TIỂU SỬ CỐ GIÁO SƯ NGUYÊN TÁNH PHẠM CÔNG THIỆN (1941 – 2011) 

 

Cố Thi Sĩ, Triết Gia, Giáo Sư Phạm Công Thiện sinh ngày 01 tháng 6 năm 1941 tại Thành Phố Mỹ Tho, tỉnh Định Tường, Việt Nam.

Cố Giáo Sư Phạm Công Thiện sinh trong một gia đ́nh có 9 anh chị em, 6 trai và 3 gái. Thân phụ của Cố Giáo Sư Phạm Công Thiện là cụ ông Phạm Văn Thom, Pháp danh Đức Độ, và thân mẫu là cụ bà Phạm Thị Rỉ, Pháp danh Diệu Thanh. Cả hai cụ đều đă tạ thế.

Gia đ́nh Cố Giáo Sư Phạm Công Thiện sùng mộ theo Thiên Chúa Giáo. Nhưng, sau khi theo đạo Phật ông đă cảm hóa song thân và anh chị em trong gia đ́nh quy y theo Phật. Ông có người em trai cũng xuất gia với Cố Đại Lăo Ḥa Thượng Thích Trí Thủ với Pháp Danh là Thích Nguyên Văn, hiện sống tại Úc. Các người con của ông đều quy kính Tam Bảo.

Ông là một thiên tài về ngôn ngữ học. Ông thông thạo nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Phạn, Latinh, Tây Tạng, v.v...

Năm 16 tuổi ông đă xuất bản cuốn Tự Điển Anh Ngữ Tinh Âm, và dạy Anh ngữ tại nhiều trường ở Đà Lạt và Sài G̣n.

Năm 1963, ông đă ra Phật Học Viện Hải Đức tại Nha Trang xin xuất gia với Ḥa Thượng Thích Trí Thủ, Giám Viện PHV Hải Đức lúc bấy giờ. Ông được Ḥa Thượng Thích Trí Thủ ban cho Pháp danh là Nguyên Tánh. Cũng trong thời gian này ông chuyên tâm nghiên cứu về Phật Học và viết cuốn sách về Phật Giáo đầu tiên là “Tiểu Luận Về Bồ Đề Đạt Ma,” lúc đó ông mới 22 tuổi.

Năm 1966, Ḥa Thượng Thích Minh Châu, Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, Sài G̣n, mời ông về dạy và giúp phát triển hệ thống giáo dục đại học đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam là Viện Đại Học Vạn Hạnh.

Về Vạn Hạnh, ông đảm nhiệm chức vụ Giám Đốc Soạn Thảo Chương Tŕnh Giảng Dạy cho tất cả các  Phân Khoa, từ năm 1966 tới năm 1970. Và cũng thời gian này ông đảm nhận chức vụ Khoa Trưởng Phân Khoa Văn Học và Khoa Học Nhân Văn của Đại Học Vạn Hạnh. Ông cũng là một trong những vị sáng lập và chủ trương Tạp Chí Tư Tưởng của  Đại Học Vạn Hạnh, tờ báo đă trở thành biểu tượng tri thức sáng chói một thời của Miền Nam trước năm 1975.

Năm 1970, ông rời Việt Nam và sống tại các nước Israel, Đức rồi Pháp. Thời gian này ông tốt nghiệp Tiến Sĩ Triết Học tại Đại Học Sorbonne ở Pháp. Sau đó làm giảng sư thực thụ về Triết Học Tây Phương tại Đại Học Toulouse ở Pháp. Và cũng trong thời gian này ông lập gia đ́nh.

Năm 1983, Cố Đại Lăo Ḥa Thượng Thích Măn Giác, Trú Tŕ Chùa Việt Nam, Los Angeles, bảo lănh ông sang Mỹ. Tại đây ông giảng dạy Phật Học tại Trường Đại Học Đông Phương và nhiều Học Viện Phật Giáo khác tại California, Hoa Kỳ.

Năm 1996, ông được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, Văn Pḥng II  Viện Hóa Đạo, thỉnh cử vào chức vụ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Văn Hóa.

Từ năm 2005 đến nay, ông dời về sống tại thành phố Houston, Texas. Thỉnh thoảng ông sang Nam California để nhập thất tại  Chùa Viên Thông, thành phố Bellflower.

Những năm sau này ông chuyên giảng dạy, nghiên cứu và viết sách về Phật Học.

Ông tham gia vào sinh hoạt văn học rất sớm. Trước khi rời Việt Nam sang Pháp, tức trước năm 1970, ông đă cộng tác với các báo Tư Tưởng, Bông Lúa, Phổ Thông, Bách Khoa, Văn,  Giữ Thơm Quê Mẹ, v.v... tại Sài G̣n.

Tại hải ngoại ông đă cộng tác và có bài đăng trên nhiều báo chí như Người Việt, Việt Báo, Thế Kỷ 21, Văn, Chân Nguyên, Phật Giáo Hải Ngoại, Phật Việt, v.v...

Những tác phẩm của Cố Giáo Sư Phạm Công Thiện gồm có:

* Tiểu Luận về Bồ Đề Đạt Ma, Tổ Sư Thiền tông,

* Ư Thức Mới Trong Văn Nghệ Và Triết Học,

* Ngày Sinh Của Rắn,

* Trời Tháng Tư,

* Im Lặng Hố Thẳm,

* Hố Thẳm Tư Tưởng,

* Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực,

* Bay Đi Những Cơn Mưa Phùn,

* Đi Cho Hết Một Đêm Hoang Vu Trên Mặt Đất,

* Sự Chuyển Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Tư Tưởng Phật Giáo,

* Triết Lư Việt Nam Về Sự Vượt Biên,

* Khơi Mạch Nguồn Thơ Thi Sĩ Seamus Heaney,

* Nguyễn Du, Đại Thi Hào Dân Tộc,

* Như Vua Rắn Nh́n Ngó Quan Sát Các Đại Tỳ Kheo Và Các Đại Bồ Tát,

* Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Bậc Bồ Tát,

* Sáng Rực Khắp Bốn Phương Trời,

* Tinh Tuư Trong Sáng Của Đạo Lư Phật Giáo,

* Trên Tất Cả Đỉnh Cao Là Im Lặng,

* Một Đêm Siêu H́nh Với Hàn Mặc Tử,

* Khai Ngôn Cho Một Câu Hỏi Dễ Hiểu: Triết Học Là Ǵ?,

* Đối Mặt Với 100 Năm Cô Đơn Của Nietzche.

Ông cũng đă dịch một số tác phẩm như:

* Phương Tiện Thiện Xảo,

* Jiddu Krishnamurti, Tự Do Đầu Tiên Và Cuối Cùng,

* Martin Heidegger, Về Thể Tính Của Chân Lư,

* Martin Heidegger, Triết Lư Là Ǵ?,

* Friedrich Nietzsche, Tôi Là Ai? Đây Là Người Mà Chúng Ta Mong Đợi!,

* Nikos Kazantzakis, Rèn Luyện Tâm Thuật Huyền Linh, v.v...

Theo lời kể của gia đ́nh Cố Giáo Sư Phạm Công Thiện, rằng ông biết trước giờ ra đi, nên đă dặn ḍ mọi việc, trong đó có việc tổ chức tang lễ. Trước khi mất khoảng 5 phút, ông đă hỏi người nhà có điều ǵ không hiểu về Phật Pháp th́ cho biết để ông giải đáp, rồi ông tŕ chú, bắt ấn và an nhiên tự tại xả bỏ báo thân vào lúc 6 giờ 31 phút chiều ngày 08 tháng 3 năm 2011 tại tư gia ở thành phố Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.

Cố Giáo Sư Nguyên Tánh Phạm Công Thiện lúc sinh tiền đă đóng góp công đức xứng đáng trong lănh vực văn chương, văn hóa, và giáo dục cho đất nước và Phật Giáo Việt Nam trong cũng như ngoài hải ngoại. Chính v́ vậy, sự ra đi của Cố Giáo Sư Phạm Công Thiện không những là nỗi đau buồn khôn tả của gia quyến và văn thi hữu, mà c̣n là một mất mát to lớn đối với dân tộc Việt Nam nói chung và Phật Giáo Việt Nam nói riêng.

Trong giờ phút trang nghiêm của lễ tưởng niệm và cầu siêu hôm nay, xin chư vị nhất tâm để cầu nguyện cho Giác Linh Cố Giáo Sư Nguyên Tánh Phạm Công Thiện được nương nhờ Phật lực văng sinh về Cực Lạc Quốc.

Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật chứng minh tiếp độ.

 

(Văn Pḥng Thường Trực Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ soạn thảo qua sự tham khảo một số chi tiết tiểu sử từ gia đ́nh Cố Giáo Sư Phạm Công Thiện tại Houston, Texas.)

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 03/31/11