúp họ giữ được sự chính xác trong việc phục hồi các bức bích họa.

(BJT - September 8, 2009)        

 

 

Một mẫu bích họa trong hang Mạc Cao

Photo: BJT 

 

ẤN ĐỘ: Công nhận phương pháp y khoa 'Sowa-Rigpa' cổ truyền của vùng Hi Mă Lạp Sơn 

Tân Đề Li, Ấn Độ: Ngày 10 - 9 - 2009, Chính phủ Liên bang Ấn Độ đă phê chuẩn Dự luật Bổ sung 2009 của Hội đồng Y học Trung ương về việc công nhận Phương pháp y khoa 'Sowa-Rigpa'. Đây là một trong các phương pháp y khoa cổ xưa nhất thế giới c̣n tồn tại, và rất phổ biến tại vùng Hi Mă Lạp Sơn của Ấn Độ.

Lư thuyết và thực hành của phương pháp này tương tự phương pháp Ayuryeda cổ truyền, và cũng kết hợp một vài nguyên tắc y học truyền thống của Trung quốc.

Sách giáo khoa cơ bản của 'Sowa-Rigpa' có tên là rgyud-bzi tương truyền do chính Đức Phật giảng dạy và có liên quan mật thiết với triết học Phật giáo.

Sự công nhận về mặt pháp lư sẽ dẫn đến sự bảo tồn, truyền bá và phát triển phương pháp y khoa 'Sowa-Rigpa' cổ xưa. Điều đó cũng sẽ mở ra những viễn cảnh mới cho việc nghiên cứu chung và công nhận khoa học, cũng như bảo tồn những thảo mộc và khoáng chất được dùng trong phương pháp này.

Ngoài ra, sự công nhận phương pháp 'Sowa-Rigpa' cổ truyền sẽ dẫn đến việc lập nên một cơ chế để thích nghi với việc giáo dục và thực hành của nó.

(UNI - September 10, 2009) 

 

BHUTAN: Việc đốn chặt cây cối đe dọa sự hạnh phúc 

Thimphu, Bhutan - Phật tử vùng Hi Mă Lạp Sơn cắm cờ cầu nguyện để cầu may hoặc giúp người chết t́m được con đường đúng để đầu thai. Cắm càng nhiều cờ cho người đă khuất th́ càng tốt, và các nhà sư nói rằng mỗi lần như vậy đều phải cắm bằng cây cán tươi mới.

Tại Bhutan, mỗi năm có hàng ngh́n cây non bị đốn để làm cán cờ cầu nguyện. Đây là một mối đe dọa đối với phong cảnh xanh tươi của vương quốc nhỏ bé này và đối với nhiệm vụ mang lại "Hạnh phúc Toàn Quốc" của chính phủ.

Thất bại trong việc thuyết phục người dân thay cán cờ cầu nguyện bằng gỗ sang cán bằng thép, chính phủ của vương quốc Phật giáo cuối cùng tại vùng Hi Mă Lạp Sơn này đang trồng cây tre, với hy vọng đây sẽ là một sự thay thế có hiệu quả.

Vốn đặt nặng tầm quan trọng của Hạnh phúc Toàn quốc dựa trên Tổng Sản lượng Nội địa, hiến pháp nước Bhutan quy định đất nước họ phải có ít nhất 60 phần trăm rừng bao phủ. Nhưng  từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 6 năm 2008 đă có khoảng 60.000 cây bị đốn hạ chỉ để làm cán cờ, và mức tiêu thụ gỗ chính yếu của nước này đang tăng lên mức khoảng 700.000 cây.

(Reuters - September 11, 2009)  

 

HOA KỲ: Tượng Phật lớn nhất nước Mỹ tại bang New Jersey 

New Jersey, Hoa Kỳ - Thống đốc bang New Jersey, ông John Cozine, sẽ khai mạc lễ an vị pho tượng Phật Định lớn nhất Hoa Kỳ , cao 30 feet, tại Tịnh xá Phật giáo New Jersey vào ngày 26 - 9 - 2009.

Các đại sứ đến từ  các nước Tích Lan, Ấn Độ, Nam Hàn, Nepal, Lào, Trung quốc, Nhật Bản, Cam Bốt, Miến Điện, Thái Lan và Bangladesh sẽ thắp đèn chung quanh tượng.

Dự án xây tượng được sư trưởng của Tịnh xá là Thượng tọa Trưởng lăo tăng Hunhampola Siriratana Nayake phát động và đă nhận được sự đóng góp hào phóng của người Mỹ và người Tích Lan tại Hoa Kỳ. Ngoài ra c̣n có được sự ủng hộ và chỉ đạo của các Sư trưởng của các Tịnh xá New York và Tịnh xá Staten Island.

Chi phí xây tượng là khoảng 2 tỉ Rupee và Tổng thống Mahinda Rajapaksa của Tích Lan đă cúng dường 1 tỉ Rupee từ Quỹ của Tổng thống. Theo chương tŕnh ban đầu, Tổng thống Mahinda sẽ khai mạc buổi lễ an vị tượng trong thời gian ông sang thăm Hoa Kỳ, nhưng Tổng thống đă hủy chuyến viếng thăm này.

Thượng tọa Trưởng lăo Imbulvitiye Medhananda từ Tích Lan đă được mời sang để tạo tác pho tượng. Việc chung tay xây tượng sẽ làm cho các mối quan hệ về văn hóa giữa hai nước Mỹ và Tích Lan thêm tiến triển.

(ABN - September 13, 2009)   

 

ẤN ĐỘ: Tín đồ từ 55 nước tham dự các buổi thuyết pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma 

Dharamsala, Ấn Độ - Ngày 15 - 9, Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lănh đạo tinh thần của Tây Tạng, bắt đầu ba ngày thuyết pháp về Phật giáo tổng quát tại ngôi chùa Tây Tạng chính, theo lời yêu cầu của khoảng 200 Phật tử Hàn quốc.

Trên 4.000 tín đồ với hơn 1.400 người ngoại quốc đến từ 55 nước khác nhau đă đăng kư tham dự các buổi thuyết pháp của Ngài, diễn ra mỗi ngày hai buổi từ 9 đến 11 giờ sáng và 13 đến 15 giờ chiều theo chương tŕnh .

Số khán giả khác gồm khoảng 3.000 người Tây Tạng, kể cả các tăng ni. Ngoài ra, hàng trăm tín đồ không đăng kư tên cũng tham dự sự kiện này.

Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu ngày thuyết pháp thứ nhất về Tứ Diệu Đế và các giáo lư cơ bản của Phật giáo.

Các buổi thuyết pháp được dịch sang tiếng Hàn, đồng thời các bản dịch tiếng Anh, Trung quốc và Nhật cũng được phát thanh trên băng tần FM.

(Buddhist Channel - September 15, 2009) 

Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết pháp tại Dharamsala, Ấn Độ

Photo: Abhishek Madhukar


  
GIA NĂ ĐẠI: Lễ Pchum Ben hàng năm của cộng đồng Phật tử Cam Bốt

 

Ottawa, Ontario - Theo chương tŕnh vào ngày 19 -6, lễ Pchum Ben được tổ chức tại tu viện Phật giáo Mondul Ottawa Khmer, tọa lạc tại 1197 đường Deer Park ở khu Nepean, thành phố Ottawa, tỉnh Ontario.

Đây là lễ hội hàng năm bày tỏ sự tôn kính hương hồn tổ tiên của người Cam Bốt.
Tu viện Mondul Ottawa Khmer có số Phật tử khoảng 2.000 đến 3.000 người, phần nhiều là người gốc Cam Bốt và sống tại các khu Nepean và Barrhaven.

Phật tử Cam Bốt tin rằng trong suốt 15 ngày trước lễ Pchum Ben, các cổng ngăn cách trần gian với thế giới bên kia được mở ra, và linh hồn người chết trở về để thăm cơi trần. Tại lễ Pchum Ben, các tín đồ cúng vật phẩm và bày cơm bên ngoài chùa cho tổ tiên của họ. Và họ dâng thực phẩm cho các tăng sĩ, là những người giữ vai tṛ làm trung gian giữa cơi trần và thế giới tâm linh.

Đến viếng chùa chiền và cúng vật phẩm cho tổ tiên là điều rất quan trọng đối với người Cam Bốt. Theo họ, nếu không thực hiện được việc này th́ các cổng dẫn về thế giới bên kia sẽ đóng lại khiến tổ tiên họ bị lạc lối và phải lang thang, phải chịu đói ăn ở trần gian trong 9 năm.

(Yournepean.com - September 16, 2009)


 
HÀN QUỐC: Phát hiện cuốn đạo ca Phật giáo có từ thế kỷ 16
 

Một cuốn đạo ca bằng tiếng Triều Tiên tượng thanh (Hangeul) dịch từ một cổ thư Trung quốc đă được t́m thấy tại thư viện Thượng tọa Seong Cheol tại Chùa Hải Ấn ở Baekryunam vào tháng Tư năm nay. Đây là một bản dịch theo nguyên văn (eonhaebon) khác với những sách dịch thông thường v́ nó là bản dịch từng chữ, và khác xa so với câu cú của tiếng Triều Tiên hiện thời.

Cuốn đạo ca (shiphyeondam) này nguyên thủy do đại sư Trung quốc Dongan Sangchai của Thiền phái Jodong viết vào thời nhà Đường. Sách gồm 10 bài hát và bài thơ ca tụng lời Phật dạy, viết bằng thể thất ngôn Trung quốc và nói về các truyền thống và hành đạo của giáo phái Jodong.

Vào năm 1475, học giả Triều Tiên Kim Si-seup đă viết lại cuốn đạo ca này bằng tiếng Trung quốc, kèm theo những ghi chú của chính ông với tên sách thường gọi là shiphyeongdam yohae.

Đến năm 1548, bản dịch bằng tiếng Triều Tiên tượng thanh cuốn sách của học giả Kim Si-seup được in tại chùa Jeongsu ở thành phố Incheon.

Khác với các bản dịch có từ thế kỷ 15 được biết đến hiện nay, bản dịch vào thế kỷ 16 đă được phát hiện này là bản hiếm có, v́ nó không có tên trong danh mục Bảo vật Tự nhiên hoặc những danh mục của các thư viện quốc gia và thư viện đại học của Hàn quốc.

(Koreatimes.co.kr - September 17, 2009)

 

HOA KỲ: Trường Đại học Indianna tổ chức chương tŕnh âm nhạc Phật giáo Tây Tạng 

Trường đại học Indianna của bang Pennsylvania (IUP) sẽ tổ chức một chương tŕnh lễ nhạc Phật giáo vào lúc 7 giờ tối ngày 1 - 10 tại Thính pḥng McVitty, Hội trường Sprowls.
Sự kiện này được tài trợ bởi khoa âm nhạc IUP, trường Đại học Mỹ thuật, trường Đại học Lễ nghi Robert E.Cook, Ủy ban Nghiên cứu châu Á và trung tâm thiền Tây Tạng Karma Thegsum Choling.

Chương tŕnh miễn phí và mở rộng đối với cộng đồng, được giới thiệu bởi Tom Schmidt và Lạt ma Tashi Topgyal. Họ sẽ tŕnh bày về những nhạc cụ Tây Tạng và luận bàn về cách sử dụng và tầm quan trọng của chúng trong âm nhạc nghi thức tế lễ của Phật giáo Tây Tạng.
Lạt ma Topgyal đến từ Tu viện Raktrul ở miền đông Tây Tạng. Ông sang Hoa Kỳ vào năm 2003 để dạy tại trung tâm Tây Tạng Kunzang Palchen Ling tại Redhook, N.Y.
C̣n ông Schmidt là giám đốc của Karma Thegsum Choyang Music, một studio dành cho việc thu âm và bảo tồn lễ nhạc Tây Tạng, hợp tác với tu viện Tây Tạng Karma Triyana Dharmachakra ở Woodstock, N.Y.

(The Indianna Gazette Online - September 21, 2009) 


ẤN ĐỘ: Cộng đồng người Tây Tạng lưu vong bảo tồn và quảng bá nghệ thuật 'thangka' 
 

Meleodgaj, Himachai Pradesh - Sự hài ḥa độc đáo của những màu sắc tươi sáng và chi tiết tỉ mỉ làm cho tranh cuộn về tôn giáo Tây Tạng (thangka) trông thật đẹp mắt - và cộng đồng lưu vong tại bang Himachai Pradesh đang chung sức bảo tồn loại h́nh nghệ thuật này.

Tranh thangka - theo từ ngữ Tây Tạng 'thang' có nghĩa là 'phẳng' - là loại tranh cuộn vẽ hoặc thêu được treo trong các tu viện Phật giáo hoặc trong nhà và được các nhà sư mang đi trong các lễ diễn hành.

Là một phần quan trọng của truyền thống Phật giáo Tây Tạng, tranh cuộn thangka có thể được nh́n thấy khắp nơi tại khu vực đồi ở Himachai Pradesh, là nơi cai quản của Đức Đạt lai Lạt ma và cũng là nơi chính phủ Tây Tạng lưu vong trú ngụ. 

Để bảo đảm rằng loại h́nh nghệ thuật này phát triển, Viện Norbulingka ở gần thị trấn Dharamshala đang tiến hành việc đào tạo đặc biệt cho những người Tây Tạng lưu vong về nghề vẽ và thêu tranh thangka.

(PTI - September 21, 2009)

 

VƯƠNG QUỐC ANH: Tu sửa Trung tâm Phật giáo Keajra tại Blackpool 

Blackpool, Vương quốc Anh - Trung tâm Phật giáo Keajra trên đường Homefield tại khu North Shore thành lập vào năm 2006, được người dân của mọi lứa tuổi và mọi thành phần đến để học về đạo Phật và việc tu thiền.

Một số các lớp học và các buổi thuyết giảng được tổ chức suốt tuần tại đây, thu hút những người từ khắp Vương quốc Anh đến tham dự.

Với chi phí 35.000 bảng Anh, trung tâm đă được nâng cấp toàn bộ, gồm cả việc xây một nhà bếp mới, trang trí lại và lối đi được cái tiến dành cho người khuyết tật.

Giám đốc hành chính của trung tâm là Kelly Neale nói: Trung tâm bây giờ tốt hơn lên rất nhiều do các công tŕnh nâng cấp đă được hoàn tất. Điều thật sự quan trọng là toàn thể cộng đồng có thể đến với chúng tôi, v́ vậy chúng tôi mong trong tương lai được tiếp đón thêm nhiều cư dân hơn tại đây.

Nay trung tâm đă có thêm một pḥng vệ sinh dành cho người khuyết tật, các bậc thềm bao quanh các ô cửa và một thang máy mới.

Việc tu sửa Trung tâm Phật giáo Keajra đă được thực hiện nhờ sự tài trợ của Ban quản trị về Môi trường Veolia, qua nguồn tiền của Quỹ Nguyên vật liệu tái chế Cộng đồng - một chương tŕnh được lập nên từ thuế nguyên vật liệu tái chế.

(Blackpool Gazette - September 21, 2009) 

 

HOA KỲ: Khánh thành tượng Phật tại quận Franklin 

Franklin, New Jersey, Hoa Kỳ - Vào ngày 26 - 9, lễ khánh thành một tượng Phật cao 25 feet diễn ra tại Tịnh xá New Jersey ở 4299 Route 27, quận Franklin, thành phố Princeton (tiểu bang New Jersey).

Pho tượng Phật Định này được tạo tác trong thời gian 2 năm bởi Trưởng lăo tăng Embulawitiya Medhananda, một nghệ nhân tăng sĩ đă từng làm nhiều tượng Phật tại quê hương Tích Lan của ông. Tượng được làm bằng thép, gạch và bê tông, theo nguyên mẫu của pho tượng Đức Phật bằng đá được tạo tác tại cố đô của Tích Lan thời cổ vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên.

Chi phí cho việc xây tượng là khoảng 175.000 đô la.

Tịnh xá New Jersey có khoảng 200 thành viên, được thành lập vào năm 2002 và tọa lạc tại địa điểm hiện nay từ năm 2004, với diện tích 10 mẫu Anh. Một khu vườn cảnh được dành làm nơi an vị pho tượng Phật Định ngoài trời này. Tượng được tôn trí trên một đài sen cao 5 feet, xung quanh là những khu vườn và một ao nước.

(MyCentralJersey.com - September 23, 2009) 

 

ẤN ĐỘ: Bang Gujarat mời các chuyên gia châu Á giúp phát triển mạng mạch Phật giá

 Ahmedabad, Ấn Độ: Để phát triển ngành du lịch có liên quan đến Phật giáo, thống đốc bang Gujarat là ông Nerendra Modi đang t́m sự giúp đỡ của các chuyên gia châu Á.

Trên 30 nhà ngoại giao châu Á làm việc tại Delhi đă được ông Modi mời đến tham dự buổi khai mạc đại lễ hội cúng tế và múa Navratri kéo dài 9 ngày tại bang Gujarat. Ông nói với họ rằng: "Gujarat nổi tiếng về thương mại, phát triển công nghiệp, nông nghiệp và về mức tăng trưởng cao của bang, nhưng lại không nổi tiếng về du lịch, không có trên bản đồ. Ở đây có nhiều câu chuyện có nguồn gốc Phật giáo và rất nhiều di tích Phật giáo. Các chuyên gia châu Á có thể góp phần vào việc phát triển mạng mạch du lịch này."

Việc gặp gỡ đoàn ngoại giao châu Á được ông Modi xem là bài tập về ngoại giao kiêm thương mại để quảng bá Gujirat - một trong những bang phát triển nhanh nhất tại Ấn Độ.

Một thành viên của phái đoàn cấp cao châu Á này là ông Datuk Tan Seng Sung, Cao ủy viên Mă Lai Á tại Ấn Độ, nói rằng Mă Lai Á cũng rất mong được cộng tác chặt chẽ với chính quyền bang Gujarat về lĩnh vực du lịch và đầu tư.

Ông Modi cho biết chính quyền bang sẽ tổ chức một cuộc họp Phật giáo quốc tế tại Vadodara vào tháng Giêng năm sau.

(Buddhist Channel - September 25, 2009) 

 

GIA NĂ ĐẠI: Đức Đạt Lai Lạt Ma dự Hội nghị Thượng đỉnh Ḥa b́nh 2009 tại Vancouver 

Vancouver, Gia Nă Đại - Vào chiều ngày 20 - 9, một đám đông những người ủng hộ Đức Đạt Lai Lạt Ma đă đón chào vị lănh đạo tinh thần Tây tạng khi ngài đến khách sạn Shangri-La ở khu thương mại của thành phố cảng Vancouver.

Đức Đạt lai Lạt Ma có mặt tại Vancouver để đồng chủ tọa Hội nghị Thượng đỉnh Vancouver 2009 về Ḥa b́nh.

Trong đám đông gồm đa số là người Gia Nă Đại gốc Tây Tạng và Phật tử đến chào đón ngài, nhiều người nói rằng hội nghị ḥa b́nh này là một cơ hội để nâng cao nhận thức về sự chiếm đóng Tây Tạng của Trung quốc. Đám đông đă ở bên ngoài khách sạn trong gần 2 giờ để đón Đức Đạt Lai Lạt Ma. 

Lúc 5 giờ chiều, ngài đến nơi bằng một xe hơi mui kín sang trọng màu đen. Ngài được 9 nhà sư mặc áo cà sa màu đỏ và màu cam truyền thống tiếp rước. Họ chơi những nhạc cụ lễ nghi khi ngài đi vào khách sạn. Mặc dù được nhanh chóng dẫn đường vào, ngài vẫn tranh thủ cúi chào đám đông đứng dọc theo lối đi.

Theo chương tŕnh, Đức Đạt Lai Lạt Ma tham dự một cuộc hội thảo với những người đoạt giải Nobel khác tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Chan ở trường Đại học B.C. vào ngày 27 -9, và vào ngày 29 - 9 ngài thuyết tŕnh tại Rạp hát Orpheum ở khu thương mại của Vancouver.

(Canwest News Service - September 27, 2009) 

 

ẤN ĐỘ: Đài kỷ niệm linh thiêng Deekshabhoomi ở  thành phố Nagpur 

Deekshabhoomi, Ấn Độ - Cuộc diễn hành đường dài hàng năm đă đến Deekshabhoomi, một đài kỷ niệm linh thiêng của Phật giáo. Đây là nơi Tiến sĩ Babasaheb Ambedkar cải đạo sang đạo Phật cùng với hàng ngh́n tín đồ của ông vào ngày 14 - 10 - 1956. Việc cải đạo của Tiến sĩ Ambedkar đến nay vẫn là một sự hướng dẫn đối với quần chúng tại Ấn Độ.

Deekshabhoomi (có nghĩa là nơi người ta cải đạo sang đạo Phật) tọa lạc tại thành phố Nagpur (thuộc bang Maharashtra), là một địa điểm được xem như một trung tâm hành hương của đạo Phật tại Ấn Độ. Hàng ngh́n người hành hương đến viếng nơi này mỗi  năm. Có một bảo tháp lớn được xây tại đây.

Dheekshabhoomi nổi tiếng với nét đẹp về kiến trúc và tầm quan trọng về lịch sử. Đây cũng là một trong những trung tâm của ngành du lịch tại Ấn Độ.

Các nhân vật Phật giáo lỗi lạc là Tiến sĩ Milind Jiwane và ông Amar Ramteke, Ashok Kolhatkar, Ravi Pothare đă tổ chức cuộc diễn hành đường dài đến Deekshabhoomi năm nay. 

(Buddhist Channel - September 27, 2009)

 

Bảo tháp tại Deekshabhoomi, Nagpur (Ấn Độ) Photo: Buddhist Channel 

 

 

 

 

 

 

 

Bảo tháp tại Deekshabhoomi, Nagpur (Ấn Độ)

Photo: Buddhist Channel