UNG  THƯ  TIỀN  LIỆT  TUYẾN

(PROSTATE  CANCER)

 

Bs. Tâm Lộc Ngô Trọng Thọ

 

 

          

Đàn ông trên 50, 60 tuổi thường bị bệnh Bướu Tiền Liệt Tuyến; có hai loại :

 

1.          BưỚu hiỀn  (Benign Prostate Hyperplasia)

Bệnh nhân thường đi tiểu khó v́ đường tiểu không thông (ductal obstruction) hoặc phải đi tiểu nhiều lần trong một ngày và đôi lúc thốn tiểu phải đi gấp (frequency & urgency). Bác sĩ có thể khám để biết bướu lớn hay nhỏ bằng cách sờ ngón tay vào hậu môn. Thử nghiệm nước tiểu có thể thấy có ít máu. Thử nghiệm máu, PSA (Prostate-Specific Antigen) dưới 4.0 ng/ml hay có  thể cao hơn một ít (normal:  0.0 – 4.0 ng/ml)

Chữa trị hiện nay thường dùng thuốc thuộc nhóm Alpha Blocker làm dễ tiểu tiện như Flomax (Tamsulosin) hay mổ thông qua đường tiểu tiện ở dương vật (Tranerethral Resection of prostate - TURP) để cắt bứu tiền liệt tuyến,lấy ra từng mảnh nhỏ. Kết quả thử nghiệm sinh thiết trên các mảnh cắt ra sẽ xác định chắc hơn đó là bướu lành hay dữ.

 

2.          BƯỚU DỮ  (PROSTATE CANCER)

Hoa Kỳ năm 1910 có đến gần 218,000 trường hợp mới khám phá và có đến 32,000  bệnh nhân  chết v́ ung thư này.

Nguyên nhân Ung thư Tiền liệt tuyến nói chung chưa đươc rơ rệt. Từ trước đến nay người ta vẫn tin rằng testosterone kích thích sự sinh sản của các tế bào ung thư TLT và điều này lư giải cho việc dùng thuốc chống kích thích tố nam trong việc trị liệu ung thư TLT (androgene-deprivation therapy). Những khám phá mới dần dần cho thấy testosterone không làm ung thư TLT sinh sôi, nẩy nở như người ta tưởng, nên có lẽ kích thích tố trị liệu rồi sẽ thay đổi trong tương lai.

Thống kê về ung thư TLT cho thấy:

-    Ngưới đàn ông Á châu có tỷ số mắc bịnh thấp nhất

-   Người da đen có tỷ số cao hơn người da trắng

-   Tuổi tác càng cao th́ tỷ số mắc bệnh càng lớn. (51-60 tuổi bị bệnh từ 5-46 %,  61-

70  bệnh từ  14-70 %, 71-80   bệnh từ 31-83 %)

-    Có liên hệ với Di truyền và Gia đ́nh 

- Ảnh hưởng Thực phẩm: Dùng nhiều thịt mỡ, tỷ lệ bị bênh cao hơn. Dùng nhiều rau, trái cây, đậu nành  tỷ lệ thấp. Rượu không có ảnh hưởng.

 

TRIỆU CHỨNG.  Thường th́ Ung thư Tiền Liệt Tuyến không có triệu chứng khi mới khởi đầu. Triệu chứng khó tiểu xuất hiện khi ung thư lớn quá hay khi có thêm bướu hiền (prostate hyperplasia) cùng một lúc.     

ĐỊNH BỆNH.  Khám qua hậu môn (digital rectal examination), BS có thể nhận thấy những bướu nhỏ hay những vùng cứng (focal nodules or areas of induration).

Thử Nghiệm

- PSA được dùng làm chỉ điểm cho ung thư TLT khi thử máu(Serum tumor marker) để khám phá Bướu Dữ: Thông thường không bệnh  PSA = 0 – 4.0 ng ml ; khi  PSA > 10 ng/ml th́ phần lớn bị ung thư TLT (Tiền Liệt Tuyến).  Nên theo dơi cẩn thận nếu PSA tăng 0.9 ng/ml chỉ trong ṿng 6 tháng, dầu PSA c̣n dưới 4.0 ng/ml.

- Làm Sinh thiết (biopsy). Khi PSA > 4.0 ng/ml,và khám thấy có bướu BS chuyên môn tiết niệu (Urologist) thường phải làm biopsy xuyên qua trực tràng (Transrectal ultrasound - guided biopsy) để xác nhận có ung thư hay không và nếu có ung thư th́ ở vào thời kỳ nào:

 T1 ung thư c̣n nhỏ 5% tế bào; T2a một bên (lobe), T2b cả hai bên; T3 đă lan đến bao của TLT (prostate). T4 đă lan ra xa.    

      

ĐIỀU TRỊ

1.   Giải Phẫu cắt TLT (Radical Prostectomy) Thường thich hợp cho bệnh nhân c̣n trẻ (40-60 tuổi)  và đang ở vào thời kỳ sớm (early stages T1, T2). Hiện nay BS giải phẫu thường dùng Phương pháp mổ nội soi (laparoscopic) để căt lấy hết TLT (prostate) và có thể cắt thêm hạch lân cận (Pelvic lymph node dissection). Hậu quả chính của giải phẩu là đau sau khi giải phẫu, rối loạn đường tiểu tiện và liệt dương (Sexual dysfunction). Với sự tiến bộ trong khoa giải phẫu bằng máy (robotic laparoscopic surgery) lượng máu bị mất và các hậu quả nói trên cũng giảm thiểu đi rất nhiều.

 

2.          Kích thích tố trị liệu  (Androgen-deprivation therapy, ADT)

Mục đích của ADT là ngăn chận Testosterone tiết ra trong cơ thể, 90-95 % từ Dịch hoàn (testicles) và 5-10 % từ tuyến Thượng thận(Adrenal glandes).

·                  Dùng Estrogens (kích thich tố đàn bà) làm giảm LH (luteinizing hormone), kết quả dịch hoàn bớt hay không tiết được Testosterone.

·                  Dùng Kích thich tố giống LHRH (Luteining Hormone – Releasing Hormone) như Leuprolide thoạt đầu làm tăng LH,sau v́ phản ứng ngược (feedback) làm giảm LH và như vậy Dich hoàn cũng  bớt tiết Testosterone.

·                  Dùng Kich thích tố chống LHRH (LHRH Antagonists) Ngăn cản LHRH, như vậy LH giảm và sự tiết Testosterone giảm.

·                  Antiandrogens(như Flutamide) ngăn chận sự chế tao Testosterone từ trong  Dich hoàn hay Tuyến thượng thận.

Ketoconazole và Aminoglutethimide phá hủy Testosterone đă tiết ra từ Dich hoang hay Tuyến Thượng thận.

Hiện nay thuốc chích ADT  thường chích 3 tháng một lần và thường  phối hợp với quang tuyến tri liệu (External beam radiation hay Brachytherapy).

Hậu quả của ADT thường là: có thể bị liệt dương (Sexual dysfunction) trong một thời gian, làm rỗng xương hay găy xương (Osteosporosis & bone fracture); vậy cần uông  nhiều Vitamin D và Calcium. Người bệnh có thể bị mệt mỏi nhiều, thiếu máu (anemia), chóng mặt và mất cân.

 

3.          Phóng xạ Trị liệu (Radiation therapy)

A.               Dùng tia Ngoại Tuyến (External beam Radiation Therapy)

Tùy theo thời kỳ  sớm hay muộn ( T1, T2, T3, T4) BS chuyên khoa (oncologist) dùng xạ tuyến mạnh,hay với cường độ uyển chuyển chiếu vào một chỗ hay cả vùng tùy theo ung thư đă lan rộng đến bao xa. (Intensity-modulated RT hay manh hơn three-dimensional conformal RT với máy hướng dẫn image-guided radiation therapy để điều chỉnh  xạ tuyến đúng chỗ). Thời gian điều trị thường là tám tuần, mỗi ngày  10-15 phút.

Phóng xạ Trị liệu có thể phối hợp cùng với ADT hay Brachytherapy (dùng hạt đông vị phóng xạ), hay cả sau  khi đă giải phẩu (Radical Prostectomy) nếu bệnh đă lan.

Dự hậu (Prognostic) theo PSA. Nếu bênh mới bắt đầu (PSA < 10 ng/ml) tỷ số bênh lành hẳn (không relapse) 60-100 %, Nêu PSA từ 20-30 ng/ml tỷ số bệnh lành hẳn khoảng dưới 60 %.   

B. Gắn hạt Đồng vị Phóng xạ vào TLT  (Prostate  Brachytherapy)

Phương pháp gắn  hạt đồng vị phóng xạ vào trong TLT chỉ dùng cho ung thư TLT mới khởi đầu và chưa lan (thời kỳ T1 – T2)  và TLT không lớn quá 60 gr  (b́nh thường TLT khoảng 30gr.)

Người ta thường dùng từ 75 – 125 hạt  đ.v.p.x  (iodine-125 hay palladium-103) và mỗi hạt dài khoảng 5 mm trong trường hợp  trị liệu thấp (Low dose rate). Hạt đ.v. p.x. được đt xuyên hậu môn qua thành ruột già (transperinal) với sự hướng dẫn của Ultrasound. Bệnh nhân cần phải đánh thuốc  mê  (general or spinal anesthesia).

Phương pháp này hiện được áp dụng nhiều v́ bệnh nhân chỉ cần đến bệnh viện một lần. Khi  TLT (có ung thư) lớn người ta có thể dùng phương pháp ADT làm  TLT nhỏ lại rồi đặt hạt đồng vị phóng xạ vào.

Ngoài ra người ta có thể dùng Ngoại Tuyến trước  (khoảng 4 tuần) rồi gắn Hạt đ.v.p.x sau, như vậy cắt bớt thời gian điều trị và bớt bị ảnh hưởng của tia Ngoại tuyến.

Biến chứng: Phần lớn biến chứng của phương pháp gắn Hat đ.v.ph. xạ là Tiết Niệu, Bàng quang và Trực tràng bị nhiễm độc phóng xạ.

 

TÓM LƯỢC

 

    • Bệnh nhân trẻ dưới 40- 60 tuổi và bệnh chưa lan (T1 – T2) thường thích hợp với phương pháp Giải phẩu cắt  TLT (Radical Prostectomy).

    • Phương pháp Gắn Hạt đ.v.ph.xạ (Brachytherapy) thích hợp cho bênh nhân trong thời kỳ đầu và TLT không quá lớn (< 60 Gr.).

    • Phương pháp Kích Thích tố Trị liệu (ADP) ngăn chận Testosterone tiết ra thường được kết hợp với một phương pháp khác.  

    • Phương pháp Ngoại Tuyến Trị liệu tùy theo thời kỳ sớm, muôn mà dùng tia Xạ tuyến mạnh hay nhẹ.

    • Sự kết hợp 2 trong 4 phương pháp trên thường được BS chuyên môn cứu xét để bệnh chóng b́nh phục.

 

Trên đây chỉ là tóm tắt  kiến thức tổng quát về Ung Thư Tiền Liệt Tuyến.

Ư kiến và đề nghị chữa trị của BS Chuyên môn (Urologist) nên đươc tôn trọng.

 

                                                                       Viết để Thân tặng Quư Bạn Hữu. 

Cám ơn BS Lê Hữu Lân đă góp thêm ư kiến cho bài viết này.

Tài liệu tham khảo: Up To Date (Medicine)

                                                                                   Tâm Lộc Ngô Trọng Thọ

 

              

 

 

 

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 02/06/12