NGƯỜI CƯ SĨ GƯƠNG MẪU 

Thích Đức Trí

 

 

Chúng đệ tử của Phật gồm hai thành phần chính yếu là người xuất gia và người cư sĩ Phật tử. Không riêng ǵ người xuất gia, người cư sĩ Phật tử cũng đóng góp một vai tṛ quan trọng trong đời sống tu học và hộ tŕ chánh pháp. Một thời đại Phật pháp hưng thịnh th́ số lượng người cư sĩ Phật tử phát triển đông đảo. Một quốc gia được gọi là quốc giáo th́ dân số theo đạo Phật quyết định tiêu chuẩn đó. Đạo Phật là con đường tu học theo hệ thống mở, đối tượng đạo Phật là con người. Mọi người có quyền trở thành một người Phật tử theo tinh thần tự nguyện trở về nương tựa chánh pháp và thăng hoa đời sống của ḿnh. Vị cư sĩ là người quy y Tam Bảo, thành tựu về giới, thành tựu chánh tín, thực hành bố thí và Phước Tuệ song tu chứng quả giải thoát, th́ đó là người cư sĩ gương mẫu trong đạo Phật.

V́ muốn nhận thức rơ vai tṛ và mục đích của người cư sĩ, vị cư sĩ tên là Mahànàma, đă mạnh dạn hỏi trực tiếp đến Đức Phật về vấn đề liên quan người cư sĩ như sau:

“Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ? Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ giới? Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ tín? Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn là người cư sĩ đầy đủ ḷng bố thí? Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ trí tuệ?”

Phật dạy:

Ai quy y Phật, này Mahànàma, quy y Pháp, quy y chúng Tăng. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ.

Này Mahànàma, người cư sĩ từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho,  từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ giới.

Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩ có ḷng tin, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: ‘Đây là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn’. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ tín.

Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩ trú ở gia đ́nh, tâm thoát khỏi cấu uế của xan tham, bố thí dễ dàng, bàn tay rộng mở, thích thú từ bỏ, đáp ứng điều yêu cầu, thích thú chia xẻ vật bố thí. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ bố thí.

Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩ có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt (các pháp), trí tuệ các bậc Thánh thể nhập (các pháp), cho đến chân chánh đoạn tận khổ đau. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ trí tuệ.” [i]

Quy y Tam Bảo là khởi đầu cho lộ tŕnh tu học và tiếp nhận khả năng chuyển hóa vận mệnh của cả đời người. V́ khi quy y Tam Bảo, người cư sĩ có nhiều cơ hội thực hành phương pháp tu dưỡng có hiệu quả. Từ đó, họ cảm nhận sự an lạc và lợi ích lớn trong đời sống bản thân. Nương tựa Phật, Pháp và Tăng là thừa hưởng sức mạnh đạo đức của đại chúng và vận dụng được kinh nghiệm quư báu trong việc tu học. Người cư sĩ đă quy y Tam Bảo thực sự là con của Phật, là thành viên trong căn nhà Phật Pháp. Do vậy mà một người khi quy y thường có cái tên mới, gọi là Pháp danh.  Lâu nay sống ở nhà, tên ḿnh do cha mẹ đặt. Nay trở về với đạo, vị thầy hướng dẫn đặt Pháp danh. Pháp danh cũng là tên gọi kể từ khi sinh ra trong giáo pháp của Phật, làm mới đời sống của ḿnh bằng cách thực tập theo lời Phật dạy.

Thành tựu về giới, người cư sĩ phải thành tựu về giới, tức thực hành ngũ giới nghiêm túc. Ai không như pháp thọ tŕ giới th́ chướng ngại kết quả tu học. Thọ giới, giữ giới và đắc giới là diễn tiến quá tŕnh tu học tích cực. Giới là khuôn vàng thước ngọc để chúng ta rèn luyện đạo đức cá nhân, gia đ́nh, và xă hội. Ai giữ giới trong sạch th́ có đời sống lành mạnh và trí tuệ sáng suốt, mạng chung tâm không sợ hăi, sanh vào cơi lành. Thành tựu giới để thành tựu Định và Tuệ giải thoát.

Thành tựu chánh tín, một yếu tố quan trọng trong phụng sự Tam Bảo của người cư sĩ Phật tử là niềm tin. Niềm tin là sự tịnh tín với Phật, Pháp và Tăng. Niềm tin phát khởi th́ có sự tu học tinh tấn. Phật tử luôn tư duy ân đức của Tam Bảo mà khởi tâm ǵn giữ căn nhà Phật Pháp. V́ lư do nào đó mà có người làm tổn hại đến Tam Bảo, người cư sĩ tịnh tín cảm nhận được sự đau xót giống như trăm ngàn mũi kim đâm vào thân ḿnh. Đó là nỗi đau của người biết tôn trọng chân lư và lợi ích đời sống tha nhân. Phát huy đạo Phật cần có những người Phật tử tịnh tín như vậy. Phật dạy: “Ví như, này các Tỳ kheo, trên khoảnh đất tốt, tại ngă tư đường, có cây bàng to lớn là chổ nương tựa cho các loài chim. Cũng vậy, này các Tỳ kheo, các thiện nam tử có ḷng tin là chỗ nương tựa cho quần chúng, cho các Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, cho nam và nữ cư sĩ”.[ii]  Người cư sĩ Phật tử phải khẳng định ḿnh là chỗ nương tựa cho những đệ tử Phật hành đạo, ví như cây bàng cho các loài chim nương tựa và sinh sống. Đạo Phật từ bao đời nay tồn tại và phát triển tốt đẹp trong xă hội là nhờ ḷng tịnh tín của người cư sĩ Phật tử.

Thực hành bố thí, bố thí có nghĩa là cho ra bằng t́nh thương, bằng trí tuệ. Bố thí không chỉ dựa trên giá trị vật chất mà c̣n nhiều giá trị khác. Tục ngữ có câu: “Cách cho hơn đem của cho”. Người cho với tấm ḷng vui vẻ, dù của cải (vật bố thí) ít nhưng người thọ nhận cảm thấy an lạc. Kinh Phật dạy: Bố thí có ba phương diện, đó là: Tài thí, Pháp thí và Vô úy thí.

Tài thí là dùng tiền tài, phẩm vật bố thí, như cúng dường Tam Bảo, cúng dường cha mẹ, giúp đỡ người nghèo khó và tham gia làm từ thiện. Khi cúng dường hay bố thí quan trọng với tâm rộng mở, không bị trói buộc. Không dùng tiền của bố thí mà sanh ḷng tự cao, ỷ lại hay khoe khoang theo thói hư danh. Dù tài vật nhiều hay ít nhưng cho ra với tâm giải thoát. Phật dạy: “Nhưng ở đây, này Sàriputta, có người bố thí với tâm không mong cầu, bố thí với tâm không trói buộc, bố thí không với ư nghĩ ‘ta sẽ hưởng thọ cái này ở đời sau’, chỉ bố thí với ư nghĩ ‘lành thay sự bố thí’. Vị ấy bố thí để trang nghiêm tâm. Do bố thí như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cơi trời Phạm Chúng. Khi nghiệp lực đoạn tận, thần lực, danh tiếng và uy quyền đoạn tận, vị ấy trở thành vị Bất lai, không trở lui lại trạng thái này” [iii].  Bố thí để trang nghiêm tâm, dù người nghèo hay giàu bố thí với tấm ḷng vô ngă vị tha th́ có phước báo to lớn.

Bố thí pháp là học giáo lư từ bi trí tuệ của Phật để chia sẻ cho mọi người biết vận dụng tu học và sống có ư nghĩa. Đạo Phật là đạo chung cho người đă đến tu học, chung cho người đang đến tu học, chung cho những ai sẽ đến tu học. Đức Phật v́ chúng sanh và nhân loại mà truyền bá giáo lư giải thoát. Do vậy, dù tu sĩ hay cư sĩ đều có trách nhiệm chung về việc hoằng dương Phật Pháp. Người cư sĩ Phật tử tùy duyên bố thí Pháp, như cúng dường ấn tống kinh sách, báo chí Phật giáo để mong mọi người hiểu rơ giáo lư của Phật th́ đó là một cách bố thí Pháp.

Vô úy thí là giúp người vượt qua sợ hăi. Người con Phật, luôn kiên tŕ nhẫn nại truyền bá chánh pháp vào ḍng đời khổ đau th́ cần có đức Vô Úy.  Chúng ta đang thực hành chân lư tự do và giải thoát trên đời, những người đau khổ cần sự giúp đở th́ chúng ta sẵn ḷng. Chúng ta dùng lời ái ngữ an ủi mọi người lúc tai ương hoạn nạn, giúp người vượt qua sự khó khăn và bế tắc trong đời sống bằng t́nh thương và sự hiểu biết. 

Đức Phật thường khuyên các đệ tử cư sĩ không những nỗ lực tu các thiện pháp mà c̣n khích lệ tu tuệ giải thoát. Pháp thực hành cụ thể là thiền quán trên mọi hiện tượng để thấu đạt lư sanh diệt. Sanh diệt là ư nghĩa của giáo lư duyên khởi, pháp mà Đức Phật đă thực hành và chứng đắc quả vị giải thoát. Phật dạy rằng: "Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Ta (Phật)".[iv] Quán các pháp tùy duyên sanh, tùy duyên diệt th́ tâm chấp thủ và phiền năo sẽ đoạn trừ. Từ đó tâm ly dục, ly bất thiện pháp xuất hiện, an trú vào trạng thái thanh tịnh của bậc Thánh. Mọi hành động tu tập đều chỉ đạo bằng trí tuệ, làm phước thiện với tâm không chấp thủ đều là yếu tố đưa đến chứng ngộ quả vị giải thoát. 

Phẩm hạnh của cư sĩ Phật tử được đức Phật thuyết trong các bản Kinh thuộc hệ Nikaya này rất chi tiết và dễ hiểu. Từ khởi đầu quy y, tu tập năm giới, giữ ḷng tịnh tín với Tam Bảo, thực hành bố thí và thành tựu trí tuệ chứng ngộ Thánh quả liên quan trong sự tu học của người cư sĩ mà nhiều kinh điển khác thường nhắc đến. Chúng ta thấy bổn phận và trách nhiệm to lớn của người cư sĩ trong việc tu học và truyền bá chánh pháp trong đời sống nhân gian. Thiết nghĩ rằng, nếu mọi người đều đón nhận và thực hành đúng theo tôn chỉ của Phật dạy th́ đạo Phật sẽ phát triển vô cùng mạnh mẽ trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại, và cũng đem đến hạnh phúc an lạc cho tất cả mọi người.


 

[i] Kinh Tương Ưng V.55.37, bản dịch của HT Thích Minh Châu

[ii] ĐTKVN,Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Sumana, phần Sự lợi ích của ḷng tin, VNCPHVN, ấn hành 1996, tr.369

[iii] ĐTKVN, Tăng Chi Bộ III, chương 7, phẩm Tế đàn, phần Bố thí, VNCPHVN ấn hành 1996, tr.355

[iv] Tiểu Bộ kinh I, tr.48,bản dịch của Ḥa thượng Minh Châu, ĐTKVN

 

 

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 11/17/11