NHẤT CHI MAI - CHẤT NGƯỜI MUÔN THUỞ

 

Phan Trang Hy

 

 

Người, cũng là muôn loài trong cái thế giới ta bà, vẫn mang tứ khổ của cuộc đời, vẫn phải chịu bao cảnh trầm luân, vẫn phải nỗ lực tu tập để thoát khỏi luân hồi. Tôi cũng thế. Có lúc tôi chịu đớn đau, chịu bao phiền năo. Tôi nào thoát được chốn trần gian đầy khổ ải.

Đôi khi, v́ cớ này cớ nọ, tôi t́m đọc những vần thơ Thiền. Và tôi bắt gặp bài kệ Cáo tật thị chúng (Có bệnh bảo mọi người) của Thiền Sư Măn Giác (1052 – 1096):

 

Xuân khứ bách hoa lạc,

Xuân đáo bách hoa khai.

Sự trục nhăn tiền quá,

Lăo ṭng đầu thượng lai.

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,

Đ́nh tiền tạc dạ nhất chi mai.

 

Xuân ruỗi, trăm hoa rụng,

Xuân tới, trăm hoa cười.

Trước mắt, việc đi măi,

Trên đầu, già đến rồi.

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết,

Đêm qua, sân trước, một cành mai.

(Ngô Tất Tố dịch) (*)

Thiền sư nh́n sự vật trôi, với tâm định, định đến vô cùng, ḥa nhập với chân như, nên tâm Ông rung lên tiếng thơ ḷng thiền. Trước tự nhiên, tâm tự nhiên theo. Ông an nhiên theo ṿng sinh hóa vũ trụ:

Xuân khứ bách hoa lạc,

Xuân đáo bách hoa khai.

Tự nhiên là vậy. Xuân khứ rồi xuân đáo, hoa lạc rồi hoa khai. Có phải đó là quy luật sinh hóa? Có phải đó là quy luật thời gian?

Nói về mùa xuân là để nói đến tứ mùa. Thời gian cứ trôi, kiếp làm người cũng như muôn loài phải mang chuyện sinh tử, phải chứng kiến những sự đời trôi qua trước mắt: Sự trục nhăn tiền quá. Sự đời trôi theo thời gian, mà thời gian lại trôi theo tâm, bởi tâm là con mắt huệ - mắt thiền. Đời trôi mà tâm định là cớ làm sao?

Nhưng, làm người cũng có thể tâm định kia mà!

Tâm định, nhưng thời gian vẫn cứ trôi. Và thế là cái lăo vẫn cứ đến với con người.

Đó là sự nghiệt ngă của tự nhiên dành cho con người. Cái già từ từ đến trên đầu: Lăo ṭng đầu thượng lai. Đọc câu thơ, tôi bỗng nhận ra một điều: trên đầu tôi tóc đă hóa trắng. Tôi đang đến già. Già v́ biết, v́ khổ năo, phiền trược. Tôi già theo thời gian...

Thời gian của vũ trụ, của ánh sáng th́ vô cùng. Thời gian của đời người th́ có hạn. Tôi nghe có ai đó nói bên tai tôi là, chỉ có vượt cái có hạn đế đến cái vô cùng mới có thể vượt qua ṿng luân hồi của tử sinh - sinh tử.

Và trong tôi như thấy giờ phút sắp viên tịch, chất thiền của Măn Giác Thiền sư tỏa sáng bên các đệ tử:

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,

Đ́nh tiền tạc dạ nhất chi mai.

Dẫu hoa tàn khi xuân hết. Nhưng sức sống của thiên nhiên vẫn mănh liệt. Trong cái tàn của hoa xuân lại ẩn hiện mầm sống của đất trời qua h́nh ảnh nhất chi mai. Thiền sư không nói hoa nở trước sân, nhưng tâm cảm một cành mai đang hấp thụ, chắt lọc tinh túy của đất trời để tồn tại trên cơi đời này. Cùng sự đồng cảm với Măn Giác, Thiền sư Chân Không (1046 – 1100) nói về Diệu Đạo: Xuân lai xuân khứ nghi xuân tận. Hoa lạc hoa khai chỉ thị xuân (Tạm dịch: Xuân đến xuân đi tưởng xuân hết. Hoa tàn hoa nở vẫn hoàn xuân).

Tất cả cũng chỉ là sự sinh hóa của vũ trụ, sự tuần hoàn của Đại Ngă. Cảm nhận sự tuần hoàn ấy, hồn thơ của Măn Giác đă định trước đổi thay, trước luân hồi của vạn vật. Không c̣n tứ khổ khi Nhà thơ Thiền mang bệnh lại nói nhất chi mai. Bởi v́ Thiền sư đă an nhiên cái lẽ thường t́nh sinh tử: Sinh lăo bệnh tử- Tự cổ thường nhiên (Diệu Nhân, 1041 – 1113).

Cả bài kệ đầy chất thơ, từng câu từ đầu đến cuối đều có ư niệm thời gian. Tác giả dùng thời gian như là qui luật mà con người phải nhận lấy để làm Người, để khẳng định sự tồn tại của chất Người - nhất chi mai. Quả thật, ở Thiền sư, thời gian tịnh đến độ như không có ǵ để nói, như bản ngă người ḥa với Đại Ngă Tự nhiên, như chân như của người, của Phật.

Đọc Cáo tật thị chúng của Măn Giác Thiền sư trong thời buổi này, tôi vẫn thấy nhất chi mai theo thời gian hấp thụ tinh khí thần của Nhật - Nguyệt - Tinh Đại Ngă để thành Người.

Mừng Xuân Nhâm Th́n – 2012

Phan Trang Hy

________________

 

(*) Thơ Văn Lư – Trần, tập 1, Nxb Khoa học Xă hội, Hà Nội – 1977

 

 

 

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 02/06/12