Thư ṭa soạn số 19

 

(tháng 6.2013)

 

 

BÀI HỌC TỪ TRÁI TIM

 

 

 

Thế kỷ thứ 5, pháp sư người Thiên Trúc, tên Cưu-ma-la-thập (Kumārajīva) viên tịch; sau lễ hỏa thiêu, toàn thân ra tro, riêng lưỡi vẫn c̣n nguyên, hiển thị rằng việc dịch thuật Tam Tạng Kinh từ Phạn ngữ sang Hán văn, không sai, không dối.

Thế kỷ 20, pháp sư người Việt Nam, đạo hiệu Quảng Đức, tự thiêu thân, sau lễ hỏa táng, để lại trái tim, đốt thêm lần nữa vẫn không cháy, hiển thị rằng “Phật giáo Việt Nam được trường tồn bất diệt.” 1

“Phật giáo Việt Nam được trường tồn bất diệt” là nguyện vọng tha thiết được người con Phật cất lên trên quê hương vào thời điểm ấy, trước nguy cơ bị tiêu vong. Kỳ thực Phật giáo ở bất kỳ quốc gia nào, trường tồn không phải chỉ do đấu tranh với ngoại giáo hay thế quyền đối nghịch, dù là đấu tranh bất bạo động để tự vệ, tự tồn.

Phật giáo như một tổ chức tôn giáo, hay giáo hội, có thể tồn tại hay tiêu vong, hưng thịnh hay suy yếu, tùy thuộc phần nào theo ngọn triều của chế độ chính trị mà nó đang hành hoạt, nhưng phần lớn và chính yếu, là do người con Phật trong tổ chức ấy có thực hành Chánh Pháp hay không.

Đành rng "Bồ tát thấy dân kêu ca, do vậy gạt lệ, xông ḿnh vào nơi chính trị hà khắc để cứu dân khỏi nạn lầm than," 2 nhưng sự dấn thân nếu không đặt trên nền tảng của ḷng từ bi th́ không phải là hành xử của con Phật. V́ ḷng từ bi mà thực hành tất cả hạnh đức. Chính v́ ḷng từ bi mà tất cả những cuộc dấn thân, đấu tranh, chuyn hóa, cải cách, canh tân… của người con Phật đối với tự thân Phật giáo, hay đối với quốc gia, đối với nhân quần xă hội, là cuộc đấu tranh bất bạo động, là cuộc đấu tranh để giải thoát con người ra khỏi sự tham đắm (ngũ dục), sân hận (với tha nhân hay kẻ đối nghịch), và cuồng vọng (đối với chân lư, lư tưởng, nhận thức); chứ không phải là cuộc đối đầu giữa thế lực này với thế lực khác. 3

Ḥa thượng Thích Quảng Đức là một trong hàng triệu người con Phật “xông ḿnh vào nơi chính trị hà khắc,” nhưng hành động của ngài, quả là hết sức phi thường. Chỉ có ai thực hành Chánh Pháp một cách nghiêm cẩn, thực chứng lẽ đạo một cách sâu xa, mới có thể làm được điều phi thường ấy. Tôn xưng ngài là “Bồ-tát” thật xứng đáng, và có lẽ không tôn hiệu nào xứng hợp hơn.

Sau nửa thế kỷ, ngày nay người ta đă rút được rất nhiều bài học từ cơn đại định trong ngọn lửa hồng của Bồ-tát cũng như trái tim bất diệt để lại. Trái tim ấy đă nói lên điều ǵ? – Đó là ḷng từ bi, là tâm bồ-đề.

Tưởng niệm 50 năm ngày Bồ-tát vị pháp thiêu thân, không phải để khơi lại những đúng-sai, chánh-tà, thiện-ác… của một quá khứ vừa đau buồn vừa bi tráng trong lịch sử Phật giáo và quê hương Việt Nam. Tưởng niệm, chính là để chúng ta luôn tâm niệm, luôn ư thức rằng, tư lương và hành trang mà người con Phật đem vào cuộc đời, cứu độ chúng sanh, chính là trái tim, là ḷng từ bi, là tâm bồ-đề. Phật giáo, biểu tượng h́nh thức của Chánh Pháp, được trường tồn bất diệt hay không, chỉ do một tâm ấy mà thôi.

 

 

________________

 

1) Nguyên văn trong “Lời nguyện tâm quyết” của Ḥa thượng Thích Quảng Đức viết bằng chữ Nôm, đề ngày 04 tháng 6 năm 1963.

2) “Truyện số 68 trong Lục độ tập kinh tờ 36c24-25, với chủ trương "Bồ tát thấy dân kêu ca, do vậy gạt lệ, xông ḿnh vào nơi chính trị hà khắc để cứu dân khỏi nạn lầm than," (Bồ tát đdân ai hiệu vi chỉ huy lệ đầu thân mệnh hồ. Lệ chánh, tế dân nạn ư đồ thán).” (Lê Mạnh Thát, Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, Tập I, Từ Khởi nguyên đến thời Lư Nam Đế, NXB Thuận Hóa, Huế, 1999).

3) Thích Trí Quang: “Tôi nguyện đem xương máu trang trải cho Phật pháp, nếu chết th́ như cái chết của chân lư trước bạo lực chứ không phải chết v́ bạo lực nầy kém bạo lực khác!”

 

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 05/01/22