TỔ ẤN TRÙNG QUANG, TRUYỀN ĐĂNG TỤC DIỆM

 Sa môn Thích Tánh Thiệt

  

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

Kính bạch chư Trưởng lăo cùng chư tôn thiền đức Tăng Ni tham dự Lễ Bế Mạc Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư lần thứ V hôm nay,

Kính thưa quư thiện nam tín nữ gần xa, 

Kính thưa quư liệt vị,

Thấm thoát, 3 ngày tương ngộ đă trôi qua. Trong những ngày ấy, những ǵ chúng ta nghĩ, nói và làm, đều tập chú vào mục tiêu duy nhất là làm thế nào để biểu hiện sự ḥa kính, tương thuận trong sinh hoạt Tăng đoàn; và qua sinh hoạt với Tăng đoàn, mỗi cá thể Tăng Ni sẽ tri cảm và tiếp nhận được ǵ có thể làm chất liệu mang theo khi rời khỏi trụ xứ này.

3 ngày chỉ là một giai đoạn thật ngắn trong chuỗi thời gian 365 ngày của một năm, và cũng thật là nhỏ nhiệm đối với lũy kiếp huân tu mà chúng ta đă, đang và sẽ kinh qua để thành tựu mục tiêu giải thoát tối hậu của ḿnh. Sẽ có người cho rằng vô ích hoặc bất cập khi đại chúng vân tập nơi đây chỉ để nh́n nhau và nói với nhau những điều xưa cũ. Sẽ có người cho rằng 3 ngày là khá dài, cần phải rút ngắn lại để c̣n lo phật sự khác tại địa phương và tại trú xứ riêng. Nghĩ như vậy là vô t́nh quên rằng, theo lời dạy của Đức Thế Tôn, các tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, cần phải vân tập thành hội chúng, tổ chức lễ bố-tát mỗi nửa tháng để tụng giới và sám hối. Đây là qui định, là nguyên tắc mà mỗi tỳ-kheo phải nghiêm túc tuân thủ để giữ ǵn sinh mạng của Phật Pháp. Phật Pháp c̣n tồn tại là nhờ ở sự thanh tịnh ḥa hợp của Tăng đoàn. Có bố-tát tụng giới, có sự hội họp thường xuyên để bàn luận Chánh Pháp, th́ mới có cơ hội để mỗi cá nhân tỳ-kheo đặt ḿnh trong ḍng sống thanh tịnh ḥa hợp của tập thể, của Tăng-già.

Suốt hơn 30 năm qua, từ ngày có h́nh bóng tăng sĩ Phật giáo Việt Nam lưu cư và trụ tích hành đạo tại hải ngoại, chúng ta có được bao nhiêu lần bố-tát tụng giới, bao nhiêu lần an cư kiết hạ, bao nhiêu lần hội chúng tỳ-kheo vân tập trong thanh tịnh ḥa hợp? Chúng ta đă phải chia tay nhau, sống rải rác trên địa bàn rộng lớn của bốn châu và nhiều quốc gia. Không gian đă xa cách mà thời gian tương ngộ cũng thưa thớt. Như vậy, nếu không tự ư thức và cùng nhau bồi đắp đạo nghiệp chung, các nguyên tắc sinh hoạt truyền thống của Tăng đoàn sẽ dần dần bị mai một, quên lăng theo năm tháng.

Kính thưa liệt quư vị,

Từ ư thức ấy, Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư – Ngày Về Nguồn của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại được chư vị đại diện Tăng đoàn của nhiều quốc gia, đă hội họp và quyết định luân phiên tổ chức từ năm năm qua; và năm nay là năm chúng tôi được Tăng đoàn ủy nhiệm đứng ra tổ chức tại Chùa Thiện Minh này.

Xin trở lại vấn đề then chốt đă nêu ra ban đầu: chúng ta sẽ mang theo được ǵ khi kết thúc 3 ngày tụ hội nơi trụ xứ này? – Trong cương vị của Trưởng Ban Tổ Chức, chúng tôi chỉ có một cảm nhận đơn sơ nhưng thật sâu sắc.

Một cách đơn sơ, chúng tôi thật hoan hỷ trước sự biểu hiện tương kính, tương thuận và ḥa hợp của chư tôn đức Tăng Ni trong những ngày hội họp vừa qua, và xem đây chính là sự vinh quang của Tăng đoàn.

Một cách sâu sắc, chúng tôi xin lạy tạ ân Phật, ân chư Tổ, đă soi sáng con đường cao đẹp của những kẻ xuất trần chúng ta; chính từ nơi đạo tràng được chọn làm trụ xứ của Tăng đoàn hải ngoại năm nay, chúng tôi có thể cảm nhận được ánh sáng của chư Tổ được thắp lại một cách rực rỡ qua sự hiện diện trang nghiêm của Tăng đoàn; đây gọi là “Tổ ấn trùng quang.” Không những thế, chúng tôi cũng đồng thời có niềm tin vững chắc đối với các thế hệ Tăng Ni trẻ kế thừa. Qua những cuộc hội thảo, tụng niệm, giảng pháp, tụng giới, chúc tán thù ân, và đặc biệt là một giới đàn được thiết lập để truyền trao giới pháp, quư vị đă biểu lộ những hoài băo và thao thức sâu xa đối với việc hoằng dương Phật Pháp, cũng như đă chứng tỏ khả năng và bản lănh gánh vác các trọng nhiệm của Tăng đoàn trong tương lai; đây là dấu hiệu khả quan của “Truyền đăng tục diệm.”  

Với cảm nhận như thế, chúng tôi xin mạn phép cô đọng ư nghĩa của Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư – Ngày Về Nguồn lần thứ 5 tại Chùa Thiện Minh năm nay, chính là “tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức.”

Trong ư nghĩa này, chúng ta sẽ không cần phải nói rằng có một sự kết thúc nào đó, như là bế mạc, hoàn tất, chia tay, v.v… Bởi v́, sứ mệnh hoằng dương Phật Pháp của hàng Tăng Ni chúng ta là sứ mệnh trường kỳ, dài lâu, không phải chỉ trong một năm, một đời, mà là vô lượng kiếp. Không có sự kết thúc hay bế mạc nào ở đây cả; nhưng có thể nói, như trong Bảy Pháp Bất Thối đă nói: “tụ hội trong ḥa hợp, giải tán trong ḥa hợp.” Trong ḥa hợp thanh tịnh, bản thể của Tăng đoàn đă được thắp sáng trong những ngày qua. Đó là nền tảng để xây dựng ngôi nhà Phật Pháp thật vững chắc trên xứ người. Mục đích của chúng ta, chỉ có ngần ấy.

Với niềm tri ân và cung kính, xin nghiêng ḿnh đảnh lễ hiện tiền thanh tịnh Tăng-già. 

Nam mô Thành tựu Trang nghiêm Công đức Phật

Sa Môn Thích Tánh Thiệt

(Diễn văn Bế Mạc Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư lần thứ 5 tại Chùa Thiện Minh, Lyon, Pháp quốc, ngày 11.9.2011)

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 05/31/12