Thư ṭa soạn số 11

 

(tháng 10.2012) 

 

 

LƠI CÂY

 

 

 

Mục đích tối hậu của người học Phật là để t́m về bản lai diện mục của ḿnh, tức là t́m cách quay về, nắm bắt lại điều cốt tủy mà ḿnh đă có sẵn. Đây là một nghịch lư. Có sẵn th́ cần ǵ phải t́m! Đă là bản lai th́ cần ǵ phải quay về!

Là bởi tuy có sẵn, mà không nh́n thấy, không dùng được; sờ sờ ra đó nhưng lại cách xa ngh́n trùng, như kho tàng châu báu trong chéo áo gă cùng tử. Cho nên, phải t́m th́ mới thấy, thấy rồi th́ mới nắm được, dùng được. Nắm được, dùng được rồi, lại thêm một nghịch lư khác: đă có sẵn, đă là của ḿnh, th́ làm ǵ có sự mất đi, làm ǵ có cái gọi là “đă t́m được”!

Nghịch lư trên được đức Phật làm sáng tỏ trong “Đại kinh Ví dụ Lơi cây” (Trung bộ), rằng người thực hành chánh pháp không nên tự măn với những thành tựu của ḿnh. Nghĩa là phải vượt qua những điều gọi là thành công, thành tài, thành danh, thành tích, thành tựu… vượt qua những điều gọi là sở đắc, sở chứng. Nói theo tinh thần Bát-nhă th́ phải thành tựu ba-la-mật, tức là vượt qua một cách rốt ráo, đến chỗ không c̣n ǵ để vượt qua, không c̣n ǵ để chứng đắc. “Bởi v́ ở trong Không tánh ấy, chẳng có cái gọi là sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có cái gọi là nhăn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ư… cho đến… không có cái gọi là vô minh hay chấm dứt vô minh; không có già-chết, cũng không có cái gọi là chấm dứt già-chết;… không có cái ǵ gọi là tuệ giác, cũng chẳng ǵ gọi là chứng đắc…” (Bát-nhă Tâm kinh). Để t́m được lơi cây, phải vượt qua cành lá, vỏ cây, giác cây; có được lơi cây rồi th́ lơi cây cũng phải vượt qua. Ở đây, có thể nói theo thể điệu ngôn ngữ của kinh Kim Cang: lơi cây không phải là lơi cây, mới chính là lơi cây.

Chúng ta, kẻ phàm phu, suốt đời lăng xăng, xông xáo chạy theo lợi dưỡng, danh vọng, địa vị… không ư thức được tất cả những thứ ấy đều hăo huyền. Chỉ một cơn gió nhẹ của vô thường thoảng qua, những ǵ chúng ta gom góp tích lũy một đời, đều rơi rụng hết. Chúng ta vô minh, tạo khổ đau cho ḿnh, cho người, từ kiếp này sang kiếp khác; để rồi cứ triền miên quờ quạng trong nẻo sinh tử, chẳng thấy đâu là giá trị, là cốt lơi, là gia tài sẵn có của ḿnh. Có khi được nhân duyên tốt học đạo, thấy được lẽ chân, lại không thực hành sự vượt qua, không có được tâm giải thoát bất động, cứ đắm nhiễm, tự măn trong những thành tựu nhỏ nhoi, tiếp tục làm người vô trí.

Bậc hiền trí, không như vậy. Lững thững đến, lừng lững đi. Nhẫn nhục như đất. Bao dung như trời. Làm tất cả những điều lợi ích cho kẻ khác rồi phủi tay, chẳng cần giữ lại ǵ. Độc hành đi vào nơi thâm áo kỳ tuyệt, vượt qua những chặng đường và nơi chốn dừng chân; từ nơi cao thẳm, gửi lại nụ cười nhẹ tênh…

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 05/01/22